Chủ Nhật, 06 Tháng Tư, 2025

Nguồn gốc Lịch sử Kinh Tin Kính Các Tông Đồ

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ Kinh Tin Kính Các Tông Đồ

MỞ ĐẦU            

Từ những thế kỷ đầu tiên kỷ nguyên Kitô giáo, Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đã tạo thành một bản tóm tắt hữu ích về những điểm giáo lý không thể thiếu. Kinh Tin Kínhcác Tông Đồ đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Vào khoảng năm 700, đã được thừa hưởng hình thức tiêu chuẩn bằng tiếng Latinh.

Bản Kinh bằng tiếng Việt như sau :

Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.

Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi,

bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh,

chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh giá, chết và táng xác,

xuống ngục Tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,

lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng,

ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.

Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này. Các Thánh thông công.

Tôi tin phép tha tội.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

Truy tìm Nguồn gốc Lịch sử      

Khi nghiên cứu lịch sử Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cần tập trung chủ yếu vào hai điều : xem xét cách lời tuyên xưng đức tin phát triển, cố gắng tìm hiểu ai là tác giả và khi nào được viết ra ; sau đó xem xét mục đích lời tuyên xưng đức tin. Lý do tại sao Giáo hội cảm thấy việc soạn thảo và sử dụng là quan trọng. 

Bản Kinh ra đời

Trước đây có một thời người ta cho Kinh Tin Kính các Tông Đồ được chính mười hai Tông Đồ soạn vào thế kỷ thứ 1. Và mỗi Tông Đồ đã đóng góp một khẳng định thần học khác nhau trong số mười hai khẳng định có trong văn bản hiện tại. Nhưng trên thực tế, hầu như không có dấu hiệu nào ủng hộ ý tưởng này, và cũng không có lý do gì để tin các Tông Đồ đã trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo lời tuyên xưng đức tin này. Nếu không phải các Tông Đồ đã viết, vậy ai là tác giả?

Trong các tác phẩm Kitô giáo cổ xưa nhất, có rất nhiều danh sách các giáo lý thiết yếu tương tự như Kinh Tin Kính Các Tông Đồ. Một mặt, chúng ta có các quy tắc đức tin liệt kê và giải thích chi tiết một số điểm cơ bản. Theo các tác phẩm các giáo phụ đã thấy các quy tắc đức tin, được ghi lại bằng văn bản, được cho tóm tắt các tín ngưỡng và các cộng đoàn kitô giáo thực hành đã tạo ra. Ví dụ, giáo phụ Ôrigen đã đưa một quy tắc đức tin như vậy vào đầu tác phẩm « Khảo luận về các nguyên tắc » của mình, và giáo phụ Irênê cũng đưa một quy tắc vào một đoạn đôi khi được gọi « Dữ liệu đức tin », trong chương 10 cuốn sách đầu tiên trong tác phẩm nổi tiếng của ông: Khảo luận chống lại các dị giáo. Các quy tắc đức tin này nhằm mục đích bảo tồn giáo lý Giáo hội, và được sử dụng để đào tạo mọi người, đặc biệt nơi các nhà lãnh đạo Giáo hội. Và thường có sự khác biệt giữa quy tắc đức tin của một cộng đoàn này với cộng đoàn khác, nhưng nói chung các tài liệu được sử dụng để khẳng định một số giáo lý quan trọng, cũng như một số giáo huấn về đạo đức và truyền thống.

Mặt khác, một số bản tóm tắt giáo lý thời đó tồn tại dưới dạng kinh tin kính hoặc biểu tượng. Những công thức khá ngắn gọn tóm tắt các khía cạnh giáo lý các quy tắc đức tin của các cộng đoàn, đặc biệt những yếu tố quan trọng nhất. Các văn bản thường được đọc trong các buổi lễ, chẳng hạn như lúc làm phép rửa tội. Vào thế kỷ 1 và 2, mỗi giáo địa phương đều có kinh tin kính hoặc biểu tượng riêng, tức là cách riêng họ để tóm tắt các chân lý thiết yếu của Kinh Thánh.

Vào thế kỷ 3 và 4, một số biểu tượng đã trở nên nổi tiếng và được sử dụng trong nhiều cộng đoàn. Trong số các biểu tượng bắt đầu được sử dụng phổ biến, có biểu tượng bắt nguồn từ giáo hội ở Roma, thường được gọi « biểu tượng La Mã cổ ». Biểu tượng này giống với Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đến nỗi nhiều học giả cho Kinh Tin Kính Các Tông Đồ chỉ đơn giản một phiên bản sau này theo Biểu tượng La Mã.

Nhưng dù nguồn gốc chính xác là gì, điều không còn nghi ngờ gì đó là Kinh Tin Kính Các Tông Đồ cuối cùng đã được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong các cộng đoàn kitô hữu ở phương Tây. Trong những thế kỷ đầu tiên, cách diễn đạt có thể khác nhau giữa các cộng đoàn ; nhưng từ thế kỷ thứ 8, các công thức đã được chuẩn hóa trên toàn cầu, và hình thức Kinh Tin Kính đã trở thành hình thức chúng ta biết và sử dụng ngày nay.

Mục đích

Ngày nay, nhiều Kitô hữu nghi ngờ các tín điều, và không khó để hiểu tại sao. Mặc dù rất ít người sẵn sàng khẳng định các Kinh Tin Kính có cùng thẩm quyền với Kinh thánh, nhưng đôi khi các Kitô hữu có thiện chí lại coi một số Kinh Tin Kính hoặc biểu tượng như thể ngang hàng với chính Kinh thánh. Nhưng không một Kinh Tin Kính nào nên được nâng lên mức độ như vậy, dù trên lý thuyết hay thực hành.

Theo Giáo lý Kinh Thánh là quy tắc duy nhất về đức tin và hành vi của chúng ta, được soi dẫn và không thể sai lầm. Các Kinh Tin Kính hoặc biểu tượng là những công cụ có thể sai lầm, hữu ích cho việc giảng dạy, tóm tắt hiểu biết về Kinh thánh. Và Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đã được soạn thảo với mục đích giúp các Kitô hữu tìm hiểu những giáo lý chính của Kinh thánh và trung thành với những giáo lý đó.

Mục đích của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ theo ba bước. Đầu tiên, Kinh thánh ngay từ đầu lưu giữ giáo lý chân chính. Tiếp theo, các giáo lý truyền thống các cộng đoàn kitô hữu thời kỳ đầu dựa trên Kinh thánh. Và thứ ba Kinh Tin Kính Các Tông Đồ nhằm mục đích tóm tắt hiểu biết truyền thống các cộng đoàn kitô hữu  về Kinh thánh. Vì vậy, các Kitô hữu trung thành luôn khẳng định Kinh thánh là nền tảng giáo lý.

Kinh Thánh

Giáo phụ Ôrigen, trong lời tựa tác phẩm có tựa đề « Luận về các nguyên tắc », viết vào đầu thế kỷ thứ 3: « Tất cả những ai tin […] không nhận được kiến thức mời gọi con người đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc từ bất cứ đâu ngoài chính lời nói và giáo lý của Chúa Kitô. Bằng lời Chúa Kitô nói, chúng ta không chỉ hiểu những gì Ngài đã dạy khi Ngài làm người […] : vì trước đó Chúa Kitô, Lời của Đức Chúa Trời, đã hiện diện trong Môsê và trong các tiên tri. […] Và […] Chúa Giê-su đã phán dạy qua các Tông Đồ của Ngài, ngay cả sau khi Ngài về trời. »

Ôrigen đang giải thích toàn bộ Kinh thánh là lời của Chúa Kitô, và đó là nguồn gốc mọi giáo lý chân chính. « Chỉ có một Đức Chúa Trời, mà chúng ta không biết ở nơi nào khác, hỡi anh em, ngoài Kinh Thánh. »

Các cộng đòn Kitô giáo nguyên thủy khẳng định toàn bộ Kinh thánh là lời Chúa Kitô, được ban cho các tín đồ thông qua các Tông Đồ. Do đó, họ tán thành khái niệm các nhà thần học thường gọi là « sola scriptura = chỉ Kinh thánh ». Kinh thánh là quy tắc không thể sai lầm duy nhất của đức tin, và là thẩm phán cuối cùng mọi tranh cãi về thần học.

Ý tưởng thể hiện rõ ràng trong một đoạn văn giáo phụ Basile viết, người được bổ nhiệm làm giám mục thành Caesarea vào năm 370. Basile là một người kiên quyết bảo vệ các truyền thống và phong tục Giáo hội, và ông thường nói những truyền thống có thể được truy nguyên từ các Tông Đồ. Tuy nhiên, khi tính hợp pháp những truyền thống bị nghi ngờ, ông đã kêu gọi Kinh thánh, với tư cách là thẩm quyền tối cao. Trong Thư 189, gửi cho Eusthate, vị thầy thuốc: « Nguyện xin Kinh Thánh, là nguồn cảm hứng từ Đức Chúa Trời, phân xử giữa chúng ta; và lẽ thật sẽ đứng về phía nào có giáo lý phù hợp với lời Đức Chúa Trời. »

Trong đoạn này, Basile thừa nhận một số giáo hội đã đưa ra một số ý tưởng nhất định thông qua quy tắc đức tin của họ, trong khi các phong tục các giáo hội khác lại mâu thuẫn với họ. Do đó, ông kêu gọi Kinh Thánh là thẩm quyền tối thượng để giải quyết vấn đề này.

Giáo hội sơ khai dựa vào Kinh Thánh, coi đó là nền tảng mọi giáo lý. Nhưng họ cũng dựa vào các giáo huấn truyền thống Giáo hội để có thể tóm tắt và bảo vệ các giáo huấn Kinh Thánh.

 Các giáo huấn truyền thống

Câu hỏi nêu lên tại sao Giáo hội thấy cần phải bảo tồn các giáo huấn truyền thống. Tại sao không chỉ bảo tồn Kinh Thánh ?

Nhưng cũng có một số người phủ nhận một số yếu tố thiết yếu của Tin Mừng. Và để đối phó với tình huống này, một số người trung thành với giáo lý truyền thống đã soạn thảo các văn bản ngắn tóm tắt các giáo huấn chính của Kinh Thánh, nhằm mục đích cho phép mọi Kitô hữu biết và tuyên xưng nội dung cơ bản của đức tin. Giáo phụ Ôrigen mô tả vấn đề trong một phần khác của lời tựa trong cuốn Luận về các nguyên tắc: « Vì có rất nhiều người tin họ có tình cảm của Chúa Kitô, trong khi một số người nghĩ khác với những người khác, nên phải giữ gìn lời giảng dạy của giáo hội, được truyền từ các Tông Đồ theo thứ tự của kế vị và được gìn giữ trong các Giáo Hội cho đến nay; và chỉ chân lý nào không trái ngược với truyền thống giáo hội và tông đồ mới đáng tin. » Ông không nói giáo huấn của Giáo hội là không thể sai lầm, cũng không nói giáo huấn này sẽ luôn hoàn hảo. Thay vào đó, ông nói giáo huấn của Giáo hội phải được công nhận là đúng, vì giáo huấn này đã được truyền từ các Tông Đồ theo thứ tự kế vị, và được bảo tồn cho đến thời đại của ông. Nói cách khác, vào thời Ôrigen, giáo huấn của Giáo hội vẫn thể hiện trung thành lời Chúa Kitô trong Kinh Thánh. Và vì lý do này, Giáo hội vào thời điểm đó đã có thể sử dụng giáo huấn này làm "chuẩn mực" hoặc "quy tắc đức tin" để đánh giá bất kỳ giáo lý nào. Nhưng thẩm quyền tối thượng nằm trong Tân Ước, chứ không phải trong Giáo hội.

Giáo hội sơ khai muốn trung thành với những lời dạy của Chúa Giê-su, như được tìm thấy trong Kinh Thánh. Mắt xích đầu tiên chính là Chúa Giê-su. Các Tông Đồ đã biết Chúa Giê-su một cách cá nhân và được chính Ngài trực tiếp dạy dỗ. Do đó, chức vụ tạo thành họ thành mắt xích thứ hai. Tiếp theo, các Tông Đồ đã ghi lại kiến thức của họ về Chúa Giê-su trong Kinh Thánh, điều này làm cho Kinh Thánh trở thành mắt xích thứ ba. Ba mắt xích đều hoàn hảo và không thể sai lầm vì được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần.

Nhưng đối với mắt xích thứ tư, đó là các giáo lý truyền thống Giáo hội, thì có một khác biệt. Việc truyền đạt những phong tục không phải không thể sai lầm; Chúa Thánh Thần đã không đảm bảo tính xác thực của chúng. Trên thực tế, phong tục của một số Giáo hội mâu thuẫn với phong tục của các Giáo hội khác.

Một số giáo lý này liên quan đến các chủ đề phụ thuộc về thực hành: những điều Kinh Thánh không đề cập trực tiếp. Nhưng các truyền thống khác đã tìm cách tóm tắt ý nghĩa ban đầu của Kinh Thánh, đặc biệt liên quan đến các điểm chính của đức tin, như những điểm được nêu trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ.

Đối với những giáo lý nền tảng này, các truyền thống đã được Giáo hội xác nhận ở nhiều nơi theo thời gian. Hơn nữa, có thể kiểm chứng tính xác thực dựa trên Kinh Thánh. Đó là lý do tại sao giáo phụ Ôrigen có thể trình bày các giáo lý truyền thống Giáo hội như một quy tắc đức tin với rất nhiều chắc chắn.

Tuy nhiên, mắt xích này không phải không thể sai lầm. Các cộng đoàn kitô hữu, và các Kitô hữu với tư cách cá nhân vẫn có thể sai lầm. Hãy nghe những gì íao phụ Cyprianô, giám mục thành Carthage, vào thế kỷ thứ 3, trong Thư 74 chống lại các giáo lý Stephen, giám mục thành Roma: « Phong tục, vốn dần dần được thiết lập ở một số người, không được ngăn cản sự thật chiếm ưu thế và chiến thắng. Bởi vì phong tục không có sự thật chỉ là một sai lầm đã cũ. »

Điều Cyprianô muốn nói là một số ý tưởng và thực hành Kitô hữu thời cổ đại không dựa trên sự thật đã được truyền lại bởi các Tông Đồ. Ngược lại, những phong tục này đại diện cho "những sai lầm cũ", tức là những sai lầm đã len lỏi vào Giáo hội từ rất lâu trước đó. Trên thực tế, chính vấn đề khả năng con người sai lầm đã thúc đẩy Giáo hội viết ra quy tắc đức tin. Giáo phụ Ôrigen và các giáo phụ khác đã viết ra quy tắc đức tin của Giáo hội, để các Kitô hữu trên khắp thế giới có thể so sánh giáo lý của họ với các giáo lý truyền thống. Các Công đồng  cũng đã thông qua và ghi lại các giáo lý truyền thống, để làm cho chúng hữu ích cho các Kitô hữu ở nhiều nơi và ở các thời đại khác nhau.

Trong mọi trường hợp, nếu người ta tìm cách bảo tồn các giáo lý truyền thống Giáo hội, để đảm bảo các Giáo hội không đi chệch khỏi ý nghĩa ban đầu của Kinh Thánh, để các tín đồ có thể hiểu đúng lời các Tông Đồ dạy, và do đó, họ nhận được lời Chúa Giê-su và sống phù hợp với lời đó.

Điều Basile đã nói trong tác phẩm « Luận về Chúa Thánh Thần » vào năm 374:« Những gì các bậc tiền bối đã nói, đó cũng chính là những gì chúng ta nói […]. Nhưng chúng ta không chỉ tin tưởng vào truyền thống các bậc tiền bối; bởi vì họ cũng đã làm theo ý nghĩa Kinh Thánh. »

Vì vậy, cần phải đề cập đến việc trong khi tìm cách bảo tồn các giáo lý truyền thống của mình, Giáo hội sơ khai đã không quá quan tâm đến các giáo lý có thể coi không quan trọng. Giáo hội đã tập trung vào những niềm tin và thực hành quan trọng và cơ bản nhất. Điều thể hiện rõ ràng qua các lập luận được đưa ra trong các tác phẩm thời bấy giờ, và qua yếu tố được giữ lại trong các quy tắc đức tin.

 Các giáo phụ đã viết để chống lại những người theo thuyết « Docetism = ảo thân thuyết », những người phủ nhận bản chất con người của Chúa Kitô. Họ đã viết để chống lại những người theo thuyết Ngộ Đạo, những người cho Đức Chúa Trời Cựu Ước xấu xa, và những người cho phép tất cả các loại tội lỗi xác thịt. Và họ đã viết để chống lại tất cả các loại giáo lý sai lầm khác mâu thuẫn với những khẳng định cơ bản của Kinh Thánh.

Kinh Tin Kính các Tông Đồ

Kinh Tin Kính các Tông Đồ chủ yếu được sử dụng để xác nhận đức tin những Kitô hữu mới, đảm bảo họ thực sự tin vào các giáo lý cơ bản của Kinh Thánh. Giáo hội sơ khai đã sử dụng các kinh tin kính để dạy cho những người mới tin những điều cơ bản của đức tin.

Thánh Augustinô, vị giám mục nổi tiếng thành Hippo, sống từ năm 354 đến 430, đã nói về tầm quan trọng các kinh tin kính trong một bài giảng dành cho các dự tòng, những người mới tin đang chuẩn bị chịu phép rửa tội. Trong bài giảng, kinh tin kính mà Thánh Augustinô nghĩ đến là Kinh Tin Kính Nicea, nhưng những gì ngài nói cũng thể hiện rõ mục đích và công dụng tất cả các loại kinh tin kính đã được lưu hành trong những thế kỷ đầu kỷ nguyên Kitô hữu. Trong Bài giảng cho các dự tòng, về biểu tượng, Thánh Augustinô viết như sau:« Những lời này các con đã nghe được nằm rải rác trong Kinh Thánh; chúng đã được tập hợp và viết thành một tập hợp duy nhất, để không làm cạn kiệt trí nhớ của những người chậm chạp và để mọi người có thể nói và sở hữu những gì mình tin. »

Như Thánh Augustinô đã nói ở đây, những giáo lý chính của Kitô hữu nằm rải rác trong Kinh Thánh. Do đó, các cộng đoàn cổ xưa muốn tóm tắt các giáo lý cốt lõi Kinh Thánh thông qua các kinh tin kính hoặc các biểu tượng. Nhờ đó, mọi tín đồ, kể cả những người “chậm chạp” hoặc ít học, đều có thể ghi nhớ và tuyên xưng những giáo lý cơ bản của Kinh Thánh.

Vì nhiều Giáo hội địa phương có các kinh tin kính khác nhau, nên cũng có thể nói các Giáo hội có các tiêu chuẩn khác nhau về đức tin. Một số cộng đoàn không yêu cầu kiến thức sâu rộng từ những người mới tin, trong khi những cộng đoàn khác lại loại trừ một số tín đồ có đức tin chân chính nhưng kiến thức thần học không đủ sâu rộng. Do đó, một người có thể được coi tín đồ ở một số Giáo hội nhưng không phải ở những Giáo hội khác. Do sự khác biệt này, Giáo hội sơ khai đã nhận ra họ cần một biểu tượng phù hợp mà tất cả các cộng đoàn “Kitô giáo” đều có thể tán thành.

Tổng quan nội dung Kinh Tin Kính Các Tông Đồ             

Theo thời gian, các nhà thần học đã mô tả nội dung Kinh Tin Kính Các Tông Đồ theo nhiều cách khác nhau. Vì thế  sẽ coi các điều khoản đức tin cấu thành tín điều, dưới ba góc độ. Đầu tiên, về giáo lý về chính Đức Chúa Trời. Tiếp theo, về Giáo hội. Và thứ ba, đề cập đến chủ đề cứu rỗi.

Đức Chúa Trời

Giáo lý về Đức Chúa Trời có hai khía cạnh quan trọng xuất hiện trong Kinh Tin KínhCác Tông Đồ. Đầu tiên, Kinh Tin Kínhđược cấu trúc theo ý tưởng Đức Chúa Trời tồn tại như một Ba Ngôi. Và thứ hai, có những khẳng định về các ngôi vị khác nhau của Đức Chúa Trời, đó là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Thần. 

Ba Ngôi

Kinh Tin KínhCác Tông Đồ được chia thành ba phần chính, mỗi phần bắt đầu bằng cụm từ: « Tôi tin ». Phần đầu tiên đề cập đến niềm tin vào Đức Chúa Cha. Phần thứ hai tập trung vào niềm tin vào Chúa Giê-su Kitô, Con một của Ngài, Chúa của chúng ta. Và phần thứ ba nói về việc tin vào Chúa Thánh Thần, liệt kê một số lĩnh vực hoạt động của Ngài.

Và cần biết không phải tất cả các phiên bản cũ của Kinh Tin Kính đều có cụm từ « tôi tin » ở đầu các điều khoản liên quan đến Chúa Giê-su Kitô. Thay vào đó, một số phiên bản chỉ có từ « và », trong ngữ cảnh này, có cùng ý nghĩa với cụm từ « tôi tin ». Nhưng trong mọi trường hợp, việc Kinh Tin Kính được cấu trúc theo các ngôi vị của Đức Chúa Trời đã được Giáo hội công nhận rộng rãi.

Đó là một công thức Ba Ngôi. Nói cách khác, văn bản dựa trên niềm tin chỉ có một Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời tồn tại trong ba ngôi vị, đó là các ngôi vị Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Đây cũng là công thức được tìm thấy trong các đoạn Kinh Thánh như Mátthêu, chương 28, câu 19, nơi Chúa Giê-su giao phó nhiệm vụ này cho các môn đồ của Ngài: « Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. »

Cũng giống như trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, việc ba danh xưng này được đề cập cùng nhau trong câu này, và ở mức độ bình đẳng, ngụ ý Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một Đức Chúa Trời duy nhất, mặc dù họ là những ngôi vị riêng biệt.

 Kinh Tin KínhCác Tông Đồ không đề cập trực tiếp đến từ “Ba Ngôi”, cũng không giải thích các chi tiết thần học. Nhưng hãy nhớ mục đích Kinh Tin Kính là tóm tắt các niềm tin, chứ không phải đưa ra một tuyên bố đức tin đầy đủ và chi tiết. Và khi văn bản được sử dụng trong phụng vụ Giáo Hội, mọi người trong cộng đoàn đều biết việc đề cập đến ba ngôi vị của Đức Chúa Trời theo cách này ngụ ý khái niệm về Ba Ngôi.

Vì vậy, không phải tất cả các Kitô hữu đều nhất thiết phải hiểu ý nghĩa chính xác từ  “Ba Ngôi”; do đó, cần dành một chút thời gian để giải thích. Và Ba Ngôi thường được thường định nghĩa: « Đức Chúa Trời là ba ngôi vị, nhưng chỉ có một bản thể. » Từ “ngôi vị” ở đây chỉ một cá tính riêng biệt và có ý thức trọn vẹn. Từ “bản thể” chỉ bản chất cơ bản của Đức Chúa Trời, hay thực chất của Ngài.

Tất nhiên, khái niệm về Ba Ngôi rất khó hiểu đối với con người. Sự tồn tại và bản chất Đức Chúa Trời vượt quá giới hạn kinh nghiệm của chúng ta đến nỗi khó có thể hình dung được Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Ba Ngôi đại diện cho một trong những Kinh Tin Kính cụ thể quan trọng nhất của Kitô hữu. Vì vậy, khi chúng ta nói Đức Chúa Trời chỉ có một bản thể, chúng ta đang bảo vệ sự thật Kinh Thánh chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhất. Và chúng ta đang cố gắng giải thích cho việc ba ngôi vị riêng biệt nhưng vẫn là một.

Thuật ngữ “bản thể” chỉ những gì mà mỗi ngôi vị trong ba ngôi vị hoàn toàn có chung với hai ngôi vị kia, nghĩa là mọi thứ hoặc mọi phẩm chất hiện hữu thuộc về Đức Chúa Cha cũng như Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Và khi nói Đức Chúa Trời tồn tại trong ba ngôi vị, chúng ta đang bảo vệ sự thật Kinh Thánh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần khác biệt với nhau, những cá thể khác nhau, giao tiếp với nhau, tương tác với nhau, có mối quan hệ với nhau.

Vì nhiều lý do, khái niệm về Ba Ngôi đại diện cho một bí ẩn lớn. Nhưng đó cũng là một ý tưởng tóm tắt tốt nhiều lời Kinh Thánh dạy liên quan đến bản chất Đức Chúa Trời tuyệt vờ.

Ý tưởng về Ba Ngôi rất quan trọng trong thần học Kitô giáo, vì nhiều lý do. Một giáo lý khẳng định Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, và Chúa Giê-su không chỉ đơn giản là Đức Chúa Cha dưới một hình thức khác. Một giáo lý giải thích tại sao chúng ta kiên quyết theo thuyết độc thần và tại sao chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời duy nhất, mặc dù thờ phượng và cầu nguyện ba ngôi vị: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, một giáo lý giúp chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời trong tất cả các ngôi vị của Ngài. Và điều đó khuyến khích chúng ta, bởi vì sự hiện diện và hỗ trợ bất kỳ ngôi vị nào trong ba ngôi vị này đại diện cho sự hiện diện và hỗ trợ chính Đức Chúa Trời. Trên thực tế, giáo lý về Ba Ngôi làm nền tảng cho rất nhiều ý tưởng Kitô giáo khác đến nỗi khó có thể tưởng tượng Kitô hữu lịch sử mà không có nó.

Các ngôi vị

Về Đức Chúa Cha, Kinh Tin Kính nói Ngài là Đấng toàn năng, và đề cập đến một sự kiện lịch sử: Ngài là Đấng tạo dựng trời và đất. Đức Chúa Trời có nhiều thuộc tính khác ngoài quyền năng vô hạn và quyền tối thượng, và đã làm nhiều hơn là chỉ tạo dựng thế giới. Ở một số khía cạnh, cách Kinh Tin Kính mô tả Đức Chúa Cha thậm chí không phân biệt Kitô hữu với một số tôn giáo khác cũng tin vào một đấng sáng tạo thần thánh và tối cao. Nhưng Giáo hội sơ khai đã cho những khẳng định này là đủ để cho thấy những gì một người tin về Đức Chúa Cha có phù hợp với Kitô hữu hay không. Giáo hội chủ yếu dựa vào các khẳng định khác trong Kinh Tin Kính để phân biệt Kitô hữu với các tôn giáo khác.

Kinh Tin Kính có nhiều điều hơn để nói về Con, Chúa Giê-su Kitô. Mặc dù văn bản không mô tả bất kỳ thuộc tính nào của Ngài, nhưng đề cập đến một số chi tiết liên quan đến cuộc đời và chức vụ trên trần gian, những chi tiết mà những người không thuộc về Giáo hội sẽ từ chối thừa nhận.

 Kinh Tin Kính đề cập đến Chúa Giê-su nhập thể  qua sự giáng sinh trên đất với tư cách một em bé, và việc đã sống như một con người thực sự. Văn bản nói về đau khổ, cái chết, chôn cất, sự phục sinh và Ngài lên trời.

Ngày nay, nhiều nhà sử học và thần học tự do vẫn phủ nhận thực tế những sự kiện này, cũng như nhiều giáo phái Kitô giáo và nơi nhiều tôn giáo khác. Ví dụ, Hồi giáo khẳng định Chúa Giê-su là một tiên tri thực sự của Đức Chúa Trời. Nhưng Hồi giáo lại cho Ngài chưa bao giờ bị đóng đinh, Ngài không sống lại, và Ngài không phải Đức Chúa Trời. Kinh Tin Kính cũng nói về Chúa Giê-su là Đấng sẽ phán xét toàn thể nhân loại vào ngày sau hết, và do đó, sẽ kết án những kẻ ác, nhưng sẽ ban cho những người tin sự sống đời đời.

Về Chúa Thánh Thần, Kinh Tin Kính cho biết Ngài đã khiến Đức Trinh Nữ Maria mang thai, và sinh ra Chúa Giê-su. Ngoài ra, văn bản chỉ khẳng định Ngài tồn tại như một ngôi vị riêng biệt trong Ba Ngôi. Nhưng một cách ngầm hiểu, Kinh Tin Kính liên kết Chúa Thánh Thần với Giáo hội, và với kinh nghiệm cứu rỗi chúng ta trong hiện tại và tương lai.

Kinh Tin Kính không chỉ khẳng định thuyết Ba Ngôi, còn nói về từng ngôi vị trong Ba Ngôi theo cách làm nổi bật các yếu tố thiết yếu cho đức tin Kitô giáo. Những gì Kinh Tin Kính nói không đặc biệt chi tiết, nhưng đủ về Đức Chúa Trời và các ngôi vị của Đức Chúa Trời để phân biệt giữa những người tuyên xưng đức tin Kitô giáo.

Giáo Hội

Kinh Tin Kính Các Tông Đồ sử dụng hai cách diễn đạt khác nhau để mô tả Giáo hội. Đầu tiên, Giáo hội được gọi "Giáo hội thánh thiện công giáo" (hoặc "phổ quát"). Thứ hai, Giáo hội được mô tả là sự hiệp thông các thánh thông công. Hai cách diễn đạt đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin… vào Giáo Hội”, điều đó không có nghĩa chúng ta đặt niềm tin vào Giáo Hội. Thay vào đó, có nghĩa chúng ta tin Giáo Hội vừa thánh thiện (hay được thánh hóa) vừa công giáo (tức là phổ quát). Và khi đọc chúng ta tin vào sự hiệp thông của các thánh, tức là sự hiệp thông giữa những người tin Chúa. Chính trong quan điểm này, Kitô giáo sơ khai đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Giáo Hội.

Sự thuộc về

Khi tuyên xưng: “Tôi tin Giáo Giáo hộit hánh thiện”, Kinh Tin Kính nhấn mạnh tầm quan trọng việc thuộc về Giáo Hội. Trong lịch sử Giáo Hội Kitô giáo, đã có rất nhiều người muốn có Đức Chúa Trời làm Cha, Chúa Giê-su làm Chúa, và Chúa Thánh Thần làm Đấng bảo vệ, nhưng lại không muốn trở thành một phần Giáo Hội hữu hình, tức là dân sự của Đức Chúa Trời ở trần gian. Đây là điều chúng ta đọc được trong thư gửi Do thái, chương 10, câu 25: « Chúng ta đừng bỏ các buổi hội họp, như vài người quen làm ; trái lại, phải khuyến khích nhau, nhất là khi anh em thấy Ngày Chúa đến đã gần. »

Ngay cả trong thế kỷ thứ nhất, đã có những người tự xưng là tín đồ nhưng không muốn tham gia vào Giáo hội khi nhóm lại, do đó bỏ bê việc thờ phượng, sự dạy dỗ và sự thông công anh em. Nhưng Kinh Thánh dạy Giáo Hội rất quan trọng và cần thiết cho các Kitô hữu.

Những người ban đầu sử dụng Kinh Tin Kính Các Tông Đồ không giống như vậy. Ngược lại, Kinh Tin Kính được sử dụng, đặc biệt, trong bối cảnh thờ phượng của Giáo Hội, được đọc lên bởi những người đến với Giáo Hội để chịu phép rửa tội. Những người đã gia nhập cùng các tín hữu, cam kết cùng họ. Đây là hình mẫu Kinh Tin Kính trình bày và mời gọi noi theo.

Tuy nhiên, ngày nay, vẫn còn những Kitô hữu tránh né Giáo Hội, có lẽ vì không thích ý tưởng về một tôn giáo được thể chế hóa. Hoặc có lẽ họ đã bị những Kitô hữu khác đối xử tệ bạc. Hoặc có lẽ họ chỉ bằng lòng với việc đọc sách Kitô giáo, xem các kênh truyền hình Kitô giáo và lướt các trang web Kitô giáo.

Nhưng Kinh Thánh dạy các Kitô hữu phải hình thành một cộng đồng cụ thể và thực sự, và nhấn mạnh cộng đồng cực kỳ quan trọng đối với mọi tín đồ. Sự thông công thiêng liêng không đủ, mặc dù đúng là các Kitô hữu có sự thông công hiêng liêng với nhau, trong Đấng Kitô và bởi Thánh Linh của Ngài. Nhưng cộng đồng phải giống như một gia đình hoặc một “khu xóm”, được tạo thành từ những người tương tác cụ thể với nhau.

Sự gìn giữ

Giáo hội không phải không thể sai lầm. Và Kinh Tin Kính Các Tông Đồ không ở đó để khuyến khích tin vào tất cả mọi điều Giáo hội địa phương  dạy. Điều Kinh Tin KínhCác Tông Đồ nói, đơn giản là Chúa Kitô đã giao phó cho Giáo hội trách nhiệm bảo vệ và công bố Tin Mừng, cũng như các chân lý khác.

Ông Giu-đa, anh em của Chúa Giê-su, nói về sứ mệnh Giáo hội, trong thư nơi câu 3 và 4 Anh em thân mến, tôi vẫn ước mong viết thư cho anh em về ơn cứu độ chung của chúng ta, thì nay lại bó buộc phải viết cho anh em, để khuyên nhủ anh em ochiến đấu cho đức tin d đã được otruyền lại đ cho dân thánh e chỉ một lần là đủ. 4Thật vậy, có những người ođã len lỏi vào g, những người từ lâu đã bị ghi trước vào danh sách những kẻ bị lên án, những kẻ vô luân này đã biến ân sủng của Thiên Chúa chúng ta thành lý do biện minh cho lối sống dâm ô, họ chối bỏ Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô, vị Chúa Tể h duy nhất. » Theo Giu-đa, một trong những trách nhiệm của Giáo hội là bảo vệ đức tin, bảo vệ các chân lý và giáo lý đã được giao phó, chống lại những người đưa ra những giáo lý sai lầm và những hành vi xấu xa.

Nhưng có rất nhiều giáo lý sai lầm đang lưu hành trong Giáo hội ngày nay. Cũng có những hành vi xấu xa.  Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chưa bao giờ rút lại nhiệm vụ này khỏi Giáo hội; Ngài chưa bao giờ tuyên bố có một nhóm hoặc một cá nhân nào khác sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ giáo lý chân chính. Giáo hội vẫn luôn là nơi bảo vệ lẽ thật. Và Giáo hội vẫn luôn cố gắng thực hiện công việc của mình. Đôi khi chúng ta thành công, và đôi khi không. Có một phần trong thần học trung thành với Kinh Thánh, nhưng một phần khác cần được cải thiện, và một phần khác nữa có thể cần phải thay đổi hoàn toàn. Và chúng ta sẽ luôn ở trong tình trạng này.

Sự cứu rỗi

Ba điều khoản đức tin cuối cùng được tìm thấy trong Kinh Tin Kính đề cập đến một số khía cạnh sự cứu rỗi. Cụ thể hơn là sự tha tội, xác thịt sống lại, và sự sống đời đời. Trong khuôn khổ thần học hệ thống truyền thống, sự sống lại và sự sống đời đời là những chủ đề được đề cập dưới tiêu đề « eschatology », tức là giáo lý về những điều cuối cùng.

Tất cả Kitô hữu đều tin vào sự tha thứ tội lỗi nhờ công lao chuộc tội của Chúa Giê-su Ktô. Chúng ta tin nếu xưng tội trong sự ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ không trừng phạt trong địa ngục. Và như Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đã chỉ ra, niềm tin này đã là niềm tin của Giáo hội ngay từ thuở ban đầu. Tất cả chúng ta đều biết những đoạn Kinh Thánh nói những người được tha thứ sẽ nhận được sự sống đời đời bởi Chúa Giê-su Kitô. Ví dụ, Gioan, chương 3, câu 16 đến 18, cho chúng ta những lời khích lệ này: « Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một s, để oai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17Quả vậy, oThiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là ođể thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. »  Sự sống đời đời thuộc về mọi tín đồ.  Theo một nghĩa nào đó, sự sống đời đời bắt đầu vào lúc chúng ta đến với đức tin, bởi vì linh hồn nhận được một sự sống mới và sẽ không bao giờ bị hư mất.

Nhưng bản chất sự sống đời đời được nêu bật trong Kinh Tin Kính đôi khi làm ngạc nhiên các Kitô hữu ngày nay. Thật vậy, Kinh Tin Kính nói về xác thịt sống lại. Đôi khi các Kitô hữu tưởng tượng sai lầm văn bản ở đây đề cập đến sự phục sinh của Chúa Giê-su. Thực ra, hoàn toàn không phải! Sự phục sinh của Chúa Giê-su đã được đề cập trước đó trong tín điều, khi nói: "Ngày thứ ba, Ngài sống lại từ cõi chết". Điều khoản đức tin này không được lặp lại. Khi Kinh Tin Kính nói về sự sống lại của người chết, đề cập đến ý tưởng trong Kinh Thánh tất cả mọi người sẽ sống lại vào ngày phán xét, và bước vào trạng thái vĩnh cửu, không phải như một linh hồn vô hình nhưng một tạo vật hữu hình và có thân thể. Đây là lời dạy rõ ràng của Kinh Thánh, và đã là một điều khoản đức tin trong Giáo hội hàng ngàn năm nay. Chúa Giê-su nói trong Gioan, chương 5, câu 28 và 29 Các ông chớ ngạc nhiên về điều này, vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con 29và sẽ ra khỏi đó : ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống ; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án. »  

Những gì Kinh Tin Kínhkhẳng định về sự cứu rỗi được dạy rõ ràng trong Kinh Thánh, và luôn được các Giáo hội trung thành với Kinh Thánh tiếp nhận và tin tưởng. Mặc dù vậy, nhiều người ngày nay tự xưng theo Đấng Kitô lại bác bỏ những lời dạy cơ bản này. Có những người phủ nhận việc phải chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời về tội lỗi của mình, và khẳng định sự tha thứ là không cần thiết. Trong các Giáo hội, có những người không tin khẳng định không có gì sau cuộc sống này, và nếu có một cuộc sống "đời đời", thì chỉ giới hạn trong khoảng thời gian sống trên đất trong thân thể vật lý. Và có rất nhiều người lầm tưởng chúng ta sẽ sống đời đời trên thiên đàng như những linh hồn vô hình. Vì những lý do này, các điều khoản đức tin được tìm thấy trong  Kinh Tin Kính Các Tông Đồ vẫn quan trọng và phù hợp với Giáo hội ngày nay như chúng đã từng trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Kitô hữu.

Tóm lại, Kinh Tin Kính Các Tông Đồ tập trung vào các giáo lý liên quan đến Đức Chúa Trời, Giáo hội và sự cứu rỗi.

Tầm quan trọng             

Tầm quan trọng những khẳng định giáo lý trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ dưới ba khía cạnh. Đầu tiên, những lời dạy đặt nền tảng cho phần còn lại thần học Kitô giáo. Thứ hai những lời dạy được toàn thể Giáo hội công nhận rộng rãi. Và thứ ba, tính chất thống nhất những điều khoản đức tin này.

Một nền tảng

Mọi người đều biết các tòa nhà lớn cần có nền móng vững chắc, cơ sở để phần còn lại của tòa nhà được xây dựng. Nền móng cho phép tòa nhà được neo chắc chắn vào đất, và toàn bộ cấu trúc được vững chắc và ổn định. Trong Ê-phê-xô, chương 2, câu 19 đến 21, Tông Đồ Phao-lô nói về Giáo hội như một tòa nhà được xây dựng trên nền tảng của các Tông Đồ và các tiên tri Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh h, và là ongười nhà của Thiên Chúa, 20bởi đã được xây dựng trên onền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ i, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su. 21Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa.»

Nếu không có một nền tảng thực sự và vững chắc, Giáo hội không thể được xây dựng theo cách tôn vinh Đức Chúa Trời. Và tương tự như vậy, thần học Kitô hữu phải được đặt nền tảng trên những giáo lý và nguyên tắc đúng đắn, nếu muốn tôn vinh Đức Chúa Trời và phục vụ dân Ngài. Cũng giống như Chúa Giê-su là đá góc nhà Giáo hội, những lời Ngài dạy là đá góc nhà của thần học. Và cũng giống như các Tông Đồ và các tiên tri đã trở thành nền tảng Giáo hội bằng cách giới thiệu Đấng Kitô cho thế giới, Kinh Tin Kính Các Tông Đồ có vai trò nền tảng cho thần học vì trình bày những lời Tông Đồ dạy các như đã được ghi lại trong Kinh Thánh.

Một tiêu chuẩn

Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đóng vai trò tiêu chuẩn giáo lý vì trình bày một số ý tưởng lớn nhất và quan trọng nhất của Kitô hữu. Những ý tưởng được dạy trong Kinh Thánh đến nỗi nên được mọi người công nhận và chấp nhận. Đây là những lời dạy thiết yếu của Kitô hữu. Do đó, bất kỳ giáo lý nào khác chúng ta tán thành phải phù hợp với những lời dạy này. Chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ ý tưởng nào mâu thuẫn với những lời dạy thiết yếu này.

Kinh Tin Kính Các Tông Đồ trình bày một bản tóm tắt về những niềm tin cơ bản, những niềm tin gắn bó đến mức sẽ không bao giờ thay đổi chúng. Việc coi Kinh Tin Kínhnhư một tiêu chuẩn giúp chúng ta trung thành với Kinh Thánh. Nhiều người trong chúng ta đã gặp những người có lập luận xuất sắc, và họ lôi cuốn với tư cách cá nhân, đến nỗi chúng ta có xu hướng tin vào tất cả những gì họ nói, ngay cả khi họ hiểu sai hoặc khi họ nói dối. Vì vậy, thật hữu ích khi có một danh sách rút gọn về những giáo lý cơ bản, những giáo lý đảm bảo sự vững chắc trong sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Và Kinh Tin Kính Các Tông Đồ cho phép sự vững chắc này.

Một số dị giáo quan trọng mà Giáo hội sơ khai đã phải đối mặt trong những thế kỷ đầu tiên. Một trong những dị giáo như thuyết Ngộ Đạo dạy, trong số những điều khác, thể xác con người là xấu xa và để được cứu rỗi, linh hồn phải được giải thoát khỏi thể xác. Chắc chắn không phải tất cả các Kitô hữu đều biết cách bác bỏ sai lầm này. Nhưng những người đã được đào tạo để biết các giáo lý Kinh Tin Kính Các Tông Đồ có thể bác bỏ dị giáo này không do dự, vì biết Kinh Thánh dạy về xác thịt sống lại. Nói cách khác, theo Kinh Thánh, Chúa Giê-su đã đến để cứu rỗi toàn bộ chúng ta, bao gồm không chỉ linh hồn cả thể xác chúng ta.

Tất cả chúng ta đều đã từng bị nhầm lẫn bởi một lập luận khéo léo, hoặc bị lừa dối bởi thông tin sai lệch hoặc bị truyền đạt sai. Đôi khi không thể giải thích điều gì sai trong các lập luận hoặc lý luận. Tuy nhiên, có thể bác bỏ không do dự bất cứ điều gì mâu thuẫn với Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, bởi vì Kinh Tin Kính trung thành với Kinh Thánh.

Chúng ta không muốn nâng Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, hoặc bất kỳ tuyên bố đức tin nào khác, lên ngang tầm với Kinh Thánh. Chỉ có Kinh Thánh là hoàn toàn không có lỗi. Và ngay cả các điều khoản đức tin trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ cũng nên bị bác bỏ nếu chúng mâu thuẫn với Kinh Thánh. Nhưng Kinh Tin Kính Các Tông Đồ đã đứng vững trước thử thách thời gian kể từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, đã được chứng minh, trong nhiều trường hợp, là đại diện trung thành cho sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Do đó, nên sử dụng Kinh Thánh với lòng tin tưởng như tiêu chuẩn để kiểm tra nhiều giáo lý gặp phải trong thế giới ngày nay.

Sự công nhận

Để đánh giá tính xác thực một sự kiện, đôi khi phải xem xét những gì nhiều nhân chứng nói. Càng có nhiều nhân chứng đồng tình về một điều, càng có xu hướng tin vào điều đó. Và điều này cũng đúng trong thần học. Khi tìm cách xác định những gì nên tin, việc biết những gì người khác đã tin trong lịch sử, cũng như những gì mọi người tin tưởng ngày nay rất hữu ích. Liên quan đến Kinh Tin Kính các Tông Đồ, các khẳng định giáo lý luôn được hầu hết các Kitô hữu ở hầu hết các khu vực trên thế giới công nhận.

Những niềm tin này bắt nguồn từ Tân Ước, được đại đa số các Kitô hữu khẳng định trong suốt lịch sử Giáo hội và tiếp tục cho Giáo hội ngày nay.

Tân Ước

Từ những ngày đầu Giáo hội Kitô giáo, đã có những tranh luận liên quan đến sự dạy dỗ của Chúa Kitô và các Tông Đồ. Một số tranh luận xuất hiện bên ngoài Giáo hội, trong khi những tranh luận khác nảy sinh trong nội bộ Giáo hội. Ví dụ, Phao-lô thường viết để chống lại những Kitô hữu gốc Do Thái, những người yêu cầu những người ngoại đạo gia nhập kitô giáo phải chịu phép cắt bì, như đã thấy trong Ga-lát, chương 5. Và trong II Phêrô, chương 2, Phêrô cảnh báo độc giả về những ngôn sứ giả trong Giáo hội. Tân Ước có rất nhiều ví dụ Chúa Giê-su và các Tông Đồ sửa chữa một số quan niệm sai lầm đang lưu hành vào thời điểm đó.  

Và trong Giáo hội, những sai lầm nguy hiểm khi các giáo lý nền tảng bị đe dọa. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su và các tác giả Tân Ước rất quan tâm đến việc sửa chữa những sai lầm khi liên quan đến các yếu tố cơ bản của thần học. Điều đáng chú ý là khi sửa chữa những sai lầm, họ luôn đồng ý với nhau. Bất chấp nhiều giáo lý sai lầm đang lưu hành trong Giáo hội vào thời điểm đó, bản thân Tân Ước có một sự thống nhất giáo lý nhất quán và rõ ràng.

Dưới ánh sáng thống nhất, có thể nói khi Tân Ước đưa ra những khẳng định giáo lý giống như những khẳng định được tìm thấy trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ, làm như vậy với một phạm vi phổ quát. Tân Ước bảo vệ rõ ràng thần tính Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng thời nhấn mạnh chỉ có một Đức Chúa Trời. Các sách Tin Mừng kể lại các sự kiện lịch sử về việc thụ thai, sinh ra, cuộc đời, chức vụ, cái chết, sự phục sinh và thăng thiên của Chúa Kitô. Và các sách Tân Ước hoàn toàn ủng hộ các khẳng định Kinh Tin Kính liên quan đến Giáo hội và sự cứu rỗi.

Lịch sử Giáo hội

Cũng giống như Giáo hội vào thời Tân Ước, Giáo hội trong những thế kỷ sau đó đã trình bày các nền thần học khá đa dạng. Về một số chủ đề phụ, có rất ít sự thống nhất. Nhưng đối với các giáo lý thiết yếu, như các điều khoản đức tin trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ, những giáo lý đã được công nhận và bảo vệ ở hầu hết mọi nơi. Trong trường hợp các giáo lý nền tảng bị bác bỏ, Giáo hội và lịch sử nói chung đã xếp những người bất đồng chính kiến vào hàng ngũ dị giáo và ngôn sứ giả.

Ví dụ, hãy xem xét những gì đã xảy ra vào thế kỷ thứ IV. Các phiên bản lâu đời nhất của Kinh Tin Kính các Tông Đồ đã được sử dụng vào thời điểm. Trong thời kỳ này, đã có một số dị giáo xuất hiện mà Giáo hội phải trả lời trong các hội đồng hoặc công đồng. Có các công đồng địa phương hoặc khu vực, nhưng cũng có các công đồng được gọi "đại kết", vì các công đồng tập hợp các giám mục đại diện cho hầu hết mọi nơi trên thế giới mà Giáo hội được thành lập. Trong trường hợp này, Công đồng Nicea năm 325 và Công đồng Constantinople năm 381 là các công đồng đại kết, nơi các chủ đề liên quan đến một số điều khoản đức tin xuất hiện trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ đã được xử lý.

Kinh Tin KínhNicea-Constantinople, như được biết đến ngày nay, xuất phát từ một văn bản ban đầu được soạn thảo tại Công đồng Nicea năm 325, và sau đó được bổ sung tại Công đồng Constantinople năm 381. Kinh Tin Kính bao gồm một sự phát triển và giải thích về Kinh Tin Kính các Tông Đồ, mục đích làm rõ một số ý tưởng chứa đựng trong đó, để sửa chữa một số cách hiểu sai đã được đưa ra.

Ví dụ, dị giáo "gnosticisme" bao gồm việc nói Đức Chúa Trời, người đã tạo ra thế giới, chính Ngài cũng được tạo ra bởi một vị thần khác. Những dị giáo như vậy, như dị giáo gnosticisme, không bị lên án rõ ràng bởi Kinh Tin Kính các Tông Đồ, vì vậy Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopleđ ã phát triển một chút nội dung Kinh Tin Kính các Tông Đồ để làm rõ hơn ý nghĩa.

Trong trường hợp này, ở nơi Kinh Tin Kính các Tông Đồ chỉ đơn giản nói: "Tôi tin vào Đức Chúa Trời, Cha toàn năng, Đấng tạo dựng trời và đất", Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople đề xuất khẳng định đầy đủ hơn một chút: "Chúng tôi tin vào một Đức Chúa Trời duy nhất, Cha toàn năng, Đấng tạo dựng trời và đất, của tất cả những vật hữu hình và vô hình".

Có bốn điều cần lưu ý ở đây:

Đầu tiên, Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople dựa trên Kinh Tin Kínhcác Tông Đồ. Bằng cách làm như vậy, Công đồng Nicea, một công đồng đại kết, tiết lộ Giáo hội nói chung đã tán thành Kinh Tin Kính các Tông Đồ.

Thứ hai, Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople bắt đầu bằng đại từ "chúng tôi" thay vì "tôi". Kinh Tin Kính các Tông Đồ được thiết kế để được sử dụng bởi các cá nhân như một lời tuyên xưng đức tin nhân dịp họ rửa tội, nhưng Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople tuyên bố đó là Giáo hội hoàn vũ, nói chung, công nhận những giáo lý tương tự.

 Thứ ba, Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople bổ sung cụm từ "một" trước từ "Đức Chúa Trời", điều này làm rõ hơn những gì Kinh Tin Kính các Tông Đồ ngụ ý, đó là chỉ có một Đức Chúa Trời.

Và thứ tư, Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople xác định Đức Chúa Trời đã tạo ra mọi vật, bao gồm cả những thực tại vô hình như các linh hồn. Một cách để khẳng định rõ ràng chính Đức Chúa Trời không được tạo ra. Một lần nữa, ý tưởng đã được ngầm hiểu trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, do đó Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople chỉ làm rõ vấn đề này.

Các công đồng và các nhà thần học đã tiếp tục đưa ra những khẳng định hoặc giải thích kiểu này qua nhiều thế kỷ. Đôi khi, các quyết định   công đồng không được tất cả các giáo hội chấp nhận. Có thể có một công đồng lên án quan điểm một số giáo hội, sau đó một công đồng khác lại lên án quan điểm các giáo hội khác. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, các giáo hội ở cả hai phía những cuộc tranh luận   vẫn đồng tình với các giáo lý cơ bản có trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ.

Vì lý do này, Kinh Tin Kính Các Tông Đồ thường được coi là tuyên bố đức tin Kitô hữu cơ bản và đại kết nhất. Xét về sự công nhận đại kết, trong lịch sử, chỉ có Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople có thể sánh ngang với Kinh Tin Kính Các Tông Đồ. Nhưng Kinh Tin Kính Nicea-Constantinople không hề đơn giản. Trong đó có những khẳng định thần học khó hiểu, ngay cả đối với các nhà thần học.

Cho đến nay, chúng ta đã chỉ ra Tân Ước phù hợp với Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, và đã thấy các giáo lý kinh tin kính đã được công nhận rộng rãi trong suốt lịch sử.

Ngày nay

Ở mọi thời đại, đều có những ngôn sứ giả dối bác bỏ một số giáo lý cơ bản Giáo hội đã đồng tình trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, có các giáo phái như Nhân Chứng Giê-hô-va hoặc Mormon, những người theo họ tự coi mình là Kitô hữu vì họ tin vào Kinh Thánh và theo một cách nào đó tìm cách noi theo Chúa Kitô. Nhưng họ không thực sự là Kitô hữu, vì họ bác bỏ một số điểm cơ bản đã đặc trưng cho Kitô hữu trong hai nghìn năm: những điểm được tìm thấy trong các điều khoản đức tin của Kinh Tin Kính Các Tông Đồ.

 Nhưng nếu có quá nhiều người bác bỏ một số giáo lý Kinh Tin Kính Các Tông Đồ, làm sao có thể nói kinh tin kính này thực sự đại diện cho Giáo hội ngày nay một cách phổ quát? Câu trả lời gồm hai phần. Một mặt, đại đa số các giáo hội tự xưng Kitô giáo đều đồng tình với những giáo lý này. Đây là những giáo lý được các Giáo hội như Công Giáo, các Giáo hội Tin Lành và các giáo hội Chính thống giáo Đông phương, giảng dạy và đồng tình tin tưởng.

Nhưng mặt khác, các giáo hội bác bỏ những giáo lý này có lẽ không nên mang danh xưng: "Kitô giáo". Có lẽ họ nói tin vào Kinh Thánh và tuyên bố noi theo Chúa Kitô, nhưng trên thực tế, họ không chấp nhận những lời Kinh Thánh dạy, cũng như những lời dạy lịch sử của Giáo hội. Và vì lý do này, những giáo hội này không thực sự là Kitô giáo.

Vì các giáo lý được tóm tắt trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ có tính chất cơ bản và phổ quát như vậy, nên có tác dụng thống nhất các tín hữu. Đây là điều rất hữu ích và có giá trị lớn ngày nay, vì có quá nhiều sự chia rẽ trong Giáo hội hiện đại.

Tính thống nhất

Chúng ta hẵn đã từng gặp những Kitô hữu không muốn quan tâm đến thần học vì họ tin giáo lý chỉ chia rẽ Kitô hữu. Họ thể hiện phản kháng đối với thần học thông qua các khẩu hiệu như thế này: « Chúa Giê-su hợp nhất chúng ta, nhưng giáo lý chia rẽ chúng ta! ». Và có một phần sự thật trong tuyên bố này. Trong mọi thời đại, Kitô hữu đã chống đối lẫn nhau, lên án lẫn nhau, bức hại lẫn nhau, và thậm chí gây chiến với nhau vì các vấn đề giáo lý. Điều này không ngăn cản Tân Ước khuyên Giáo hội tìm kiếm sự hiệp nhất về mặt giáo lý. Ví dụ, trong Ê-phê-xô, chương 4, câu 11 đến 13, chúng ta đọc được điều này: « Chính Đức Chúa Jêsus đã ban cho người nầy làm Tông Đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm nhà truyền giáo, kẻ khác làm mục sư và giáo sư […]. Điều này nhằm mục đích […] xây dựng thân thể của Đấng Christ, cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin và sự hiểu biết về Con Đức Chúa Trời, trở nên người trưởng thành, đạt đến tầm vóc trọn vẹn của Đấng Christ. »

Trong đoạn này, Tông Đồ Phao-lô nói Giáo hội là thân thể của Đấng Kitô và Giáo hội không thể đạt đến sự trưởng thành trong Đấng Kitô nếu chúng ta không hiệp nhất trong đức tin và hiểu biết. Vì lý do này, mọi Kitô hữu phải tìm kiếm sự hiệp nhất về giáo lý.

Tất nhiên, có rất nhiều khía cạnh khác trong đời sống Kitô hữu phải ảnh hưởng đến việc học hỏi giáo lý. Có những điều phải làm, chẳng hạn như yêu mến Đức Chúa Trời và người lân cận, tìm kiếm sự thánh khiết, nương cậy vào quyền năng Chúa Thánh Thần, và suy ngẫm về Đức Chúa Trời và lời Ngài. Khi chỉ tập trung vào giáo lý mà bỏ qua những điều khác này, chúng ta có nguy cơ bị lạc lối nghiêm trọng.

Như Phao-lô đã nói với chúng ta dưới dạng một lời cảnh báo, trong 1 Cô-rin-tô, chương 13, câu 2: « Dù tôi […] có được mọi sự mầu nhiệm, mọi tri thức, […] nhưng không có tình yêu thương thì tôi chẳng ra gì. »

Như câu này và nhiều câu khác đã chỉ ra, việc có nhiều kiến thức thần học là quan trọng, nhưng đó không phải điều quan trọng nhất trong đức tin Kitô giáo.

Một trong những cách hiệu quả nhất để tránh những hậu quả tai hại các cuộc tranh luận thần học là nhấn mạnh sự thống nhất về giáo lý có với tất cả các môn đồ của Đấng Kitô trên thế giới. Chúng ta có thể quan tâm đến chi tiết trong thần học, nhưng nếu đồng thời cũng quan tâm đến hiệp nhất, thì giáo lý có thể có tác dụng thống nhất hơn là chia rẽ.

Trên khắp thế giới, có hàng trăm triệu môn đồ chân chính của Đấng Kitô kiên định với những lời dạy căn bản của Kinh Thánh được tóm tắt trong Kinh Tin Kính Các Tông Đồ. Trên thực tế, ngay lúc này, vô số Kitô hữu đang phải đối mặt với sự bắt bớ và tử đạo vì sự kiên định này. Họ có thể không đồng ý với chúng ta về một số điểm thần học. Thậm chí họ có thể kịch liệt bác bỏ một số quan điểm ta rất coi trọng. Nhưng bất chấp những khác biệt, chúng ta có điểm chung là những gì Kinh Tin Kính nói về Đức Chúa Trời, về Giáo hội và về sự cứu rỗi. Hãy nhớ lại cách Chúa Giê-su cầu nguyện cho Giáo hội, trong Gioan, chương 17, câu 23: « Xin cho họ được hiệp làm một, để thế gian biết rằng Cha đã sai Con đến và Cha yêu thương họ như Cha đã yêu thương Con. »  Chúa Giê-su đã nói sự hiệp nhất của Giáo hội sẽ là bằng chứng cho thấy Ngài đã được Cha sai đến. Khi chúng ta sát cánh cùng các môn đồ khác của Đấng Kitô, khi chúng ta nhấn mạnh vào những gì liên kết về mặt thần học, chúng ta đang làm chứng cho thế giới Tin Mừng là sự thật.

Kết luận             

Kinh Tin Kính các Tông Đồ là một tài liệu lịch sử cực kỳ quan trọng, đã được sử dụng để tóm tắt các giáo lý Kitô hữu thiết yếu trong hàng trăm năm. Ngày nay, tài liệu này vẫn tiếp tục cung cấp cho chúng ta một điểm xuất phát chung với tất cả các nhà thần học Kitô hữu và với tất cả các giáo phái.

Bài viết khác