Thứ Ba, 19 Tháng Sáu, 2012

Thánh Lễ Theo Nghi Thức Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

Thánh Lễ Theo Nghi Thức Của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI

Thánh lễ chúng ta cử hành ngày hôm nay thường được gọi “Thánh lễ theo nghi thức của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI”. Ngày 3 tháng 4 năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ký “Tông hiến công bố sách lễ Rôma đã được sửa đổi theo sắc lệnh Công đồng chung Vaticanô II”. Tài liệu này dẫn nhập một án lệnh mới về thánh lễ cũng được kèm theo một “Quy chế tổng quát sách lễ Rôma” quan trọng. Sách lễ Rôma được phát hành vào năm 1970, và được sửa đổi lại vào năm 1975. Khác với sách lễ trước đó đến từ thời Công đồng Trentô, sách lễ Rôma không có những bài đọc trích ra từ sách Thánh. Vì Sách Bài đọc cũng được phát hành cùng với sách lễ Rôma dưới hình thức hai cuốn sách. Tất cả những sách này được dịch ra tiếng địa phương, và sách lễ Rôma bản dịch Việt ngữ được Tòa Thánh phê chuẩn ngày 10 tháng 05 năm 2005, và Giáo Hội Việt Nam thi hành từ lễ Chúa Phục Sinh ngày 16 tháng 04 năm 2006.

1. Tinh thần cuộc canh tân

“Quy Chế tổng quát sách lễ Rôma” (viết tắt Quy chế) mang một hình thức khác hẳn với “quy tắc chữ đỏ của sách Lễ năm 1570”. Trong Quy chế không còn là bản liệt kê những nghi thức, nhưng một dẫn nhập vào việc cử hành. Trong Quy chế giáo thuyết và mục vụ giữ vai trò ưu tiên và đưa ra ý nghĩa cho những đề mục. Theo ý nghĩa nguyên thủy tiếng Latinh của từ “Institutio”, Quy chế là một “lời chỉ dẫn” mang ưu tư sư phạm. Những quy luật được đưa ra đều được giải thích, quy chiếu về truyền thống, và để ý đến điểm mục vụ của Giáo hội. Một Giáo hội cho con người như một “bí tích” cứu rỗi do Đức Giêsu Kitô mang tới.

Lời mở đầu của Quy chế biểu lộ sự liên tục trong giáo thuyết Công giáo về thánh lễ, “chứng tích về một đức tin không thay đổi”, “công nhận truyền thống liên tục”. Quy chế nhắc lại bản chất hy tế của thánh lễ, mầu nhiệm sự hiện diện thực sự của Đức Chúa dưới những hình thức bánh và rượu, ý nghĩa chức tư tế thừa tác và chức tư tế vương giả của giáo dân. Quy chế gợi lại những từ trong quy tắc chữ đỏ sách lễ theo nghi thức của Đức Giáo Hoàng Piô V “quy tắc cổ xưa của các thánh giáo phụ” đã giúp để cập nhật hóa cho thế kỷ của chúng ta.

Tinh thần sách lễ Rôma mới được diễn đạt đặc biệt trong cái lo lắng liên tục và ưu tiên coi cộng đoàn như người chủ chốt đầu tiên trong cuộc cử hành thánh lễ. Thánh lễ bình thường và đúng nghĩa là một thánh lễ có sự hiện diện của anh chị em giáo dân. Từ điểm quy tắc đó sinh ra những thích nghi theo những hoàn cảnh đặc biệt như một thánh lễ được dâng mà không có người giáo dân tham gia. Đó là một trường hợp bất khả kháng. Quy chế cũng đưa đến cái nhìn mới như các sách phụng vụ không còn dành riêng cho các linh mục hay các thừa tác viên khác, và linh mục được kêu gọi phải để ý tới lợi ích thiêng liêng của các tín hữu hơn là ý riêng của mình. “Ngoài ra trong việc lựa chọn các phần thánh lễ, ngài nên nhớ cần phải thực hiện với sự nhất trí của các thừa tác viên và những người khác có giữ một phận vụ nào đó trong công việc cử hành, kể cả giáo dân, trong những gì trực tiếp liên quan đến họ” (số 313).

Chỗ đứng của cộng đoàn trong thánh lễ cũng quan trọng và không đối chọi lại với chức năng của các thừa tác viên. Như vậy mới nói lên được và kết thành dấu chỉ thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô. Vị chủ tế dù là Đức giám mục, linh mục có bổn phận “phục vụ Thiên Chúa và dân Chúa với phẩm cách và khiêm nhường”. Và “là người trong cộng đoàn tín hữu có quyền thánh chức để dâng hy lễ nhân danh Đức Kitô” (số 60) nên họ phải thi hành việc phục vụ đó. Những thừa tác viên riêng biệt khác cũng được nói tới theo nhu cầu của cộng đoàn. Có tất cả ba thừa tác viên được ưu tiên nhắm tới vì sự hiện diện của họ kết thành công thức thánh lễ bình thường: người đọc sách thường tình là một giáo dân (số 66); người xướng Thánh vịnh và người lo các phần việc trong cung thánh. Ngoài ra còn có những thừa tác vụ khác tùy theo hình thức cuộc cử hành cũng như con số người giáo dân tham dự (số 65; 68 và 69). Từ đó cho thấy một quan niệm về thừa tác vụ đặt trên nền tảng sự thật, chứ không như trước đó các linh mục phải giữ vai trò mặc áo phó tế, hay các chức vụ nhỏ khác… để lo cho việc cử hành thánh lễ. Quy chế số 59 nói rất rõ về thánh lễ do Đức Giám mục chủ trì: “điều này không nhằm làm tăng phần long trọng bề ngoài cho nghi lễ, nhưng nhằm làm sáng tỏ hơn mầu nhiệm Hội Thánh là bí tích hợp nhất”.

2. Từng phần của Thánh Lễ

2.1. Nghi thức nhập lễ

a) Ca Nhập Lễ.

b) Chào bàn thờ và cộng đoàn.

c) Nghi thức sám hối.

d) Kinh Vinh danh.

e) Lời nguyện nhập lễ.

2.2. Phụng Vụ Lời Chúa

a) Những bài đọc Kinh Thánh.

b) Đáp ca hay bài hát xen giữa các bài đọc.

c) Bài giảng.

d) Tuyên xưng đức tin.

e) Lời nguyện cho mọi người.

2.3. Phụng vụ Thánh Thể

a) Chuẩn bị lễ phẩm.

b) Kinh tạ ơn.

2.4. Nghi thức Hiệp lễ

a) Kinh Lạy Cha.

b) Nghi thức chúc bình an.

c) Cử chỉ bẻ bánh.

d) Rước lễ.

2.5. Nghi thức kết thúc

Kết luận

Sau khi Tông hiến công bố sách Lễ Rôma ra đời năm 1969, trong Giáo hội đã có một số phần tử lên tiếng chống đối và họ muốn trở lại nghi thức Thánh Lễ của Đức Giáo hoàng Piô V. Sự chống đối mạnh mẽ nhất đến từ Giám mục người Pháp Marcel Lefèvre, và đã đưa tới ly khai với Giáo hội. Hiện nay Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đang cố gắng đối thoại và đưa nhóm ly khai của Giám mục Lefèvre trở về với Giáo hội, bằng cách cho họ được quyền cử hành theo nghi thức đến từ Công đồng Trentô.

Ngoài ra, sau gần 50 năm được cử hành trong Giáo hội, sách lễ của Công đồng Vaticanô II cho thấy đó là một cuốn sách “sống động”; vì thế người ta thấy sách Lễ Rôma được phong phú hóa thêm với những Kinh Nguyện Thánh Thể mới. Ngày 30 tháng 4 năm 1988 cũng được chấp nhận “sách lễ Rôma cho các giáo phận của nước Zaire”.

Lm Thêôphilô

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art