Võ Tắc Võ Tắc Thiên (chữ Hán: 武則天) (17 tháng 2, 625 – 16 tháng 12 năm 705), tên thật là Võ Chiếu (武). Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.(Theo wikipedia)hi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu (武曌), chữ "Chiếu" trong tên bà vốn là chữ "chiếu" (照) nhưng để may mắn bà đã tự tạo chữ mới (日月当空 nhật nguyệt đương không) và là một trong những chữ trong Võ Hậu Tân tự. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu (周), và cai trị dưới danh hiệu Thánh Thần Hoàng Đế ((聖神皇帝) từ 690 đến 705.Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ(文水), thuộc quận Tinh Châu (幷州; hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (武士彠) (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Mẹ bà là Dương Thị (楊氏) (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Võ Tắc Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ, bởi cha bà đảm nhận nhiều chức trách ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Bà được cho là sinh ở Lợi Châu (利州) hiện là thành phố Quảng Nguyên (廣元市), phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Văn Thủy khoảng 800 km về phía tây nam, nhưng một số nơi khác cũng được cho là nơi sinh của bà gồm cả thủ đô Trường An.
Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương (武媚娘). Có thể thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan hệ thân thiết với vị vua tương lai này.
Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vàochùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông.
Năm 651, Đường Cao Tông đưa bà trở lại hoàng cung sau khi đi cúng tế cho cha tại chùa Cảm Nghiệp. Hoàng hậu họ Vương của Cao Tông đã chủ động hỗ trợ đưa bà về để vì khi đó Cao Tông đang sủng ái Thục phi họ Tiêu, và muốn dùng Võ Tắc Thiên trong việc tranh giành quyền lực. Có thuyết lại cho rằng bà chưa từng rời hoàng cung. Tiêu phi bị thất sủng, tháng 5 năm 651, bà được phong Chiêu Nghi, việc này bị các nhà nho chỉ trích nặng nề vì đã từng là vợ của vua trước.
Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh vài ngày. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm, do đó Cao Tông nghi ngờ hoàng hậu đã hạ thủ. Truyền thuyết cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con để vu tội cho hoàng hậu. Võ Chiêu nghi được phong làm Thần phi.
Năm 655, Vương hoàng hậu và mẹ mời đồng cốt yếm bùa mong gia hại Võ Tắc Thiên, nhưng việc bại lộ. Đường Cao Tông phế bỏ Vương hoàng hậu, dù rất nhiều các đại thần can ngăn, nhất là quốc cữu Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ Thần phi làm hoàng hậu trước sự phản đối của nhiều đại thần. Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bị kết trọng tội, và bị Võ hậu giết hại một cách dã man. Năm 659, Võ hậu vu tội cho Trưởng Tôn Vô Kỵ, cách chức đuổi khỏi triều đình, gạt được chướng ngại vật lớn nhất của mình.
Năm 660,Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu liền tham gia chính sự từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà, nên đã ngầm ra lệnh choThượng Quan Nghi tìm cách phế truất. Việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu. (Tuy nhiên Võ hậu về sau lại rất trọng dụng Thượng Quan Uyển Nhi, là cháu nội của Thượng Quan Nghi).
Thái tử Lý Trung (con của Cao Tông và một người thiếp thấp kém, Vương hoàng hậu nhận làm con) bị giáng và bị giết. Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng được phong thái tử.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao chothái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay.
Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.
Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.
Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.
Năm 690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lặcxuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.
Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.
Trước đó, Võ hậu đổi cách viết chữ Chiếu trong tên của mình thành (曌), với hình Mặt trời, Mặt trăng trên không, để tỏ quyền tối thượng. Cùng với đó là 11 chữ khác gọi là Võ hậu tân tự
Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Vũ hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên, với cái tên khét tiếng Lai Tuấn Thần, Chu Hưng, nhưng đồng thời cũng có những hiền tài như Địch Nhân Kiệt.
Khi về già, Võ hậu sủng ái hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông là hai kẻ bất tài nhưng đẹp trai, khiến triều đình rất bất bình. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, làm lễ phong thiền ở Tung sơn.
Võ hậu phân vân khi chọn người truyền ngôi, giữa con ruột họ Lý và cháu ruột họ Võ. Cuối cùng với sự khuyên giải của Địch Nhân Kiệt, bà quyết định lập Lý Hiển làm thái tử. Tuy nhiên bà bắt các con thề độc rằng không được làm hại họ Võ
Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.
Bà được chôn tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Bia mộ của bà là một tấm bia để trống hoàn toàn (Vô tự bi), với ý là để đời sau phán xét.
Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng xã hội về giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó.
Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.
Một tác giả nổi tiếng người Pháp là Shan Sa (tức Sơn Táp), sinh tại Bắc Kinh, đã viết một cuốn tiểu thuyết mang tính tiểu sử tên là Impératrice (tên tiếng Việt là Nữ hoàng, do nữ dịch giả Lê Hồng Sâm dịch, sách được xuất bản tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2007) dựa trên cuộc đời của Võ hậu.
CÁC TRUYỀN THUYẾT
Trị ngựa dữ
Đường Thái Tông được Tây Vực tặng một con ngựa rất dữ tên là Sư Tử Thông, không ai trị được. Võ Mị xin ra trị ngựa, với ba thứ là một cây roi sắt, một cái búa sắt, một ngọn dao nhọn. Đường Thái Tông hỏi dùng những thứ đó để làm gì thì Võ Mị trả lời rằng: "Trước hết dùng roi sắt mà đánh nó bắt khuất phục; nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó; còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi, vì thứ không trị được thì để làm gì?"
Giết con
Truyền thuyết cho rằng khi sinh đứa con đầu lòng là con gái, Võ Chiêu nghi rất không vui, dù Đường Cao Tông thì rất yêu quý. Một ngày khi Vương hoàng hậu (không có con) vì muốn làm lành và cũng yêu trẻ nhỏ đến thăm đứa bé. Khi hoàng hậu ra về, Võ Chiêu nghi đã bóp mũi chết đứa con của mình. Khi Đường Cao Tông vào thăm công chúa nhỏ, thấy nó đã chết, vô cùng giận dữ tra hỏi cung nữ, thì thấy bảo chỉ có mỗi hoàng hậu là người vào thăm. Do đó Cao Tông cho rằng hoàng hậu giết con mình vì ganh ghét.
Sợ mèo
Khi lên được ngôi hoàng hậu rồi, Võ hậu trả thù Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay. Tại đây Võ hậu đã tiết lộ với Vương hoàng hậu là chính mình đã giết con gái để đổ tội. Vương hoàng hậu đã kêu rằng: "Tại sao kẻ ác như ngươi mà sinh được con, còn ta thì không thể?", còn Tiêu thục phi thì nguyền rằng sẽ biến thành mèo để đêm vào xé xác Võ hậu. Võ Hậu sợ mèo vì đã giết chết con mèo mà bà từng yêu quý nhất.Nhưng nó đã phản bội bà đi theo Vương Hoàng Hậu khi bà bị bắt vào lãnh cung. Do đó, bà thẳng tay giết nó và luôn luôn bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu, đêm đêm thấy hình ảnh con mèo hiện về trong giấc ngủ.
Đày hoa mẫu đơn
Võ hậu khi lên ngôi Hoàng đế, quyền uy cao tột đỉnh, một ngày cuối đông ra vườn ngự uyển thấy cây cối héo úa không hoa, đã lớn tiếng ra lệnh cho tất cả các loài hoa trong vườn phải nở vào đúng ngày Tết Nguyên đán. Sáng Nguyên đán, Võ hậu ra vườn thấy tất cả các hoa đều nở tung, chỉ có hoa mẫu đơn vẫn không nở. Võ hậu tức giận sai nhổ toàn bộ mẫu đơn đi, đày đến phương nam. Do đó chỉ có Giang Nam là có mẫu đơn đẹp.
Tượng Phật Long Môn
Võ hậu tôn sùng Phật giáo, đã ra lệnh đục các tượng Phật tại khu vực hang đá Long Môn. Tại đây pho tượng chính giữa lớn nhất là tượng Phật Đại Nhật (Tỳ lô giá na - Vairocana) được điêu khắc theo khuôn mặt của Võ hậu.
Vết sẹo của Thượng Quan Uyển Nhi
Thượng Quan Uyển Nhi là cháu của Thượng Quan Nghi, Võ Tắc Thiên dùng làm nữ quan lo tất cả các việc văn thư trong hoàng cung và ngoài triều đình. Trương Xương Tôn tuy hầu hạ Võ Tắc Thiên nhưng lại có tư tình với Uyển Nhi, một lần hai người lén lút gặp nhau thì Võ Tắc Thiên bắt gặp. Tức giận, Võ Tắc Thiên đã ném cái bát vào giữa trán Uyển Nhi, tạo thành một cái sẹo lớn chính giữa trán. Tuy nhiên vết sẹo lại làm cho Thượng Quan Uyển Nhi trông xinh đẹp hơn. Thế là từ đó lan truyền ra, các tiểu thư, mệnh phụ đều bắt chước vẽ chấm đỏ hoặc hình hoa mai vào giữa trán, trở thành một kiểu trang điểm rất được ưa chuộng dưới triều nhà Đường.
Các truyền thuyết về dâm loạn
Có nhiều truyền thuyết về sự dâm loạn của Võ hậu, một phần do đời sau thêu dệt, một phần sự thật:
- Võ hậu được con gái là Thái Bình công chúa tiến cử một kẻ lực lưỡng là Hoài Nghĩa, giả bắt hắn tu làm sư để thường xuyên gọi vào cung thông dâm, vô cùng sủng ái. Sư Hoài Nghĩa ra vào cung tự do, lên điện không chào, chính là người dựng Minh Đường, tạo tác tượng Phật Di Lặc khổng lồ và một ngôi chùa rất vĩ đại để vui lòng Võ hậu. Tuy nhiên sau đó Võ hậu có Trầm thái y thì lạnh nhạt với Hoài Nghĩa, khiến gã tức giận nổi lửa đốt cháy toàn bộ tượng và chùa. Võ hậu không tiện trị tội, sai Thái Bình công chúa ra tay. Thái Bình gọi Hoài Nghĩa vào vườn rồi huy động các cung nữ lực lưỡng đánh đến chết.
- Võ hậu ốm, mời Thái y họ Trầm vào bốc thuốc, nhân đó hỏi về thuốc kích dục. Trầm thái y dâng phương thuốc có công hiệu, Võ hậu bắt ông phục vụ mình. Dù bồi bổ thế nào, Trầm thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng lao lực mà chết.
- Sau khi Trầm thái y chết, Thái Bình công chúa tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ hậu rất vui. Trương Xương Tông lại tiến cử anh mình là Trương Diệc Chi vào hầu hạ, được phong chức tước bổng lộc cực hậu. Các quan thấy thế cũng tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu Nữ hoàng. Võ hậu bèn lập ra Phụng Thần viện, với danh nghĩa là nuôi chim hạc, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình. Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của triều đại nhà Đường.
CON
- Lý Hoằng: Từng làm Thái tử nhưng bị Võ hậu phế làm Đại Vương, được cha làĐường Cao Tông phong là Hiếu Kính hoàng đế, miếu hiệu Đường Nghĩa Tông
- Lý Hiền: Từng làm Thái tử nhưng bị Võ hậu phế làm Lộ Vương, rồi Phong Ung Vương
- Lý Hiển: Đường Trung Tông, còn có tên là Lý Triết
- Lý Đán: Đường Duệ Tông, còn có tên là Lý Húc Luân, Lý Luân
- Công chúa An Định: đứa trẻ chết yểu
- Công chúa Thái Bình
Võ Tắc Thiên rất thích các tôn hiệu mĩ miều, do đó đã nhiều lần thay đổi, thêm bớt chữ vào tôn hiệu, bao gồm:
- Thánh Thần hoàng đế (圣神皇帝)
- Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế (则天大圣皇帝)
- Thánh Mẫu Thần Hoàng (圣母神皇)
- Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (金轮圣神皇帝)
- Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (越古金轮圣神皇帝)
- Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (慈氏越古金轮圣神皇帝)
- Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (天册金轮圣神皇帝)
Các tôn hiệu của đời sau tôn phong
- Thiên hậu, Đại Thánh Thiên hậu (năm 710 đời Đường Huyền Tông)
- Thiên hậu Thánh đế, Thánh Hậu (năm 712 đời Đường Huyền Tông)
- Tắc Thiên hoàng hậu (716)
- Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu (749)