Ảnh: Medium
Mary Somerville là ai và có những thành tựu khoa học nổi bật gì? Hãy cùng tìm hiểu về tiểu sử của nhà khoa học nữ xuất chúng này.
Ngày hôm nay 2/2/2020, Google Doodle đã thay đổi giao diện trang chủ của mình để tôn vinh nhà khoa học nữ người Scotland: Mary Somerville. Vậy bà là ai và di sản mà nhà khoa học nữ này để lại cho nhân loại là gì?
Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời Mary Somerville và những cống hiến đột phá của bà qua bài viết dưới đây:
Tiểu sử nhà nữ khoa học Mary Somerville
Mary Somerville sinh vào ngày 26/12/1790 tại Jedburgh, Scotland trong một gia đình nổi tiếng về phương tiện khiêm tốn, tuổi thơ của bà trôi qua với cuộc sống bình thường khi thường dành thời gian giúp mẹ mình làm việc vặt và tận hưởng thiên nhiên trong khu vườn sau nhà.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi năm cô lên 10 tuổi, cha bà là phó đô đốc William George Fairfax quay trở về từ nước ngoài và gửi cô đến trường nội trú Musselburgh để có một môi trường giáo dục đầy đủ hơn. Đó chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời Sommerville.
Tờ tiền 10 bảng Anh in hình Somerville. Ảnh: Medium
Tại đây bà bắt đầu yêu thích khoa học khi được giáo viên mỹ thuật giải thích về mối liên hệ giữa hội họa và hình học của Euclid, hai thứ dường như chẳng có mối liên quan gì. Từ đó cố bắt đầu đào sâu tìm hiểu thiên văn học và toán học.
Việc học tập đã mang lại kết quả khi bà xuất bản những bài báo và sách khoa học của riêng mình:
- Năm 1826, bài báo vật lý thực nghiệm của Somerville được xuất bản trong Giao dịch triết học (Philosophical Transactions) uy tín, một ấn phẩm khoa học lâu đời nhất thế giới và vẫn hoạt động tới ngày nay.
Đây cũng là bài báo đầu tiên của 1 nữ tác giả được Hiệp hội Hoàng gia London, Học viện Khoa học Quốc gia của Vương quốc Anh thông qua.
- Năm 1831, bài tiểu luận Cơ chế thiên đàng (The Mechanism of the Heavens) của bà đã mang lại luồng gió mới trong cuộc cách mạng hóa sự hiểu biết hiện có về hệ mặt trời.
Đặt nền móng cho cuốn sách khoa học bán chạy nhất thế kỷ 19: The Connection of the Science Science (1834).
Hai năm sau, phiên bản thứ 3 của cuốn sách đã giúp nhà thiên văn học John Couch Adams manh mối để khám phá ra Sao Hải Vương.
- Năm 1868, Somerville chính là người đầu tiên ký tên thỉnh nguyện nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh (nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất tới chủ nghĩa tự do) John Stuart Mill cho quyền bầu cử của phụ nữ nhưng không thành công.
Somerville đã tiếp tục đấu tranh để giành lại sự bình đẳng cho phụ nữ, trong cuốn tự truyện của mình, Somerville viết: "luật pháp của Anh là bất lợi cho phụ nữ" với dẫn chứng chính là cuộc đời của Somerville khi còn là một cô gái trẻ.
Chân dung Somerville. Ảnh: Fineartamerica
Những vấn đề Somerville gặp phải chính là quyền tiếp cận giáo dục đại học, một vấn đề không chỉ của riêng các nước phong kiến mà ngay cả tư bản cũng vô cùng nhức nhối.
- Ngày 29/11/1872, Somerville qua đời tại Naples và được chôn cất tại Nghĩa trang Anh. Một năm sau đó, cuốn Hồi ức cá nhân tự truyện của cô đã được xuất bản kể về những hồi ức của cô trong suốt cuộc đời cống hiến cho khoa học của mình.
Khi đó tạp chí The Morning Post đã tỏ lòng thương tiếc nhà nữ khoa học khi cho rằng: "Thật khó để chúng ta có thể chọn ra một vị vua của khoa học giữa thế kỷ 19 này, nhưng sẽ không còn phải nghi ngờ gì cho danh hiệu nữ hoàng khoa học".
Những địa danh, trường học... được đặt tên theo nhà khoa học nữ Somerville
Sau khi Somerville mất, để tưởng nhớ tới nhà khoa học nữ tài ba xuất chúng này, rất nhiều nơi đã được đặt theo tên của cô như Quảng trường Somerville ở Burntisland hay trường Cao đẳng Somerville, Oxford; Ngôi nhà Somerville, Burntisland (nơi cô từng sống).
Somerville còn là cảm hứng cho bộ phim về bà có tựa đề chính là tên bà. Ảnh: Fusionmovies
Ngoài ra, trường trung học Somerville House dành cho nữ sinh ở Brisbane, Úc và một trong những Phòng Ủy ban của Quốc hội Scotland ở Edinburgh, đảo Somerville, một hòn đảo nhỏ ở eo biển Barrow, Nunavut cũng lấy tên cô để đặt.
Năm 2016, Viện Vật lý còn tôn vinh cô khi là nguồn cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ trong con đường Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) với Huy chương và Giải thưởng Mary Somerville dành cho các nhà khoa học nữ.
Năm 2017, hình ảnh Somerville xuất hiện trên ấn bản tiền giấy mệnh giá 10 bảng mới của Ngân hàng Hoàng gia Scotland sau khi chiến thắng cuộc thi (cùng nhà vật lý James Clerk Maxwell và kỹ sư dân sự Thomas Telford) nhằm xác định khuôn mặt nào sẽ được lựa chọn.
Phía dưới tờ tiền là trích dẫn nối tiếng của bà trong cuốn sách The Connection of the Physical Sciences.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Google Doodle, BBC, Mathshistory.
Hoa Hướng Dương | 02/02/2020