Thứ Bảy, 26 Tháng Năm, 2012

Strasbourg - Amsterdam du ký

Mỗi độ hè về đa số người Việt chúng ta hùa theo người Pháp đổ xuống miền Nam để tắm biển chớ ít ai chịu ngược lên miền Bắc để chiêm ngưỡng những cái hay cái lạ của các xứ  này. Miền Bắc tôi nói đây không phải là các nước Bắc Âu mà chỉ đề cập đến ba quốc gia gần ta nhất là Lục xâm Bảo, Bỉ Quốc và Hòa Lan thôi. Nếu quý độc giả có thấy hai bài du ký trước của tôi (Rôma và Fatima) thì nay tôi xin cống hién quý vị bài thứ ba này : Strasbourg - Amsterdam du ký

Ngày thứ nhất : Khởi hành sáng sớm từ nhà gare Strasbourg, chiếc xe car mới toanh của Hảng du lịch Europa Tours chở đoàn du khách gồm 40 người đến từ các nơi xa có nhưSaint Louis, Mulhouse gần có như Illkirch, Meinau chạy thẳng ra xa lộ A4 và trực chỉ hướng Metz Thionville. Trời hôm nay nắng tốt lại vào mùa Xuân nên cây cỏ anh tươi một màu, xa lộcũng tốt nên ngồi trên xe ghế nệm đều mới, máy cũng mới nên khách thấy dể chịu lắm. Sau khi bác tài giới thiệu tên tuổi của mình như thường lệ để tạo bầu không khí thân tình và giới thiệu luôn chiếc xe car mới đưa ra xử dụng đây,  trang bị tối tân bằng máy điện tử nên có yêu cầu khách trên xe ai có máy portable thì nên tắt đi vì nếu xe đang chạy mà có người nói chuyện qua máy điện thoại di động thì làn sóng điện sẽ làm xáo trộn hệ thống điện tử trên xeđèn đỏ sẽ bật sáng trên « tableau de bord» và có thể ảnh hưởng tới thắng và đồng hồ tốc độvà có khi máy xe tự động tắt nữa. Chừng đó tài xế bó tay phải gọi « dépanneur» tới sửa mới chạy lại được. Nên biết máy xe tự động tắt để bảo đảm an toàn cho hành khách. Máy móc thời điện tử rắc rối thật ! Đó là cái mới lạ mà tôi mới biết lần đầu để kể lại cho các bạn nghe cho vui…

Thấy gì hai bên xa lộ trước khi vượt biên giới Pháp Lục Xâm Bảo. Trước hết là nhà máy làm xe SMART mà vài năm nay ta thấy xuất hiện đó đây. Đó là loại xe có hình thù không giống ai coi như hột mít khó thương nhưng được trang bị máy của Mercedès đó ! Thứ hai là lò nguyên tử CATTERNOM mà ta nghe tiếng từ hồi còn ở Sài Gòn lận cà. Bốn cái ống khói đặc biệt nhả khói trắng đặc sệt thấy mà sợ khi nhớ tới cái vụ TCHERNOBYL. May mà Strasbourg của mình ở xa nó ! nên biết nhờ có nhiều nhà máy nguyên tử nên Pháp sản xuất điện dư thừa nên xuất cảng bán cho các nước láng giềng. Chưa hết khách ngồi trên xe còn thấy bên tay phải của mình ở sát xa lộ thôi mấy cái mâm (paraboles) lớn kinh khủng, ai cũng ngạc nhiên, hỏi ra mới biết (do người nữ hướng dẫn  viên giải thích ) đó là mấy cái lổ tai dùng để bắt các tín hiệu từ Hỏa Tinh (Mars) nếu có France Télécom cũng chịu khó dữ a !

Sau 3 lần nạp tiền mãi lộ (péage) chiếc xe car của chúng tôi bỏ xa lộ A31 của Pháp vượt biên giới bắt qua xa lộ A3 (E25) của Lục Xâm Bảo trực chỉ Luxembourg nhưng không vào thành phố mà chạy theo xa lộ vòng đai để chẳng bao lâu thì lại vượt biên giới lần nữa qua đất Bỉ quốc hướng về thủ đô Bruxelles. Tới đây xin mở ngoặc nói sơ lược về Lục Xâm Bảo. Tuy là một nước nhỏ diện tích chỉ có 2586 km² với một dân số chưa tới 450.000 người nhưng là một nước giàu mà tổng số thu nhập (42769$) cao hơn cả Mỹ (31872$) và Pháp (22769$) vì vậy cho nên người Pháp sống ở biên giới thường chạy qua Lục Xâm Bảo kiếm việc là vì lương bên đó cao hơn thí dụ ngành «informatique» lương cao hơn Pháp đến 3 lần thuế má cũng nhẹhơn và xa lộ cho chạy líp như bên Đức vậy. Lục Xâm Bảo là một tiểu quốc theo chế độ quân chủ lập hiến (Monarchie Constitutionnelle) nhưng vị nguyên thủ quốc gia không mang danh hiệu là vua mà là Đại công Tước (Grand Duc) vì vậy xứ nầy được quốc tế gọi là «  Grand Duché de Luxembourg ».

Xe car khởi hành hồi sáu giờ rưởi sáng và sau khi đậu lại nghỉ xả hơi hai lần thì tới Bruxelles, thủ đô Bỉ quốc, lúc 13 giờ. Ai nấy cũng đều đói meo nên ào vô restaurant liền. Nhờhảng du lịch đặt chổ trước nên khách được dọn ăn ngay và phải ăn mau để còn đi tới Rotterdam trước 17 giờ vì sau năm giờ chiều thì hết có tàu đò chở đi coi cái hải cảng lớn bậc nhất trên thế giới này. May quá cái nhà hàng nầy nằm ngay bên cạnh một cái kiến trúc nổi tiếng. Đó là «Atomium» có thể dịch là «nguyên tử Đài» vì nó lấy hình ảnh cái nguyên tử của sắt (atom de fer). Được dựng lên từ năm 1958, Atomium được coi là biểu tượng của Bruxelles như là cái Tour Eiffel ở Paris vậy. Tới đây tôi xin mở ngoặc nói sơ qua về nước Bỉ. Bỉ quốc cũng là một nước nhỏ (30510 km²) so với Pháp (551000 km²) nhưng thủ đô của Bỉ là Bruxelles được coi là thủ đô Âu Châu, ngôi vị đang tranh chấp với Strasbourg của chúng ta đó. Đất đai chia thành hai miền, một là vùng đất thấp ( Basse Belgique ) mà thật vậy có nơi đất thấp hơn mặt biển. Hai là vùng đất trung ( Moyenne Belgique ) đất chỉ cao hơn mặt biển từ100 đến 200 thước là cùng thậm chí núi Ardennes mà ta thường nghe nói tới, đỉnh núi chỉ đo được 114 m thôi. Diện tích đã nhỏ, dân số cũng không đông (1.025.2000) ngôn ngữ cũng lộn xộn (sử dụng tới 4 thứ tiếng là Néerlandais, Flamand, Pháp và Đức). Tuy vậy Bỉ quốc là một nước giàu đứng hàng thứ 17 trên 227 quốc gia trong lúc Pháp đứng hạng 19 căn cứ vào Tổng sản lượng quốc gia tính theo đầu người : Bỉ (25443$), Pháp (22897$). Nếu tính theo tổng sản lượng quốc gia thuần (PNB Produit National Brut) thì Mỹ đứng hạng nhất trên số 227 nước trên thế giới (thống kê năm 2000), Pháp đứng hạng 5 và Bỉ đứng hạng 19 và cũng nói luôn Hòa Lan đứng hạng 14.

Ngày thứ nhì : Qua ngày thứ hai đúng là một này dành để du ngoạn thành phố Amsterdam. Nên biết Amsterdam được chọn làm thủ đô của Hòa Lan nhưng nhà vua thì lại đóng đô ởLa Haye (Den Haag). Ngoài ra quốc tế còn vì Amsterdam là một Venise ở Miền Bắc (la Venise du Nord) vì hai thành phốnày có nhiều điểm giống nhau như là các kho tàng mỹ thuật, phong cảnh hữu tình và nhất là kinh rạch chằng chịch tạo nên một kỳ quan cho du khách.

Mở đầu là đi viếng một nhà làm đồ sứ nổi tiếng ở Delf. Hảng du lịch nào cũng đưa khách của mình đến đây coi cho biết về ngành thủ công của xứ nầy. Kể ra thì họ ở đây từ mấy thế kỷ trước chỉ biết dùng một thứ bột lấy từ một loại kim khí để vẽ lên đĩa hay các thứ bằng đất sét rồi khi để vào lò nung nóng thì tính cách hóa học nó làm biến ra màu xanh hơi buồn tẻ. Mãi cho tới khi họ thấy đồ sứ (faience) của Trung quốc có nhiều màu sắc vui tươi nên họ mới bắt chước mà làm theo.

Kế đến là đi viếng Madurodam tức là một khu đất được rào rấp cản thận trong đó người ta là thu nhỏ lại rất khéo léo, tỉ mỉ tất cả những cái gì có tên tuổi ở Hòa Lan (la Hollande en miniature) như là đền đài, dinh thự, cầu cống cho tới phi trường Xchipol hay cây cầu treo một cột đặc biệt ở Rotterdam. Cũng đáng coi lắm vì làm công phu…

Mục đích tôi đi Hòa Lan kỳ nầy là để coi bông tulipe (một loại bông huệ bên nhà hay theo tự điển là hoa uất kim hương) và đúng vào mùa bông tulip nở rộ, cuối tháng tư đầu tháng năm hàng năm cho nên xe car đã chọn một lộ trình đặc biệt cho du khách thấy ở hai bên lộ các cánh đồng trồng bông tu-líp ngút ngàn, màu sắc trắng đỏ vàng tím chen lẫn thật là đẹp mắt qua các làng có tên là Wassenaar, Lisse mà cái tột đỉnh là Keukenhof, vườn hoa 32 mẫu đất nầy. Một cảnh tượng đập vào mắt tôi trước tiên là ở bãi đậu xe dành cho xe car, thật là một rừng xe car chưa từng thấy bao giờ, nhiều vô số kể đủ hiệu đủ kiểu đủ hãng đến từnhiều nơi nhiều nước. Còn nói gì hoa tulipe, thôi thì đủ loại đủ cở đủ màu mà chẳng những là tulipe mà còn nhiều loại bông có củ khác (fleurs à bulbes) cái nào quý hiếm thì chưng trong nhà lồng, cái nào thường quá thì trồng ngoài sân ? Nên biết thêm là Hòa Lan nổi tiếng là xứcủa bông tulipe nhưng người ta trồng không phải chỉ để bán bông tươi mà là để bán củ…Bán củgiống ra khắp thế giới cho nên du khách không lấy làm lạ khi thấy bông tulipe cắt bỏ đống dọc theo lề đường còn củ thì chờ cho già cho đúng lứa mới đào đem về vô bao vô hộp để bán. Thống kê cho biết là 60% củ để bán còn 40% củ để làm giống cho nhà vườn tại chổ.

Sau khi rời Keukenhof chúng tôi được đưa về Amsterdam để từ đó xuống tàu nhỏ(bateau mouche) chạy một vòng thành phố bằng kinh đào chằng chịch rất là thú vị mà du khách nào tới đây cũng không thể bỏ qua. Còn một chổ đáng coi nữa mà tôi để dành lại cho quý vị nào mai mốt đi viếng Amsterdam sẽ khám phá ra. Nói trước mất hay.

Ngày thứ ba cũng là ngày chót : Trên đường về, xe car chạy qua các thị trấn Utrecht, Eindoven, Liège, dãy núi Ardennes và Bastogne rồi ngừng lại để ăn trưa. Các nơi đi qua chẳng có gì đáng kể nhưng BASTOGNE (Bỉ quốc) thì đáng nói vì nơi đây nổi danh ở chổ hồi gần cuối thế chiến thứ hai, quân Mỹ chống trả anh dũng  cuộc phản công của quân của hitler vào tháng 12 năm 1944 vì vậy mà tại đây có dựng tượng đồn của một tướng Mỹ da đen (buste du général noir), có Viện Bả Tàng, có đài chiến sĩ trận vong, có một chiếc xe tăng nằm chễm chuệ trên bệ tại một ngã tư đường và là nơi mà quân Đồng minh đã trồng một trụ đá gọi là cây trụ cuối cùng của Tự do (dernière borne de la Liberté ).

Để chấm dứt bài du ký này tôi xin viết ra vài điều mới lạ mà tôi mới biết lần đầu qua chuyến đi nầy để tăng qúy độc giả gọi là «mua vui cũng được một vài trống canh» :

1. Dành dân lấn đất, nói vậy không đúng lắm mà dành đất với trời thì đúng hơn. Thật vậy Hòa Lan là vùng đất thấp - thấp hơn mặt biển từ 5 đến 10 thước có tới 1 /4 diện tích đất đó gọi là «polder» tức là vùng đất mà người giành giựt với biển để cất nhà ở và trồng trọt, nơi mà có tới 60 % dân số sinh sống. Phải nói đây là một kỳ công của người Hòa Lan nên có câu ví là : «Dieu crée la Terre et les Hollandais la Hollande». Như vậy mà người Hòa Lan giựt của biển tới 1800 km² nhờ hệ thống đê điều.

2. Quạt xay gió (moulin à vent) : ngày trước Hòa Lan có tới 9000 cái «moulins» mà nay chỉ còn khoảng 900 cái. Có một thời người ta phá bỏ vô tội vạ (vì đã có điện rồi) cho tới khi người ta thấy nó là của quý cần bảo vệ coi như là di sản của tổ tiên và là mồi câu du khách. Vậy mấy cái quạt xay gió đó ngày xưa và cũng có khi cả bây giờ nữa dùng để làm gì :

- xay bột tức xay bất cứ cái gì là hột như lúa mì, hột moutarde, trái noix…

- Kéo nước (rút nước mặn đi, cho nước ngọt vào) coi như dẫn thủy nhập điền.

-Xắc thuốc (lá thuốc hút) và nhiều công dụng khác khi cần dùng năng lực. Thời này ởHòa Lan thấy có nhiều cột cao có cánh quạt (éolienne) để sản xuất điện sạch (énergie propre) theo kỹ thuật hiện đại.

3. Xe máy là vua : một triệu rưởi xe máy (xe đạp) ở Amsterdam. Ở thủ đô nói riêng vàở toàn quốc nói chung, xe đạp là một phương tiện di chuyển vừa tiện lợi vừa không ô nhiễm ;ở Hòa Lan xe đạp được dành cho mọi ưu tiên cả người đi bộ cũng phải nhường xe đạp.

4. Di tích thời phong kiến : lạ quá ,  dọc theo đường phố đối diện bờ kinh người ta thấyở mặt tiền nhiều căn phố có hai cửa vô nhà, một ở sát nền nhà, một ở trên trềm cao chừng bốn năm bậc thang, hỏi ra mới biết ngày trước nhà giàu và sang thì có hai cửa vô, cái trên cao dành cho chủ (quý phái), cái sát mật đất dành cho đầy tớ (serviteur).

5. Tốt khoe xấu che : xe car chạy qua các thị trấn làng mạc thấy có nhà treo màn cửa sổ có nhà không, hỏi ra mới biết nhà giàu không che màn để khoe của còn nhà nghèo thì che màn để người đi đường dòm vô không thấy là mình chẳng có gì quý giá trong nhà. Rõ là Hòa Lan có khác !

Strasbourg, mùa hè năm 2003

Nguyễn Đức Hòa

 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art