Khi Maryel gặp Maria
famillechretienne.fr, Bénédicte Drouin-Jollès, 2019-01-10
Tạt ngang hang đá Lộ Đức đã làm cho cuộc đời của nhà báo, nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế, người không thích hàng giáo sĩ đảo lộn.
Văn phòng của bà Maryel Devera ở đối diện đảo Jatte bọc theo dòng sông Seine, Paris cách Khu kinh tế hành chính La Défense Paris hai bước, căn phòng tràn ngập ánh sáng. Người phụ nữ 45 tuổi tiếp chúng tôi, bà cũng tràn ngập ‘ánh sáng’ và nồng hậu! Trong bộ đồ vét lịch sự màu đen, cựu nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế rất thành công của “Loft Story” hay “La Ferme Célébrités” (Nông trại của những người nổi tiếng) say sưa nhắc đến bước ngoặt 180 độ cách đây bốn năm, sau chuyến đi Lộ Đức của bà. Nhà báo có sự nghiệp lớn này không chịu được thất bại, tình cờ bà đến Lộ Đức để gặp các bạn nghệ sĩ của mình. Bà là người bài hàng giáo sĩ, ban ngày là bà chủ làm việc hết mình, ban đêm mở hội cũng tối đa: “Đối với tôi, người công giáo là những người quá chán, quá đờ đẫn, như một lũ trẻ, họ không có khả năng suy nghĩ, họ bị kẹt trong một tà phái, cái gọi là Giáo hội.”
Maryel cảm thấy như địa ngục ở Lộ Đức, các thánh lễ như lễ hội hóa trang, câu chuyện của Bernadette thì như chuyện cổ tích trẻ con mà người lớn xem nghiêm túc một cách tội nghiệp. Bà chán đến mức bà đi bộ một mình dọc bờ sông Gave. Kỳ lạ thay, bà cảm thấy mình cần phải ngồi đối diện hang đá. Một loạt các câu hỏi hiện sinh đến như thác lũ trong lòng bà, chúng kéo dài cũng cả bốn mươi lăm phút: “Đâu là ý nghĩa đời mình?”, “Có cái gì sau cái chết?” đến một lúc các câu hỏi này làm cho tôi không chịu được. Khi đó có một lời kêu gọi nhói lên trong lòng tôi: “Con thành lập một nhóm đức tin cho truyền thông đại chúng…”. Thật xấu hổ cho tôi, người không tin mà môi trường nghề nghiệp của tôi xem tôn giáo là chuyện cổ lỗ sĩ.
Mời đầu thật rắc rối và gần như không thành lập được, một chuyện hầu như chưa bao giờ có, nhưng tôi ngạc nhiên khi gặp những người có lòng tin sâu đậm, họ chưa bao giờ nói lên vì chẳng qua chúng tôi không đề cập đến. Trong vòng sáu tháng chúng tôi quy tụ được một nhóm từ 35 đến 40 người.
Chiều hôm đó Maryel không biết Maria đã đi vào cuộc đời của bà… Bị kích thích, bà bỏ ra nhiều tháng trời để điều tra tỉ mỉ các vụ Đức Mẹ hiện ra trên thế giới. Và bà công nhận: các vụ này quá nhiều. Trong vòng một năm, bà đương đầu với cuộc chiến thiêng liêng, bà đầu hàng, các phản kháng, các hoài nghi của bà nguội dần. Càng ngày bà càng nói về Chúa, một đức tin mong manh bắt đầu nhen nhúm trong lòng bà. Đổi hướng hoàn toàn, một cái nhìn tận căn mới về đời sống và nhất là tiếng gọi không ngừng phải yêu thương… Người không tự tin ở mình lại thấy mình tin vào Chúa. Người đứng đầu hai công ty sản xuất các chương trình truyền hình giải thích: “Đức tin cho tôi một sức mạnh kỳ lạ, một tinh thần thanh thản không thể tưởng tượng. Tôi bỏ các chương trình truyền hình thực tế để sản xuất các chương trình hữu ích, thể hiện cái đẹp, cái tốt”.
Tôi bỏ các chương trình truyền hình thực tế để sản xuất các chương trình hữu ích, thể hiện cái đẹp, cái tốt.
Bây giờ, người phụ nữ tóc nâu với lịch làm việc kín mít lần chuỗi mỗi ngày. Bà vừa sờ tượng Đức Mẹ Fatima mang ở cổ vừa giải thích: “Khi tôi dừng lại, tôi đến bức tường, lời cầu nguyện tưởng nhàm chán, lặp đi lặp lại này có một sức mạnh không tưởng tượng”. Không có chuyện giấu Chúa vì bây giờ Chúa ở trọng tâm đời sống của bà. Trước bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức để ở văn phòng của mình, bà làm chứng: “Những người đi qua đây gặp Mẹ, họ không hình dung các dự án của họ đã xoắn lại dưới cái nhìn của Mẹ”.
Còn nhóm đức tin cho giới truyền thông? Từ gần hai năm nay, mỗi thứ năm chúng tôi họp nhau ở một tu viện ở Paris để lần chuỗi, để thờ phượng. Ngoài ra còn có các buổi gặp khác quy tụ hàng chục chuyên gia, những người trong nghề, những người hạnh phúc được trao đổi và nâng đỡ nhau trong đức tin. “Thế giới truyền hình rất gay go, không phải dễ để có tự do”. Cách đây hai năm, hai mươi bảy nhà báo và các chuyên gia trong ngành truyền thông đã đi hành hương Rôma và đã gặp Đức Phanxicô.
Các câu trích bà Maryel thích:
Văn sĩ triết gia Pháp Gustave Thibon: “Tất cả những gì gọi là tình yêu mà không có Chúa ở trọng tâm thì mục đích chỉ là khống chế hay nô lệ, là buôn bán hay theo thói quen.”
Nhà vật lý, triết gia người Anh Isaac Newton: “Khó mà đuổi Chúa đi hoàn toàn. Ngài luôn khiêm nhường trở về dưới danh này hay danh khác, và dưới tên mà chúng ta chọn, Ngài được yêu thương mà không ai biết.”
Nhà văn, nhà thơ Pháp Charles Péguy: “Kinh Kính Mừng là phương thuốc cuối cùng; với phương thuốc này chúng ta không thể nào thua”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Sách: Truyền hình thực tế, Lộ Đức, Mẹ Maria và tôi. Nxb. Mediaspaul