Ngô đồng là cây thân gỗ có thể ra hoa, kết quả được trồng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Á trong đó có nước ta, Ở những vùng nông thôn cây được trồng rất phổ biến như là một loại cây cảnh (loại ngô đồng cảnh) và làm thuốc với thân lá và rễ. Cây ngô đồng còn có các tên gọi khác như tơ đồng, bo xanh, bo rừng. Qua bài viết dưới đây KHBVP sẽ giới thiệu đặc điểm, tác dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc loài thực vật này nhé.
Cây ngô đồng là cây gì?
Cây ngô đồng là loài cây thuộc họ Cẩm quỳ, được đặt tên khoa học là Firmiana simplex, . Cây bắt nguồn từ Trung Quốc và các nước Đông Á và được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ. Có hai loại chính là cây ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Trong đó cây ngô đồng Việt Nam chủ yếu là ngô đồng cảnh.
Cây ngô đồng cảnh thường được trồng tại nước ta có kích thước nhỏ. Thân cây phình giống hình lọ hoa và cao từ 40-100cm. Thân cây có nhiều nhánh khác nhau và có lá với kích thước ngang cây ngô đồng trong tự nhiên.
Các lá ngô đồng ngọc thưa, phiến lá xẻ thùy hình chân vịt nông. Mỗi lá to bản, dài từ 15-30cm nhìn khá bắt mắt. Thông thường cây ngô đồng nở hoa vào tháng 7. Hoa khi nở thường có năm cánh màu đỏ tươi. Quả cây ngô đồng có hình bầu dục, có màu xanh khi non và ngả vàng lúc chín.
Tác dụng của cây ngô đồng
Cây ngô đồng là loại cây cảnh được trồng rộng rãi ở nước ta từ rất lâu. Cây ngô đồng cảnh có kích thước nhỏ nên có thể đặt tại nhiều vị trí khác nhau. Phiến lá ngô đồng to, thân cây phình nhìn rất độc đáo và bắt mắt. Từ thời nhà Hán, cây ngô đồng của Trung Quốc được trồng trong vườn ngự uyển của vua như một loại cây không thể thiếu. Thông thường người ta hay trồng cây tại những vị trí như sân nhà, vườn cây hoặc ban công.
Cây ngô đồng thân gỗ mọc thẳng và có kích thước lớn hơn nên có thể khai thác gỗ. Người ta thường dùng gỗ cây ngô đồng để làm nhạc cụ như đàn tranh và đàn thất huyền cầm nhờ tính truyền âm của nó. Ở một số nơi cây được trồng để lấy bóng mát trên đường phố và công viên.
Nhưng nếu nhắc đến tác dụng của cây ngô đồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến tác dụng dược liệu của nó. Cả thân, lá và nhựa của cây ngô đồng đều được các thầy thuốc đông y sử dụng để trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của cây ngô đồng chữa bệnh.
.
Chữa các vết mụn nhọt: Nhựa cây ngô đồng có thể giảm tình trạng sưng tấy và mưng mủ của các vết mụn. Để lấy nhựa, bạn chỉ cần lấy dao trích nhẹ vào lá hoặc thân cây. Ngô đồng là loài mọng nước nên nhựa cây sẽ chảy ra nhiều. Dùng nhựa cây bôi lên vết mụn và đợi nhựa khô, tình trạng vết nhọt sẽ cải thiện rõ rệt. Những vết ghẻ lở và một số bệnh ngoài da cũng sẽ thuyên giảm nếu bạn sử dụng cây ngô đồng để bôi đấy.
Bồi bổ sức khỏe: Thân cây ngô đồng phơi khô ngâm với rượu là bài thuốc tăng cường sinh lực cho nam giới có từ lâu.
Ngoài ra, cây ngô đồng có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh phong thấp, sưng hạch, trĩ, ho gà,…
Cây ngô đồng trong phong thủy
Nhắc đến ý nghĩa phong thủy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng. Trong các điển cố điển tích của cả Trung Quốc và Việt Nam ta, cây ngô đồng đều được gắn kết với chim phượng hoàng – vua của các loài chim. Vì vậy ngô đồng được coi là loại cây gỗ quý và có giá trị thiêng liêng.
Trồng cây ngô đồng gần nhà sẽ mang lại cát tường và tài lộc đến cho gia đình. Người xưa đồn rằng phượng hoàng già sẽ về đậu trên cây ngô đồng xanh. Vì vậy có một cây ngô đồng trồng trong sân sẽ có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt. Bên cạnh đó, phượng hoàng là một trong tứ thần thú nên cây ngô đồng cũng có tác dụng khắc chế tà ma và xua đuổi khí xấu..
Cây ngô đồng có sức sống mạnh, nhựa cây dồi dào. Cây lại có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nên nhiều người cho rằng trồng cây ngô đồng sẽ đem lại sức khỏe và tuổi thọ cho con người.
Cây ngô đồng có độc không?
Cây ngô đồng là một loại thuốc quý nhưng không nên nuốt nhựa cây ngô đồng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong hạt và quả của cây ngô đồng có một chất độc là curin. Khi chất này tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ngộ độc, một số bệnh về gan và hệ tiêu hóa. Trường hợp nhiễm độc nặng có thể dẫn đến rối loạn tim mạch, ức chế thần kinh và xuất huyết đường tiêu hóa.
Nếu chẳng may trẻ nhỏ nuốt phải hạt cây ngô đồng, bạn nên bình tĩnh và cố cho trẻ nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách trồng cây ngô đồng
Cây ngô đồng có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên hạt cây ngô đồng nhiều và tỉ lệ thành công khá cao nên được ưa chuộng hơn.
Bước 1: Chọn hạt giống
Mỗi cây ngô đồng cho ra khá nhiều hạt nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Nên lấy những hạt đã trưởng thành và không bị sâu bệnh, dị dạng.
Ngâm hạt giống đã chọn trong nước ấm từ 30-40 độ trong khoảng 30 phút. Sau đó đem hạt ủ trong khăn ấm khoảng một ngày. Khi thấy hạt đã nứt ra thì có thể đem đi gieo.
Bước 3: Gieo hạt
Gieo hạt ngô đồng vào chậu đất đã chuẩn bị. Phủ một lớp đất mỏng khoảng 1-2cm để hạt dễ phát triển. Khoảng 2 ngày sau bắt đầu tưới cho hạt.
Cách chăm sóc cây ngô đồng
Cây ngô đồng thuộc loại cây dễ trồng. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc đúng đắn, cây có thể sống tươi tốt rất lâu.
Đất trồng
Các loại đất mùn giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho cây xương rồng phát triển. Sẽ tốt hơn nếu pha thêm cát vào trong đất để tăng khả năng thoát nước. Tro, than vụn, mùn cưa là những loại phân bón tự nhiên rất thích hợp để trộn với đất. Khi đất trồng đủ dinh dưỡng, hoa ngô đồng sẽ nở to và đẹp hơn.
Tưới nước
Cây ngô đồng không có nhu cầu nước quá nhiều. Hàng ngày hãy tưới cho cây một lần quanh gốc là đủ. Tránh tưới quá nhiều mỗi lần vì cây ngô đồng chịu úng kém.
Ánh sáng
Cây ngô đồng có các lá to nên rất dễ hiểu việc đây là loài cây ưa sáng. Nên trồng cây tại các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh nắng như sân nhà hay trên ban công. Khi cây đủ nắng sẽ quang hợp tốt và khỏe mạnh. Lưu ý tránh đặt cây dưới bóng râm quá lâu sẽ làm cây bị úng lá và chết.
Sâu bệnh
Nhựa cây ngô đồng có thể giúp cây phòng tránh sâu hại tấn công rất tốt. Vì vậy bạn chỉ cần phòng tránh cây bị bệnh. Nếu phát hiện lá cây bị vàng úa, thâm đen thì cần cắt bỏ và phun thuốc cho cây.
Hình tượng cây Ngô Đồng trong văn hóa Á Đông
Trong “Ngụy thư – Vương hiệp truyện” viết: “Phượng hoàng phi Ngô Đồng bất tê” nghĩa là trong vô vàn loài thực vật khác nhau, chim Phượng chim Hoàng chỉ chọn cây Ngô Đồng để sống trên đó.