Thứ Bảy, 03 Tháng Sáu, 2023

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào

Si Muang, ngôi chùa được xây dựng để tưởng nhớ một phụ nữ trẻ đang mang thai tên là Sỉ đã xung phong thực hiện ý nguyện của đức vua Lào năm xưa bằng cách nhảy xuống giếng lấp cột nước cùng một con ngựa trắng rồi hóa thành cầu vồng rực rỡ sắc màu.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 1

Chùa Si Muang (Sỉ Mương), một trong những điểm đến tâm linh của Lào là cột trụ trấn giữ cho thủ đô Vientiane, thường xuyên thu hút người dân và du khách quốc tế đến tham quan. 

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 2

Chùa có hai cổng, trong đó cổng chính là nơi đặt gác trống ở ngay lối vào, bên tay phải. 

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 3
Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 4 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 5

Phía cổng chính điện, du khách có thể nhìn thấy những bức tranh, những bức phù điêu miêu tả lại các giai đoạn, cột mốc chính của huyền thoại mẹ Si Muang và Đức Phật.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 6

Chùa Si Muang có diện tích hơn 2ha, cấu trúc thiết kế mang phong cách đền chùa truyền thống Lào. Bên trong có các công trình gồm gian thờ chính để thờ Phật và gian phụ thờ mẹ Si Muang. 

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 7 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 8 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 9
Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 10 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 11

Tương truyền, cách đây 2.600 năm về trước, khi đất nước Lan Xang (Lào cổ) được dựng lên, đức vua lựa chọn địa điểm tại huyện Sỉ Xắc Ta Nạt để cắm mốc chủ quyền và truyền lời kêu gọi đến người dân hiến dâng sinh thể làm cột mốc linh thiêng cho đất nước.  

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 12

Và vào một ngày lành, giờ tốt sau khi lập đàn cúng bái trời đất, những người xuống đào hố chôn trụ cột đào trúng vào mạch nước ngầm, nước phun không ngớt. Thể theo lời kêu gọi của đức vua, một phụ nữ còn trẻ đang mang thai tên là Sỉ đã xung phong thực hiện hóa giải hiện tượng này.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 13 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 14

Sau đó, nhà vua lập đàn tế lễ, ý nguyện của nàng Sỉ được thần linh chấp nhận. Nàng cùng một con ngựa trắng nhảy xuống giếng, cột nước vọt lên trời hóa thành cầu vồng rực rỡ màu sắc.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 15

100 ngày sau, hố chôn tự liền lại và nhô lên cột trụ thiêng. Người dân đã dùng gạch xỉ xếp bao quanh trở thành một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 5m, rộng 11m. Nơi đây trở thành Chau Me Sỉ Mương (nghĩa là mẹ Sỉ) làm chủ đất nước, là cột trụ trấn giữ đất nước. Từ đây, nàng Sỉ được xem như vị thần bảo vệ thành phố.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 16

Cách đây hơn 600 năm, chùa Sỉ Mương được xây dựng và chia thành hai khu: Ngôi chùa chính hai gian, gian trong là chính điện thờ Phật, ở giữa ban thờ có cột đá ong được hiểu như cột mốc cùng các tượng Phật.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 17

Phía sau chùa, có một khối cao xếp bằng đá ong. Tương truyền, khối cao do người Kh’mer xây dựng vào thế kỷ XI-XII, được hiểu như cột mốc.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 18

Đến nay, chùa Sỉ Mương đã trải qua nhiều lần trùng tu. 

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 19
Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 20 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 21

Mọi người đến chùa đều mang theo các đồ ngọt mà nàng Sỉ yêu thích như hoa quả, bánh kẹo, chuối, hương, hoa, nến (không có đồ mặn, thịt cá) để cúng lễ.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 22

Bên trong gian chùa chính ở gần cửa được bố trí một khu vực dành cho khách có nhu cầu bốc quẻ.

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 23

Tại gian trước, có hai nhà sư ngồi ở hai vị trí gần nhau buộc chỉ vào tay cho khách đến thăm chùa. Đây là một tục lệ đẹp và nổi tiếng của xứ sở Triệu Voi. 

Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 24 Ngôi chùa thờ người phụ nữ mang thai là cột trụ trấn giữ nước Lào - 25

Lễ buộc chỉ tay của người Lào có nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu được tổ chức vào dịp năm mới thì lễ buộc cổ chỉ tay để cầu may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình; đối với đám cưới, lễ buộc chỉ cổ tay để chúc phúc cho cô dâu, chú rể; khi nhà có người ốm đau, gia đình tổ chức làm lễ để cầu sức khỏe cho người bị ốm; hay khi nhà có người mất thì họ hàng sẽ tổ chức lễ buộc chỉ cầu cho linh hồn được siêu thoát, con cháu được bình an...

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art