Thứ Sáu, 06 Tháng Mười Một, 2020

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau

Nếu chiếc xe của bạn đã đi được hơn một nửa thời gian trong hạn bảo hành, việc bảo dưỡng 4 bộ phận sau đây là rất cần thiết để kéo dài tuổi thọ và hoạt động an toàn.

Với nhiều chủ xe khi chưa vượt qua mốc 100.000 km (thời gian kết thúc của một chu kỳ cam kết bảo hành thường thấy của hãng xe), thường có tâm lý chủ quan, thậm chí lơ là bỏ qua việc thăm khám định kỳ nên dễ bỏ qua phát hiện một số lỗi nhỏ, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không đáng có. 

Dưới đây là 4 bộ phận cần lưu ý bảo dưỡng và thay thế khi ô tô đã đi được 60.000 km.

Hệ thống phanh 

Hệ thống phanh thực sự rất quan trọng, nó liên quan đến an toàn tính mạng và tài sản của chủ xe.

Khi xe đã hoạt động được khoảng 60.000 km, về cơ bản má phanh đã hết tuổi thọ, hao mòn nghiêm trọng, nếu không được thay mới thì hiệu quả phanh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sự an toàn khi lái xe.

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau - 1
Cần lưu ý hệ thống phanh vì mốc 60.000 km cũng đã hết tuổi thọ của má phanh


Với những tài xế có thói quen chạy tốc độ cao, sử dụng phanh thường xuyên, hoặc hay di chuyển ở đường đèo núi cần kiểm tra độ mòn má phanh. Theo các chuyên gia, khi độ dày của má phanh khi chỉ còn từ 2-3mm thì nên được thay thế.

Lốp xe

Lốp xe là bộ phận quan trọng nhất trên xe bởi nó không chỉ liên quan đến độ an toàn, đi đến nơi về đến chốn mà còn ảnh hưởng tới cả mức tiêu hao nhiên liệu. Bằng mắt thường, chúng ta có thể tự “khám” được cho bộ lốp, nhưng nhiều người dễ bỏ qua và cho rằng còn chạy được nghĩa là chưa có vấn đề gì.

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau - 2
Lốp xe là bộ phận quan trọng trên ô tô


Thực tế theo thời gian độ mòn của lốp sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đến mức độ nào đó dễ bị thủng, trượt, nứt và phồng, đe dọa đến sự an toàn khi lái xe.

Vì vậy, nếu quãng đường đi được khoảng 60.000 km thì phải kiểm tra và thay lốp kịp thời, nếu thường xuyên đi trong môi trường xấu thì độ mòn của lốp càng nghiêm trọng nên số km bảo dưỡng và thay thế càng phải rút ngắn.


Dây cu-roa

Dây cu-roa hay còn gọi là dây đai là loại dây khá phổ biến với người lái xe vì là bộ phận có thể nhìn thấy hoạt động bằng mắt thường khi mở nắp ca-pô. Trong khoang máy có rất nhiều bộ phận cần được dẫn động liên tục như: trục cam, hệ thống bơm trợ lực tay lái, lốc điều hòa, máy phát điện, hay bơm nước làm mát,...Và để các bộ phận này dẫn động được thì cần đến sự trợ giúp đắc lực của dây cu-roa. Với công nghệ cũ, mỗi bộ phận sẽ được dẫn động bằng một dây cu-roa riêng lẻ, tuy nhiên nhiều loại xe đời mới hiện nay thì chỉ cần một dây curoa có thể dẫn động tất cả bộ phận đó.

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau - 3
Dây cu-roa là bộ phận dễ bị tài xế bỏ qua mà chỉ để ý khi có tiếng kêu bất thường


Tuổi thọ của dây cu-roa trung bình khoảng 5 năm, nhưng cũng có thể thấp hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Vì vậy cũng nên kiểm tra thường xuyên trong các mốc bảo dưỡng, và đặc biệt lưu tâm ở mốc 60.000 km.

Nếu dây cu-roa có dấu hiệu hư hỏng không được thay thế kịp thời, các hiện tượng sau có thể xảy ra: một là tiếng ồn phát ra bên trong động cơ, hai là va chạm giữa trục cam và trục khuỷu. Cuối cùng sẽ khiến động cơ phải đại tu hoặc thậm chí là hỏng.

Bugi

Bugi có nhiệm vụ đánh lửa, nếu bộ phận này hoạt động không ổn định sẽ sẽ làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu, xăng/dầu đốt cháy không triệt để dễ gây đóng cặn carbon, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, gây hư hỏng.

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau - 4
Bu-gi quyết định tới hoạt động ổn định của động cơ ô tô


Tuổi thọ của bugi phụ thuộc theo các vật liệu khác nhau, nhưng vào khoảng 40.000 km, và chất lượng của bugi tốt có thể đạt 60.000 km. Vì vậy, khi quãng đường đi được 60.000 km, nên kiểm tra hoặc thay bugi mới.


Đình Quý (theo Sohu)

 

Ô tô ngốn nhiên liệu, hỏng điều hòa nếu tài xế không làm sạch bộ phận này

Lọc gió điều hòa ô tô là một trong những bộ phận của hệ thống điều hòa trên ô tô. Tuy nhiên có nhiều tài xế thường để bộ phận này bẩn gây tác hại khó lường.

Với nhu cầu như hiện nay hầu hết các xe ô tô đều có nhu cầu sử dụng điều hòa nên tất nhiên cần sử dụng lọc gió điều hòa. Bộ phận này giúp lọc bụi bẩn trong không khí mà hệ thống điều hòa lấy từ môi trường bên ngoài ô tô để hút vào trong xe. Vì vậy, nếu như bộ phận này bị bẩn sẽ có tác động khôn lường đến người sử dụng.

Lọc gió điều hòa bẩn ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe

Lọc gió điều hòa ô tô còn gọi là lọc gió Cabin sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị bám bụi bẩn. Chính sự bụi bẩn này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây ô nhiễm hoạt động mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Ô tô đi 60.000 km cần bảo dưỡng và thay thế 4 bộ phận sau - 5
Ô tô ngốn nhiên liệu, hỏng điều hòa nếu tài xế không làm sạch bộ phận này


Gây ô nhiễm môi trường bên trong ô tô

Lọc gió điều hòa đảm nhiệm chức năng chính là lọc và ngăn chặn bụi bẩn cùng không khí gây nhiễm qua hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi và thông hơi. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng lọc gió điều hòa bị bẩn bám dính nhiều sẽ khiến cho nồng độ ô nhiễm trong xe ô tô tăng cao, tăng tới mức 6 lần môi so với môi trường bên ngoài. Sự ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lái cũng như những người khác trên xe.

Gây hỏng động cơ ô tô nhanh chóng

Lọc gió điều hòa ô tô hoạt động giúp cho động làm việc tốt hơn, bởi thế nếu không có lọc gió, hoặc bị bụi bẩn bám bít nhiều khiến lọc gió không thể hoạt động được sẽ khiến động cơ giảm công suất hoạt động. Hơn nữa, việc tạo ra các chất thải, muội than trong quá trình hoạt động sẽ xảy ra nhanh chóng, kết hợp bụi bẩn từ không khí tác động lên động cơ khiến động cơ nhanh chóng xuống cấp hoặc hư hỏng, giảm tuổi thọ nhiều lần.

Lọc gió điều hòa bẩn có thể gây tiêu hao nhiên liệu

Nhờ có lọc gió hoạt động thường xuyên lọc, ngăn chặn bụi bẩn, động cơ hoạt động tốt, bền bỉ sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu. Do đó, nếu xe có thiết bị lọc gió điều hòa tốt quá trình tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn so với xe có hệ thống lọc gió kém. 

Lọc gió điều hòa bẩn có thể sinh ra khí độc, mùi hôi khó chịu

Ngoài ra, lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, tích bụi bẩn lâu ngày thì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn mạnh mẽ, khi không khí lùa qua sẽ gây ra nhiều khí độc vào trong xe và luôn cuốn cả các vi khuẩn, nấm mốc, tạo ra mùi hôi khó chịu trên xe.

Khi hệ thống lọc gió điều hòa hoạt động lâu ngày thì chất lượng không khí được lọc sạch giảm dần, bụi bẩn đi vào nhiều hơn. Lượng bụi bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ trên giàn lạnh khiến cho không khí không thể tiếp xúc được các thanh nhôm làm lạnh dẫn tời không khí khó được làm mát lạnh một cách tối đa nhất, gây ra tốn nhiên liệu mà vẫn không hiệu quả trong việc làm mát.

Nên thay lọc gió điều hòa khi nào?

Bộ phận lọc gió điều hòa thường được đặt ở phía dưới của hộp đựng đồ phụ bên trong điều hòa hoặc ở dưới nắp ca pô. Việc thay thế bộ phận này khá đơn giản nên có thể tự thực hiện thay theo định kỳ.

Việc thay thế bộ phận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như loại xe dùng là gì, thời gian sử dụng ra sao, số km đi được của ô tô khi mới bắt đầu sử dụng hệ thống điều hòa, môi trường sử dụng ra sao? Các yếu tố trên cần kết hợp với nhau, đôi khi xe chưa đạt được số km hạn định nhưng các yếu tố khác ảnh hưởng đến bộ phận lọc gió điều hòa thì chúng ta cũng cần phải thay. Khi mua bộ phận lọc điều hòa mới nên xem xét kỹ sách hướng dẫn sử dụng có số liệu khuyến cáo thời hạn sử dụng bộ phận này.

Theo VietQ

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art