Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2012

Đã Vén Lên Bức Màn Bí Mật Về Cái Chết của Vị Hoàng Đế Cuối Cùng Của Nước Nga

Đã Vén Lên Bức Màn Bí Mật Về Cái Chết của Vị Hoàng Đế Cuối Cùng Của Nước Nga

Năm 1996 một nhóm các nhà chiêm tinh học, chính trị học, kinh tế học của Nga đã cùng nghiên cứu và đưa ra một bức tranh dự báo toàn diện về đời sống chính trị, kinh tế ở Nga trong năm 1996. Một điểm gây sự chú ý nhất trong những dự báo này là việc xảy ra bất ổn trong đời sống chính trị và việc lập lại chế độ quân chủ ở Nga vào cuối năm 96.

Tuy những dự báo này đã không xảy ra, nhưng năm 1996 cũng đánh dấu việc uy tín của hoàng gia ở Nga phát triển mạnh. Hàng chục tổ chức bảo hoàng được hình thành và hoạt động ở khắp các tỉnh. Các tổ chức này được Giáo hội Chính thống của Nga ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt. Tuy về mặt chính trị trào lưu bảo hoàng chưa có được tiếng nói trên chính trường nhưng nó cũng gây nên không ít tranh luận trong giới báo chí và dân chúng.

Nhưng tôi không định giới thiệu với bạn đọc về các tổ chức bảo hoàng cũng những hoạt động của họ, tôi muốn đưa các bạn ngược dòng thời gian, trở về thời kỳ 1917-1918 những năm đầy sóng gió trong đời sống hoàng tộc ở Nga và kết thúc bằng cuộc thảm sát man rợ toàn bộ gia đình vị Nga Hoàng cuối cùng của Nga, Sa Hoàng Nikolai đệ nhị do những người Bolshevic thực hiện.

Có thể gọi thế kỷ 20 là thế kỷ tan rã của các vương quốc, các vương triều. Bắt đầu bằng cách mạng Tân Hợi lật đổ Hoàng đế Trung Hoa năm 1914, hàng loạt các vương quốc châu Âu như Áo Hung, Nga, Đức, Osman cũng tan vỡ năm 1917-1918, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai thêm năm nước cũng trở thành các nước "Cộng Hòa" : Bulgaria, Yugoslavia, Albania, Italy, Rumania... Nhưng có lẽ không ở đâu việc tan vỡ của thể chế quân chủ lại gây nên một vết thương cho dân chúng, một vết nhơ cho chế độ kế tiếp trong hơn 70 năm sau đó như ở nước Nga này.

Nguyên nhân của nó là việc tàn sát h¿n hạ toàn bộ gia đình Sa Hoàng gồm 7 người, bác sỹ riêng của họ và một người hầu vào đêm ngày 16 rạng ngày 17 tháng 7 năm 1918 tại làng Tobolsk thuộc tỉnh Ekaterinburg. Trong những năm chế độ Xô Viết còn tồn tại ở Nga, cái chết của Gia đình Sa Hoàng vẫn được coi là một vấn đề "tuyệt mật" với nhiều câu hỏi chưa được làm sáng tỏ. Thời gian đó trên tất cả mọi phương tiện thông tin của nước Nga Bolshevik đều thông báo rằng : đêm 16, rạng ngày 17 tháng 7 năm 1918, hồng quân đã chặn đứng một âm mưu giải phóng cho gia đình Sa Hoàng do một nhóm bạch vệ cầm đầu, trong cuộc đụng độ Sa Hoàng đã bị bắn chết, còn cả gia đình ông đã được đưa đến "nơi an toàn".

Thậm chí ngay ngày 18 tháng 7, Lenin đã trả lời phỏng vấn báo "National tidende" rằng tin đồn về việc tàn sát gia đình Sa Hoàng là một sự bịa đặt trắng trợn của giới báo chí tư sản ! Nhưng thực ra quyết định thủ tiêu toàn bộ gia đình Sa Hoàng đã được chính Lenin và Ban chấp hành Trung ương đảng Bolshevik thông qua từ đầu tháng 7 năm 1918. Chính Lenin đã trao đổi với các nhân viên an ninh của Xô viết tỉnh Ekaterinburg nhiều lần trước khi tiến hành vụ tàn sát.

Sau này trong thời nội chiến, vùng Ekaterinburg thuộc sự quản lý của Bạch vệ, họ đã hết sức cố gắng để điều tra vụ ám sát gia đình Sa Hoàng. Một luật sư nổi tiếng thời đó là Sokolov đã tiến hành điều tra hết sức kỹ lưỡng vụ này từ tháng 2 năm 1919 đến khi ông bị chết vào năm 24. Sokolov đã dựng lại một bức tranh hết sức chính xác và hoàn chỉnh về vụ án này. Duy chỉ có một điều ông chưa làm được đó là tìm ra nơi chôn cất chín người bị thảm sát trong đêm 17 tháng 7 năm 1918 đó.

Bức tranh thảm sát gia đình Sa Hoàng không khác cảnh "xào da nấu thịt" ở các bộ lạc man rợ thời trung cổ bao nhiêu. Họ (gia đình Sa Hoàng) bị gọi dậy vào lúc 2 giờ sáng, và bị đưa xuống tầng hầm "để chuẩn bị đi sơ tán", theo như lời một người Bolshevik nói với họ, ở đó tất cả chín người đã bị bắn chết. Nhưng họ không chỉ bị bắn, mà còn bị thủ tiêu xác để mai sau này người ta không thể chôn cất và tưởng nhớ gây những hậu quả cho chế độ Bolshevik. Nhóm thảm sát đã chuẩn bị trước tới 176 lít a xít nguyên chất cùng 400 lít xăng để làm cái việc "chùi sạch m¾p" của họ.

Nhưng trời đất không thể chấp nhận để một tội ác như thế biến mất không tăm tích nên chuyên gia sử dụng a-xít và xăng của nhóm đã bị ngã ngựa trên đường đi đến nơi thảm sát. Những người còn lại suốt cả đêm loay hoay với những cái xác nhưng cũng không thể làm chúng biến mất được. Họ đã làm đủ mọi chuyện khủng khiếp nhất từ vứt xuống hầm rồi quăng lựu đạn, chặt ra từng khúc rồi thiêu nhưng những cái xác - những tang chứng về một tội ác vẫn còn đó. Cuối cùng chúng đã vứt tất cả các nạn nhân vào một ngôi mộ nông nằm ngay giữa đường đi qua tỉnh Ekaterinburg thuộc địa phận làng Ganinai Iama.

Gần 73 năm sau, vào tháng 6 năm 1991 một nhà địa phương học tên là Aleksandr Avdonin đã tới Ủy ban hành chính tỉnh Sverdlov (tên trong thời xô viết của tỉnh Ekaterinburg) và tuyên bố rằng ông biết nơi chôn gia đình Sa Hoàng. Người ta hết sức thận trọng với thông tin này vì trong nhiều năm đã có một giả thuyết rằng, thi thể của gia đình Sa Hoàng đã bị a-xít phân hủy, còn đầu của họ được đưa về cất giữ tại một nơi nào đó ở Moscow. Sau một thời gian bàn cãi, thậm chí hỏi ý kiến của Yeltsin, cuối cùng ngày 11 tháng 7 năm 91 người ta cũng bắt đầu việc khai quật khu mộ.

Ngày 19 tháng 8 năm 1993 theo đúng thủ tục pháp lý người ta khởi tố vụ án mang mã số 18/123666-93 để tiến hành điều tra vụ phát hiện xác của chín người trong khu mộ vùng đầm lầy tỉnh Ekaterinburg. Vụ khởi tố này hoàn toàn không có nghĩa những ai tham gia vào vụ án này sẽ bị mang ra x¾t sử trước pháp luật. Vụ án xảy ra đã quá lâu, thời hiệu của nó đã qua đi. Nhưng người ta phải khởi tố để có điều kiện giám định và kết luận những người nằm trong khu mộ đó có thực sự là gia đình Sa Hoàng hay chỉ là những người nào khác bị giết cũng vào thời đó.

Đến nay, không ai còn nghi ngờ gì về việc đó chính là xác của gia đình Sa Hoàng, nhưng cho đến tận cuối năm 94, người ta vẫn còn tranh cãi rất nhiều về sự thật này. Không chỉ có các chuyên gia hình sự, di truyền học của Nga mà cả các chuyên gia nổi tiếng nhất của Mỹ và Anh trong lĩnh vực này cũng giúp sức trong việc xác định lai lịch những người nằm trong khu hầm mộ đó. Đầu năm 94, một chuyên gia nổi tiếng của Nga về phục hồi khuôn mặt dựa trên các xương còn lại đã không chỉ cho ph¾p khẳng định chắc chắn các xác tìm được thuộc về gia đình Sa Hoàng mà còn giúp phân định rõ ai là ai. Hiện nay hài cốt của gia đình Sa Hoàng vẫn đang được giữ ở Ekaterinburg. Đã hơn hai năm người ta bàn cãi về nghi lễ chôn cất vị Hoàng đế cuối cùng của nước Nga.

Cũng phải nhắc lại rằng, Nhikolai đệ nhị chỉ là vị Sa Hoàng cuối cùng đã chính thức làm lễ đăng quang trong thời kỳ quân chủ ở Nga, vì thực ra ngày 2 tháng 3 năm 1917, ông đã chính thức tự xin thoái vị, nhường lại ngôi cho em là đại công tước Mikhail Romanov. Nhưng đại công tước Mikhail cũng không nhận ngôi Hoàng đế, ông cho biết sẽ chỉ lên ngôi nếu Hội đồng sáng lập do nhân dân bầu quyết định bầu ông. Như vậy trên thực tế nước Nga không có Hoàng đế từ tháng 3 năm 1917, và Nhikolai đệ nhị vẫn được tôn xưng là vị Sa Hoàng cuối cùng của đế chế Nga.

Số phận đại công tước Mikhail cũng không may mắn hơn Nhikolai đệ nhị. Mặc dù ông không có vết đen nào đối với chính quyền Bolshevik, mặc dù ông đã chịu nhún mình thay đổi họ để mất đi cái danh hiệu "hoàng tộc", để mong thoát ra nước ngoài, nhưng những người Bolshevik vẫn cho bắt và đầy ông tới tỉnh Perm, ở đó đêm ngày 12 tháng 6 năm 1918 ông và người thư ký thân tín đã bị bắn, cũng không có một tòa án, không một bản cáo trạng nào, cũng là một sự bắn l¾n h¿n hạ. Không chỉ tàn sát toàn bộ gia đình Sa Hoàng, các nhân viên an ninh Xô Viết khi đó còn bỏ ra nhiều năm (từ năm 1925 đến năm 1937-38) để đi tìm lại các vật dụng quý của gia đình Sa Hoàng thất lạc sau cuộc tàn sát. Năm 1933 họ có tìm được một phần của kho báu đó, với 197 vật dụng bằng vàng và kim cương, đó là cả một kho báu vô giá về văn hóa và nghệ thuật. Nhưng đến nay không ai có thể tìm được một đồ vật nào trong danh sách những thứ thu hồi được. Giám đốc quỹ kim cương của Nga, ông Victor Nikitin cho biết rất có thể những vật dụng vô giá đó đã bị nhà nước Liên Xô mang ra nước ngoài bán trên các thị trường bán đấu giá những năm 1933-1934 với giá b"o bọt để trang trải những khoản chi khổng lồ của các đảng cộng sản quốc tế, của Quốc tế Cộng sản,... Biết bao người, biết bao gia đình đã bị tù tội chỉ vì bị nghi ngờ có dính dáng đến việc cất giấu tài sản của gia đình Sa Hoàng. Thật ra những người cất giấu kho báu của Sa Hoàng không phải là người xấu, họ chỉ làm một việc là trung thành với hoàng tộc, trung thành với Sa Hoàng, cất giữ những di vật về ông và gia đình để trao cho những người biết quý trọng nó. Nhiều người đã chấp nhận cái chết để không phản bội lời hứa với Sa Hoàng sẽ bảo vệ những vật dụng đó. Chính vì thế cho đến nay một phần lớn kho báu của Sa Hoàng gồm những con dao găm chạm kim cương, những chiếc kiếm chạm vàng vẫn chưa ai tìm được.

Gần đây giáo hội Chính thống của Nga đã đưa ra ý định phong thánh cho gia đình Sa Hoàng như những vị thánh đã tử vì đạo. Tuy cũng có người cho rằng việc phong Thánh là không nên vì thực ra Sa Hoàng với cương vị là người đứng đầu quốc gia đã phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Nga Nhật và sau đó là chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nhưng phần lớn người dân thì đồng tình với ý định này của Giáo hội như một dấu hiệu bày tỏ sự ăn năn trước những tội ác quá lớn đã làm đối với hoàng tộc, nhất là đối với hoàng tử kế vị Aleksey, một đứa trẻ vô tội, ốm yếu, không làm nên tội gì.

Hoàng Dung (Mạc Tư Khoa)

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art