Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2012

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính và kinh niên

Bệnh tiêu chẩy có thể định nghĩa như sau : Bệnh tiêu chảy là một tình trạng làm tăng sự thải phân lỏng như nước (3 lần hay hơn trong một ngày) trong một thời kỳ hạn chế(24 đến 48 giờ), thường thường không có nguyên nhân rõ rệt.
        Trong nước Mỹ, trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm bị tiêu chẩy khoảng 2-2,5 lần(episodes), kết quả là 2,1 đến 3,7 triệu phải thăm bác sĩ và 220.000 phải vào bệnh viện. Trái lại người lớn thấp hơn từ1,5 đến 1,7 lần mỗi năm.
        Ở nhiều nước đang mở mang, chứng tiêu chẩy đứng hàng đầu hay thứ nhì gây sự tử vong, với một tỉ lệ 4,5 triệu tử vong một năm. Trong nước Mỹ có khoảng 325 đến 425 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm.
        1. Triệu chứng tiêu chẩy kinh niên
       Chứng tiêu chẩy kinh niên có thể gây ra bởi nhiều yếu tố. Tất cả đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Một phần lớn bác sĩ đồng ý rằng gọi là tiêu chẩy kinh niên nếu nó kéo dài hơn 1 tháng. Tác nhân nhiễm trùng (infectious agent) thường thường gây ra bệnh tiêu chẩy cấp tính (acute diarrhea) nhưng chúng cũng có thể tạo ra thể kinh niên. Chẳng hạn siêu vi trùng (viruses) ở trẻ sơ sinh nó có thể gây hư hại ruột non và làm chậm sự lành màng nhày khoảng hai tháng.
        Vi trùng (becteria) như clostridium difficile cũng có thể gây triệu chứng trên. Bệnh tiêu chẩy kinh niên có thể là do ăn uống chẳng hạn, đồ ăn dị ứng gây ra tiêu chẩy;  thường thường kết hợp với chứng đau bụng và ói mửa.
        Chứng quá mẫn, da ngứa và chứng co bóp cuống phổi (broncho spasm) có thể xảy ra do đồ ăn. Cũng tương tự, không hợp đường lactose (lactose intolerance) gây ra tiêu chẩy, cũng có hơi và bụng chướng lên. Nếu đúng thế cách chữa hữu hiệu nhất là dùng thêm lactose phụ hay dùng ít lactose đi.
        Chứng tiêu chẩy kinh niên cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ruột, nhất là khi nó xen kẽ với chứng táo bón và người bệnh cũng than là bị chảy máu hậu môn, phân có máu hay đau bụng. Cuối cùng, chứng tiêu chẩy kinh niên cũng có thể là do sự cộng hưởng với chứng bệnh nặng như bệnh Crohn sưng loét ruột già,(ulcerative colitis), sự hấp thụ kém và chứng Ciliac.
        Phải tức thì đến bác sĩ ngay nếu đi tiêu chẩy quá hai ngày. Viện Thực Dược Phẩm (FDA) giới hạn hai ngày dùng dược phẩm tối đa thuốc bán tự do trên quầy để ngăn ngừa sự mất nước.

        2. Bệnh tiêu chẩy cấp tính (Acute diarrhea)
        Ngoài hai ngày giới hạn kể trên, Viện Thực Dược Phẩm còn hạn chế sự chữa bệnh tiêu chẩy cho trẻ em nhỏ hơn ba tuổi và khi bệnh nhân không bị sốt.
        Có hai nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chẩy là sự nhiễm trùng và do thuốc men.
        A. Bệnh tiêu chẩy nhiễm trùng (infectious diarrhea)
        Phần lớn bệnh tiêu chẩy do một tác nhân truyền nhiễm (an infectious agent). Nhiều người chết và phải vào bệnh viện là do bệnh tiêu chẩy truyền nhiễm cấp tính.
        Vi sinh vật (organisme) có thể gây ra tiêu chẩy qua năm, sáu cách. Vài vi sinh vật xâm chiếm trực tiếp tế bào ruột. Nhưng vi sinh vật khác sản xuất ra độc tố. Số lượng của vi sinh vật xâm chiếm sức đề kháng của cơ thể thay đổi rộng lớn từ 10 đến 100 vi sinh vật cho Shigella, Giardia lambria và Entamoeba hisolytica và đến 10 lũy thừa 8 (10  ) cho Vibrio cholerea và Escherichia coli.
        Tuy nhiên, bất cứ sự giảm tính acid trong bao tử hóa giải cơ thể che chở chống lại ruột bị làm độc. Sự giảm thiểu số lượng vi trùng gây bệnh tiêu chẩy dễ thấy ở những bệnh nhân bị cắt bao tử hay uống loại thuốc chống ung loét bao tử thuộc nhóm kháng H2.
        Nói chung những thuốc làm giảm sự co rút (anticholinergic opiates) được kể dùng để chữa bệnh tiêu chẩy truyền nhiễm từ khi nó ngăn cản sự giảm thiểu  nguyên nhân gây bệnh.
        Triệu chứng tăng lên khi bị nặng và kéo dài vào khoảng 10% đến 20% bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, vi trùng gây bệnh tiêu chẩy thì phần lớn thường là do ăn đồ ăn bị độc, nước hay các loại chất lỏng khác, trực tiếp bằng ngả miệng và phân (oralfecal) truyền qua và do sự giao hợp nữa.
        Có khi do đi du lịch ở một nước kém mở mang hay ăn đồ ăn ở những bữa ăn tối đông người quá, đồ ăn làm không được cẩn thận.
        Không lạnh đủ hay nóng đủ đã không kiểm soát được sự bành trướng của vi trùng gây ra tiêu chẩy.
        Loại Salmonella mắc phải do gà vịt, trứng, thịt bò và sữa. Tiêu chẩy sinh ra bởi chúng thì thường thường biểu hiệu qua cơn ói mửa, sốt và có máu và mủ ở vài bệnh nhân.
        Hiện tượng này kéo dài từ một đến bốn ngày. Cách chữa chống vi trùng không cần thiết bởi nó không làm ngắn thời gian bị bệnh, nó kéo dài tình trạng bị bệnh, và thúc đẩy sự phát triển giống kháng hay quen với thuốc chữa bệnh.
        Bởi vậy, trụ sinh phải dùng cho người già và những người bị nhiễm trùng, trẻ sơ sinh với những người mà sự miễn dịch bị tổn hại (immuno-compromised). 
        Loại Entamoeba Coli là loại thông dụng nhất gây ra chứng tiêu chẩy khi du lịch, khi đi xa nơi cứ ngụ. Có ít nhất bốn loại thay đổi theo sự phát hiện và thời hạn. Bệnh biến lâu từ một đến mười ngày, sốt đau bụng quặn(cramp), buồn nôn ói mửa(nausea vomiting).
        Anpicilline hay Trimethoprim sulfamethoxazole có thể hữu ích cho sự nhiễm trùng ruột.
        Một loại bệnh thông dụng khác Campylobacter Jejuni do gà nấu không chín cũng gây ra chứng tiêu chẩy lâu từ một đến bốn ngày. Sốt, bụng quặn đau, khó ở và phân lỏng như nước là do loại vi trùng này. Erythromycin là thuốc  hữu ích cho chứng này.
        Những vi trùng khác như Clostridium, Shigella, Staphylococcus aureus, Vibrio và Yersinia gây ra 70% đến 80% bệnh tiêu chẩy cấp tính và chỉ cần uống nước có chất điện giải (electrolytes) là đủ.
        Rotavirus là loại siêu vi trùng quan trọng nhất gây ra tiêu  chẩy ở trẻ nhỏ, sau đó là Norkwalk virus và enteric adenovirus. Rotavirus truyền bệnh bằng đường miệng, hậu môn và nước. Bệnh rất thông thường về mùa thu ở miền Nam Mỹ, chuyển dần về miền Tây tiến tới miền Bắc vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Dù rằng nó chỉ xảy ra ở trẻ thơ (infants) và trẻ con (children), người lớn đôi khi cũng bị. Bệnh tiêu chẩy này là do phân toàn nước và không có máu, bắt đầu theo sau thời kỳ tiềm ẩn từ 24-48 giờ theo sau ói mửa và sốt. Nó tự giảm và hết sau 7-10 ngày nhưng tình trạng mất nước có thể xảy ra.
        Norwalk virus cũng chính thức truyền theo ngả miệng và hậu môn. Triệu chứng lâu từ 24-30 giờ và gồm chứng khó ở, sốt, ói mửa và bụng quằn quại cùng với tiêu chẩy.
        Khác với Rotavirus, Norwalk virus thì thông dụng hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thiếu nữ cùng người lớn.
        Những ký sinh trùng gây ra tiêu chẩy gồm có Giardia lambria và Entamoeba histolytica. Entamoeba histolytica thấy ở những người đi du lịch ở ngoại quốc, nhưng Giardia thì là do bởi uống nước bị nhiễm trùng bởi phân loài vật hay người chứa các nang tử (cysts). Nhiều người bị nhiễm độc bởi Giardia vì uống nước không lọc kỹ.
        Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hay bị tiêu chẩy, xình bụng, đau bụng, đầy hơi, không muốn ăn. Dược phẩm chính yếu là Metronidazole.
        B. Nguyên nhân do thuốc men
        Năm sáu loại thuốc gây ra chứng tiêu chẩy như trụ sinh (Ampicillins, Cephalosporins, Clindamycin, Tetracyline) thuốc cao máu, thuốc chữa ung thư, Colchicine, Digitalis, Potassium, Propranonol và Quinidine.
        Magnesium gây ra tiêu chẩy có thể thấy ở antacides chứa Magnesium hydroxid hay milk of Magnesai. Giảm liều lượng đi để ngăn ngừa tiêu chẩy.
        Lạm dụng thuốc nhuận tràng nhiều quá (cathartic abuse) cũng gây ra tiêu chẩy. Phần lớn bệnh nhân chối không nghiện thuốc nhuận tràng, nhưng một sự thăm dò cho biết có 15% bệnh nhân bị tiêu chẩy là do thuốc nhuận tràng.
        Ngoại trừ những trẻ nhỏ dưới ba tuổi, những người bị tiêu chẩy quá hai ngày và những người bị sốt phải điều trị đặc biệt. Còn những người khác khi mới bị tiêu chẩy có thể dùng ba loại thuốc ngoài quầy như sau : Bệnh nhân có thể dùng Pedialyte để phòng ngừa bị mất nước bởi tiêu chẩy. Những trường hợp tử vong đã được ngăn ngừa bằng cách dùng ngay pedialyte.
        Trường hợp bất tiện là kích thước của chai pedialyte. Phần lớn là chai một quart (473 ml). Sau khi chai nước đã mở ra phải cất ngay trong tủ lạnh để ngăn ngừa sự nẩy nở của vi trùng và vứt đi sau 48 giờ.
        C. Thuốc chữa bệnh tiêu chẩy
        Dù rằng bệnh tiêu chẩy coi như một chứng bệnh nhẹ nhưng có thể nguy hại tính mạng. Phần lớn số tử vong gây ra bởi tiêu chẩy ở Mỹ có thể ngừa được nếu chịu theo những điều kiện sau. Không nên để tình trạng kéo dài quá lâu mà không chịu đi bác sĩ.
        Nên nhớ dù rằng có nhiều thứ thuốc trên quầy để chữa tiêu chẩy nhưng chúng không được dùng quá hai ngày. Lý do chính yếu của tiêu chẩy là vì phần ruột già bị đọng quá nhiều nước dư thừa.
        Khi bệnh nhân mất nước kéo theo mất chất điện giải (electrolyte) là những phần tử cần cho cơ thể như Potassium, Sodium, Magnesium và Calcium khi một trong những chất này xuống dưới mức bình thường cơ thể không thể hoạt động tốt được người bệnh có thể chết. Một điều kiện khác theo sau sự tự chữa tiêu chẩy tại nhà liên quan đến tuổi của bệnh nhân.
        Đối với những bệnh nhân dưới ba tuổi, những bệnh nhân ở tuổi này không bảo đảm nếu tự chữa và phải đi bác sĩ.
        Trẻ nhỏ mà nước và electrolyte mất có thể trở thành đau nặng trong một thời gian rất ngắn. Cũng vậy, tiêu chẩy không được tự chữa nếu bị sốt nóng, cơn sốt theo với tiêu chẩy xác nhận rằng bệnh nhân có thể bị nghiêm trọng vì nhiễm trùng nên cần đến bác sĩ.
        Tuy nhiên với những bệnh nhân trên ba tuổi, bị tiêu chẩy dưới hai ngày và không sốt vài thứ thuốc trên quầy có thể dùng.
        Những thuốc này chứa một trong ba chất mà bây giờ được coi như an toàn và hiệu nghiệm để tự chữa bệnh tiêu chẩy là Poycarbophil, Attapulgite và Loperamide.
        Mitrolan và Equalactin là hai loại polycarbophi bệnh nhân có thể theo cách chỉ dẫn trên hộp thuốc để dùng.
        - 12 viên cho người lớn trong 24 giờ
        - 6 viên cho trẻ em từ 6-12 tuổi trong 24 giờ
        - 3 viên cho trẻ em dưới 6 tuổi trong 24 giờ
        Viên thuốc phải được nhai thật kỹ và không được nuốt nguyên viên và không được uống cùng một lúc với Tetracycline.
        Attapulgite chứa trong Rheaton, Diasorb, Kaopectate, Donnagel và Parepectolin. Khi dùng phải lắc mạnh và không được cất trong tủ lạnh. Liều thuốc thay đổi tùy theo tuổi. Tất cả mọi lứa tuổi không được dùng quá 7 lần trong 24 giờ.
        Loperamide có trong Imodium AD, Pepto Diarrhea control và Kaopectate 2. Nếu những thuốc này dùng cho trẻ em dưới sáu tuổi phải theo dõi cách chỉ dẫn cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc nước phải trong và không cần lắc trước khi dùng và dùng với ly có sẵn trong hộp thuốc.

DS Vũ Tuyết Yên

Bài viết khác