Thứ Sáu, 08 Tháng Sáu, 2012

Tả Quân Lê Văn Duyệt - Lăng Ông bà Chiểu

TÓM LƯỢC TIỂU SỬ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT

Tả Quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại làng Hòa Khánh tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).
Năm 1780  Ngài theo Nguyễn Ánh làm Thái Giám Nội Đình. Ngài bắt đầu binh nghiệp từ 1788. Từ đó đến năm 1802, Ngài lập được nhiều chiến công oanh liệt trên khắp các chiến trường Nam, Trung, Bắc, giúp Nguyễn Ánh thu phục giang san, thống nhất đất nước. Sau ngày thống nhất đất nước Ngài đã giúp vua tiễu trừ các cuộc phiến loạn ở nhiều nơi, đem lại an ninh thịnh vượng cho dân chúng. Ngài được vua Gia Long phong “Khâm Sai Chưởng Tả Dinh Bình Tây Tướng Quân”, tước Quận Công. 
        Ngài được cử làm làm TỔNG TRẤN GIA ĐỊNH THÀNH hai lần. Gia Định thành bao gồm tất cả vùng đất Đồng Nai Cửu Long, từ Bính Thuận đến Cà Mau, tức vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh sau này. Lần thứ nhất từ 1812 đến 1815 dưới triều vua Gia Long. Lần thứ nhì từ 1820 đền 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Dưới sự lãnh đạo và cai trị sáng suốt của Ngài, người dân Đồng Nai Cửu Long được hưởng một nền an ninh và phồn thịnh nhất nước chưa từng có từ trước đến giờ. Người dân Đồng Nai Cửu Long luôn nhớ công ơn Ngài là vậy. 
        Ngài mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (15 tháng 8, 1832) tại Gia Định.
        Ngài rất mực thanh liêm, rất thương dân, rất sáng suốt trong việc cai trị, có công rất lớn trong việc bảo vệ an ninh và phát triển vùng Đồng Nai Cửu Long. 
        Đối với người dân Gia Định Ngài rất hiển linh, Ngài là một phúc thần bảo vệ, giúp đỡ người dân vùng Đồng Nai Cửu Long.
        Lăng Ông là nơi chôn cất và cũng là nơi thờ phượng Ngài. Hằng năm có không biết bao nhiêu người đến đây xin xâm, cầu nguyện, cúng bái. Lăng Oâng ở bên chợ Bà Chiểu  thuộc tỉnh Gia Định, gần bên Sài Gòn. 
        Lăng Ông là biểu tượng của các đền thờ thần và đình làng ở Miền Nam Việt Nam.
        Lăng ông cũng là biểu tượng của văn hóa Miền Đồng Nai Cửu

        LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU tức
        LĂNG ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
          
        Người dân Miền Nam trong bản chất chất phác cố hữu của họ, họ luôn luôn nhớ ơn những anh hùng, những quan viên, khi sinh tiền đã thương yêu lo lắng bảo vệ cho họ, làm cho đời sống của họ được bình yên no ấm, và khi quy tiên trở nên linh hiển tiếp tục giúp đỡ phù hộ cho họ vượt qua những cơn ngặt nghèo hay gặp được ít nhiều may mắn trong công việc làm ăn của họ. Những vị anh hùng, hay những quan viên đó luôn được họ yêu thương sùng bái lúc sống cũng như khi đã khuất. Họ kính trọng tôn sùng những vị đó hơn cả nhà vua, hơn cả những vị anh hùng dân tộc được người xưa thờ phụng vì những vị này gần gũi với họ hơn. Nơi an nghỉ của những vị này thường được gọi là LĂNG, được người dân đem công sức và tiền của ra tu bổ, làm đền thờ để tháng năm thăm viếng thờ phụng. Nhiều nhà giàu có tiếng tăm khi chết đi cũng được con cháu dùng chữ lăng để gọi miếu mộ họ.
        Trong quyển Sài Gòn Năm Xưa, ông Vương Hồng Sển có ghi một số các Lăng Mộ ở vùng Sài Gòn-Gia Định. Đó là Lăng Thượng Công Lê Văn Duyệt ở tại chợ Bà Chiểu, Lăng Phò Mã Hậu Quân Võ Tánh nằm trong vùng đất quân sự, Lăng Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ở trên đường Trương Tấn Bửu, Lăng Bình Giang Bá Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, Lăng Bá Đa Lộc thường gọi là Lăng Cha Cả ở Tân Sơn Nhứt, Lăng Nguyễn Văn Học được người Pháp gọi là “tombeau du Marechal Nguyễn Văn Học”, Lăng Oâng Nhiêu Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhứt. Ở các tĩnh có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Lăng Trương Công Định, vv. . . 
        Trong số các Lăng ở Miền Nam, Lăng Oâng Ở chợ Bà Chiểu là quan trọng nhất, được nhiều người biết đến nhất. Người dân Miền Nam biết Lăng Oâng là Mộ phần của Đức Thượng Công hay Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Người dân Miền Nam tin rằng Đức Thượng Công rất linh hiển, luôn luôn phò hộ cho người dân trong vùng Ngài làm Tổng Trấn, giúp dân chúng vượt nhiều cảnh khó khăn khốn cùng khi họ đến cầu xin Ngài. Hằng năm không biết bao nhiêu người đã đến đây xin xăm, hái lộc, van vái cầu xin sự bình an hạnh phúc cho gia đình mình.      

        LĂNG ÔNG: BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM
        Cách đây không lâu, một số cộng đồng người Việt tị nạn tại San Jose đã họp nhau lại dự định cùng chung sức xây dựng một công viên đặc biệt Việt Nam gọi là Công Viên Văn Hóa. Theo dự tính thì trong công viên sẽ có ba di tích lịch sử tượng trưng cho ba miền Nam, Trung, Bắc của dân tộc Việt. Uûy ban đặc trách Công Viên Văn Hóa ở San Jose đã lựa chọn Chùa Một Cột làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Bắc, Chùa Thiên Mụ biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Trung, và Lăng Oâng Bà Chiểu tức Lăng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Nam. Đây là một lựa chọn rất có lý và rất có ý nghĩa. 
 
        Lăng Ông Bà Chiểu được xem là biểu tượng của Miền Nam vì nhiều lý do:
        Nằm ngay tại Sài Gòn-Gia Định, Thủ Đô của Miền Nam từ lúc Miền này được thành hình, Lăng Oâng Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn-Gia Định và các tĩnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng tụng là Phò Mả Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Oâng luôn được dân chúng Miền Nam nhắc nhỡ. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm nay dưới danh xưng “Hội Thượng Công Quý Tế”để lo việc bảo tồn di tích lịch sử cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công.
        Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa Lăng Oâng làm biểu tượng của Miền này là NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ, CÔNG ƠN của Đức Thượng Công cũng như TẤM LÒNG của Ngài đối với người dân và vùng GIA ĐỊNH xưa tức là cả vùng ĐỒNG NAI-CỬU LONG hay trọn vùng NAM KỲ LỤC TĨNH sau này.

        NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
        Tuy sinh trưởng trong gia đình nông dân ít học và không mấy khá giả, không có cơ hội học hành để có vốn học thức cao thâm, nhưng Đức Thượng Công có tính thông minh Trời cho cùng với cách suy tư và hành động của người quân tử. Không học nhiều nhưng Ngài biết nhiều về truyện Tàu, nhất là có những nhận xét rất sâu sắc về nhân cách và hành vi của những nhân vật đặc biệt trong đó. Ngài học hỏi cách xử sự anh hùng, trung dũng, ngay thẳng của nhân vật này để áp dụng trong cuộc đời làm quan phò vua, giúp nước, trị dân của Ngài. Ngài hết lòng phò vua Gia Long, đánh Nam dẹp Bắc, giúp Gia Long thống nhất giang san lập nên Nhà Nguyễn. Ngài là một trong những “ĐỆ NHẤT CÔNG THẦN” của Nguyễn triều. Ngài luôn giũ dạ trung thành đối với Nhà Nguyễn dù sau này Ngài không ưa thích kính phục vua Minh Mạng. Ngài giàu lòng từ thiện nhân ái đối với những kẻ yếu đuối cô thế, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng đem hết tài sức mình ra giúp đỡ bảo vệ họ, chống lại sự chèn ép, hà hiếp, áp bức của những kẻ mạnh, ỷ quyền, cậy thế. Ngài vốn hết sức thanh liêm, đi tới đâu là thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham tàn bốc lột, bức hiếp dân lành tới đó. Ngài rất sáng suốt trong chánh sách trị loạn. Ngài biết rõ sở dĩ dân lành phải nổi loạn vì họ không còn sống nổi dưới ách cai trị áp bức tàn nhẫn của bọn quan lại tham lam ích kỷ cho nên muốn bình định cho hữu hiệu thì phải quét sạch hết đám quan lại tham nhũng. Ngài đến đâu là đem lại sự an bình thịnh vượng cho người dân đến đó. Ngài có cái uy dũng mà người, (nhất là những kẻ bất lương) và vật đều khiếp sợ. Những con voi, cọp dữ dằn đều khuất phục dưới cái uy nghi của Ngài. Người Xiêm (Thái Lan), người Chân Lạp (Khờ Me), người Lào đều sợ oai Đức Thượng Công. Người Aâu Tây sang buôn bán có dịp yết kiến Ngài đều rất kính nể Ngài.            
         
        CÔNG ƠN CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
        Từ năm 22 tuổi là năm Ngài bắt đầu theo phò vua Gia Long trên đường phục quốc, cho đến năm 69 tuổi là năm Ngài trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã trải thân phụng sự cho triều đình, cho quốc gia dân tộc, trong suốt hơn 45 năm. Đối với triều Nguyễn Ngài là đệ nhất công thần được miễn lạy khi vào chầu vua, và được đặc quyền “tiền trảm hậu tấu” ở ngoài triều nội. Công lao của Ngài đối với triều Nguyễn và tổ quốc Việt Nam thật hết sức lớn lao nhưng công lao đó không phải là công ơn để cho dân Miền Nam ghi nhớ và tôn thờ Ngài từ hơn thế kỷ nay. Công lao lớn nhất của Ngài mà người dân Đồng Nai Củu Long đời đời mang ơn tôn kính là công khai phá, mở mang, phát triển vùng đất Gia Định xưa chạy dài từ Bình Thuận đến Cà Mau nơi Ngài đã từng hai lần làm Tổng Trấn. 
        Xin nhắc lại là khi vừa thành hình trong thập niên 1770 và bắt đầu phát triển chưa được bao lâu thì Miền Nam bị quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên đường rượt đuổi Nguyễn Aùnh, tàn phá cướp bốc tan tành. Dân chúng vô cùng khốn khổ với những cuộc nội chiến tàn phá này. Sơn Nam trong quyển “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” ghi lại như sau, căn cứ trên Gia Định Thông Chí:
        “Trước năm 1776, thương cảng lớn nhứt của Miền Nam là cù lao Phố. 
        Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố “chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Qui Nhơn.” 
        Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn, thương gia Hoa Kiều bèn kéo nhau xuống vùng Chợ Lớn ngày nay để lập chợ Sài Gòn, sát với chợ Tân Kiểng thành hình từ trước 1770.
Thương cảng Sài Gòn (nên hiểu là Chợ Lớn ngày nay) thành hình và phát triển nhanh từ năm 1778. . . Nhưng 4 năm sau, năm 1782, Nguyễn Nhạc tới 18 thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm hại, hộ giá Ngạn của Tây Sơn tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Aùnh.”Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy, qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 tiền, còn loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở”.
        Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.” (tr. 41-43)

        Ở trấn Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng “đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì.” “Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm Mậu Thân (1788) trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nữa.” Chánh sách của Tây Sơn ở miềnNam là phá căn cứ địa, chận các đường thủy từ Sài Gòn, Cần Giờ đến vùng vàm sông Củu Long, chận các vị trí chiến lược nối liền Tiền Giang qua Hậu Giang.” (tr. 45-46)
          
        Cuộc nội chiến đã gây bao nhiêu tàn phá đổ vở cho Miền Nam trên đường phát triển, gây trở ngại lớn lao cho dân chúng Miền Nam trên đường gầy dựng sự nghiệp. Đâu đâu dân chúng cũng mong đợi cảnh hòa bình, cuộc trị an, cơ hội thuận lợi để làm ăn xây dựng lại cuộc đời, xây dựng lại nền an ninh thịnh vượng cho xứ sở. Những mong ước chính đáng đó của người dân Đồng Nai Cửu Long đã được đáp ứng đúng sau khi Gia Long thống nhất đất nước và nhất là khi Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt hai lần vào làm Tổng Trấn Gia Định.
        Ngài đã làm cho người Xiêm La nể sợ không dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài làm cho Cao Miên hết sức cám ơn thần phục, luôn trông cậy vào sự bảo vệ của Ngài. Ngài cho đào kinh, mở đường để sự giao thông được nhiều phần tiện lợi trong vùng Đồng Nai Cửu Long, cũng như giữa Cao Miên và Miền Nam nước Việt để cho việc vận chuyển quân binh cũng như hàng hóa được dễ dàng thuận lợi. Ngài kiểm soát chặt chẽ các quan viên lớn nhỏ trong vùng cai trị của Ngài để không có nạn tham nhũng, chèn ép áp bức dân lành xảy ra, để cho người dân được yên lòng làm ăn. Trong khi triều đình chủ trương bế môn tỏa cảng, xem thường thương mãi (theo đúng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương của nho gia), không giao tiếp với các nước ngoài (ngoại trừ Trung Hoa), triệt để cấm đạo Thiên Chúa, thì ở Gia Định sự giao thương được mở rộng, việc giảng đạo không bị bắt bớ, người dân lương thiện có cơ hội làm ăn, gầy dựng, phát triển sự nghiệp của mình trong không khí an bình thuận lợi. Nhờ chính sách cai trị sáng suốt và nhân đạo đó mà sau bao năm bị tàn phá cướp bốc, Miền Nam lại sống dậy, phát đạt và phồn thịnh chưa từng thấy trong toàn cõi Việt Nam (xin xem thêm bài “Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn Chưởng Tả Quân Quận Công Lê Văn Duyệt” trong đặc san này). Công ơn lớn lao đó của Ngài Tổng Trấn không bao giờ ngừơi dân Đồng Nai Cửu Long có thể lãng quên. Họ đời đời ghi nhớ. 

        TẤM LÒNG CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG 
        Tấm lòng của Ngài đối với vùng đất Gia Định và người dân Đồng Nai Cửu Long thật như trời biển. Ngài đúng là bậc cha mẹ dân luôn luôn thương dân như con đẻ. Có thể nói là đối với Ngài “dân vi quí, xã tắc thứ chi” vậy. Chính vì vậy mà người dân Gia Định mang ơn Ngài, tôn sùng Ngài hơn cả vua chúa, hơn cả những vị anh hùng dân tộc thường được lịch sử ca tụng từ trước đến giờ. Trong quyển tiểu thuyết lịch sử “Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Oâng” của Hoàng Lại Giang có một đoạn văn nói lên tâm trạng buồn lo và tấm lòng của Ngài đối với quê hương xứ sở như sau: “Lâu nay ta vẫn coi chết sống là lẽ thường. Ta chẳng đã từng bao lần đứng trước cái chết, vậy mà ta không chết. Vậy thì chết đâu phải dễ. . . Dẫu sao ta vẫn là ta, là Lê Văn Duyệt. Mong ước của ta là trừ khử được lũ cường bạo, giúp những người dân lành vô tội, sống đói rách mà quanh năm vẫn phải quần quật. . .
        Ta muốn trở về quê ta, trở về Gia Định. Dân Gia Định là dân cùng đường chạy về đây. Chính đám dân này đã khai sáng đất Gia Định này. Họ sống hào hiệp nghĩa khí lắm.
        Đời ta nghĩ lại, có gì đâu. Không vợ, nhà vua cho cung phi làm vợ. Không con, lấy cháu làm con. Ta không ham hố điều gì. Ta coi thường mọi công danh.
        Phải, ta sẽ trở về với dân Gia Định thuở hàn vi. Chút tình quê hương, chút nghĩa đồng bào một thuở..., tranh thủ mà ơn đền nghĩa trả. Công lớn lắm. Nghĩa nặng lắm. Dân không bao giờ đòi ta. Bao giờ nhắc tới dân Gia Định ta cũng thấy mình mang nợ.” (tr. 93)
        Trên đây là một đoạn văn tiểu thuyết nhưng người viết tiểu thuyết đã phần lớn thấy đúng tâm trạng của Đức Thượng Công. Ngài thương dân Gia Định, Ngài thương đất Gia Định vô cùng. Ngài đã đem tất cả tài sức giúp dân, giúp quê hương xứ sở. Tấm lòng của Ngài đối với dân Đồng Nai Cửu Long và mảnh đất thân yêu này thật là vô bờ bến.     
        Sống đã vậy mà khi mất đi rồi vẫn tiếp tục bảo bọc phù hộ con dân của mình. Thác rồi Ngài trở thành một vị thần hiển linh mà người dân Gia Định hết lòng tín ngưỡng phụng thờ. Lăng Ông Bà Chiểu nổi tiếng từ bấy lâu nay là vậy. Lăng Oâng Bà Chiểu rất xứng đáng làm biểu tượng cho cả Miền Nam.

Nguyễn Thanh Liêm

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art