Chủ Nhật, 31 Tháng Giêng, 2021

Lý do người Saigon gọi : áo bà ba, chè bà ba?

(Văn hóa) Khu phố cổ dọc Clarke Quay và Boat Quay gần sông ở Singapore, hay khu phố có các nhà cổ dọc kênh Tàu Hủ và khu đường Phùng Hưng ở Chợ Lớn có những sự giống nhau hầu như không phân biệt được của các kiến trúc đông tây của các nhà cổ ở hai thành phố trên.   Điều này ít ai để ý, nhưng nếu ta lật lại trang sử cách đây gần hai thế kỷ, ta sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng rất nhiều các tòa nhà này đã được các thương gia người Baba (Peranakan hay Straits-settlement Chinese) từ Melaka ở Singapore xây dựng khi họ cư trú làm ăn ở Chợ Lớn.

Lý do người Saigon gọi : áo bà ba, chè bà ba? - 1

Kênh Tàu Hủ và Khu phố cổ dọc Clarke Quay, Singapore   Ba anh em Trần Khánh Hòa, Trần Khánh Vân và Trần Khánh Tinh là thầu xây dựng ở Saigon-Chợ Lớn cho chính quyền.   Theo Paul Vial thì tờ Courrier Saigon số ngày 20/12/1864 (16) cho biết các nhà gạch dọc theo rạch Bến Nghé-kênh Tàu Hủ (Arroyo chinois) phía Chợ Lớn đã được xây nhanh chóng và một người Baba gọi là Ban-hap (Vạn Hòa), tên thật là Gan Wee Tin (Nhan Vĩ Thiên), có ngôi nhà hai tầng đẹp nhất được thống đốc de la Grandière mời đến tặng thưởng.

Sự liên hệ của người Baba gốc Hoa ở Singapore và Saigon, Hong Kong trong lãnh vực kinh tế văn hóa xã hội vào thế kỷ 19 khi Singapore trở thành trung tâm thương mại ở Đông nam Á, vai trò của họ trong sự thành lập đặc tính con người nước Singapore qua sự kết hợp văn hóa và tư tưởng Đông Tây và sự ảnh hưởng của họ trong sự phát triển Saigon-Chợ Lớn.

Ở Chợ Lớn có hai câu lạc bộ của người Baba gốc Hoa Singapore, một thiết lập năm 1878 tọa lạc ở số 64 đường Paris (Phùng Hưng kế đường Phúc Kiến) và một thành lập năm 1886 ở số 105 đường Rue de marins (Đồng Khánh sau này là Trần Hưng Đạo nối dài) sau khi có sự đòi hỏi từ lãnh sự Anh ở Saigon năm 1885 .   Hội trưởng của hội người Bà Ba là Tay Chow Beng (鄭昭明. Trịnh Chiêu Minh). Trong số họ có một người giàu có làm chủ hảng thuốc phiện là Cheang Hong Lim (章芳林, Chương Phương Lâm) .

Họ có chùa riêng của họ gọi là chùa Phụng Sơn (còn gọi là chùa Ông Bổn xóm Bà Ba, ngã tư đường Ký Con và Nguyễn Công Trứ) ở quận 1 ngày nay. Chủ yếu họ mua bán lúa gạo, nông phẩm, thầu xây dựng địa ốc, sản xuất thuốc phiện. Lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp từ các tỉnh miền tây mang vào Chợ Lớn-Saigon và xuất khẩu qua nhiều nước ở Đông Nam Á.

Có từ hai mươi đến ba mươi gia đình người Hoa ở Melaka và Singapore trú tại Chợ Lớn, phần lớn trên đường Phúc Kiến, vì thế đường này được họ gọi là “đường Bà ba” (rue des Baba). Baba là tên những người gốc Hoa ở vùng Strait Settlement (Singapore và Malaysia) tự gọi họ.   Vết tích văn hóa của họ còn để lại trong ngôn ngữ Việt Nam như áo bà ba, chè bà ba (gula Malaka)

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art