Thứ Ba, 08 Tháng Sáu, 2021

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh

Gần 900 bức tượng đá khổng lồ với kích thước, hình dạng, tư thế độc đáo tạo nên sự hấp dẫn và bí ẩn lớn đối với du khách tham quan Đảo Phục sinh. Nhưng có một câu hỏi mà bất cứ người nào cũng tự đặt cho mình khi chiêm ngưỡng những bức tượng kỳ vĩ này: ai là người đã tạo nên chúng? 

Đảo Phục sinh (Easter Island) là một trong nhưng hòn đảo nổi tiếng nhất thế giới với những bức tượng đá Moai kỳ lạ khổng lồ. Nằm cô lập ở phía giữa phía Nam Thái Bình Dương, thuộc địa phận Chile, hòn đảo cách đất liền 3.512km này được thuyền trưởng người Hà Lan Roggeveen phát hiện ra đúng ngày lễ phục sinh năm 1772, vì vậy nó được mang tên Đảo Phục sinh.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 1
Một số bức tượng đá Moai trên Đảo Phục sinh (ảnh: Shutterstock)

Đảo Phục sinh có tổng cộng 887 bức tượng đá Moai khổng lồ. Những bức tượng Moai có trọng lượng đến 75 tấn và chiều cao khoảng 10m, cá biệt có bức nặng 270 tấn và cao 21m, trong đó có nhiều bức tượng bị chôn chìm phần thân dưới mặt đất.

Không chỉ có những bức tượng đá Moai,  hòn đảo còn có một số công trình khác như bức tường đá hướng ra biển Ahu Hanga Poukura, bức tường đá Ahu Vinapu, bức tường đá Ahu Tahira… Tất cả đều cao vài mét, có chiều dài vài chục mét và thể hiện trình độ chế tác đá rất cao.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 2
Dự án bảo tồn tượng Đảo phục sinh năm 2010 phát hiện nhiều bức tượng ở Đảo Phục sinh có phần thân chìm dưới đất (ảnh: eisp.org)


Cho đến nay, chưa ai lý giải được làm thế nào và vì lý do gì mà hòn đảo chỉ có vài nghìn người này có thể tạo ra những bức tượng đá và những bức tường đá khổng lồ như vậy? Người ta cũng không tìm thấy bất cứ vật dụng, công cụ nào phục vụ cho việc khai thác, chế tác, di chuyển các công trình đá trên đảo. Điều này khiến cho nguồn gốc của những bức tượng đá trên đảo vẫn là một ẩn số.

Tuy nhiên, một số manh mối đã được phát hiện giúp làm sáng tỏ về nguồn gốc những bức tượng đá trên hòn đảo này.

Sự tương đồng ở các công trình đá Đảo Phục sinh với Peru

Trong gần 900 bức tượng đá được tìm thấy ở Đảo Phục sinh, các nhà khảo cổ phát hiện rằng có một nhóm các bức tượng Moai có khuôn mặt khá giống với các bức tượng được tạc trên vách đá ở phía Bắc Peru. Các bức tượng ở Peru được cho là tạo bởi những người sống ở nền văn hóa Chachapoya chế tác ra.  

Người Chachapoyas, hay còn được gọi là “người mây”, là một bộ lạc sinh sống tại dãy núi Andes trong các rừng mây ở khu vực Amazon, ngày nay là Peru. Người Inca xâm chiếm nền văn minh này chỉ một thời gian ngắn trước khi người Tây Ban Nha đến Peru.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 3
Một số bức tượng ở Đảo Phục sinh (1, 2, 4, 5) có khuôn mặt khá giống với khuôn mặt các bức tượng được tìm thấy ở phía Bắc Peru (3,  6, 7)(ảnh: Nephicode)
 

Một điều thú vị khác là cách xây dựng các bức tường đá ở Đảo Phục sinh rất tương đồng cách xây dựng tường đá ở khu di chỉ khảo cổ nổi tiếng Saksaywaman ở Peru.

Tại Saksaywaman, Peru các tảng đá nặng hàng tấn ở các bức tường được xếp đặt, lồng ghép, khóa vào nhau một cách khéo léo, kín khít đến mức người ta nghi ngờ rằng những người xây dựng công trình này biết cách làm mềm các viên đá khi xây dựng.

Tại đảo, 2 bức tường ở Ahu Vinapu và Ahu Tahira cũng bao gồm các tảng đá nặng hàng tấn có hình dạng khác nhau được xếp chồng lên nhau theo phong cách của Saksaywaman. Tuy vậy mức độ tinh xảo và chính xác trong việc xây dựng các bức tường tại Đảo Phục sinh kém hơn chút ít so với ở Peru.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 4
Kiến trúc các bức tường đá ở Đảo Phục sinh (1, 2) rất tương tự với các bức tường đá ở Saksaywaman, Peru (3, 4, 5) (ảnh: nephicode)


Thêm nữa, tại Saksaywaman có một số góc tường đá được chế tác thành góc cong hết sức thẩm mỹ, mềm mại và kín khít. Cũng tương tự, Đảo phục sinh cũng có những góc tường đá cong rất đẹp mắt.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 5
Góc tường đá cong mềm mại ở Đảo Phục sinh (1, 2) rất tương tự với góc tường đá ở Saksaywaman, Peru (3, 4, 5) (ảnh: nephicode)


Khởi nguồn chữ viết từ Peru?

Năm 1864, Eugène Eyraud, nhà truyền giáo của Giáo hội Công giáo La Mã đã đến Đảo Phục sinh để truyền giáo. Trong quá trình sinh sống ở đảo, ông đã phát hiện ra 26 tấm bảng gỗ ghi loại chữ tượng hình kỳ lạ, được gọi là chữ viết rongo-rongo.

Cái tên rongo-rongo xuất phát từ tiếng Rapa Nui, tiếng Rapa Nui được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ của hòn đảo này. Các chữ viết rongo-rongo cũng được tìm thấy trên cây trượng của thủ lĩnh Đảo Phục sinh, một bức tượng người chim và hai tấm reimiro (vật trang trí hình lưỡi liềm từng được người dân Đảo Phục Sinh mặc). Nói về phát hiện của mình với chữ viết rongo-rongo ở Đảo Phục sinh, nhà truyền giáo Eugène viết:

“Trong mỗi túp lều, người ta tìm thấy những tấm bảng hoặc thanh gỗ được khắc một số loại ký tự tượng hình: Chúng là những hình ảnh mô tả các loài động vật chưa được biết đến trên đảo, được vẽ bằng đá sắc nhọn. Mỗi hình có tên riêng; nhưng sự chú ý ít ỏi mà họ dành cho những tấm bảng này khiến tôi nghĩ rằng những ký tự này, [là] tàn tích của một số chữ viết nguyên thủy, giờ đây họ giữ chúng như là một thói quen mà không tìm kiếm ý nghĩa của nó.”

Theo Eugène, dường như loại chữ viết rongo-rongo  không có nguồn gốc từ Đảo Phục sinh, mà chúng được truyền đến hòn đảo này từ xa xưa. Vậy người ta tìm thấy loại chữ viết này ở đâu? 

Nhà nhân chủng học nổi tiếng người Na Uy Thor Heyerdahl đã dẫn đầu cuộc thám hiểm khảo cổ đầu tiên đến Đảo Phục sinh vào năm 1955-56. Năm 1962, ông có một loạt bài giảng cho Hiệp hội Nhân chủng học và Địa lý Thụy Điển ở Stockholm. Các bài giảng của ông có thể được đọc trong cuốn sách Các tuyến đường biển đến Polynesia (Sea Routes to Polynesia). Polynesia là một phân vùng của châu Đại Dương, gồm khoảng trên 1.000 đảo ở phía trung và nam Thái Bình Dương gồm cả Đảo Phục sinh, dân cư Polynesia có những nét tương đồng về nền văn hoá, ngôn ngữ và tín ngưỡng.

Heyerdahl phát hiện rằng nơi duy nhất khác mà loại chữ viết rongo-rongo này được tìm thấy là nơi những người da đỏ đầu tiên sống xung quanh Hồ Titicaca trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ, vắt ngang qua Peru và Boliva. Vậy bằng cách nào mà ngôn ngữ của những người ở dãy Andes cách Đảo phục sinh gần 4.000km có thể xuất hiện ở nơi đây?

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 6
Phần giữa của tấm gỗ khắc chữ viết rongo-rongo được tìm thấy trên Đảo Phục sinh (ảnh: Wikipedia)


Bí ẩn về nguồn gốc của những cây sậy totora

Một chi tiểt khác mà người dân ở vùng hồ Tititkaka ở Peru và Bolivia thường trồng những sậy totora để làm làm vật liệu đan lát và tạo ra những chiếc thuyền để di chuyển trên hồ Titikaka. Thật kỳ lạ là những cây sậy totora cũng được Heyerdahl tìm thấy tại khu vực ven các hồ ở miệng núi lửa của Đảo Phục sinh. Trước đó, vào thế kỷ 19, nhiều nhà thám hiểm đã cho biết những người đánh cá ở Đảo Phục sinh cũng dùng những cây sậy totora để làm thành những con thuyền nhỏ có tên là pora.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 7
Chiếc thuyền trên hồ Titica (Nam Mỹ) được tạo bởi các cây sậy totora (ảnh: Shutterstock)
Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 8
Hình vẽ năm 1797 và 1826 những con thuyền pora ở Đảo Phục sinh được tạo ra từ những cây sậy totora (ảnh: researchgate.com)

Vậy những cây sậy totora được trồng ở Peru hay ở Đảo phục sinh trước? Giữa chúng có quan hệ gì?


Đảo Phục sinh nằm trên một vòng tròn lớn chạy quanh trái đất qua những di chỉ nổi tiếng

Nhiều người đã phát hiện ra có một đường tròn kỳ lạ chạy vòng quanh Trái Đất, đi qua Đảo Phục sinh và những di chỉ văn hóa cổ đại nổi tiếng bao gồm Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, quần thể đền Ăng-co-vát ở Campuchia, thành phố cổ Mohenjo-Daro ở Pakistan, thành phố bị thất lạc Petra ở Jordan và cao nguyên Nazca ở Peru…

Cho đến nay chưa ai lý giải được vòng tròn này biểu thị cho điều gì, tuy nhiên có một điểm chung là các di chỉ ở trên vòng tròn này đều là kiến trúc đồ sộ, một số thể hiện trình độ xây dựng cực cao, vượt quá hiểu biết của con người hiện nay.

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 9
Vòng tròn kỳ bí kết nối nhiều địa danh trọng yếu của thế giới cổ đại trong đó có Đảo Phục sinh (ảnh: Jim Alison)


Tạo tác của nền văn minh tiền sử?

Các nhà khảo cổ học cho rằng những bức tượng ở Đảo Phục sinh đã được tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ 12. Tuy nhiên thật khó mà hình dung được cần bao nhiêu người và bao nhiêu thời gian mới có thể tạc được gần 900 bức tượng nặng hàng chục thậm chí hàng trăm tấn bằng những chiếc búa và đục thô sơ với dân số cả đảo chỉ có vài nghìn người gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em. Chỉ việc di chuyển gần 900 bức tượng cao hàng chục mét từ nơi chế tác đến vị trí đặt cũng là khối lượng công việc khổng lồ.

Vậy, vì lý do gì mà những người dân ở hòn đảo biệt lập với dân số chỉ khoảng 2.000 người, cách xa đất liền đến gần 4.000km lại quyết tâm xây dựng những bức tượng đến vậy? Vì sao các nhà khảo cổ không tìm thấy được bất cứ bằng chứng nào của các công cụ, vật dụng được sử dụng cho việc chế tác và di chuyển các bức tượng?

ADVERTISEMENT

 

Mối quan hệ mật thiết về hình dáng khuôn mặt của các bức tượng đá, công nghệ xây tường đá, nguồn gốc của ngôn ngữ rongo-rongo, sự tồn tại của cây sậy totora giữa Đảo Phục sinh và đất nước Peru cho  thấy giữa 2 nơi có một mối liên hệ sâu sắc về văn hóa, lịch sử. Phải chăng 2 khu vực này đều có cùng một nguồn gốc văn hóa, cùng một trình độ kỹ thuật xây dựng?

Chúng ta cũng đã lý giải được rằng Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, quần thể đền Ăng-co-vát và các hình vẽ, đường băng trên cao nguyên Nazca, Peru là các công trình của văn hóa tiền sử, là nền văn hóa có trước nền văn hóa 5.000 năm hiện nay của chúng ta. Vậy phải chăng các tượng đá Moai và các bức tường đá ở Đảo Phục sinh, vốn cùng nằm trên cùng một đường tròn vòng quanh trái đất với các di chỉ cổ đại bên trên cũng được xây dựng bởi một nền minh tiền sử có trình độ công nghệ rất cao và đã bị hủy diệt vì một lý do nào đó?

Khám phá nguồn gốc bí ẩn những bức tượng đá trên Đảo Phục sinh - 10
Một số công trình nằm trên cùng một vòng tròn trên trái đất: Đại kim tự tháp Ai cập, Đền Ăng-ko-vát, cao nguyên Nazca, thành phố thất lạc Petra, Đảo Phục sinh (ảnh: Shutterstock)


Thêm nữa, di chỉ đá có trình độ xây dựng rất cao Saksaywaman vốn rất tương đồng với các bức tường đá trên Đảo Phục sinh cũng được xác định là văn hóa tiền sử. Vậy phải chăng các công trình đá ở hòn đảo này cũng đã được tạo ra bởi những cư dân tiền sử đã từng xuất hiện trên trái đất này?

Thiện Tâm

 

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art