Thứ Tư, 22 Tháng Tám, 2012

Những ngày cuối cùng của 40 năm truyền giáo tại Ai Lao 1935 - 1975

Những ngày cuối cùng của 40 năm truyền giáo tại Ai Lao 1935 - 1975

        Bài sau đây được dịch theo nguyên văn của bản Pháp ngữ đăng trong nguyệt san Pôle et Tropiques, phát hành tháng 12/1976, do Đức Giám Mục ETIENNE LOOSDREGT biên soạn. Đã nhiều năm qua, qúy vị vẫn theo dõi những tiến triển về công cuộc truyền giáo của các tu sĩ dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Á Đông và qúy vị nhiệt tình ủng hộ công cuộc truyền giáo này tại Ai Lao. Hẳn qúy vị ao ước được thấu rõ những gì mới xảy ra ở đó. Thì đây, Đức Giám Mục ETIENNE LOOSDREGT (tên Việt Nam : Đức Cha Stêphanô Lộc) trình bày cùng qúy vị về tình hình Ai Lao.

      RA ĐI MỘT CÁCH BÍ MẬT HAY BỊ TRỤC XUẤT.

     Tới hôm nay, 31/8/1976 không còn sót lại các vị thừa sai ngoại quốc như Pháp, Ý đại lợi, Hoa kỳ và Bỉ tại hai giáo phận Vientiane và Luangprabang.

     Các Linh mục, các sư huynh thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) mang quốc tịch Ý tại Luangprabang là những vị đầu tiên bị trục xuất khỏi AiLao giữa năm 1975. Điều này đã gây hoang mang, thắc mắc, lý do là các vị ấy không chút liên hệ với chính sách bảo hộ cũng như chính sách thuộc địa ngày xưa hay là phục vụ với đoàn quân viễn chinh Hoa Kỳ trong biến cố Đông Dương.

     Các vị này đứng ngoài vòng mục tiêu tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia và chủ nghiã xã hội. Các vị ấy đã từng thi hành thái độ minh bạch để tỏ bày công khai tấm lòng huynh đệ, công bằng xã hội và chủ nghĩa đoàn kết. Thường khi còn tham gia phát biểu về đường lối để giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân am hiểu tình hình mới của đất nước và để chấp nhận giá trị xác đáng. Vậy lý do gì đưa tới sự trục xuất các vị ấy ? có phải chăng đó là « ý muốn của nhân dân » vì họ không còn ưng thuận để chúng ta ở lại, hay vì lo ngại cho vấn đề an ninh tính mạng của các ngài, hoặc vì điều quan trọng này nữa đó là sự lợi dụng đáng tiếc của cán bộ đã lạm quyền trong lúc thi hành nhiệm vụ.

     Dù thế nào đi nữa, các vị ấy đã bị bắt buộc ra đi, mặc dù không bị hất hủi, bạc đãi, hành hung nhưng có một số linh mục tại vài nơi bị lục soát nhà cửa và bị khám xét hành lý rất kỷ càng trước khi ra đi.

     Tại Vientiane : các vị linh mục đã thông cảm tình hình đổi thay đó là sự khởi xướng châm ngòi trong quần chúng và trong giới sinh viên, học sinh. Những biến cố tại Luangprabang nói riêng càng làm các ngài lo sợ. Người ta hồi tưởng lại những câu chuyện in trên báo chí về diễn tiến chính trị của các nước khối Đông và những xứ lân cận của Á châu.

     Sự tuyên truyền quá khích có thể xoay chiều, đổi hướng để có thể xử trí với tất cả những người ngoại quốc nói chung, trong đó có các vị thừa sai Pháp. Những tiếng vọng từ các lớp cải tạo còn vang vảng bên tai rằng sẽ có những biện pháp thích nghi để đối phó với các vị thừa sai này. Đã có những sự việc xảy ra trong các làng mạc xa xôi hẽo lánh, những nơi rất ít giáo dân.

     Điễn hình cuộc mưu sát linh mục Jean Marie OLLIVIER tại Vang Vieng vào hạ tuần tháng 5 dương lịch 1975. Thị xã Vang Viêng cách thủ đô Vientiane 150 cây số về phiá Bắc. Bộ đội của tân chính quyền, sau khi đã chiếm đoạt thị xã này, đã cấp cho vị linh mục giấy thông lưu 3 tháng để di chuyển từ nơi đang trú ngụ tới 4 làng cùi mà ngài đã tập trung trong phạm vi 30 cây số, nhưng ngài đã nhận thức thái độ đổi thay của bộ đội trong vấn đề xử trí với ngài. Vậy là giữa đêm kia, người ta tung lựu đạn vào buồng của ngài đang lúc còn yên giấc, tủ quần áo, những ván thưng buồng, giường, nệm đều cháy xém vì những mảnh đạn. Riêng ngài dù tai qua nạn khỏi, vẫn đau khổ và phân vân vì từ trước tới nay, bộ đội của tân chính quyền luôn luôn ca ngợi công tác hoạt động qúy báu của ngài. Linh mục này buộc lòng phải trở về Vientiane.

     Tại làng cùi, bộ đội tịch thu tất cả lương thực, thuốc men và máy may chỉ chừa lại một bì gạo nếp. Dân làng được bộ đội thông báo cho linh mục OLLIVIER sẽ không được phép trở lại làng này nữa. Linh mục cũng được thông báo về vấn đề này.

     Ngoài trường hợp kể trên, người ta không loan tin gì sự bạc đãi cũng như hất hủi đối với các vị thừa sai.

       NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC VỊ THỪA SAI

     Một số linh mục tuân theo Phúc Âm và chỉ thị của thượng cấp, thì tin tưởng mình có nhiệm vụ phải ở lại với bất cứ giá nào. Chủ chiên lành không thể bỏ đoàn chiên của mình lúc lâm nạn. Chủ chiên lành phải chia sẽ số phận của đoàn chiên cho tới cùng.

     Lịch sử cận đại không nhắc tới sự các linh mục vẫn ở lại để gần gũi giáo dân lúc có thể trở về quê hương hay sao ? Hơn nữa chánh quyền cam đoan tôn trọng tôn giáo, không oán hờn các linh mục, lý do rằng tại một vài nơi các linh mục được cấp thông lưu dễ dàng không gặp trở ngại.

Một số linh mục khác cổ võ việc ra đi cách kín đáo, thận trọng không gây náo động vì các ngài không còn lý do nào để ở lại lúc mà chính trị đã ló dạng chống đối sự hiện diện của các linh mục ngoại quốc.

Mặc dù có những mâu thuẩn về lý luận hay giả thuyết, người ta nhờ kinh nghiệm, đã thấu hiểu sự tiến triển về thời cuộc mới xảy ra tại một vài xứ láng giềng, đó là đã có những giáo dân bị tra tấn và bị khép vào tội làm tay sai cho các vị thừa sai, lại còn bị tình nghi là « công dân thối nát », là lệ thuộc cho chế độ thực dân và tư bản.

     Vậy có tiêu chuẩn sau đây : có ích lợi gì cho Giáo Hội Ai Lao nếu các vị thừa sai quyết tâm ở lại với giáo dân bất chấp moi biến cố ? Do đó, có nên tham khảo ý kiến của các vị thừa sai, cũng như giáo dân Ai Lao không ?

     Các vị thừa sai và giáo dân đã hội họp liên tiếp hai ngày dưới quyền chủ tọa của Đức tân Giám Mục Thomas NANTHA, cai quản giáo dân Vientiane, để tìm giải pháp thích nghi và tốt đẹp về số phận các vị thừa sai.

     Đức Giám Mục Thomas NANTHA đã chấp thuận đề nghị của hội đồng, và ban bố phương pháp hoạt động theo sắc lệnh với bản nguyên văn như sau :

NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN AI LAO

HÒA BÌNH ĐỘC LẬP DÂN CHỦ

THỐNG NHẤT THỊNH VỰƠNG VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI.        

Tòa Giám Mục Vientiane

      Thân gửi :

     Các linh mục thừa sai, Các sư huynh, dì phước

     và anh chị em giáo hữu trong Chúa Kitô.

     Trong hai phiên họp ngày 3 và 4 tháng 4-1976 vừa qua, các vị lãnh đạo tinh thần nam nữ và anh chị em công giáo đã phát biểu ý kiến về tình hình hiện tại. Sau khi mọi người bày tỏ cảm tưởng cá nhân, đã đồng tâm biểu quyết để tìm lấy một đường lối thích hợp thể theo chính sách hiện hữu của Chính phủ Cách Mạng nhân dân Ai Lao và tuân theo chỉ thị của Đức Giám Mục, cử tọa đã đồng tâm xác nhận điều phải thi hành là, các vị truyền giáo nam nữ Âu châu nên từ biệt lãnh thỗ Lào càng sớm càng tốt.

     Đức Giám Mục và anh chị em giáo hữu Ai lao xác nhận rằng : qúy linh mục và nữ tu Âu châu tại Vientiane đều thông cảm tình hình của Lào. Do đó, Đức Giám Mục và giáo dân Ai Lao hy vọng chư vị tiếp đón chỉ thị này và áp dụng với tấm lòng sáng suốt, hy sinh để lại hạnh phúc và lợi ích cho Giáo Hội Ai Lao.

     Chúa đã phán : « Nếu hạt giống gieo xuống đất mà không chết đi tất nhiên nó không nảy mầm, trái lại nó chết đi thì mới sinh ra nhiều hoa quả ».

     Tuân theo sắc lệnh này, tất cả tín hữu Ai Lao ao ước cám ơn các linh mục thừa sai cũng như các nữ tu đã tận tụy hy sinh không bờ bến trong cộng việc truyền giáo và hoạt động xã hội trong giáo phận Vientiane. Mọi người mong ước qúy ngài sớm trở về quê hương mang theo mọi ơn thánh Chúa.

     Ta lấy phép Tòa Thánh ban phúc lành cho tất cả mọi người trong qúy ngài.

Thomas NANTHA

Vientiane, Chúa Nhật mùa Thương Khó, ngày 4/4/76

       Người ta không nên xem thường sắc lệnh này, vì bản văn sẽ được ghi vào sử xanh rằng : « Sự độc lập đã thành công, thích hợp, hoàn toàn không mảy may yếu ớt của chính quyền Ai Lao nhờ sự tuyên truyền mạnh mẽ khắp lãnh thỗ với sự hưởng ứng triệt để của toàn dân về triển vọng hăng say có mảnh lực kích thích này.

     Hơn nữa, vấn đề tự túc là một trong vấn đề qúy báu, còn là trạng thái chứa đựng nhiều yếu tố, nhiều biện pháp hợp lý, không thiên vị, khỏi lệ thuộc kẻ khác. Người ta cần đặt vấn đề đúng chỗ cho người bản xứ Lào, để mọi người cùng nhau ý hợp tâm đồng thưởng thức, hưởng ứng và hòa mình trong hai chữ « Độc Lập » không ngoài mục đích chứng minh họ là những người đã giác ngộ mặc dù xưa kia đã quá tự hạ mình lệ thuộc.

     Dĩ nhiên, Giáo phận Vientiane là một phần tử hoàn toàn của Giáo Hội thế giới, nhưng theo thực chất là Giáo Hội Ai Lao nói riêng : nào là khăng khít chặt chẽ, mặn mà với mọi thăng trầm của nhân dân Lào, nào là đang dấn thân chịu đựng mọi chi phối của thời cuộc lịch sử, Giáo Hội này vẫn là Giáo Hội của Chúa Kitô, giáo dân Lào luôn luôn là con cái của Thiên Chúa nhưng tất cả là công dân Lào.

     Các vị thừa sai ngoại quốc với nỗi ưu tư, buồn bã đã thông cảm cái hợp lý mà người ta đòi hỏi nơi mình. Các ngài rất lưu luyến, khắng khít với nhân dân Lào để hòa mình và chia sẽ cuộc sống của họ lúc mà các ngài phải ra đi, từng 3 hay 4 vị một lúc, mặc dù chánh quyền vẫn tỏ ra lễ độ cho tới giờ phút cuối cùng. Cũng có một vài vị được nhân viên chánh quyền thỏa mãn cấp cho thông hành khứ hồi (ra đi còn hẹn ngày trở về), cách ưu ái.

       TẠI SAO RA NÔNG NỖI NÀY ?

     Kể từ hạ tuần tháng 2 dương lịch 1975, lực lượng hiện hữu hai phe đã yên súng, đó là phe chánh phủ Hoàng gia đôi khi còn được mệnh danh là « phe Vientiane » và phe tả tức « phe các lực lượng ái quốc ».

     Lực lượng mỗi phe phải đóng tại vị trí hiện tại của mình. Thế là xứ Ai Lao đương nhiên có hai miền do sự kiểm soát riêng biệt của phe ấy. Cả hai phe đều theo thể chế hành chánh riêng tư như cảnh sát, quân đội, tài chánh, quốc kỳ và đồng minh. Vấn đề tự do lưu thông không bao giờ được vãn hồi : Vientiane và Luangprabang được công bố là hai đô thị trung lập. Một chánh phủ hòa hợp quốc gia đã được thành lập, gồm tổng số công thức tương đối. Trong một bộ, nếu bộ trưởng thuộc phe Vientiane, thì thứ trưởng thuộc phe lực lượng ái quốc, và ngược lai.Trong các cơ quan chánh quyền, bắt buộc số nhân viên mỗi phe một nữa, bất cứ quyết ddịnh nào muôn có hiệu lực đều phải được cả hai phe chấp thuận. Điển hình tại thủ đô Vientiane, có 1000 cảnh sát thuộc phái hữu thì phái tả cũng có 1000. Cùng một thể thức ấy, để bảo vệ an ninh thủ đô Vientiane, mỗi phe phải có 2000 binh sĩ điều hành công tác.

     Điều không hay gì cho chúng ta là trông chờ chỗ này, người nọ để giúp chúng ta tiến bộ. Dân tộc ta phải tự túc với khả năng của mình. Chúng ta hãy tự hào hùng cường, can đảm. Chúng ta đừng đòi hỏi kẻ khác làm những gì cho quê hương mình khi chính chúng ta đầy đủ khả năng làm việc ấy.

     Người giáo hữu Lào có nhiệm vụ gì với Tổ Quốc ? Nếu giáo hữu Lào phải nhận mình là công dân hoàn toàn thì dân ấy cũng là con cái Thiên Chúa. Người công dân ấy có nhiệm vụ đối với tôn giáo của mình, cùng một thể thức các công dân Lào khác có nhiệm vụ đối với tôn giáo riêng của họ. Nhưng nhiệm vụ gồm hai điều : thờ phượng Thiên Chúa, tuân lệnh của Giáo Hội và giúp đỡ anh em, giúp đỡ nhân loại. Huấn điều ấy nhắc nhỡ chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa bằng phương pháp dâng lễ, cầu nguyện, tuân theo luật của Giáo Hội và đời sống thánh thiện. Trong tình thế hiện tại, chúng ta đừng quên dâng lên Thiên Chúa mọi công việc cá nhân, cả những công tác tập thể. Chúng ta tập trung để đọc kinh ngày Chúa nhật, nếu không thể thi hành trong ngày ấy, chúng ta hãy hội nhau ngày khác, vì mục đích chính là cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa.

     Với lý luận « con người không còn thù địch, chó sói với nhau nữa, vậy khi mà xã hội đã trở thành một căn bản về sự công bằng thì con người cần gì tới tôn gíao để làm mục tiêu và lẽ sống nữa ? » Xin trả lời rằng : Tôn giáo là một học thuyết thức dậy con người chung sống hòa bình, cư xử nhân từ với nhau, không mạt sát, không tìm cách hại ai. Trái lại chúng ta những tín hưũ đã xác nhận rằng, mình đang tìm lối sống đời đời, do đó tôn giáo là sự liên lạc cần thiết giữa chúng ta và Thiên Chúa trong suốt đời sống của chúng ta, cho tới ngày chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi về bên Ngài. Nếu các vị lãnh đạo tinh thần bị trắc trở, không thể tới với chúng ta thì không có nghĩa là tôn giáo đã cáo chung, vì đức tin đã in sâu vào tâm hồn ta rồi.

     Bức thông cáo còn nhắc tới những câu sau này trong thánh thư : « chúng ta tất cả hãy thương yêu nhau ». Một trong những phương pháp phục vụ tổ quốc là hòa mình để giúp đỡ kẻ khác. Dĩ nhiên chúng ta đã hấp thu một tập quán mến yêu, xinh đẹp, đó là mỗi công dân Lào góp phần tham gia công tác cộng đồng trong làng, trong xóm, tham gia việc gặt hái, đập lúa, làm nhà, phát rẫy, làm đường. Anh em hãy thi hành những công tác ấy cách cần mẫn và thành thực như anh em làm những việc ấy cho chính mình anh em. « Đoàn kết để phục vụ chưa đủ, chúng ta cần phải đoàn kết bằng cả tâm hồn ». Nếu chúng ta cùng ở chung một làng nhưng gieo mối hận thù, căm hờn thì chúng ta không còn sự thanh bình, lúc đó công tác chúng ta sẽ không xuôi chảy, không mang lại kết quả mong ước. Anh em hãy cố gắng, chăm chỉ, đừng làm gai nhọn đâm vào người khác, trái lại hãy giúp đỡ kẻ ấy, hãy trở nên nguồn suối thanh bình, vui tươi, yêu đời cho mọi người.

     Để kết luận, trong mọi nơi,mọi lúc, mọi trường hợp, chúng ta hãy sống như Phúc Âm của Chúa Giê su truyền dạy, hãy sống trọn toàn. Chúng ta hãy hân hoan, hãnh diện vì đã được làm tín hữu Lào, được phục vụ tổ quốc mến yêu của chúng ta. Chúng ta hãy hòa mình với kẻ khác để xây dựng một xã hội Lào, trong đó đầy tình yêu thương, đoàn kết, độc lập, dân chủ, tiến bộ. Trong xã hội này, chúng ta cùng nhau phục vụ, công tác vì nhiệm vụ để quê hương, tôn giáo của chúng ta được thanh bình.

     Chương trình hoạt động chính trị 18 điều vẫn có vấn đề tự do tín ngưỡng được công bố. Phương pháp giao chuyển này đã không theo đúng như lý tưởng, vì có những va chạm và xích mích, nhưng không còn chiến tranh, không còn oanh tạc, không còn những vụ phục kích trên các tuyến đường. Đó là một khuây khỏa lớn cho dân chúng khi có khí chất ôn hòa và yêu chuộng hòa bình, lại là điều khích lệ cuồng nhiệt của giới thanh niên, sinh viên, nhất là đối với những ai nhìn thấy phát hiện ánh sáng bình minh của cuộc tái sinh một xã hội Lào thật sự, không có bất công, không tham nhũng, không hối lộ, không lệ thuộc ngoại lai.

     Sau đó vấn đề tuyên truyền chống ngoại bang càng ngày trở nên mãnh liệt, xỉ nhục đặc biệt người Mỹ, chống tham nhũng, chống hối lộ, diệt trừ những phần tử thối nát của chế độ cũ, hay là bọn tay sai của đế quốc, củng cố công bằng xã hội, phát động quần chúng tích cực tham gia ủng hộ tân chính phủ, khai diễn đoàn kết và tự hào quốc gia. Những việc trên đều được ái mộ. Có những phương kế để sinh hoạt đã được thiết lập, một số phương pháp ấy đã xoa dịu phần nào những cảm hứng buổi đầu qua những thực tế đã được xác định là, rất lợi ích và công bằng như việc phổ biến về vinh dự của công tác hoạt động bằng tay chân, sự cao qúy của vấn đề tự túc.

     Thí dụ, cả gia đình nên làm lấy một mảnh vườn. Tại Vientiane, một số vệ đường, bờ sông, những khoảnh đất trống, những bãi cỏ xanh tại các công sở đã trở thành những luống rau, công tác tập thể đã được thi hành tốt đẹp khắp nơi do công chức, học sinh, sinh viên, dân chúng thuộc từng khu. Tại bệnh viện, bác sĩ, y tá, nữ y tá, y sĩ, nhân viên các phòng thí nghiệm, nhân viên văn phòng phải dành riêng hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để công tác tập thể bằng tay chân hoặc để làm vườn công cộng. Vấn đề giao dịch với bên ngoài của Giáo Hội Ai Lao đã bớt sự chi phối và bớt căng thẳng.

     Giáo Hội đã chính thức cúng chính quyền một số nhà cửa của địa phận, với ước vọng sẽ được chính quyền xử dụng trong công việc xã hội. Trước hết là tiểu chủng viện Paksane ; tiếp đó những công thư tấp nập hối thúc mỗi ngày một tăng, thế là Tòa Giám Mục đã trở thành Trung tâm giải độc nha phiến, nhà chung và giáo xứ của các Linh mục thừa sai bị sung vào bộ y tế. Tại các nơi hẽo lánh, rừng thiêng, ngoại trừ Paksane, mặc dù của cải không bị tịch thu, nhà thờ, nhà nguyện, nhà xứ, cơ sở cứu tế xã hội đều bị sung vào của công. Các linh mục tại thượng Lào đã gánh chịu cùng một số phận như vậy. Do đó, càng ngày số các linh mục càng giảm, tại Vientiane hầu hết các cơ sở và trung tâm xã hội công giáo sẽ tiếp tục trực thuộc vào tay « quyền hành vừa mới gầy dựng ». Đức Giám Mục và các linh mục bản xứ đang trên đường bị tước đoạt một cách dễ dàng. Như thế dĩ nhiên Giáo hội Ai Lao sẽ trở nên nghèo nàn, túng thiếu hơn nữa và lại có vẻ không còn ưu thế. Một số giáo dân đau khổ cho sự bỏ lại này. Sự kiện trên cũng là dấu hiệu tiên phong về sự cướp đoạt không kém quan trọng.

     Tiếp đó là vấn đề Sài Gòn thất thủ ngày 30/4/1975, sự thắng trận của miền Bắc tại Nam Việt Nam xảy ra quá nhanh chóng không ai ngờ, đó là có sự nhúng tay của bọn cách mạng tại Đông Dương, lại còn nói lên sự bại trận của đế quốc Mỹ và các chính phủ bù nhìn. Dần dần phe lực lượng ái quốc Lào trở nên ưu thế, xoay thế cờ chính trị rất xác đáng, nhấn mạnh về lớp huấn luyện cho mọi tầng lớp nhân dân, ngăn cách dân chúng ra từng khu để canh chừng lẫn nhau, các ủy ban được bầu ra tại khóm, phường, xã, tổng va quận. Theo nguyên tắc, phải hũy bỏ Hạ nghị viện do hội đồng chính trị định đoạt. Chương trình hoạt động chính trị 8 điều của chính phủ và nhiều dấu hiệu bên ngoài cho biết rằng Pathet Lào đã nắm trọn quyền hành chính trị trong tay. Một chuyện nho nhỏ điển hình : cho tới nay trên các bích chương đều viết : HÒA BÌNH TRUNG LẬP- DÂN CHỦ CHÂN LÝ TIẾN BỘ, mà người ta vẫn đọc thấy trên công thư ; nhưng cuối tháng 11/75 một vị linh mục nhìn thấy trong giấy thông hành vừa được cấp phát biến mất chữ TRUNG LẬP, nên ngài nhắc khéo viên cảnh sát thì được anh ta trả lời : « chữ đó nay đã vô dụng » ;

     Ngoài ra, ngày 8/12/75 tại Vientiane, các đại biểu nhân dân biểu quyết thành lập một nước « Cộng Hòa Nhân Dân Lào. Quốc vương được yêu cầu thoái vị và nhận chức cố vấn cho chủ tịch nhà nước. Tiếng TRUNG LẬP biến đi trên các bích chương và được thay thế cách nhẹ nhàng như sau : « Hòa bình-Độc lập-Dân chủ-Thống nhất-Thịnh vượng-Tiến bộ xã hội ». Bất cứ người công giáo nào đều phải chửa trên các văn khế, thư từ như vậy. Từ đó, chính thể này tự tuyên xưng là cộng sản, vì tự đặt mình là một tư tưởng đúng, mọi người phải tuân theo một đường lối độc đáo của đảng, cổ võ để lập ra một xã hội mới, con người mới, thoát ly khỏi tất cả ràng buộc của tự do cả tôn giáo.

       TRONG HOÀN CẢNH NÀY GIÁO DÂN PHẢI XỬ TRÍ THẾ NÀO ?

     Đứng trước chế độ mới này, đối với Giáo hội bản xứ, không riêng đề cập đến giáo phận Vientiane mà thôi. Ba vị Giám mục bản xứ Vientiane, Savannakhet và Pakse đã cùng nhau soạn thảo một thông cáo chung đặc biệt gởi tới các giáo hữu làm kim chỉ nam, không những với mục đích xử dụng cộng đồng, còn để giúp đỡ trong mọi hoạt động của mỗi tín hữu công giáo. (Bản thông cáo được đăng trong nguyệt san tài liệu Công Giáo số 1695 ngày 4/4/76). Hồi xưa, Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ban thông cáo rằng : người ta nên giao dịch từ bước đầu tiên với những người liên hệ vào tín ngưỡng khác biệt với Thiên Chúa giáo ; Giáo Hội Lào đã thỏa thuận bước lên con đường này và hòa mình trung thành với chính quyền hiện hữu ;

     Sau đây là những huấn điều tóm lược những vấn đề căn bản :

     Giáo hữu Lào nào đang hoang mang vì lý do bị gán vào tội không tình thực yêu nước hãy nhận thức rằng « Giáo hữu Lào vẫn là công dân Lào », giáo hữu ấy không được phép quên rằng chúng ta vừa sinh ra đã là Lào, do đó chúng ta là công dân Lào thực sự. Chúng ta hãy sung sướng và hãnh diện vì được làm công dân Lào. Vấn đề chúng ta theo Thiên Chúa Giáo không biến đổi chúng ta trở nên con người bán nước, hay ngừơi xa lạ với tổ quốc. Mỗi người chúng ta hãy xác nhận mình là công dân Lào hết mình, phải trung thành hết tâm hồn với giống nòi, tuân theo và hấp thụ lấy những tập quán xinh đẹp, mến yêu, nhận mình có trách nhiệm với tiền đồ tổ quốc, hãnh diện về chủ quyền quốc gia.

     Công dân Lào có nhiệm vụ gì ? Mọi công dân Lào không phân biệt tôn giáo, đều có nhiệm vụ đối với Tổ quốc. Người công dân ấy có trách nhiệm phải bảo vệ nền hòa bình, độc lập, phát huy nền dân chủ, đoàn kết, thịnh vượng và phát triển xứ sở liên tục. Từ giờ phút này, chúng ta hãy sẵn sàng đoàn kết và cộng tác với những ai thành thật mưu ích cho xứ sở trong công bằng để mọi người được sống trong hoan hỉ và an lạc dưới chánh thể tự nguyện là một lý tưởng công bằng, dân chủ và tiến bộ. Giáo điều thứ tư dạy chúng ta phải có nhiệm vụ và trung thành với tổ quốc. Chúng ta hãy thi hành theo giáo điều ấy, mà không mảy may nhút nhát, do dự, sợ hãi, với niềm tin rằng xứ sở chúng ta là di sản chung mà Thiên Chúa đã sắm sẵn, giao phó cho chúng ta, công dân Lào.

       TỪ TRƯỚC TỚI NGÀY 31/8/76 CÓ NHỮNG SỰ LẠ GÌ XẢY RA ?

     Trong Giáo phận Luangprabang không sót lại một linh mục hay nữ tu. Tại thượng Lào chỉ còn một linh mục bản xứ, nhưng mọi ngừơi đều bặt tin của vị linh mục này từ tháng 11/75. Báo chí Tây phương ghi nhận rằng một số đông dân chúng đã tràn qua biên giới Thái Lan. Trong đám người tị nạn này, người ta thấy rất đông tín hữu của mọi tôn giáo gồm cả tín hữu công giáo. Tại Giáo phận Vientiane, để cộng tác với Đức Giám Mục Thomas NANTHA chỉ còn lại 5 linh mục, trong số này có 3 linh mục triều và hai linh mục thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI).

     Các nữ tu bản xứ thuộc dòng Bác Ái (Soeurs de la Charité) trước kia đảm trách giáo viên tại hai trường của giáo xứ, nay đã ra khỏi thủ đô Vientiane. Có lẽ tổng số còn lại các nữ tu này chỉ vỏn vẹn 12 người, trong đó 5 soeurs hiện đảm trách nhà dục anh, nhưng phải làm rẫy, làm vườn, nuôi gia súc để sống qua ngày. Các soeurs khác tản mác ra các làng mạc hẻo lánh để sinh sống như dân chúng bằng nghề làm vưòn, cùng một số phận như đồng nghiệp tại hạ Lào, nghĩa là chia nhau ra đi từng toán 3 hay 4 Soeurs. 6 chị Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Oblates) cùng 6 hoặc 7 Soeurs thuộc dòng Đức Bà Thương Khó (Marie de la Croix) hiện đa số sinh sống bằng nghề đồng áng. Một số đông tín hữu công giáo thuộc dân tộc thiểu số hay ngoại kiều (Việt Nam, Thái Lan, Trung Hoa) đã chạy sang Thái Lan rồi từ đó một số đã được chấp thuận tị nạn tại Âu Châu hay Mỹ Châu. Một cách tổng quát, giáo dân Lào vẫn ở lại quê hương họ.

       HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI SẼ RA THẾ NÀO ?

     Mặc dù có sự khác biệt về chủ nghĩa, nhưng còn có sự đoàn kết phục vụ thì chủ nghĩa ấy vẫn giữ được mối liên lạc trong công tác công ». Đức ông Philip Potter nói như trên trong Thượng Hội Đồng Giám Mục tại La mã. Sự khác biệt về chủ nghĩa dĩ nhiên vẫn còn là chướng ngại vật.

     Giáo Hội bản xứ Lào thuộc tiểu số nên không được thụ hưởng những thành kiến thuận lợi, nhất là không được đối xử như Phật giáo vì Phật giáo từ xưa đến nay được tôn xưng là quốc giáo, do đó Phật giáo được ưu tiên độc nhất. Báo chí Tây phương có cho biết trong tháng 6/76, đã có các biện pháp thích nghi để hạn chế tôn giáo tại Ai Lao. Các khu thuộc Giáo hội Lào đã bị chiếm đoạt bằng vũ lực, chỉ còn lại nhà thờ chính tòa, Tòa Giám Mục nơi Đức cha NANTHA đang trụ trì. Các học đường công giáo bị tước khỏi quyền lực của Giáo hội Lào. Tám chục ngôi chùa tại thủ đô Vientiane cùng chung một số phận tương tự, chỉ còn hai hay ba ngôi chùa bị đóng.

     Các linh mục và sư huynh thuộc quốc tịch Ý hiện chia làm 3 toán : toán đầu lưu lại quê hương ; toán thứ hai trẩy đi Nam dương ; toán thứ ba đi Sénégal (Phi Châu). Đức cha STACCIOLI được đề cử giữ chức phó giám mục địa phận Sienne (Ý quốc). Các linh mục nói Pháp ngữ hiện đang ngụ tại trụ sở Pháp, một số sang Gia nã đại, Hoa kỳ. Một số khác đã được cử đi đang chờ thủ tục sang Haiti (Nam mỹ), Nam dương. Đức Giám Mục Stêphanô Lộc (Etienne Loosdreght), vì lý do sức khỏe đã được giãi nhiệm và hiện đang an dưỡng tại nhà của cộng đoàn dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, trụ sở Notre Dame de Bon Secours thuộc tỉnh Ardèche.

     Cụ già Siméon tại thánh điện đã tiên đoán : Đức Chúa Giêsu sẽ gặp những mâu thuẩn và sự đó bắt Ngài phải trả giá bằng cuộc tử hình. Nhưng Chúa đã hồi sinh. Cùng một thể thức ấy đối với Giáo hội Lào. Ở đó xác thực còn sinh tồn, trong số những hạt giống gieo xuống, có một số bị phá hũy nhưng số còn lại sẽ nảy sinh và hứa hẹn hoa trái. Ai biết những chuyện ấy sẽ diễn ra sao ? « Hỡi con yêu dấu, Thiên Chúa sẽ bổ khuyết cho con », câu nói của tổ phụ Abraham từng thốt ra với đứa con trai độc nhát, dấu yêu mà đức con cưng này hơi thất vọng cho đời của mình.

Tại nhà dòng Đức Mẹ Cứu Độ

Ngày 31/8 dương lịch 1976

Đức Cha Etienne LOOSDREGT

Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art