Thứ Hai, 12 Tháng Tư, 2021

Phát hiện thêm nhiều cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết

Phát hiện thêm nhiều cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết

Các nhà khảo cổ học Israel đã công bố thành công của họ trong việc phát hiện hàng chục cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết trong một hang động sa mạc và được cho là đã bị che giấu trong cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại La Mã gần 1,900 năm trước.

Theo Cơ quan quản lý cổ vật Israel, các mảnh da, mang dòng chữ Hy Lạp từ các sách Giacaria và Nahum, được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ nhất dựa trên cách viết. Chúng là những cuộn da đầu tiên được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học ở sa mạc phía nam Giêrusalem trong 60 năm qua.

Các cuộn da chép Kinh Thánh ở vùng Biển Chết là một bộ sưu tập các văn bản Do Thái được tìm thấy trong các hang động sa mạc ở Bờ Tây gần Qumran vào những năm 1940 và 1950, có niên đại từ thế kỷ thứ ba trước Chúa Giáng Sinh đến thế kỷ đầu tiên.

Khoảng 80 cuộn da chép Kinh Thánh được tìm thấy tại một địa điểm ở miền nam Israel được gọi là “Cave of Horror”, nghĩa là “Hang động Kinh hoàng” - được đặt tên như thế vì người ta tìm thấy 40 bộ xương người ở đó trong các cuộc khai quật vào những năm 1960. Hang động này nằm trong một hẻm núi hẻo lánh khoảng 25 dặm về phía nam của Jerusalem.

Năm 1961, nhà khảo cổ học người Israel Yohanan Aharoni đã khai quật “Hang động Kinh hoàng” và nhóm của ông đã tìm thấy 9 cuộn da, và một mẩu giấy cói của Hy Lạp.

Kể từ đó, không có văn bản mới nào được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, nhưng nhiều văn bản đã xuất hiện trên thị trường chợ đen, dường như bị cướp bóc từ các hang động.

Trong 4 năm qua, các nhà khảo cổ học Israel đã tiến hành một chiến dịch lớn để lùng sục các hang động ẩn mình trong các hẻm núi cao của sa mạc Giuđêa để tìm kiếm các cuộn giấy và các hiện vật quý hiếm khác. Mục đích là tìm ra chúng trước khi những kẻ cướp bóc phá hoại các địa điểm xa xôi, phá hủy các địa tầng và dữ liệu khảo cổ học để tìm kiếm cổ vật cho thị trường chợ đen.

Amir Ganor, người đứng đầu đơn vị phòng chống trộm cắp cổ vật, cho biết kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2017, hầu như không có hành vi cướp bóc cổ vật nào ở sa mạc Giuđêa.

“Đây là lần đầu tiên trong 70 năm, chúng tôi đã có thể chặn trước các kẻ cướp bóc,” ông nói

Bài viết khác