Thứ Ba, 10 Tháng Ba, 2020

Thế nào là ngồi lê đôi mách ?

Thế nào là ngồi lê đôi mách ?

  Thế nào là chuyện ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm?

  Bác sĩ Frank McAndrew, Giáo Sư Tâm Lý Học tại trường Đại Học Knox ở tiểu bang Illinois, ghi nhận rằng: “Đối tượng của thói quen ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm, chính là con người, đó chính là việc loan truyền ra một loại thông tin thất thiệt, giật gân chưa từng được ai biết đến-và có lẽ, điều quan trọng nhất là-đó chính là loại thông tin mà bạn tự mình đưa ra lời nhận xét về mặt luân lý, đạo đức học, một cách rất phiến diện và chủ quan.”

  Hãy biết cách kiềm chế môi miệng của bạn!

  Những nguồn tin nhạt nhẽo, nhơ nhuốc và xúc phạm (unsavory) xuất hiện dưới hình thức ngồi lê đôi mách có thể giúp làm phát triển quyền lực của những người cung cấp nguồn tin đó, vì lẽ, “Trước khi lời được bộc lộ ra, thì bạn chính là người làm chủ nguồn tin đó. Thế nhưng, sau khi nó được bộc lộ ra, thì lời đó, sẽ chính là người làm chủ bạn.” Đó là lời nhận xét của tác giả Bob Burg qua bài viết sau.

  Khi tôi gia nhập ca đoàn của nhà thờ, các ca viên khác nồng nhịp đón tiếp tôi, thậm chí còn lôi cuốn tôi vào cả những buổi ngồi lê đôi mách rất tự nhiên của họ. Trong một lần tập hát, một ca viên trong đôi hợp xướng của ca đoàn kể cho tôi nghe về câu chuyện của một người hướng dẫn trong nhà thờ (usher). Cô ta nói: “Khi anh ta biết tôi còn độc thân, anh ta vẫn thường hay đến tìm hiểu tôi một cách rất thô thiển.” Tôi vì không muốn tỏ ra sự bất nhã với người kể chuyện, nên cũng đành phải bị lôi cuốn vào chuyện loan tin đồn nhảm vì sự nghi ngờ của tôi với hai nhân viên trong nhà thờ. Kể từ đó trở đi, tôi bị cuốn hút rất sâu vào việc ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm.

  Bob Burg, người đồng tác giả với Lori Palatnik, chuyên gia nghiên cứu về chuyện ngồi lê đối mách hay loan tin đồn nhảm, qua các cuốn sách có nhan đề: Mười Cách Để Từ Bỏ Thói Quen Loan Tin Đồn Nhảm Khỏi Cuộc Sống của Bạn (Ten Pathways to Eliminate It From Your Life), và Chuyển Hóa Tâm Hồn Bạn (Transform Your Soul) do nhà sách Simcha Press xuất bản vào năm 2003, phát biểu rằng: “Thói quen ngồi lê đôi mách hay phao tin đồn nhảm thật sự được xem như là một loại giao tiếp rất có hại hay làm thương tổn, phải hoàn toàn được dứt bỏ ngay vì nó thật sự không cần thiết.”

  Chuyện ngồi lê đôi mách có thể vui trong chốc lát. Thế nhưng, sau khi đã phao tin đồn nhảm rồi, tôi luôn cảm thấy bị hụt hẫng (adrift) trong một thế giới lạ kỳ nào đó, khác hẳn với tất cả những người còn lại. Tôi đã không thể dòm ngó bất cứ người nào đó theo cách mà tôi đã từng, thậm chí ngay cả với chính bản thân tôi, người vẫn thường rất hăm hở đào bới những chuyện đen tối và không hay của những người khác. Chuyện ngồi lê đôi mách bổng dưng trở thành một trong những trò tiêu khiển mà tôi thích nhất, và nó đang dần bào mòn (scrap) đi tâm hồn của chính tôi. Tôi phải biết cách chấm dứt thói quen xấu này thôi.

  Cho dẫu bạn là người nói chuyện, người loan tin đồn nhảm, hay chỉ là người lắng nghe, hoặc vừa loan tin đồn nhảm, lại vừa là người lắng nghe, bạn vẫn có thể từ bỏ thói quen xấu này đi.

Và sau đây là sáu phương cách giúp bạn làm chuyện đó.

  Phương Cách 1: Bịt Đôi Tai Lại và Đừng Lắng Nghe (Close Your Ears) : Khi có một ai đó đang cố loan một tin đồn nhảm nóng hổi, thất thiệt nào đó cho bạn, thì bạn hãy khôn khéo hướng cuộc đàm thoại đó sang một hướng khác, sang một chủ đề khác, hay hãy mạnh dạn nói lên với người đó rằng: “Xin lỗi, điều này đã làm tôi không mấy dễ chịu. Chúng ta có thể nói về một chủ đề nào khác được không?”

  Chuyên gia Palatnik nói: “Nếu bạn từ chối lắng nghe tin đồn nhảm hay nghe chuyện ngồi lê đôi mách của người khác, thì tự dưng, người đó sau cùng rồi, cũng phải chấm dứt và không còn dám nói tàm phào về những chuyện đó nữa đối với bạn. Vì lẽ, bạn muốn mình trở thành một loại người mà ai nấy cũng đều tôn trọng bạn, vì thế họ sẽ cảm thấy rất bối rối hay lạc điệu khi phải nói xấu về người khác đối với bạn.”

  Nếu như bạn không thể chấm dứt cuộc nói chuyện tàm phào, ngồi lê đôi mách hay không còn muốn nghe về những chuyện tàm phào và bôi nhọ đó, bạn có thể phản ứng lại tin đồn nhảm đó bằng cách đánh giá cao nạn nhân đã bị người đó bêu xấu, và nghĩ trong đầu rằng, có lẽ, ngày hôm nay chị ta không có được một ngày tốt đẹp hay chỉ đơn giản là anh ta hiểu lầm lời nhận xét của người khác. Kỷ thuật này thật sự giúp làm giảm đi thói quen nói và phao tin đồn nhảm, giật gân và thất thiệt.

  Phương Cách 2: Rút Ra Khỏi Trò Chơi Ngồi Lê Đôi Mách (Withdraw From the Gossip) : Sau khi người bạn của tôi là Lorraine than phiền với một cô bạn làm chung sở của cô ấy về một người khác, thì cô bạn đó, sau khi lắng nghe Lorraine, liền lặp lại mẫu chuyện giật gân đó cho người thứ ba, từ đó nó tạo ra một cuộc bùng nổ về tình cảm ngay tại môi trường làm việc, khiến cho cô bạn Lorraine của tôi phải khóc sướt mướt.

  Thế, đã có bao nhiêu lần mà bạn phải nói lên lời xin lỗi bởi vì người bạn của bạn khám phá ra rằng bạn đang nói xấu họ đằng sau lưng? Những gì mà bạn ngờ vực hay than phiền, và đem chuyện đó kể lại cho một người bạn khác, nhằm mục đích làm thương tổn về một người nào đó khi mà người bạn thân nhất của bạn lại loan tin thất thiệt đó và lại đàm tiếu về bạn.

  Bạn hãy nên nhớ rằng, bạn sẽ không vô tình bị trở thành một nạn nhân trong trò chơi đàm tiếu hay ngồi lê đôi mách đó, nếu như bạn biết cách từ chối tham gia vào trò chơi đó.

  Phương Cách 3: Hãy Biết Cách Lắng Nghe Tâm Hồn Của Bạn (Listen To Your Soul) : Mặc dầu cô bạn Jane của tôi và chính tôi luôn có một hy vọng rằng một người bạn thân của chúng tôi sẽ một ngày nào đó mau chóng bình phục hoàn toàn. Tôi cảm thấy thật là day dứt (qualm), băn khoăn khi tôi kể cho Jane nghe về bệnh tình của người bạn đó. Không lẽ tôi đang ngồi lê đôi mách chăng? Thì chính những cảm giác không mấy thoải mái và dễ chịu như vậy, theo chuyên gia Palatnik, chính là một lời cảnh báo đến từ nội tâm. Hãy gằn lại, hãy biết kìm chế lại những gì bạn đang phải dự định nói ra. Vì chưng, sau này bạn vẫn còn có thể để nói ra mà, vì “một khi bạn đã nói ra một điều gì đó, thì bạn không thể nào lấy lại được.” Hay như trong ca dao Việt Nam ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Trước khi nói ra điều gì, phải biết đánh lưỡi bảy lần.” (ND).

  Phương Cách 4: Trước Khi Lặp Lại Một Mẫu Tin Vô Thưởng Vô Phạt Nào Đó, Hãy Kiểm Chứng Nó Với Bên Có Liên Quan (Before Repeating Even An Innocuous Piece of News, Check With The Party Involved) : Chuyên gia Palatnik đưa ra lời khuyên như vậy. Hay nói cách khác, tôi nên hỏi liệu tôi có được mạn phép để kể cho những người khác về bệnh tình của người bạn tôi hay không? Rằng nếu mà tôi không cảm thấy dễ chịu cho lắm khi nêu ra câu hỏi đó, thì theo chuyên gia Palatnik, đó chính là một dấu hiệu cho thấy nguồn tin đó, tốt nhất, là tôi nên giữ cho riêng mình.

  Nếu bạn càng lắng nghe tâm hồn của bạn nhiều bao nhiêu, thì bạn rất dễ dàng biết cách phân biệt ra đâu là tình huống ngồi lê đôi mách, đàm tiếu hay nói nhảm, và đâu là lúc cần thiết để kể cho một người nào khác. Và bạn cũng đừng quên rằng, hãy luôn cầu nguyện để xin Thiên Chúa soi dẫn khi bạn từ bỏ thói quen ngồi lê đôi mách hay phao tin đồn nhảm, thất thiệt về người nào đó, hay một chuyện nào đó. Vì suy cho cùng, chỉ có Thiên Chúa mới là Người chứng giám duy nhất của việc liệu bạn có biết can đảm từ bỏ một thói quen xấu là loan tin đồn nhảm hay ngồi lê đôi mách hay không.

  Phương Cách 5: Hãy Tránh Khỏi Sự Cám Dỗ (Avoid Temptation) : Thì đây chính là cách đơn giản nhất để loại bỏ thói quen ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm của bạn: Hãy biết né tránh những tình huống khơi dậy nên chuyện đồn nhảm. Và kết quả là tôi, từ bỏ chuyện tham gia ca đoàn vì thời khóa biểu không cho phép, vã lại, tôi muốn từ bỏ đi chuyện phải lắng nghe hay tham dự vào những mẫu chuyện tàm phào, ngồi lê đôi mách mà tôi hằng tuần phải dính liếu vào. Có lẽ, bạn cũng có thể chọn một chổ ngồi khác trong phòng ăn trưa, để người bạn chuyên loan tin đồn nhảm hay ngồi lê đôi mách của bạn không còn có thể với tới bạn được nữa. Hay bạn mời những người bạn khác cùng đi ăn tối với chính người bạn thân của bạn, để chuyện ngôi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm riêng của người bạn thân của bạn, sẽ không bao giờ được diễn ra.

  Phương Cách 6: Chơi Đối Lại với Trò Chơi Ngồi Lê Đôi Mách hay Loan Tin Đồn Nhảm (Play The Reverse Gossip Game) : Mặc dầu nó trông có vẽ là bạn đang cùng theo hướng với người ngồi lê đôi mách hay loan tin xấu bằng cách đề cập hay nói về một người nào đó, thế nhưng việc chơi đối lại với trò chơi ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm thật sự làm biến chuyển tính cách “tiêu cực” trở thành “tích cực.” Chẳng hạn như, khi bạn đang dùng cơm trưa, thì người bạn thân nhất của bạn đến và nói ra câu: “Ê, bạn, bạn có thể tin về cách mà Lydia đang cố ve vãn hay tán tỉnh trong lúc dùng cơm trưa không?” Bạn liền trả lời, “Không, tôi không chú ý về chuyện đó, nhưng tôi nghĩ Lydia chính là một người nói chuyện rất hay.” Thì khi đó, người bạn của bạn sẽ phải bất đắc dĩ hay miễn cưỡng (grudgingly) trả lời rằng: “Ừ, đúng rồi đó!” Rồi sau đó, khi bạn tình cờ gặp Lydia ở hành lang, thì hãy tự nhiên đề cập với Lydia rằng người bạn đồng nghiệp của bạn nghĩ rằng: cô chính là người có tài nói chuyện (vì lẽ, người bạn đồng nghiệp của bạn đã phải đồng ý với bạn khi thốt ra lời mà bạn vừa đề cập cho cô Lydia!)

  Do thế, bạn hãy biết dùng kỷ thuật tương tự để bắt người bạn của bạn phải nhìn nhận ra người bạn đồng nghiệp nào đó cũng có những tố chất tích cực, và rồi sau đó, chuyển lời khen ngợi đến cho người bạn đồng nghiệp đó.

  Lời Kết:

  Hãy Trở Nên Tử Tế! (Be Kind!) : Thánh Phanxicô de Sales, vị Thánh Quan Thầy của các nhà báo, khinh miệt (despise) thói quen ngồi lê đôi mách, hay loan tin thất thiệt, tầm phào. Theo vị Thánh, thì tội nặng nhất chính là việc xét đoán hay đàm tiếu hoặc ngồi lê đôi mách về một người nào đó. Vị Thánh cũng tin rằng chúng ta nên tử tế và khoan dung đối với chính bản thân của chúng ta, cũng như đối với những người khác.

  Việc ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm, thất thiệt và giật gân-chính là cách nói xấu người khác đằng sau lưng của họ, và việc biết khôn khéo vận dụng những phương cách kể trên, chính là cách để chữa lành, để hàn gắn lại những mối quan hệ đã đổ vỡ, và tạo ra một môi trường hòa bình hơn cho riêng bạn. Thậm chí là, bằng việc làm như vậy, bạn đã biết cách làm gương tốt cho những người khác chung quanh bạn, để họ biết noi theo bạn, và đó chính là những phương cách duy nhất để bẻ gảy một chuổi phản ứng dây chuyền đối với chuyện ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm!

  Cho đến bây giờ, thú thật tôi vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn thói quen xấu đó, nhưng tôi đang nổ lực và cố gắng hết mình đây. Khi tôi bị dụ dổ hay cám dổ để lao vào chuyện ngồi lê đôi mách hay loan tin đồn nhảm, thất thiệt đó, tôi luôn cố gắng ngấm nuốc (swallow) những bí mật kể trên và luôn nhớ về những lợi ích của việc biết kiềm chế thói quen xấu đó.

  (Trích dịch từ bài viết bằng tiếng Anh của nữ ký giả Elisabeth Deffner có nhan đề là “How I Beat The Gossip Habit” được trích đăng trong tạp chí Catholic Digest số ra tháng 05/2005 từ trang 82 đến trang 85.)

Bài viết khác