TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đầy khổ nhục
Đi tìm lại nguyên nhân, cội nguồn 13 năm lưu đầy khổ nhục và can trường của một Tổng giám mục
Lời nói đầu - Sau 30/04/1975, cái cảm nghiệm day dứt nhất đến với tôi là: Thôi, thế là hết. Hết tất cả. Về mặt tôn giáo, tôi có cảm giác là: Chúa đã khước từ! Cơ hội của Chúa không còn nữa! Nhưng phải đến 21 năm sau, linh mục Chân Tín - người có tên trong danh sách những linh mục đòi thay thế Khâm Sứ Henri Lemaitre và “truất phế” TGM Nguyễn Văn Thuận mới kịp hối hận gián tiếp về những việc đã làm:
Ngày 28/01/1996, Chân Tín viết lại một cách chua cay: “Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và một cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã.” Và một Nguyễn Văn Trung cay đắng cũng không kém: “Tham gia Cách Mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này.”
Người ta đã nhìn thấy khuôn mặt chế độ ngay từ đầu trong việc bắt những thành phần “phản động” và chính sách bách hại tôn giáo xảy ra ngay những ngày đầu “Giải phóng”. Thật vậy, từ đầu tháng 5/1975 đã nổ ra vụ trục xuất Khâm sứ, trục xuất TGM Phó Nguyễn Văn Thuận. Nhưng trớ trêu là chính nhờ những cuộc bách hại như thế mà miền Nam mới có những anh hùng và những thánh nhân! Anh hùng như các sĩ quan quân đội VNCH đã tuẫn tiết, đã nhiều năm tù cải tạo. Anh hùng như các vị hiện nay đang tranh đấu cho nhân quyền và đang ngồi tù trong các trại giam.
Về mặt tôn giáo thì người ta gọi những con người tù đó là những bậc thánh nhân như trường hợp Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Hồng y Trịnh Như Khuê, thầy Marcel Văn, Lm Nguyễn Văn Vinh, Giám mục Phao lô Lê Đắc Trọng và biết bao nhiêu người có thể chết rũ tù mà không được biết đến.
Trong hơn 10 cuốn sách của TGM Nguyễn Văn Thuận thì tất đều được viết ra sau 13 năm tù. Không có 13 năm tù ấy - mà ông “mất hết, cô đơn,” “tim con tan nát vì phải xa cách giáo dân của con” đau khổ và tủi nhục, vì “họ đã liệt con vào những người gian ác.” (trích Phúc âm Luca, 22,37) đã làm nên cái cao cả của một Nguyễn Văn Thuận. Ông viết, “In the obscurity of faith, in service and in humiliation, the light of hope that changed my vision.”(1)
Xin đọc tiếp đoạn đường thương khó của người tù Nguyễn Văn Thuận: “Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài. Dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. Sau này hai linh mục bị giam cách tôi 2 lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết: “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức Cha nằm dưới đất và bảo: cho hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!” Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi! Tôi phải chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa: Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác”(2).
Bài viết này sẽ khơi lại đầy đủ những nguyên nhân và hậu quả 13 năm tù của Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Bài viết được căn cứ vào những tài liệu thuộc loại đầu nguồn và khả tín do giáo sư Nguyễn Văn Trung còn giữ lại. Những tài liệu hiếm có này do linh mục Thanh Lãng trao cho Nguyễn Văn Trung trước khi linh mục Thanh Lãng qua đời. Thanh Lãng là một nhân chứng quan trọng hàng đầu trong việc trục xuất Hồng y Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài Gòn và đưa đến hệ lụy 13 năm tù lưu đầy.
Bài viết cũng còn dựa trên chứng từ của chính quyền cộng sản như quan điểm của ông Nguyễn Hộ, Uỷ ban Quân quản thời bấy giờ cũng như quan điểm của ông Nguyễn Văn Hanh, Mặt trận tổ quốc và chủ tịch Trương Tấn Sang, chủ tịch UBNDTPHCM. Và cuối cùng là tài liệu sách của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết và được in dịch ra nhiều thứ tiếng. Đồng thời tài liệu đủ loại của người Thiên Chúa giáo phần lớn ở hải ngoại.
Chúng tôi từ đó đi lại những bước đường dẫn đưa đến 13 năm lưu đầy của người con cao quý nhất của giáo hội công giáo VN. Bài viết sau đây sẽ chỉ tập trung vào diễn biến, những nguyên nhân dẫn đưa đến 13 năm lưu đầy của Hồng y Nguyễn Văn Thuận và những hệ quả của 13 năm tù đầy.
13 năm ấy đứng về mặt con người và trần thế thì đúng là một bi kich, một bất hạnh. Nhưng đứng về mặt tinh thần và giá trị siêu nhiên, TGM Nguyễn Văn Thuận đã biến những đau khổ ấy thành một “của lễ dâng hiến”, đưa con người ông vượt thắng được chính mình, biến những đau khổ thành sức mạnh về niềm tin và hy vọng. Và từ đó, trong bóng tối của lao tù, nơi tưởng rằng chỉ có tuyệt vọng với tiếng khóc than và lời nguyền rủa oán hận, lóe lên sự tha thứ và tình yêu tha nhân, đồng loại.
Chúng tôi xin tự giới hạn và tập trung vào 4 cuốn chính đã được dịch sang tiếng Anh và những bản tiếng Việt. Đó là: Five loaves and two fish. Prayers of hope. Testimony of hope và Road of Hope.(3). Những ai muốn tra cứu đầy đủ về những sách của TGM. Nguyễn Văn Thuận, xin vào trong Web Dunglac.com
Nguyên nhân, cội rễ
Sự đóng góp của một gia đình bình thường đến vô danh và của môt em bé tên Quang đã khởi đầu làm nên những trang ký này. Quang có bổn phận về xin bố mẹ những tấm giấy lịch xé rời và Quang kín đáo đưa vào trong tù cho người tù Nguyễn Văn Thuận và đến lấy mỗi ngày. Công việc xem ra là thường, nhưng thật ra đã là một hiểm nguy cho gia đình nếu Quang bị bắt quả tang. Nhờ một đứa trẻ, hôm nay chúng ta có dịp đọc được những suy nghiệm của Giám mục Nguyễn Văn Thuận.
Và từng ngày, “những giây phút hiện tại” là quý báu, người tù kiệt xuất ấy chiêm nghiệm, “tĩnh tâm” viết để lại cho đời những trang ký về chiêm nghiệm thần học công giáo, về lý tưởng phục vụ, về con người trong những mối tương quan đẵm thắm tình người yêu thương và tha thứ đồng thời những sứ điệp về niềm tin và niềm hy vọng ông gửi đến trong một tình thế bị biệt giam. Đó là hoàn cảnh tuyệt vọng mở ra ngưỡng cửa của hy vọng.
Những trang ký ấy sau này được đánh máy lại hoàn chỉnh và phổ biến rồi được in thành sách tại hải ngoại. Chỉ rất tiếc, tôi không có được trong tay một bản viết trên tấm giấy lịch xé rời. Tôi cũng không thấy các sách in ở Hải ngoại làm công việc này. Phần tôi, sẽ thử tìm xem sao.
Theo linh mục Phan Văn Lợi, người đã gửi tài liệu cho tôi thì những tác phẩm của TGM Thuận đã được chính Lm Phan Văn Lợi ngồi đánh máy lại và phổ biến. Lm Phan Văn Lợi, người con tinh thần, nghĩa tử của cố TGM - cũng là một trong hơn 40 linh mục được TGM Nguyễn Văn Thuận truyền chức chui ngay lúc còn bị quản chế với sự tiếp tay của giám mục Phạm Đình Tụng. Việc truyền chức linh mục chui này ngay lúc còn bị quản chế nghĩ lại thật kỳ diệu. Giáo hội hầm trú là biểu tượng tinh thần và ý chí của Giáo Hội Thiên Chúa giáo VN.
TGM Nguyễn Văn Thuận- một con người - một cuộc đời- một đời tu sĩ- một mảnh đời đi tù - một mảnh đời truyền giáo - một gương mẫu điển hình tại Giáo triều Vatican - đã làm nên lịch sử đời mình đã để lại một tấm gương sáng và làm vẻ vang cho giáo Hội Việt Nam.
Mới đây, tôi lại được nhìn thấy chân dung của ông do một họa sĩ người Úc tên là Paul Newton vẽ theo lời yêu cầu của Hồng y Pell tại Úc. Bức họa mô tả cảnh người tù kiệt xuất này đang quỳ, hai tay giang ra dâng thánh lễ trong nhà giam. Ai đã nhìn bức hình đó thì không khỏi bồi hồi xúc động. Nó như thật, nó sống động, nó mô tả từng chi tiết nhỏ nơi giam cầm. Nó hình như không nói gì, nhưng gián tiếp tố cáo một chế độ tàn bạo, bất nhân, tha hóa con người. Ngược lại bức hình đó cũng làm nên cái cao quý của con người - trong tuyệt vọng vẫn còn hy vọng - trong tối tăm tù đầy vẫn còn ánh sáng của niềm tin tôn giáo. Nó toát ra sự can trường, nhẫn nhục, sự khó nghèo, sự khổ cực đồng thời sự cao cả tâm hồn của người tù nhân. Nói tóm gọn, tấm hình có giá trị bằng hàng ngàn lời nói như lời chú thích của hai ông Lê Thiên và Lê Tinh Thông khi cho đăng bức họa này trên báo Diễn Đàn Giáo Dân, số 122. Hiện nay, bức họa được treo trong nguyện đường Domus Australia của Giáo Hội Úc mới được khánh thành tại Rome tháng 10-2011.
Cảm nhận từ bức hình đó, tôi sẽ viết về ông trong tâm tình chia xẻ và cảm mến. Một người mà từ khi được tấn phong hồng y tại Vatican với chức danh là chủ tịch Hội đồng tòa Thánh “Công Lý và Hòa Bình” đã được tiên đoán là một trong 14 vị Hồng y có hy vọng thay thế giáo hoàng Jean-Paul II.(4) Và khi ông qua đời ngày 16/09/2002 thì đúng năm năm sau, ngày 17/09/2007, giáo hội Thiên Chúa giáo Rôma bắt đầu làm những thủ tục phong chân phước cho ông.
Trong cả bốn cuốn sách của ông, tôi nhận ra một điều quan trọng sau đây: ông không hề có một lời oán hận đến những người đã đầy đọa ông. Ông đã hoán cải cả những người cộng sản vốn là cai tù của ông. Tôi đánh giá rất cao về việc này. Vì thế xin ghi lại đây chứng từ của một người đáng lẽ phải được coi là kẻ thù của ông - người cộng sản - đã trở thành một người bạn. Ông đã đảo lộn tất cả vị thế của hai người và sau 6 năm bị biệt giam, ông nhận được thư của người cai tù như sau:
“Anh Thuận thân mến,
Tôi đã hứa với anh sẽ cầu nguyện Đức Mẹ La vang cho anh. Mỗi chủ nhật, nếu Trời không mưa lúc nghe chuông La vang, tôi lấy xe đạp vào trước đền thờ Đức Mẹ vì chiến tranh bom đạn đã đánh xập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện như thế này: Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa cầu nguyện cho anh Thuận nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy”(5).
Chẳng những thế, ông không có đến một chữ nói về những người đồng đạo của ông trong đó có giám mục, linh mục, trí thức đủ loại và cả các tu sĩ, ngay cả chủng sinh còn ngồi trên ghế nhà trường đã nhất quyết tẩy chay sự có mặt của ông trong vai trò Tổng Giám Mục phó Sài Gòn có quyền kế vị.
Chỉ mãi đến sau này một trong những linh mục nằm trong danh sách những người xua đuổi ông ra khỏi thành phố Sài Gòn là linh mục Thanh Lãng - chủ tịch Văn Bút, giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn - trước khi chết đã để lại một tập Bút Ký 39 trang ghi lại đầy đủ sự việc đã xảy ra như thế nào, trách nhiệm thuộc về ai, v.v.. và một chúc thư dài 13 trang mà nội dung nhằm xám hối và xin tha thứ.
Và phần quan trọng nhất của chúc thư này là Thanh Lãng cúi mình xám hối, nhận phần lỗi và trách nhiệm đồng thời xin Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận rộng lòng tha thứ. Có thể một phần vì lá chúc thư này mà TGM Nguyễn Văn Thuận đã hoàn toàn giữ im lặng về việc trục xuất ông dẫn đến cảnh lưu đầy 13 năm - với 9 năm biệt giam - Im lặng trong chỗ riêng tư cũng như trong sách của mình.
Phải chăng sự giữ im lặng đó cũng làm nên cái cao cả của con người ông, của một tâm hồn cao thượng để đến lúc ông lìa khỏi cõi đời, Giám mục Giapaolo Crepaldi, Tổng thư ký Hội Đồng tòa thánh Công Lý và Hòa Bình đã tuyên bố với báo chí: Một vị thánh vừa mới ra đi. Chữ thánh tôi hiểu một nghĩa mang tính nhân bản mà không mặc tính siêu nhiên của đạo giáo.
TT. Nguyễn Văn Thiệu vận động với Vatican nhằm đề cử giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục Sài Gòn vào năm 1974.
Một số linh mục, trí thức, tu sĩ đã chống đối việc bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận về làm TGM phó với quyền kế vị sau 30/4/1975. Họ đã hiểu lầm việc bổ nhiệm này và nghĩ rằng đây là một “âm mưu chính trị” của khâm sứ hay của Vatican nhằm đưa một Tổng giám mục thuộc một gia đình vốn dĩ nổi tiếng chống cộng sản nhằm đương đầu với “chính quyền cách mạng”.
Nhưng sự thật họ đã để cái lòng nhiệt huyết ấy sai chỗ. Bởi vì ngay từ năm 1974, TT. Nguyễn Văn Thiệu trong một tình thế hầu như tuyệt vọng về quân sự và chính trị đã có vận động Vatican để bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận về Sài Gòn trong những toan tính chính trị của ông (6).
Vào lúc bấy giờ, cao trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh cho thấy tình thế nền đệ nhị cộng hòa đã nguy ngập. Và theo linh mục Thanh, chống tham nhũng là để trong sạch hóa guồng máy chính quyền cũng như nhằm thay thế TT. Nguyễn Văn Thiệu bằng một chính phủ mạnh để đương đầu với cộng sản.(7) Tiếp theo ngay sau đó là Ngày Ký giả đi ăn mày vào ngày 10-10-1974. Và cuối cùng là Ngày báo chí và công lý thọ nạn, 31-10-1974, với tờ Sóng Thần của chủ bút Uyên Thao phải ra tòa. Tất cả tình hình chính trị rối như canh hẹ cho thấy chỉ còn hơn nửa năm nữa, miền Nam sẽ rơi vào tay cộng sản.
Ông Thiệu coi như bị thất thế về thế đứng chính trị nên muốn tìm một sự ủng hộ nơi giới công giáo. Phần Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình vốn “xa lánh” dinh Độc Lập nên ông Thiệu mới có cuộc vận động đưa Giám Mục Nguyễn Văn Thuận về làm Tổng Giám Mục Sài Gòn.
Cũng theo Giám mục Phạm Ngọc Chi thì đã có dự định đưa Giám mục Nguyễn Văn Thuận về Sài Gòn ngay từ năm 1974. Nhận xét của Giám mục Chi được củng cố thêm vì sau 1975, người ta tìm thấy một tài liệu mang số NT 1/4-LM10/12 ở bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia với đề mục: Giám Mục Trần Thanh Khâm tiết lộ việc tòa thánh Vatican không chấp nhận cuộc vận động của TT. VNCH đề cử Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục Sài Gòn ngày 10-1-1974.(8) Hồ sơ cũng cho biết thêm là ông Nguyễn Văn Hiếu, anh của TT Thiệu, đại sứ VNCH tại Ý đã không thành công trong cuộc vận động này vì bị Vatican từ chối.
Theo người viết bài này, có ba lý do cắt nghĩa tại sao Vatican từ chối không cứu xét lời đề cử kể trên.
- Thứ nhất Cuộc vận động đề cử mang tính chính trị đi ra ngoài khuôn khổ, thủ tục rất nghiêm nhặt trong việc tấn phong một giám mục mới của Giáo Hội Thiên Chúa giáo. Việc đề cử và chọn lựa do một giám mục do chính thẩm quyền giáo hội như Khâm sứ hay Hội đồng giám mục đề cử và đệ trình lên Tòa Thánh với điều kiện tuyệt mật.
- Thứ hai là đường lối của Vatican thông qua Giáo Hoàng Phao lồ Đệ lục là kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, gián tiếp chống lại quan điểm của người Mỹ và chính quyền VNCH. Năm 1968, Giáo Hoàng Phao lồ Đệ lục đã lập ra ngày Quốc tế Hòa Bình. Ngài còn kêu gọi Hòa Bình bằng thương thuyết tại Việt Nam và trung Đông.
Cụ thể hơn, Ngay từ 2/5/1967 khi chiến tranh leo thang đến đỉnh điểm của nó, GH Phaolô VI đã đưa ra đề nghị và giải pháp: “Phải chấm dứt các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ Bắc Việt và đồng thời cũng phải chấm dứt những cuộc xâm nhập vũ khí và vật liệu chiến tranh vào miền Nam.”(9)
Trong Hội nghị thường niên của các giám mục Việt Nam, nhân dịp này, Giáo Hoàng Phao Lồ đệ lục đã gửi một tâm thư đề ngày 13-2-1965 mà Ngài bầy tỏ như sau đã được đăng trên tờ Xây Dựng: “Tuy xa cách ngàn dậm mà lòng vẫn gần gũi và theo sát những biến cố dồn dập ngày nay đang rung chuyển và gây nên cảnh thịt rơi máu đổ trên mảnh đất Việt Nam.”
Và Ngài hứa tìm cách đưa lại Hòa bình cho Việt Nam. Ngài viết tiếp, “Ta đã cố gắng dùng đường lối kín đáo để tiếp xúc với nhiều nhân vật đại diện trong các chính phủ, mục đích là thành khẩn xin các vị đó tìm lấy một giải pháp danh dự, nhưng hòa bình cho các vấn đề khó khăn quốc tế đang làm ta lo nghĩ”.(10)
Tóm lại, lập trường của Vatican rất rõ ràng: Cổ võ Hòa bình, chấm dứt chiến tranh, quan hệ tốt với chính quyền miền Bắc và Chính phủ lâm thời miền Nam. Sau 30 tháng tư, yêu cầu các Giám Mục ở lại, hợp tác với chính quyền mới theo chính sách Hòa giải Dân tộc. Trong tinh thần đó, rất nhiều bài báo, truyện ngắn trong các tờ tập san Đất Nước, Hành Trình, Trình Bầy cổ võ cho Hòa Bình, chống chiến tranh và Hòa Hợp Hòa Giải. Lý Chánh Trung, một trong những thành phần trí thức cực đoan viết rằng: Tôi cổ võ cho Hòa Bình vì tôi là người Việt Nam và hơn thế nữa, tôi là một người công giáo.(11)
- Lý do thứ ba là sau khi Hiệp Định Paris được ký kết ngày 27/2/1973, miền Bắc đã nghĩ ngay đến việc thiết lập một tòa đại sứ của họ tại Ý Đại Lợi tại số 156, đường Bravetta. Tòa đại sứ này chắc hẳn không nhằm lợi thế chính trị đem lại từ nước Ý cho bằng nhận được sự ủng hộ của Vatican.
Và trên thực tế, Giáo Hoàng Phao Lô Đệ lục đã tiếp kiến phái đoàn của MTGPMN Việt Nam. Sự thất bại của đại sứ Nguyễn Văn Hiếu trong cuộc vận động này là điều không tránh khỏi. Theo linh mục Cao Văn Luận cho biết Hồng y Casaloli, phụ trách ngoại giao của Tòa thánh nhờ linh mục Luận về nước nhắn nhủ lại: yêu cầu các giám mục Việt Nam không di tản, chuẩn bị sống chung và tìm cách hợp tác với chính quyền mới một khi tình thế đã thay đổi.
Và việc bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận sau này thật ra nằm trong tinh thần sống chung và hợp tác với chính quyền mới. Bằng chứng là ở Nhatrang, Giám mục Thuận đã khôn ngoan giao hảo với chính quyền mới và đã được họ cho phép mở lại chủng viện để sinh hoạt bình thường.
Việc mất Phước Long, một lần nữa liên quan đến việc chọn Giám Mục Nguyễn Văn Thuận về làm phó TGM với quyền kế vị. Phước Long là một địa điểm chiến lược như cửa ngõ vào Sài Gòn. Cộng sản đã chiếm được Phước Long vào đầu tháng 1/1975. Việc mất Phước Long mở đường cho cộng sản xâm chiếm Sài Gòn. Trước tình hình quân sự như vậy, vị khâm sứ tòa thánh đã trao đổi với TGM Nguyễn Văn Bình phải tìm một giám mục phụ tá với một vài tiêu chuẩn sau đây:
- Vị đó không quá già. 5 giám mục sau đây đều đã luống tuổi như các giám mục Ngữ, Quang, Chi, Thiện (Mỹ Tho) và Thiện (Phú Cường).
- Các vị khác còn lại thì quá trẻ.
- Chỉ còn lại giám mục Nguyễn Văn Thuận không già mà cũng không trẻ.
Theo linh mục thư ký tòa Khâm sứ, Lm Trần Ngọc Thụ cho biết rằng việc chọn lựa giám mục Thuận, khâm sứ chỉ bàn với Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình và một vài vị khác và hoàn toàn được giữ kín như thông lệ. Ngay cả người được bổ nhiệm là giám mục Thuận cũng không được biết.
Khâm sứ cũng yêu cầu giám mục Huỳnh Văn Nghi, vì hoàn cảnh cấp bách ra nhận Phan Thiết. Điều này cũng làm Giám Mục Nghi buồn lòng vì coi như bị thất sủng. (Thật ra theo quy luật, một giám mục phụ tá không thể làm Phó Tổng Giám mục được). Mặc dầu vậy, Giám mục Nghi cũng đành lòng chấp thuận và đã tuyên thệ ngày 23-3 tại tòa khâm sứ.
Chỉ rất tiếc là thời gian đề cử Giám mục Nguyễn Văn Thuận và lúc được Vatican chấp thuận kéo dài đến 4 tháng. Giả như Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được về làm Tổng giám mục Sài Gòn trước ngày 30/4/1975 vài tháng thì câu chuyện bổ nhiệm trở thành bình thường và sẽ không thể có lý chính đáng gì để gây nên những chống đối như đã xảy ra.
Từ chuyện bổ nhiệm này đưa ra hai giả thuyết:
- Giả dụ Khâm sứ và TGM Nguyễn Văn Bình chọn được một người khác- không phải Giám Mục Thuận - thì có thể có sự chống đối không?
- Giả dụ TGM Thuận về được Sài Gòn trước 30/4 và dĩ nhiên sẽ đứng ký tên chung vào những Thư luân lưu của TGM Bình trong đó có nội dung kêu gọi giáo dân sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới thì có sự phản đối hay không? (Như Thông cáo của Tòa TGM ngày 08.04.1975 hay Tâm Thư của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn đề ngày 05.05.197).
Thời gian nhận được điện tín từ Rome liên quan đến việc bổ nhiệm
Từ lúc mất Phước Long (tháng 1-1975) đến lúc mất miền Nam, thời gian khoảng 4 tháng. Nhưng cho mãi đến ngày 25/4, điện tín từ Rome mới gửi đến Sài Gòn xác nhận việc bổ nhiệm này. Những chi tiết về ngày tháng này rất quan trọng vì nó là cớ sự gây ra hiểu lầm và nghi kỵ sau này.
Lúc ấy Nha Trang đã rơi vào tay chính quyền cộng sản miền Bắc. Mọi liên lạc với Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đều bị cắt đứt. Vì thế, mãi đến ngày 7 tháng 5, tòa Giám Mục Sài Gòn mới bắt được liên lạc với giám mục Nguyễn Văn Thuận và yêu cầu ông vào ngay Sài Gòn.
Vào được Sài Gòn, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được hỏi ý kiến về việc bổ nhiệm này và nếu ưng thuận thì bàn giao chức vụ Giám Mục Nha Trang cho giám mục Nguyễn Văn Hòa. Ngày 12 tháng 5, tòa TGM chính thức loan báo tin bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận làm TGM phó với quyền kế vị.
Việc bổ nhiệm này bị hiểu lầm là sau 30/4/1975 nên tạo ra hai dư luận khác nhau:
- Có những giám mục đồng ý với quyết định của Khâm sứ và Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình như các giám mục Thiên, Hòa, v.v... Và đa số linh mục, tu sĩ giáo dân như chứng minh sau này. Có những người chống đối như Giám mục Sơn Lâm Đà Lạt và Nghi, Phan Thiết.
- Đặc biệt có nhóm trí thức công giáo được coi là cấp tiến bao gồm ngay cả Giám đốc đại chủng viện, Chưởng ấn tòa Tổng Giám mục và những người như Nguyễn Đình Đầu, Lý Chánh Trung, Thanh Lãng, linh mục Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Chân Tín, nhóm Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Vương Đình Bích, v.v...(12)
Vai trò của nhóm cấp tiến
Họ thật sự không có bao nhiêu gồm trên dưới 20 người, không đại diện cho ai và cũng không trực tiếp cai quản các giáo xứ. Nhưng vì họ là thành phần trí thức liên lạc trực tiếp và ảnh hưởng tới những quyết định của Tổng Giám mục về cả hai phạm vi Đạo và Đời. Năm 1962, họ chủ trương tờ tuần báo Sống Đạo đưa ra những cái nhìn mới về lối SỐNG ĐẠO. Tờ báo cũng gây được nhiều tiếng vang mặc dầu những quan điểm trình bày tỏ ra “cấp tiến” nên bị một số linh mục phản đối.
Sau 1975 thì tiếng nói của họ đâm ra có trọng lượng. Trước đây, họ nói tới “Đối Thoại”, “Thông cảm” và nay họ nói bằng ngôn ngữ tố cáo, dựa vào vị thế chính trị của kẻ chiến thắng. Tiếng nói của họ trở thành tiếng nói áp đảo, ngầm chứa đe dọa đối với những ai không theo họ. Những người không theo họ rơi vào cái thế của đa số thầm lặng như quy luật của các “trò chơi chính trị”.
Tiếng nói ấy qua Thanh Lãng cho rằng không thể chấp nhận TGM phó Nguyễn Văn Thuận đứng đầu giáo phận là vì ông là giám mục “nổi tiếng chống cộng”. Đó là một sự phản đối hoàn toàn mang tính chính trị. Thanh Lãng đã kể lại sự việc từ lúc bắt đầu như thế nào trong tài liệu đánh máy 39 trang, ông viết: “Đã có một buổi họp tại Câu Lạc bộ Phục Hưng vào ngày 8-5-75 gồm chừng 20 linh mục và họ đã soạn thảo thư gửi Khâm sứ, Tổng giám mục Bình và Đức cha Thuận. Danh sách gồm những linh mục sau đây: Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trần Viết Thọ, Nguyễn Văn Trinh, Huỳnh Văn Huệ, Trần Xuân Lai, Nguyễn Quang Lãm, Đinh Bình Dinh, Trần Thái Hiệp, Nguyễn Thiện Toàn, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Hòa, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Hoàng Văn Thiên, Thanh Lãng, Vương Đình Bích.
Ngày 12-5-75, lại có một buổi họp nữa và đã đề cử những người sau đây đi gặp TGM Bình và Giám mục Thuận gồm 8 người trong nhóm, trong đó có Thanh Lãng, Hoàng Kim, Vương Đình Bích, Phan KhắcTừ v.v...”
Những thành phần trí thức được coi là hăng hái nhất trong đám này là Trương Bá Cần và Nguyễn Ngọc Lan. Họ đã biến một vấn đề thủ tục bổ nhiệm nội bộ thành một âm mưu chính trị rộng lớn lôi kéo cả giáo hội Thiên Chúa giáo Sài Gòn dính dáng vào - một thứ chính trị liên quan động chạm đến Đường lối chính sách của Đảng. Họ chủ động trong luận điểm tố cáo và kết tội Giám Mục Thuận mà lúc ấy chính quyền mới chưa rõ nội vụ.
Họ “bé xé ra to”, thổi bùng lên và đưa ra những bảng kết tội hoàn toàn không có căn bản pháp lý kéo theo một số người trí thức khác đi theo họ. Đó là những người như Thanh Lãng, Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín.(13)
Nói chung, những người ủng hộ việc trục xuất Khâm sứ và TGM Thuận ra khỏi Sài gòn đã phổ biến hai tài liệu sau đây. Hai tài liệu này đều do Nguyễn Ngọc Lan và nhóm Trương Bá Cần chủ trương:
Tài liệu 1: Trong Tin Mừng hôm nay ngay từ các số 30 và 31 ngày( 1-4-1975) họ đã viết bài với nhan đề: Khâm sứ Tòa Thánh, Ngài là ai? Đại diện cho ai?
Tài liệu 2: Cũng trong Tin Mừng hôm nay, số đặc biệt ngày 15-8-1975, họ đã công khai đề cập đến vụ Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, tài liệu quay ronéo, dài 60 trang.
Tài liệu 3: Tâm thư gửi anh chị em công giáo miền Nam do các nhóm: Phong trào thanh niên công giáo đại học, Phong trào công giáo xây dựng hòa bình, Phong trào thanh Lao Công, Đoàn sinh viên dự tập DCCT, Liên Đoàn sinh viên CGTH, CG và DT, Tổng đoàn Thanh niên công giáo, Nhóm Liên tu sĩ trẻ.
Tài liệu 4: Thử ghi lại một biến cố, dài 39 trang của Thanh Lãng như đã nói ở trên trong đó ông ghi lại diễn biến toàn bộ vấn đề từ âm mưu đòi thay thế Khâm sứ từ tháng 3/75 đến nội dung buổi họp ở Uỷ ban Quân quản (UBQQ).
Vài kẻ khuấy động vốn là thiểu số đó đạt được mục đích của họ: họ đã trục xuất được khâm sứ Henri Lemaitre về nước và trục xuất được Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài Gòn và tiếp theo đó là kiếp sống lưu đầy trong tù ngục cộng sản 13 năm của ông.
Sau này phần lớn số người trong các nhóm kể trên đều rã đám chỉ sau vài tháng sau 1975. Họ chỉ là những con cờ chính trị cho đám đàn anh mà tiêu biểu là Trương Bá Cần giật dây. Và như thường lệ như thói quen viết châm biếm, mỉa mai, dùng kinh thánh để chế nhạo, Nguyễn Ngọc Lan trong Thư ngỏ của Tạp chí Đứng Dậy, số 72, trang 70, ông viết như sau:“Vì Giám mục Nguyễn Văn Thuận rời Sài Gòn đi Nha Trang chỉ là chuyện của Xê Da trả lại cho Xê Da. Thật là chính đáng công bình. Đức Cha Bình có thể nghĩ đến vị phụ tá của mình mỗi buổi sáng khi đọc lời cảm tạ Chúa như thế trong kinh Tiền tụng lễ hằng ngày”.
Quan điểm của chính quyền cộng sản về việc bắt giam tù TGM Phó Nguyễn Văn Thuận
Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi “tìm thù” và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.
Từ những quan điểm định sẵn của thứ quyền lực nằm trong tay kẻ chiến thắng, người viết xin được trích đăng lại ba quan điểm của giới chức chính quyền cộng sản giải thích lý do tại sao họ đã trục xuất TGM. Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Tổng giáo phận Sài Gòn và sau đó bắt giam tù 13 năm. Đó là những lý do không cần lý do. Lý của kẻ mạnh. Lý của kẻ chiến thắng.
Lời giải thích của ông Nguyễn Hộ
Ông Nguyễn Hộ (14) trong buổi nói chuyện tại Đại Chủng viện Saì Gòn ngày 18-6-1975 đã giải thích quan điểm của chính quyền như sau: Chính quyền không chính thức đặt vấn đề quá khứ chính trị của Đức cha Thuận, vì chưa đến lúc và lúc này chỉ đặt vấn đề thủ tục. Đức cha Thuận về nhậm chức Phó Tổng giám mục chưa được chính quyền thông qua và cụ thể hơn nữa, thủ tục cư trú đặc biệt trong thời gian quân quản.
Tuy nói như thế, nhưng cuối cùng ông Nguyễn Hộ cho rằng: “tuy không chính thức công khai đặt vấn đề chính trị, nhưng bên trong thì cần đặt vì đó là điều chính đáng. Vấn đề cách đặt thế nào mà thôi.
Quan điểm của ông Trương Tấn Sang
Năm 1993, nhân việc rắc rối về việc bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi từ Phan Thiết về SàiGòn, một lần nữa, ông Trương Tấn Sang đã gửi thư cho TGM Nguyễn Văn Bình có nhắc lại việc bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận như sau: “Ngày 22-9-1993, đồng chí Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBNDTP, đã gởi thư cho cụ Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục giáo phận TP. Hồ Chí Minh toàn văn như sau: Vừa qua, Tòa thánh Vatican đơn phương bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi làm giám quản Tông Tòa Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo thành phố đã đến gặp cụ để thông báo lập trường và thái độ của chính quyền thành phố là không công nhận sự bổ nhiệm này vì trái với quy định của luật pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sự thật là từ nhiều năm nay, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đồng ý có một tổng giám mục phó với quyền kế vị được bổ nhiệm để giúp cụ, kế thừa tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc của cụ nhằm tiếp tục đưa đồng bào Công giáo thành phố ngày càng gắn bó với dân tộc trên con đường tốt đạo đẹp đời.
Chính phủ đã thỏa thuận với Tòa thánh Vatican về việc bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi ở Phan Thiết về làm Tổng giám mục phó với quyền kế vị cụ. Nhưng Tòa thánh Vatican không làm như đã thỏa thuận mà lại đơn phương bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi là Giám quản Tông Tòa Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh mà không bàn bạc với chính phủ Việt Nam, với ý đồ giữ chỗ để đưa ông Nguyễn Văn Thuận về hoạt động tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Như cụ đã biết, năm 1975 Chính phủ ta đã không chấp nhận ông Nguyễn Văn Thuận về Giáo phận thành phố và dứt khóat sẽ không bao giờ chấp nhận, vì ông Nguyễn Văn Thuận đã từng gắn bó với một gia đình có nhiều nợ máu với nhân dân và bản thân ông Nguyễn Văn Thuận cũng có một quá trình lâu dài và tinh vi chống phá sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc.
Mong cụ góp phần làm cho Tòa thánhVatican hiểu được tình hình này, ngõ hầu làm cho đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở thành phố được an tâm cùng với toàn dân xây dựng cuộc sống.
Kính chúc cụ dồi dào sức khỏe.” (15)
Ý kiến của ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch UBMTTQTPHCM trả lời phỏng vấn liên quan đến việc trục xuất TGM. Nguyễn Văn Thuận
ĐỂ BẠN ĐỌC HIỂU RÕ THÊM VỀ TRƯỜNG HỢP ÔNG NGUYỄN VĂN THUẬN TRONG BẢN THÔNG BÁO NGÀY 15-9-1993 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THàNH PHỐ, CHÚNG TÔI ĐÃ XIN PHÉP ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN HANH CHỦ TỊCH ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC Thành pHỐ HỒ CHÍ MINH, CHO PHÓNG VIÊN BÁO SAIGON GIẢI PHÓNG ĐƯỢC TRỰC TIẾP PHỎNG VẤN. DƯỚI ĐÂY LÀ NỘI DUNG PHỎNG VẤN ĐÓ.
PV: Thưa đồng chí Chủ tịch thông báo của Ủy ban Nhân dân thành phố ngày 15-9-1993 và trong buổi làm việc với các đại diện của giới Thiên chúa giáo thành phố sáng ngày 17-9-1993, đồng chí cũng đã khẳng định là Chính phủ ta đã và sẽ không bao giờ chấp nhận cho ông Nguyễn Văn Thuận được hoạt động tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh. Yêu cầu đồng chí làm sáng tỏ thêm về vấn đề này.
NVH: Thực ra, vấn đề cũng đã khá rõ. Muốn hiểu tình tiết phải hiểu từ đầu
PV: Vậy theo đồng chí phải bắt đầu hiểu từ đâu?
NVH: Vâng, mọi sự bắt đầu từ ngày 12-5-1975, khi Tòa Tổng Giám mục giáo phận thành phố Hồ Chí Minh loan báo là ông Nguyễn Văn Thuận về nhận chức Tổng Giám mục phó với quyền kế vị cụ Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình. Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thuận đã gây nên nhiều cuộc tranh cải trong nhân dân trong số những người theo Thiên chúa giáo có người không đồng tình, phần đông những người theo tín ngưỡng khác hay không tín ngưỡng mà có cha, chồng, con hoặc anh chị em là nạn nhân của chế độ gia đình trị Ngô đình Diệm đều cực lực phản đối.
Do đó đã xẩy ra xôn xao và xáo trộn, thậm chí có chết người trong cuộc xô xát đêm 3-6-1975 gần cầu Trương Minh Giảng, Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần thông báo cho cụ Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình là chính quyền cách mạng không chấp nhận việc bổ nhiệm ông Thuận làm Tổng Giám mục phó với quyền kế vị tại giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban Quân quản thành phố cũng đã nhiều lần khuyến cáo ông Thuận là phải ngưng mọi hoạt động tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và ra lệnh cho ông phải rời thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 12-8-1975, nhưng ông Thuận đã không chấp hành, đồng thời vẫn tiếp tục tập hợp và biểu dương lực lượng làm mất an ninh trật tự. Vì thế, cuối cùng ngày 15-8-1975, Ủy ban Quân quản thành phố đã cho thi hành lệnh trục xuất và đưa ông Thuận về sống ở họ đạo Cây Vồng, trong phạm vi hai xã Diên Sơn và Diên Thủy thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
PV: Như thế, nguyên do là vì thiếu sự tham khảo ý kiến của chính quyền?
NVH: Về việc này có người nói là ông Thuận được bổ nhiệm ngày 25-4-1975, lúc vào thời điểm chế độ Sàigon đang hỗn loạn và sụp đổ. Nhưng thực tế, thì việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thuận được loan báo ngày 12-5-1975, tức là 12 ngày sau toàn miền Nam được giải phóng, ở thành phố Hồ Chí Minh đã có Ủy ban Quân quản. Lúc này Khâm sứ Tòa thánh Henri Lemaltre đang có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Như thế, rõ ràng là cố tình áp đặt, vi phạm chủ quyền Việt Nam.
PV: Phải chăng, vì biết nếu có tham khảo cũng không được chấp thuận, nên người ta áp đặt?
NVH: Làm sao có thể chấp nhận một người như ông Thuận khi biết rằng ông Thuận là một thành viên hầu như duy nhất còn lại của chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm từng gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Ông Thuận lại được bố trí tại thành phố Hồ Chí Minh trong ý đồ chiến lược chống cách mạng. Bản thân ông Thuận cũng đã có một quá trình hoạt động phá hoại sự nghiệp giải phóng dân tộc lâu dài và tinh vi.
Nói về hoạt động chống phá cách mạng trước 30-4-1975 thì dài dòng lắm. Tôi chỉ xin giới thiệu với các đồng chí bài “Tạm tổng kết vụ giám mục Nguyễn Văn Thuận” đăng trên tạp chí ĐỨNG DẬY số 72 đề ngày 15-9-1075. Trong bài viết này có đăng tải những phát biểu của linh mục Thanh Lãng, thay mặt một phái đoàn gồm 10 linh mục chiều ngày 12-9-1975, nhằm thuyết phục ông Thuận, vì lý do chính trị nên tự ý rút lui, bởi vì theo lời linh mụcThanh Lãng, “một vị Tổng Giám mục Chủ tịch hàng giáo phẩm ở Sàigon mà có những thành tích như vậy, quả thật không lợi cho thanh danh Hội thánh, không hay ho gì cho dân Chúa, không lợi gì cho việc hòa giải, cho sự hợp tác ”.
Qua những lời nói chân tình và thẳng thắn của một linh mục và là nhà văn và là nhà nghiên cứu có tiếng là trí thức ôn hòa, như linh mục Thanh Lãng, các đồng chí sẽ thấy ông Thuận đã được những người Công giáo chân chính đánh giá như thế nào.
PV: Nhưng sau hơn 18 năm, ông Thuận có thể có những nhận thức và thái độ khác không?
NVH: Một người có gốc gác và quá khứ như ông Thuận, trải qua thực tiễn đến nay cũng thấy chưa có gì thay đổi. Thực vậy, sau khi được đưa về nhà thờ Cây Vồng, ông Thuận vẫn móc nối, tập hợp….để chống phá nên chính quyền đã phải đưa ông đi xa hơn, về họ đạo Giang Xá thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Nơi này ông cũng tiếp tục móc nối, tập hợp, đào tạo nhân sự, phong chức cho một số chủng simh là đồ đệ cốt cán để hoạt động chống phá….
Tất nhiên chúng ta muốn những người có quá khứ xấu, nhưng biết tỉnh ngộ để trở thành người hữu ích cho xã hội và cho giáo hội. Nhưng qua thực tiễn chứng minh ông Thuận không phải là người như vậy nên không thể đảm đương bất cứ chức vụ nào trong hoạt động tôn giáo ở địa phận thành phố Hồ Chí Minh.
PV: Như thế tại sao lại để cho ông Thuận được tự do?
NVH: Nhân dịp tết năm 1988, chiếu cố đến tình trạng sức khỏe của ông. Chính phủ đã cho ông về ở tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, sau đó cho ông đi Úc thăm gia đình, thăm Roma… Đã đến lúc, Nhà nước ta thấy là không cần phải quản chế ông nữa.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông được tự do làm mục vụ tại Việt Nam. Bởi vì ở thành phố Hồ Chí Minh hay bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này, không phải chỉ có đồng bào theo đạo Thiên chúa không chấp nhận mà đồng bào theo đạo Phật đã bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp đẩm máu và đông đảo những đồng bào có tín ngưỡng khác hay không có tín ngưỡng nhưng đã là nạn nhân của một chế độ cho lê máy chém. đi khắp cả miền Nam để chém giết những người yêu nước, đòi hòa bình, đều không chấp nhận.
PV: Xin cám ơn đồng chí Chủ tịch. (16)
Mười ba năm tù vẫn chưa đủ
Chẳng những đã dùng bạo lực như giam cầm TGM. Nguyễn Văn Thuận sau 13 năm cầm tù. Ngay cả khi được thả ra, nhà cầm quyền cộng sản vẫn cương quyết không chấp nhận việc bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận vào bất cứ chức vụ gì và đã can thiệp trắng trợn với Hội Đồng Giám Mục để ngăn cản việc bổ nhiệm.
“Năm 1989, các Giám mục Việt-Nam hy vọng trao cho Cha trách vụ Chủ tịch hay Tổng thư ký Hội đồng Giám mục trong kỳ Đại hội thường niên dự trù diễn ra vào cuối năm. Tuy nhiên, cùng thời gian đó, Cha bệnh nặng phải đưa vào điều trị tại Sài-Gòn vì Hà Nội không đủ phương tiện. Bộ Nội vụ gởi ông Nguyễn tư Hà vào gặp Cha tại bệnh viện và yêu cầu Cha từ chối bất cứ chức vụ nào, kể cả Chủ tịch các Ủy ban hay Tiểu ban. Cha trả lời Cha không kiểm soát sự chỉ định của Hội đồng và nếu được cử, Cha không thể từ chối. Ông Hà đã đến phiên họp của các Giám mục và thông báo rằng chánh phủ không muốn thấy Cha được bầu vào một chức vụ nào trong Hội đồng. Trong khi Hội đồng Giám mục nhóm Đại hội, Cha phải chịu giải phẫu, chẳng những không thành công mà còn bị nhiễm độc. Cha không thể đến họp và các Giám mục không bầu cho Cha được. Nhờ sự can thiệp của Medical Community of Saint Egidio tại Rôma, Cha được phép sang chữa trị tại Ý. Cuộc giải phẫu thành công và sau vài tuần tịnh dưỡng, Cha đã trở lại Quê Nhà. Về đến phi trường, hộ chiếu của Cha bị tịch thu để Cha không thể đi lại, dù trong nước và Cha bị canh chừng cẩn mật… vì, lúc đó, chế độ cộng sản tại các quốc gia Đông Âu lần lượt tan râ. Đầu năm 1991, Đức Hồng Y Phạm đình Tụng viết thư xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Cha vào Sứ nhiệm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Hà nội với quyền kế vị. Giáo quyền Vatican thăm dò đề nghị này với thẩm quyền Việt-Nam. Họ nổi giận tức thì.
Cha được mời đến Bộ Nội vụ gặp Đại tá Nguyễn Hồng Lam, đứng đầu cơ quan phản gián và phụ trách tôn giáo vụ. Ông này vừa cáo buộc Cha ‘chơi trò’ với chánh phủ vừa nói rằng Vatican không thể bổ nhiệm Cha mà không hỏi ý họ trước. Ông nổi xung nói: «Bây giờ, những người lãnh đạo ở Rôma đã đi xa. Bao nhiêu năm qua, cả họ và ông (Đức cha Thuận) đã biết chúng tôi không chấp nhận ông là Tổng Giám mục TP. Hồ chí Minh. Giờ đây, thật bất ngờ, khi Vatiacn muốn ông trở thành Tổng Giám mục tương lai của Hà nội. Đây là một mưu đồ lớn hơn kế hoạch được đề ra bởi Vatican và đế quốc vào năm 1975.” Cha đã im lặng nghe và, sau đó, nhẹ nhàng trả lời: “Đó là một sự hiểu lầm, Tòa Thánh không ‘chỉ đạo’, đó không phải là một sự ‘bổ nhiệm’ tôi. Các Giám mục Việt-Nam đề nghị Tòa Thánh chọn tôi trở thành Tổng Giám mục phó Hà nội. Các Vị này đã làm như vậy vì muốn xây dựng một tương lai lâu dài (cho Giáo hội Việt-Nam). Các Vị biết tôi không được cho phép giữ một chức vụ lãnh đạo nào trong hiện tại, nên ‘chỉ định tôi lãnh nhận một chức vụ trong tương lai’. Tòa Thánh hiểu sự khôn ngan này và, do đó, Tòa Thánh yêu cầu chính phủ Việt-Nam chấp thuận đề nghị này.” “Ông luôn luôn nói với một vọng dịu dàng.” Ông Lam trả lời, “nhưng ông không ngừng gây cho chúng tôi những vấn đề. Hiện giờ, chúng tôi có những chuyện phải giải quyết gấp.» Ông quay lưng đi và, khi đối diện lại với Cha, bổng nhiên, ông đổi ý: “Sao ông không đi thăm song thân?” Ông Lam tử tế nói “và ở lại với ông bà một thời gian và trở lại khi mọi sự yên lặng lại.” Tôi đã đi thăm cha mẹ tôi rồi. Cha đáp. Nhưng ông lại đề nghị: - Như vậy, sao ông không đi Rôma trong một thời gian? Câu chuyện được chấm dứt khi Cha nói: - Được rồi. Tôi sẽ suy nghĩ đến việc đó. (Tóm dịch theo ‘The Miracle of Hope’) Ngày 21.09.1991, Cha rời Việt-Nam và chánh phủ Việt-Nam đã không cho Cha trở lại Quê Hương.(17)
Nhóm chống đối việc trục xuất khâm sứ và Giám mục Thuận
Đây là thành phần đông đảo nhất, phần đông là giáo dân các giáo xứ và các hội đoàn. Họ là những thành phần cốt cán nhất của giáo hội Thiên Chúa giáo. Thông thường các sinh hoạt của họ chỉ chuyên chú vào các hoạt động tôn giáo. Họ ở thế yếu “chính trị”, vì thế nhiều người không dám lên tiếng và có lên tiếng thì tiếng nói của họ cũng không được nghe theo. Có nhiều nhóm như sau đây:
Nhóm sinh viên có đại diện là Lê Hoàng Sơn và Nguyễn Thị Tường Vi. Nhóm ký tên Văn khoa đã nhắc nhở các linh mục cấp tiến là trước đây nhiều linh mục trong bọn họ cũng chống Cộng và cũng không muốn cho cộng sản chiếm miền Nam. Bây giờ, cộng sản thắng, họ dành lấy thời cơ đứng ra làm trung gian giữa cách mạng và giáo hội bằng cách kết án một người cũng chống cộng như họ trước 30-4-75. Vì thế, kết án Giám mục Thuận là gián tiếp kết án cả Hội đồng Giám mục và ngay cả Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình và kết án chính họ!! Tại sao nhóm linh mục cấp tiến không lên tiếng đòi truất phế TGM Bình, giám mục Phạm Ngọc Chi và nhiều giám mục khác? Sau này lúc sắp được trả tự do, Hồng y TrịnhVăn Căn có được nghe một cuộn băng ghi lại lời phát biểu của TGM Nguyễn Văn Thuận trong đó TGM Thuận phàn nàn Giáo Hội VN, Hội đồng Giám mục ngả theo nhà nước. Một lời nhận định thật trung thực, nhưng điều đó làm phiền lòng Hồng Y Trịnh Văn Căn và vì vậy khi TGM Thuận về tạm trú ở 40 Phố Nhà Chung thì Hồng Y Căn tỏ ra lạnh nhạt hầu như không trò chuyện.
Lời nhận xét của TGM Nguyễn Văn Thuận sau này cũng được Giám mục Phao lô Lê Đắc Trọng viết lại dưới một dạng nhận định khác trong cuốn sách của ông. Và lời phê phán của TGM Nguyễn Văn Thuận về Hội đồng Giám Mục VN hơn bao giờ hết càng thấy rõ hơn, thấy không chối cãi được như hiện nay người ta thấy.
Cho nên, phải thêm vào cái nhận xét của tôi ở đầu bài cho trọn nghĩa. Dưới chế độ cộng sản đã sản sinh ra nhiều anh hùng, thánh nhân và cũng đồng thời cũng sản sinh ra rất nhiều kẻ hèn. Những kẻ hèn này lần đầu tiên đang học hay đang nếm mùi “bài học độc tài” nên họ phải hành xử như thế và có những người bị hy sinh trở thành con vật tế thần.
- Các Hội đoàn công giáo có: Legio Mariae, Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia đình phạt tạ, Hội con Đức mẹ, Hội các bà mẹ công giáo, Hùng tâm dũng chí, Tổng đoàn hiệp sinh, Phong trào Cursillo, Dòng Ba Phanxico, Đạo Bình xanh Fatima, Đoàn linh mục Thánh Tâm, Hội Bác ái Vinh Sơn, Hướng đạo Công giáo, Thanh Sinh Công, Hội Bác sĩ Công giáo, Dòng Ba Đa Minh, Liên đoàn công tư chức công giáo, Hội Mân Côi. Người đại diện là linh mục Gia Cô Bê Nguyễn Văn Vi. Họ âm thầm phản đối những quyết định bất công với TGM Nguyễn Văn Thuận.
- Ngày 15 tháng 5 và 18 tháng5-75... Họ ra một tuyên ngôn đại diện cho hàng Linh mục, tu sĩ, giáo dân, các đoàn thể, các giáo xứ các hạt Chí Hòa, Phú Nhuận, Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, Lê Văn Duyệt, Bảy Hiền, Bà Quẹo.
- Lại có những giáo xứ tích cực hơn gửi thư bầy tỏ sự trung thành với giáo hội, với khâm sứ, với Giám mục Thuận như các xứ Nghĩa Hòa, Nam Thái, Thái Hòa, Tân Việt, Phú Nhuận, Bùi Phát, Phát Diệm, Tân Hoa, Gia Đinh, Hòa Hưng..
Trong tập ký 39 trang, Thanh Lãng đã kể lại vụ linh mục Trần Du- nguyên Chủ nhiệm báo Hòa Bình- trong một buổi họp có đại diện chính quyền ở dinh Độc Lập. Cha Du đã dám đứng lên công khai phản bác những luận điểm của nhóm Cấp tiến mà ông gọi là “con nít”. Ông nói : “Chuyện Nhân Xã, ai chả biết đó là Đảng ma, gồm vài mạng chẳng có uy tín gì, chỉ nhằm xôi thịt.. Giám mục Thuận có thể liên hệ với họ vì quen biết, nhưng người ta nói ngài khôn ngoan để kết tội Ngài, tại sao không hiểu ngược lại vì khôn ngoan nên ngài không thể để mình dính líu thực sự với một tổ chức như thế?.
Chú thích thêm của người viết: Thật ra, sau 1963, có ba đảng sau đây liên hệ với chế độ đệ nhất cộng hòa ra đời. Đó là Đảng Nhân Xã do các ông Trương Công Cừu, Nguyễn Hữu Khai, Ngô Hữu Thời chủ trương. Đảng Cộng Hòa đại chúng do ông Cao Xuân Vỹ điều khiển. Đảng thứ bà là Lực Lượng Nhân dân Kiến Quốc, 1970 do các ông Ngô Khắc Tỉnh, Nguyễn Trọng Quát và Trương Vĩnh Lễ cầm đầu.
Vụ Corev, tiền của Tòa Thánh nhằm giúp cả Bắc Việt. Người ta cố cáo Ngài làm tay sai cho Mỹ, Tòa Thánh làm tay sai cho Mỹ. Thằng Mỹ duy vật vô luân. Tòa Thánh đã chống lại kế hoạch hạn chế sinh nở để bán thuốc làm giàu cho tư bản. Một người trong gia đình có ba người bị Mỹ giết (Diệm, Nhu, Cẩn) còn dại gì can tâm làm tay sai cho Mỹ. Hơn nữa một người bị vu cáo là khôn khéo hẳn thừa biết làm sao chống lại được cách mạng. Và chống để làm tay sai cho những kẻ đã sát hại cậu, bác mình sao?”(18)5
Chú thích thêm của người viết: Đây là một vu cáo theo thói quen cho rằng có sự cấu kết giữa Mỹ và Vatican. Trục của điều xấu là Mỹ-Vatican. Thật ra tổ chức Corev do Giám mục Nguyễn Văn Thuận cầm đầu gồm nhiều tổ chức từ thiện xã hội Thiên Chúa giáo trên thế giới như: Misereor- Caritas Đức- Secours Catholiques của Pháp - Catholic Relief Services của Mỹ và Secours International.
Một tấn bi kịch đã xảy ra vào tối ngày 3-6-1975 là có một đám giáo dân kéo nhau đến bảo vệ Tòa Khâm sứ ở đường Hai Bà Trưng. Nhưng đến cầu Truơng Minh Giảng thì bị bộ đội chặn lại bắn chết và bị thương vài người.. Đám đông đã chạy tán loạn và rã đám. Ông Nguyễn Văn Hanh cũng nhắc lại sự việc này như sau và nói là hai bên do xô sát.
“Do đó đã xẩy ra xôn xao và xáo trộn, thậm chí có chết người trong cuộc xô xát đêm 3-6-1975 gần cầu Trương Minh Giảng, Ủy ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần thông báo cho cụ Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình là chính quyền cách mạng không chấp nhận việc bổ nhiệm ông Thuận làm Tổng Giám mục phó với quyền kế vị tại giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.”(19) Chứng từ 39 trang và di chúc 13 trang của Thanh Lãng
Ngày hôm nay, nhờ những chứng từ của Thanh Lãng- người trong cuộc- đã để lại một chứng từ dày 39 trang và một bản được coi như chúc thư, dày 13 trang và giao cho Nguyễn Văn Trung trước khi chết. Chúc thư đề ngày 28-11-1988 và chưa đầy một tháng sau Thanh Lãng qua đời ngày 17-12-1988.
Theo Thanh Lãng ghi lại trong Di chúc 13 trang đánh máy thì việc đòi Tòa Thánh phải thay thế ngay Khâm sứ đã được ghi lại như sau: “Chính Đức cha Lâm (được phong chức ngày 17-3-75) trước khi lên máy bay về nhậm chức tại Đà lạt đã cùng thảo luận với tôi và cha Bouchaud, bề trên Cả Xuân Bích và cũng đi đến kết luận là muốn cứu giáo hội Việt Nam khỏi bị sa lầy vào những đường lối chính trị có hại cho giáo hội, dân tộc thì phải xin Tòa Thánh thay thế ngay Đức Khâm sứ Henri Lemaitre.”(20)
Sau này, đoạn văn trích dẫn ở trên cũng được trích đăng lại trong bài được gọi là :"Tạm Tổng kết vụ Giám Mục Nguyễn Văn Thuận” do Nguyễn Nghị viết trên tạp chí Đứng Dậy, số 72, ngày 15-9-75, trang 52.
Theo những vị trí thức, linh mục thiên tả trên, họ chỉ nhìn như một thói quen suy diễn có nếp là Giám mục Nguyễn Văn Thuận là con cháu dòng họ Ngô Đình Diệm- những người chống Cộng khét tiếng - như vậy, việc bổ nhiệm ông làm TGM phó với quyền kế vị sẽ gây bất lợi cho giáo hội. Và bằng mọi giá, phải khai trừ ông.
Trong tập ký của Thanh Lãng ghi lại rằng: Ngày 6-5-1975 mới chỉ nghe tin Giám Mục Thuận có thể về sài Gòn làm Giám Mục phụ tá, ông đã vội vã chạy đến Trương Bá Cần báo “hung tin” nói cần phải hành động gấp, cứu nước như cứu cháy. Nghĩa là cần ngăn chặn trước việc bổ nhiệm, không để cho bất cứ ai trở thành Thánh Tử Đạo (tập ký 39 trang, trích dẫn trang 11). Sau đó Trương Bá Cần và Nguyễn Ngọc Lan đứng ra triệu tập các buổi họp linh mục, rồi đi gặp Tổng giám mục.
Lý do đưa ra là chính trị: Giám mục Thuận có tội chống Cộng (đặc biệt qua 3 tội: ủng hộ đảng Nhân xã, tổ chức phong trào công lý đòi hòa bình, điều khiển chương trình Corey. Những đám tu sĩ trí thức trên tụ tập ở tòa Tổng Giám Mục, tòa Khâm sứ với những biểu ngữ khích động và ngay cả có những hành vi, cử chỉ có tính bạo lực trong lời nói và hành động lúc ở tòa Khâm sứ như la lối, đả đảo, đập phá. Họ gọi Khâm sứ là Thái thú, đòi lục sóat hồ sơ tiền bạc, hành hung Khâm sứ, không chấp nhận một Giám Mục được Tòa Thánh bổ nhiệm.(21)
Những hành động bạo động đó làm cho người ta không thể không liên tưởng tới những vệ binh đỏ thời Cách Mạng Văn Hóa bên Trung Quốc hay trong vụ sinh viên nổi loạn ở Pháp vào tháng 5-1968.
Những thành phần đến đập phá, la lối trước tòa Khâm sứ là những học sinh, thanh niên do Phan Khắc Từ điều động và xuất phát từ nhà thờ Tân Cảng. Người dẫn đầu đám “ lâu la” này là Tư Oánh, một ông Từ giữ nhà thờ làm việc cho Huỳnh Công Minh. Tân Cảng là một nhà thờ nhỏ do Huỳnh Công Minh coi sóc. Cũng vì việc này Huỳnh Công Minh và Phan Khắc Từ tranh cãi nhau. Đám thanh niên này không liên hệ trực tiếp đến thái độ phản kháng của nhóm linh mục, tu sĩ cấp tiến. Nhưng những hành động quá khích này bị coi là của nhóm linh mục cấp tiến. Điều đó có ảnh hưởng tai hại đến công việc họ đang làm.
Trong tập ký Thanh Lãng cũng xác nhận những hành vi bạo động đó không do ai xúc dục như chính quyền mới mà do những hành động tự phát của đám người cấp tiến gây ra. Dưới đây, xin mời bạn đọc xem lại những gì đã xảy do chính TGM. Nguyễn Văn Thuận kể lại: “Ngày 24.04.1975, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị. Thưa Cha, Cha quyết định đi vào Sàigòn, noi gương Đức Kitô đã phải đi Giêrusalem, dù Cha có thể tiên đoán những gì mình sẽ phải gặp tại đó như Cha viết trong ‘NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ’: “Giờ đây, tôi phải đi vào Sàigòn lập tức, theo lệnh Đức Phaolô VI bổ nhiệm… Đêm ấy 07.05.1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ. Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha. Tiếp đến là gian khổ, thử thách tại Sàigòn…”
Và tiếp theo là lời ghi lại trong Vietcatholic để rõ thêm sự việc: “Từ ngày 08.05.1975, nhóm 14 Linh mục do Trương bá Cần và Huỳnh công Minh đứng đầu đã gởi một kiến nghị đến Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình bày tỏ mối quan tâm lo ngại về việc thuyên chuyển Cha về Sài-gòn trong tình thế hiện nay sẽ không thuận lợi cho Giáo hội tại Việt-Nam. Trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy Ban Quân Quản cùng các Linh mục và giáo dân tự nhận là ‘Công giáo yêu nước’. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Cha chỉ xác nhận sự vâng lời của Cha đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha. Cha cũng bác bỏ lời cáo gian có âm mưu nói trên. Chiều 15.08.1975, Ủy Ban Quân Quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc ‘sau lưng’ Cha. Khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ được mời buộc nghe. Ủy Ban muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Cha. Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Cha được đưa đến Dinh Độc Lập lúc 14 giờ. Tại đó, Đức cha Bình bị đưa vào một căn phòng khác với Cha. Sau đó, Cha bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm và cuộc phiêu lưu của Cha bắt đầu… Trong cuộc hành trình, Cha biết mình đang mất tất cả. Cha ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt. Cha chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao lo âu ấy, Cha vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa yêu cầu Cha hãy trở về với điều cốt yếu. Trên đường dài 450 cây số, không có một ai. Cha thực sự bị bỏ rơi. Cha đã bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 23.11.1988, Cha được trả tự do nhưng vẫn bị quản chế tại Hà Nội.”
Nội dung chúc thư xin lỗi và xin tha thứ của Thanh Lãng
Điều gì nói ra trước khi chết đều có giá trị sự thật và trối trăn. Linh mục Thanh Lãng trước khi qua đời có nói với Nguyễn văn Trung là đã gửi thư cho Giám Mục Nguyễn Văn Thuận. Nhưng do cẩn trọng, ông cũng đã đưa cho Nguyễn Văn Trung giữ một bản. Phần lá thư gửi cho TGM Nguyễn Văn Thuận có lẽ ngài đã dấu kín và không bao giờ tiết lộ ra cho bất cứ ai vì khiêm tốn, vì khoan dung ... Hiện nay, không hiểu những tài liệu lưu trữ của ông có còn giữ lại lá thư này hay không?
Riêng bản di chúc trao cho Nguyễn Văn Trung thì có nội dung như sau: “Tôi xin công khai sám hối với Chúa và Hội thánh Toàn cầu và Việt Nam. Lạy Chúa xin tha thứ cho con mọi lầm lẫn và ban cho con lòng tin, lòng trông cậy và ơn tha thứ. Tôi xin công khai sám hối xin lỗi Đức cha Nguyễn Văn Thuận, xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức cha. Tôi xin công khai sám hối xin lỗi tất cả và tình anh em linh mục mà tôi vô tình hay cố ý, làm mất lòng.
Tôi xin công khai và xin lỗi toàn thể dân Chúa mà tôi hối tiếc là chưa được phục vụ trong Mục vụ. Tôi xin mọi người tha tội cho tôi để Hội Thánh và Chúa tha tội cho tôi”.
Ngày 28-11-1988, Đinh Xuân Nguyên, Thanh Lãng. (Trích tài liệu 13 trang của Thanh lãng, Nguyễn Văn Trung. Linh mục Thanh Lãng qua đời ngày 17-12-1988)
Nhận Định Tổng kết
Thật khó để đưa ra những nhận định theo nhãn quan bây giờ. Tình thế lúc bấy giờ còn nhiều nghi ngờ và nghi ngại vì tình hình chính trị chưa ổn định. Cố TGM Thuận rơi vào tình huống cực đoan và nhận lãnh hậu quả của sự cực đoan ấy. Người ta không thể nại cớ ra cái đúng, cái sai trong một hoàn cảnh một chính quyền cộng sản vừa mới chiếm được miền Nam trong tay.
Họ còn say máu chiến thắng lắm.
Giới người công giáo là một lực lượng đáng nể, nhất là trong thành phần những người di cư từ Bắc vào Nam. Không bắt TGM Thuận thì họ cũng có thể bắt người khác- và thực tế không bắt trước cũng bắt sau và đã bắt và giam cầm nhiều người-, mặc dầu việc trục xuất và giam cầm này nay xét là hoàn toàn vô căn cớ.
Những việc làm của đám linh mục, trí thức cấp tiến cho thấy tính cách xung động quá mẫn cảm của họ trước một tình thế chưa đến lúc phải “ra tay sớm” như thế! Nay nhìn lại, họ cùng lắm chỉ là những chuyên viên thẩm mỹ muốn làm đẹp mặt chế độ trong lúc ban đầu.
Họ chưa được nhìn nhận nên muốn chứng tỏ một điều gì đó và đây là “món quà ra mắt” của họ. Việc trục xuất Khâm sứ và bắt tù TGM Thuận chỉ cho thấy tạo một tình trạng bất ổn đáng nhẽ không nên xảy ra. Nó chỉ là phiên bản một cuốn film tồi từng đã xảy ra sau 1954 tại Hà Nội.
Người ta còn nhớ tất cả các thừa sai Pháp tại Hà Nội đều bị trục xuất, cộng chung là hơn 20 vị trước con mắt bất lực của tòa đại sứ Pháp. Khâm sứ Dooley, người Ái Nhĩ Lan (Irish) vì lý do chữa bệnh đã phải rời VN sang Kampuchia. Người kế vị là O'Driscoll, cũng người Ái Nhĩ Lan mới ngồi được ba tuần thì bị dẫn độ sang biên giới Trung Cộng với tội danh có “hoạt động khuynh đảo”(22).
Tại miền Nam cũng vậy. Chuyến bay thứ tư kể từ sau 30/4/1975 thì những tu sĩ sau đây phải rời VN trong vòng 48 tiếng đồng hồ ngày 12/8/1975. Họ gồm 11 người mà người đứng đầu bảng là Giám Mục Paul Seitz, địa phận Kon Tum, tác giả cuốn sách Le temps des chiens muets.(23) Chuyến bay thứ ba có ông đại sứ Pháp Merillon cũng phải ra đi.
Những sự việc có xảy ra như thế thì mới đúng là Cộng sản. Cộng sản là như thế. Cộng sản là một thể chế luôn luôn có vấn đề với những xung khắc thường trực và trở thành những vấn đề muôn thuở, trong đó có vấn đề tôn giáo.
Cho đến nay những bất ổn chính trị và tôn giáo cũng đã kéo dài trên mấy chục năm mà tình trạng vẫn không thấy có những dấu hiệu khả quan! Nguy cơ sụp đổ xã hội và đất nước đang trên bờ vực thẳm theo như lời báo động của những người có lòng như tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài viết mới đây của ông.
Nhận định về những xung đột trên, ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao có tầm nhìn xa và cao cho rằng nếu ông ở vị thế thuận lợi thì sẽ mời đại sứ Mỹ ở lại, mời những giới chức ngoại giao ở lại, thì khỏi mất 20 năm cầu cạnh họ quay trở lại.
Phần TGM Nguyễn Văn Thuận từ 1975 đến giờ luôn luôn tuyên bố: Mọi công việc của tôi là tùy Tòa thánh quyết định.Tất cả đường hướng phục vụ và lý tưởng của ông tóm gọn trong bản trả lời cuộc phỏng vấn TGM Thuận ngày 28-7-89.
“Vị Tổng giám mục Phó của Sài Gòn tuyệt đối không có ý định nói về 13 năm tù tội của mình. Đối với sự tò mò, ngài không cho biết gì về những cuộc thẩm cung và về cách sống của mình trong trại cải tạo dành riêng cho một Giám mục.
“Tôi không muốn nói tới những năm đó. Trong thời gian đó, tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho dân tộc tôi và cho toàn thể giáo hội. Thời gian đó đối với tôi là một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng kéo dài ...
[...]
Tôi tin tưởng ở Chúa quan phòng, nếu sau 13 năm khổ đau mà tôi còn sống và đang ở Rô Ma đây nói chuyện với ông thì có nghĩa rằng nhiều điều đã được thực hiện”(24).
Tôi cũng có liên lạc với cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh, bí thư văn phòng ông Ngô Đình Cẩn để hỏi thêm những chi tiết liên quan đến TGM Nguyễn Văn Thuận. Ông Minh cho hay trong những dịp lễ tết cuối năm sum họp đại gia đình thường cũng có mặt TGM Nguyễn Văn Thuận với tư cách người cháu trong gia đình. Nhưng ông thường không tham dự bàn bạc những vấn đề chính trị với các bác, các cậu.
Sau này, ông vẫn giữ một khoảng cách như thế. Khi được hỏi về cái chết của ông Ngô Đình Cẩn: Ông trả lời: “Con người, rồi tất cả sẽ qua đi, Chỉ có Đất nước và Dân tộc mới trường cửu”. Trong cuốn The Miracle of Hope, trang 123-124 có kể lại viêc Lm Thuận đi Rôma, Ông Diệm và Giám mục Thục muốn giúp đỡ người cháu. Nhưng Cha Thuân đã từ chối, “không muốn làm phiền tới các cậu về các việc nhỏ mọn này. Thiên Chúa biết các cậu có nhiều việc khác phải lo lắng hơn.” (Trích lại trong sưu tập của nhóm Cơ sở Hy vọng, 2004 do L.M Phan Xi cô B. Trần Văn Khả sưu tập, trang 36).
Sự tham gia tích cực nhất và cụ thể nhất vào hậu trường chính trị VN là khi được tin hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị thảm sát, Lm Thuận lúc đó đang làm giám đốc chủng viện đã nhờ một linh mục người ngoại quốc từ Huế vào Sài Gòn, tìm cách liên lạc với gia đình cố đại tá Lê Quang Tung và đưa hai người con trai đại tá Tung một cách kín đáo ra Huế ăn học, tránh mọi tai mắt dòm ngó cho đến lúc hai anh ấy học thành tài.(25)
Hỏi rằng ông có tiếc thương ông Diệm hay không? Hẳn là có chứ sao không! Gián tiếp thì ông thương mẹ của ông đã phải lao đao vất vả lo chôn chất các cậu, các bác của ông. Qua đó, tình mẹ con lúc nào cũng đầy vơi.
Nếu như không có cái ngày 30/4. Nếu như TGM Thuận không phải là hậu duệ con cháu của một dòng họ nổi tiếng. Nếu như ông vào Sài Gòn sớm, và bao nhiêu cái nếu nữa thì chúng ta hẳn sẽ vẫn có được một con người tu hành đạo đức, một giám mục gương mẫu.
Nhưng nhờ không có những cái nếu đó mà ngày nay chúng ta có một vị thánh theo nghĩa khiêm cung nhất.
© DCVOnline
(1) Francis Xavier Nguyen Văn Thuan, Testimony of Hope, trang 79
(2) Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuân, Những chứng nhân hy vọng trong sạch, trang 61
(3) Cuốn five loaves and two fish viết về những gì đã xảy ra trong 13 năm nhà tù cộng sản với góc nhìn tôn giáo và cảm nghiệm siêu nhiên của ông căn cứ vào 5 chiếc bánh và hai con cá. Mỗi Một chiếc bánh và mỗi con cá là mỗi thông điệp của tác giả được gửi đi đến con người.
- Cuốn Prayers of Hope, ông viết từ những mảnh giấy vụn mà người cai tù cho. Ông viết mỗi ngày, từng đoạn riêng rẽ, không theo một thứ tự nào như một chứng từ của hy vọng và yêu thương bằng tiếng Ý để “khỏi quên chữ”. Tất cả cộng lại 90 suy niệm và những lời cầu nguyện của ông.
- Testimony of Hope được coi là một cuốn sách Best seller của ông. Cuốn sách tập trung những bài giảng của ông trong tuần tĩnh Tâm mùa chay cho Giáo Hoàng Jean-Paul II và Hội đồng tòa thánh Vatican nhân dịp năm thánh 2000- năm mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo Hội Thiên Chúa giáo. Trong cuốn sách, ông nhắc lại nhiều lần những năm tháng tù đầy của ông và minh chứng rằng trong những lúc đen tối nhất, gần như tuyệt vọng, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào Thiên Chúa - Người của Hy vọng.- The Road of Hope : Đây là cuốn sách viết sớm nhất của ông trong tù vào năm 1976. Cuốn sách như một di chúc tinh thần gửi cho người người công giáo VN. Ông viết từ những tấm giấy lịch và được một cậu thanh niên tên Quang mỗi ngày đến thăm Giám Mục mang về nhà giao cho các anh chị . Các anh chị em của cậu chép lại rồi phổ biến; The Road of Hope tập trung 1.001 những suy nghiệm của ông như một người cha gửi cho con cái mình nhằm củng cố niềm tin nơi những nguời đã mệt mỏi vì tắt nguồn hy vọng. Ông ngừng lại ở 1001 như câu chuyện nghìn lẻ một đêm.”
- The Road of Hope: Đây là cuốn sách viết sớm nhất của ông trong tù vào năm 1976. Cuốn sách như một di chúc tinh thần gửi cho người người công giáo VN. Ông viết từ những tấm giấy lịch và được một cậu thanh niên tên Quang mỗi ngày đến thăm Giám Mục mang về nhà giao cho các anh chị . Các anh chị em của cậu chép lại rồi phổ biến; The Road of Hope tập trung 1.001 những suy nghiệm của ông như một người cha gửi cho con cái mình nhằm củng cố niềm tin nơi những nguời đã mệt mỏi vì tắt nguồn hy vọng. Ông ngừng lại ở 1001 như câu chuyện nghìn lẻ một đêm.”
(4) The Los Angeles Times, “The men who would be Pope”.
Francois Xavier Nguyen Van Thuan, 73, president of the Pontifical Council for Justice and Peace. Arrested in his native Vietnam after the 1975 Communist takeover of the south, he spent 13 years in prison camps and later wrote spiritual books on his suffering. As pope, his message would be similar--the value of the gospel for a godless world.
(http://articles.latimes.com/2001/feb/21/news/mn-28257), 21/02/2001.
(5) Nguyễn Văn Thuận, Năm Chiếc bánh và hai con cá, trang 43.
(6) Trong sách Tâm tư TT. Nguyễn Văn Thiệu, ông Nguyễn Tiến Hưng cũng đã viết: “Cho nên, sau cùng thì ông Thiệu cũng như nhiều người trong chúng ta: khi ở vào những tình huống éo le, tuyệt vọng thì chỉ còn cách là đến với Thiên Chúa, đến với Trời , Phật.” Đôi khi tôi có cảm tưởng như chẳng còn có thể làm gì hơn được nữa ngoài việc cầu xin Chúa,” Ông Thiệu tâm sự với nữ ký giả Oriana Fallaci. trang 521
(7) Phong trào Nhân dân chống tham nhũng khởi đầu bằng cuộc Họp báo ở Tân Sa Châu ngày 18-6-1974.
(8) Nguyễn văn Trung, Hồ sơ về Hội đồng Giám Mục Việt Nam, tài liệu photocopy, không phổ biến, trang 308.
(9) Trần Ngọc Báu, 30 mươi năm công giáo Việt Nam dưới chế độ cộng sản 1975-2005, bài “Ba mươi năm sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, trang 49.
(10) Nguyễn Ngọc Lan, Những kẻ sợ Hòa Bình, Hành Trình số 5, tháng hai, 1965, trang 55-60.
(11) Lý Chánh Trung, Đối diện với chiến tranh, NXB Trẻ 2000.
(12) Sau 1975, trước tình hình mới, TGM Nguyễn Văn Bình thành lập một nhóm cố vấn bao gồm một số linh mục và giáo dân như: Nguyễn Đình Đầu, các linh Mục Huỳnh Công Minh và Phan Khắc Từ(nhóm báo Công giáo và dân tộc), linh mục Chân Tín và Nguyễn Huy Lịch (nhóm Canh Tân và Hoà Giải) và linh mục Mai Xuân Hậu. Nhóm này còn có tên nhóm là “Thứ hai” vì họ thường họp vào mỗi buổi sáng ngày thứ hai.
Phần TGM Nguyễn Văn Bình được coi là một người hiền lành, đạo đức, nhưng “ba phải”, dễ ngả nghiêng theo những thúc bách và “cố vấn” của đám người trên.
Trong đám ấy, bên cạnh Thanh Lãng tự xám hối trước khi chết. Còn có ông Nguyễn Văn Chín, đại diên Phong trào Công giáo - Dân Tộc cũng bày tỏ sự hối hận. Ngoài ra còn có sự thay đổi lập trường, trước theo bây giờ chống, là Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín.
Họ theo như thế nào thì nay chống như thế nấy.
Trong vụ Giám Mục Nguyễn Văn Thuận thì nay linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan họp tại dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn hồi tháng 8-1989-nghĩa là 14 năm sau- gửi hai thư- một cho TGM SàiGòn, một cho HĐGMVN yêu cầu can thiệp đưa Tổng Giám Mục phó Nguyễn Văn Thuận về Sài Gon và kết án sự có mặt của Huỳnh Công Minh ở Tổng giáo phận Sài Gòn.
(13) Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan có mối liên hệ cùng dòng tu, cùng chung làm báo Đối Diện rồi đổi ra Đứng Dậy, cùng lập trường chính trị- lúc theo MTGPMN thì cùng theo, lúc quay lại chống thì cùng chống, sống chết có nhau . Họ còn coi nhau như cha-con. Sau này viết thư cho con gái là Chi Lan, Nguyễn Ngọc Lan gọi Chân Tín là ông nội. Nhưng liện hệ dồng chí là quan trọng nhất. Vì cả hai trước 1975 cùng làm báo Đối Diện (Theo nghĩa tinh thần phản kháng đối với chính quyền VNCH), sau 30-4- 197, Đối Diện đổi ra là Đứng Dậy (tinh thần hợp tác với chính quyền mới).
Nhưng sau chuyến đi tham quan miền Bắc cùng với 25 nhân sĩ miền Nam, Nguyễn Ngọc Lan về viết bài nhan đề: Hà Nội tôi thế đấy. Nghĩa là vẫn nghèo nàn cũ kỹ, không thay đổi. Có kẻ xấu miệng dèm pha nói chỉ cần thêm một dấu huyền vào chữ Tôi, nó sẽ biến thành: Hà Nội tồi thế đấy!
Sau đó, Nguyễn Ngọc Lan bị thất sủng và một ngày đẹp trời Huỳnh Công Minh đến cho hay: Đứng Dậy đã làm xong nhiệm vụ và Đảng đề nghị Nguyễn Ngọc Lan làm chủ bút một tờ báo “bánh vẽ"- tờ Thần Học.
Vốn sòng phẳng và trung thực, Nguyễn Ngọc Lan không thích ăn bánh vẽ kiểu Chế Lan Viên. Báo Đứng Dậy nay trở thành tờ báo “Ngồi Xuống”. Nguyễn Ngọc Lan biến thành kẻ chống đối lại chính quyền mới cùng với Chân Tín.
(14) Ông Nguyễn Hộ nguyên là chủ tịch Hội Truyên Thông kháng chiến thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cuốn Quan Điểm và cuộc sống, 60 trang, gửi cho Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Ông bị quản chế 3 năm. Cuối cung thì bị bắt và quản thúc ngày 7-3-1994. Trích lại trong: Những người kháng chiến cũ, Đỗ Trung Hiếu.
(15) Trích báo Sàigon Giải Phóng ngày 23/9/1993.Trích lại trong đonguongthoibao.com, tháng 11-2011.
(16) Trích báo Sàigon Giải Phóng, ngày 24/9/1993. Ibid
(17) TríchVietcatholic
(18) Trích tài liệu 39 trang của Thanh lãng, Nguyễn Văn Trung, trang 315 Ibid
(19) Trích báo Sài gòn giải phóng, ngày 23-9-1992. Phỏng vấn Nguyễn Văn Hanh, ibid
(20) Trích dẫn Nguyễn Văn Thuận, Ibid, trang 307.
(21) Trích Nguyễn Văn Thuận, ibid, trang 315
(22) Xem T.O Driscoll, eight years in Viet Nam trong Catholiques et Bouddhistes au VN, Piero Gheddo, trang 123.
(23) Mgr Paul Seitz, le temps des chiens muets, trang 201.
(24) Bài báo có nhan đề: Đúng là có cuộc đổi mới với giáo hội VN. Bài của ký giả Alberto Bobbio, bản dịch từ tiếng Ý của Nguyễn Văn Nội trong báo Jesus di Culturea Attualita Cristina, 1989, trang 78-83. được phổ biến chuyên tay ở VN.
(25) Theo lời kể của anh Lê Quang Phúc, con trai cố đại tá Lê Quang Tung.
Nguyễn Văn Lục