Mùa nước nổi năm nay sớm tràn về An Giang, Đồng Tháp đúng như câu ông bà xưa hay nói: “Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”. Tháng 7 âm lịch (tháng 8 dương lịch), nước chảy về cuồn cuộn mang theo phù sa, tôm cá về đồng.
Nước nổi là hơi thở không thể thiếu trong nhịp sống cư dân vùng sông nước. Ngày trước, cứ 3 năm nước nhỏ thì năm sau nước lớn kinh hồn. Nước ngập đường xá, ngập đường, làm đảo lộn cuộc sống của cư dân vùng đầu nguồn nhưng ít ai trách cứ "đứa con trời đất" này. Trách sao được vì nước về làm đồng ruộng, vườn tược phì nhiêu, mang theo vô số loài tôm, cá tạo cho người dân sông lam lũ có thêm thu nhập.
Năm nay, mùa nước nổi đến sớm nên đập chống lũ Tha La (xã Nhơn Hưng, H.Tịnh Biên, An Giang) phải xả nước sớm. Khi xả, nước sẽ mang phù sa và tôm cá vào đồng
THANH DŨNG
|
Vùng nước lũ đầu nguồn sông Hậu
THANH DŨNG
|
Bức tranh mùa lũ vùng Bảy Núi (An Giang). Những cây thốt nốt ngày thường bám trên đất ruộng nay ngâm mình trong nước
THANH DŨNG
|
Làng bè Châu Đốc (TP.Châu Đốc, An Giang) là điểm tham quan không thể bỏ qua trong mùa nước nổi. Bè ở đây thả nuôi rất nhiều cá
THANH DŨNG
|
Mấy năm nay, nước lũ không nhiều như trước kéo theo bao chờ mong khắc khoải của cư dân sống đời hạ bạc. Nước không về, tôm cá ít dần. Những làng nghề cũng hiu hắt bởi ngư cụ làm ra bán không ai mua, những nhà nông ngóng con nước vào đồng để mùa sau ruộng làm trúng hơn...
Rừng tràm Trà Sư có diện tích lớn với nhiều loài chim trời cư trú đẹp rực rỡ mùa nước tràn về
THANH DŨNG
|
Làng nghề đan lọp bắt cua đồng ở H.Châu Phú, An Giang năm nay ăn theo con nước nên hoạt động nhộn nhịp
THANH DŨNG
|
Ngư dân xã Phước Hưng, H.An Phú, An Giang đang đan lọp bắt cá linh. Nước lớn nên lọp bán rất chạy, 1 cái lọp tốt giá 70.000 đồng
THANH DŨNG
|
Năm nay, mùa nước nổi lớn khi không ai ngóng đợi. Nước tràn vào đồng làm nhiều nhà nông buồn xo, mất trắng lúa do lúa chưa chín không gặt kịp. Nước phủ trắng nhiều con đường quê, những căn nhà sàn vốn cao lêu nghêu ở vùng đầu nguồn lũ nay ngập sâu, nhìn như “phố nổi".
Nói vậy chứ niềm vui cũng không kém, con nước đã mang theo tôm cá, mang theo một phần khung cảnh mùa nước xưa. Những cánh đồng ngập phù sa, những đời hạ bạc mưu sinh săn tôm cá; những làng nghề làm ngư cụ lâu lắm rồi mới rộn rịp…
Một nông dân ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tranh thủ mùa nước chèo xuồng mang theo mớ lọp đi bắt cua đồng
THANH DŨNG
|
Ngư dân xã Phước Hưng (H.An Phú, An Giang) đặt lọp trên đồng bắt cá linh, nước nổi nên cá linh nhiều, mỗi ngày bắt được hàng chục kg
THANH DŨNG
|
Ngư dân ở đầu nguồn sông Tiền chài cá ven bờ sông. Mùa lũ nên cá, tôm nhiều
THANH DŨNG
|
Những cánh đồng tràn nước ở An Giang, Đồng Tháp là chốn mưu sinh của người dân. Khi nước ngập đồng, ngư dân cứ tới thả dớn, lưới mà không cần xin phép chủ cánh đồng
THANH DŨNG
|
Ông Nguyễn Minh Hương (81 tuổi ngụ xã Phước Hưng, H.An Phú, An Giang) nói, cá dưới sông, muốn bắt lúc nào cũng có. Còn trên bờ, chuột đồng lên gò cao trốn nên đặt rập mùa này bắt chúng rất dễ
THANH DŨNG
|
Ngư dân thả câu giăng trên sông Tiền ở thị xã Tân Châu, An Giang
THANH DŨNG
|
Thanh niên đi cào hến ở tỉnh An Giang, một ngày có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng
THANH DŨNG
|
|
Ngư dân ở đầu nguồn sông Hậu bắt được nhiều cá linh
THANH DŨNG
|
Cua đồng mùa nước nổi nhiều vô kể
THANH DŨNG
|
Mua bán chuột đồng nhộn nhịp. Lũ chuột chạy “nước” dễ chui vào bẫy nên mùa sau nông dân làm đồng cũng bớt vất vả vì ít chuột phá lúa
THANH DŨNG
|
Cảnh mua bán cá linh luôn nhộn nhịp
THANH DŨNG
|
Các bạn hàng đang chờ ở bến cá Trường Xuân (H.Tháp Mười, Đồng Tháp) để cân cá
THANH DŨNG
|
Chợ Trường Xuân tiêu thụ cá đồng rất mạnh, cá được bạn hàng cân mua của ngư dân rồi đưa đi khắp nơi
THANH DŨNG
|
Chợ "ma" Tha La ở TP.Châu Đốc, An Giang là mảng ghép không thể thiếu trong mùa nước nổi. Gọi là chợ ma vì chợ chỉ nhóm ban đêm
THANH DŨNG
|
Một ngày làm cá chốt, những người làm công được trả từ 70.000 - 100.000 đồng
THANH DŨNG
|
|
Dân thả lưới trên đồng dính nhiều cá rô, đem về làm sạch để ủ mắm hoặc làm khô
THANH DŨNG
|
|
Cá linh mùa này được chế biến thành món kho hoặc chiên bột. Cá linh còn nhỏ, xương mềm nên chiên bột ăn rất ngon
THANH DŨNG
|