Thứ Ba, 15 Tháng Chín, 2020

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20

Bến Nhà Rồng, dinh Xã Tây, dinh Thống Nhất, đường Catinat, công xưởng đóng tàu Ba Son, Bưu điện TP, nhà thờ Đức Bà, Tòa án nhân dân thành phố, cầu Bình Lợi, phụ nữ Nam Kỳ xưa đẹp như thế nào ở đầu thế kỷ 20?

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 1
Phụ nữ nhà quyền quý ở Nam Kỳ xưa


Những bức ảnh quý hiếm về Nam Kỳ - Sài Gòn hơn 100 năm trước của nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Marie Alexis Dieulefils (1862-1937) sẽ trả lời cho công chúng hôm nay câu hỏi này.

Những bức ảnh vừa được công bố tại Việt Nam trong cuốn sách ảnh khổ lớn Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ do Đông A và NXB Dân Trí phát hành.

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 2

Nhà thờ Đức bà đầu thế kỷ 20 với hình ảnh "ngựa xe như nước áo quần như nêm"

Tập hợp từ hai cuốn sách từng được tác giả in vào đầu thế kỷ 20 là cuốn Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ: Trung Kỳ - Bắc Kỳ (từng giúp tác giả nhận huy chương vàng tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Bruxelles năm 1910), và cuốn Nam Kỳ - Sài Gòn và vùng phụ cận, cuốn sách mới phát hành dẫn bạn đọc vào cuộc chu du kỳ thú suốt chiều dài đất nước, từ thác Bản Giốc đến Sài Gòn - Nam Kỳ, với bao xinh đẹp ngỡ ngàng từ thiên nhiên, cảnh vật, con người, kiến trúc…

Đặc biệt, những bức ảnh về Nam Kỳ - Sài Gòn và vùng phụ cận được tác giả chụp vào năm 1905 mang đến nhiều bất ngờ lý thú cho người hôm nay về một Sài Gòn từng trù phú, giàu có cả kinh tế và văn hóa ngay từ hơn 100 năm trước.

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 3

Cuốn sách Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ - Ảnh: T.ĐIỂU

Ở đó có những gánh hát thịnh vượng, nhưng phụ nữ Nam Kỳ quyền quý, những chùa chiền, nhà thờ đồ sộ, những bến cảng tấp nập, những tàu viễn dương neo đậu trên sông Sài Gòn, những con phố Tây thanh lịch phố Tàu nhộn nhịp bán mua, những nhà máy xay xát, xưởng đóng tàu, trường đua ngựa…

Gặp lại những công trình kiến trúc đẹp tuyệt đẹp ở Nam Kỳ - Sài Gòn vẫn còn đến ngày nay hay đã tan thành cát bụi qua những hình ảnh quý giá của một tay máy chuyên nghiệp người Pháp thì đều mang đến cho người xem nhiều cảm xúc xen giữa tự hào và cả một chút tiếc nuối thường thấy khi nhìn về dĩ vãng.

Một số hình ảnh Nam Kỳ - Sài Gòn xưa của Pierre Marie Alexis Dieulefils:

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 4

Bến tàu Hãng Messageries Maritimes, nay thuộc khu vực bến Nhà Rồng, quận 4, TP. HCM

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 5

Cầu Bình Lợi hơn một thế kỷ trước

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 6

Chùa Ngọc Hoàng

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 7

Công xưởng đóng tàu Ba Son, vốn nằm trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, nay là khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 8

Dinh Toàn quyền Sài Gòn, nay là dinh Thống nhất

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 9

Dinh Xã Tây, nay là trụ sở UBND TP.HCM

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 10

Đường Catinat đoạn gần Nhà hát TP, nay là đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 11

Đường Quảng Đông ở khu phố Tàu - Chợ Lớn, nay là đường Triệu Quang Phục, quận 5, và đường Lý Nam Đế quận 11

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 12

Một gánh hát ở Sài Gòn xưa

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 13

Một ngôi chùa của người Hoa ở vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn, đây là Hội quán Hà Chương, còn gọi là chùa Ông Hược trên đường Nguyễn Trãi, quận 5

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 14

Nam Kỳ đầu thế kỷ 20 đã có nền công nghiệp khá phát triển, trong ảnh là cảnh tàu bè nhộn nhịp trên kênh Tàu Hủ trước một nhà máy xay trên kênh Tàu Hủ

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 15

Nhà thờ Đức Bà

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 16

Sài Gòn xưa đã có trường đua ngựa

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 17

Sở bưu chính nay là Bưu điện TP.HCM

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 18

Tòa án Sài Gòn nay là Tòa án Nhân dân TP.HCM, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM

Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn đầu thế kỷ 20 - 19

Tuần dương hạm bọc thép trên sông Sài Gòn đầu thế kỷ 20

 

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art