Thứ Năm, 09 Tháng Bảy, 2020

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1)

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 1
Các nền văn minh cổ xưa luôn tồn tại những bí ẩn mà cho tới nay, chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn biết rõ. Tuy vậy, dựa trên những di tích khảo cổ còn sót lại dưới lớp đất đá của hành tinh xanh này, ta vẫn có thể kết nối và tìm hiểu thêm về lịch sử cũng như những thành tựu mà bậc cha ông đã phát minh và để lại cho con cháu đời sau.

Mời anh em cùng mình tìm hiểu khái quát về các nền văn minh cổ xưa của nhân loại, với các thành tựu tiên tiến, và rất nhiều trong số đó chính là tiền thân của những phát minh khoa học, công nghệ hiện đại ngày nay.

Nền văn minh Lưu vực sông Ấn - Tồn tại khoảng từ năm 3000 đến năm 1300 trước Công nguyên


Năm 1856, trong lúc xây dựng đường tàu hỏa ở Ấn Độ, các kỹ sư người Anh đã vô tình phát hiện một khu vực lớn chứa nhiều loại gạch nung. Thời điểm đó, họ vẫn tiếp tục xây dựng bên ngoài khu vực này (thậm chí còn sử dụng một số viên gạch được tìm thấy ở trên để xây đường tàu) mà không hay biết rằng đã khai quật được những hiện vật của thành phố Harappa cổ. Những cuộc khai quật sau đó diễn ra vào những năm 1920 đã xác nhận rằng khu vực đó chính là một phần thuộc Nền văn minh Lưu vực sông Ấn, một xã hội văn minh tồn tại ở Thời kỳ Đồ Đồng, trải rộng khắp các vùng thuộc Afghanistan, Pakistan và tây bắc Ấn Độ ngày nay.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 2
Bản đồ thời kỳ trung Harappan

Cư dân thuộc Nền văn minh Lưu vực sông Ấn (hay còn được biết đến là Nền văn minh Harappa) được phát hiện là đã bắt đầu đời sống mang dấu ấn nền văn minh nông nghiệp từ thời điểm khoảng 3300 năm trước Công nguyên và trải qua thời kỳ phát triển hưng thịnh tận gần 2000 năm, thường được chia thành ba giai đoạn:
  • Giai đoạn tiền Harappan (3300 đến 2600 trước Công nguyên)
  • Giai đoạn trung Harappan (thời điểm phát triển vượt bậc - 2600 đến 1900 trước Công nguyên)
  • Giai đoạn hậu Harappan (1900 đến 1300 trước Công nguyên).
Lúc bấy giờ, họ đã đạt được sự tỉ mỉ cũng như chuyên môn cao trong việc lên kế hoạch sử dụng các biện pháp tiêu chuẩn hóa trọng lượng, cân đo, đào tạo các nghệ nhân lành nghề trong lĩnh vực luyện kim.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 3
Di tích khảo cổ cho thấy những viên gạch nung có hình dạng đồng đều. Gạch nung giữ được độ ẩm, phù hợp để xây dựng nhà tắm và cống rãnh.
Ở thời điểm phát triển cực thịnh, triều đại ở Nam Á này có hơn một ngàn thành phố và khu định cư, dân số lên tới hơn 5 triệu người, điển hình có hai trung tâm đô thị đông dân là Harappa và Mohenjo-Daro. Những cộng đồng này nổi bật với quy hoạch đô thị, thiết kế môi trường đô thị phức tạp, phát triển kỹ thuật và thể chế chính trị đều liên quan đến sử việc sử dụng đất đai, sở hữu nguồn cung nước ngọt dồi dào và hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả. Các công trình thuộc nền văn minh này được xây dựng bằng gạch đã qua đo đạc lượng nguyên vật liệu mới được tạo thành, sở hữu kỹ thuật kết hợp bùn và gạch đất sét, có khả năng chống ẩm nhờ sử dụng nhựa tự nhiên thêm vào nguyên liệu làm gạch, giúp các công trình bền vững và tồn tại lâu dài theo thời gian.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 4
Di tích hồ chứa nước tại Dholavira.

Những phát minh nổi bật của nền văn minh này chính là: hệ thống thoát nước thải và hệ thống thu gom rác được bố trí khoa học, các xưởng đóng tàu, các nhà kho và các kho thóc, các tường thành công sự, kỹ thuật khắc dấu, hay thậm chí có thể họ đã có cả khu vực nhà tắm công cộng... Chất lượng quy hoạch đô thị cho thấy chính quyền các thành phố đã đạt được hiệu quả trong việc điều hành người dân khi ưu tiên cao về các vấn đề vệ sinh. Hệ thống giếng tưới tiêu và hệ thống thoát nước thải là hoàn toàn riêng biệt, và toàn bộ các tầng lớp từ hoàng gia, quý tộc cho đến những người dân bình thường đều được tiếp cận hệ thống này. Hầu hết cư dân của các thành phố là những nghệ nhân và thương nhân được gom lại với nhau tạo thành các khu phố riêng biệt.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 5
Những tàn tích được khai quật của thành phố Mohenjo-daro, với Khu tắm lớn ở phía trước và Bảo tháp Phật ở phía sau.

Những thông tin liên quan đến thể chế chính trị, tổ chức tôn giáo, văn hóa... của nền văn minh này vẫn còn là ẩn số, phần lớn do các chứng cứ khảo cổ học được khai quật hoặc chưa thể giải mã chính xác, hoặc bị mai một khá nhiều.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 6
Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 7
Các loại con dấu
Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 8
Những ký tự khai quật được từ các khu di tích, được cho là hệ thống chữ viết (có thể đã được mã hóa)

Bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng, do việc trao đổi thương mại với Lưỡng Hà bị suy giảm, hoặc có thể do biến đổi khí hậu, sự biến mất của hệ thống chữ viết, các kỹ thuật đo đạc dần không được sử dụng như trước... đã khiến Nền văn minh Lưu vực sông Ấn nhanh chóng đến bên bờ vực suy thoái và sụp đổ, khiến nó dần rơi vào quên lãng. Ngoài ra, các cuộc khai quật cũng tiết lộ thêm rằng nền văn minh này thiếu hụt vũ khí chiến đấu -> Quân đội không được trang bị đầy đủ để tự vệ trước các cuộc xâm lăng, cướp bóc bởi các lực lượng ngoại xâm.

Nền văn minh Minoan (Minos) - Tồn tại khoảng từ năm 3000 đến năm 1100 trước Công Nguyên


Hòn đảo Santorini (xưa gọi là đảo Aegean of Thera) lộng gió nổi tiếng với những tòa nhà trắng xóa, những ngôi giáo đường với mái vòm màu xanh ngát, sở hữu nét đẹp thiên nhiên kiều diễm mỗi khi hoàng hôn xuống. Địa điểm du lịch nổi tiếng này cũng là nơi diễn ra một trong những vụ phun trào núi lửa kinh khủng nhất trong lịch sử từng được ghi lại. Sự kiện thảm khốc này kết hợp với sự xâm chiếm đầy tàn khốc của người Hy Lạp ở thời Mycenae (một thời kỳ của Hy Lạp cổ đại) - dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh tiên tiến đầu tiên của Châu Âu tại đảo Crete.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 9
Bảng đồ khu vực thuộc nền văn minh Minoan

Văn hóa Minoan bắt nguồn từ Thời kỳ đồ đá mới, trước khi dần mở rộng khắp khu vực rồi trở thành đế chế Minoan hùng mạnh. Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh - Sir Arthur Evans, đã đặt tên cho đế chế này theo tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, Minos - vua xứ Crete. Trung tâm của nền văn minh Minoan, đảo Crete chính là một vị trí chiến lược vì nơi đây là điểm giao nhau giữa các tuyến đường thương mại hàng hải, cho phép người Minoan thành lập một đế chế hàng hải hùng mạnh khi giao thương với các cảng ở Hy Lạp, Sicily và Ai Cập.
  • Tiền Minoan (EM): 3000-2100 trước Công nguyên
  • Trung Minoan (MM): 2100-1600 trước Công nguyên
  • Hậu Minoan (LM): 1600-1100 trước Công nguyên
Trong lượng khảo cổ khổng lồ được Evans phát hiện, hệ thống chữ viết Minoan - ngôn ngữ viết đầu tiên của Châu Âu cũng đã được tìm thấy. Hơn 3.000 phiến đất sét và những con dấu với ba hình dạng khác nhau được khắc trên các đường ngang... đã được tìm thấy. Mặc dù các chuyên gia chỉ có thể giải mã một phần nhỏ các dấu tích văn bản còn sót lại, loại ngôn ngữ này sau đó đã được coi như là tiền thân tiếng Hy Lạp cổ đại.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 10
Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 11
Một số mẫu di tích chữ viết thuộc nền văn minh Minoan

Nền văn minh Minoan nổi tiếng với các thành phố và cung điện lớn, giao thương mở rộng trên khắp khu vực Tây Á và hơn thế nữa, đặc biệt, thời kỳ này họ cũng đã sử dụng chữ viết. Kỹ thuật nghệ thuật vượt bậc của thời kỳ này bao gồm các con dấu tinh xảo, đồ gốm (đặc biệt là đồ Kamáres nổi tiếng với phong cách trang trí sáng - tối), và trên hết là những bức bích họa tinh tế, rực rỡ được tìm thấy trên các bức tường cung điện.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 12
Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 13
Di tích về các bức bích họa trên tường và hình ảnh phục dựng

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 14 Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 15 Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 16 Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 17 Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 18 Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 19

Một số di tích về kỹ thuật đồ gốm và trang sức

Khoảng 1600 năm trước Công nguyên, một ngọn núi lửa hoạt động tại Aegean of Thera (Santorini ngày nay) đã trải qua một vụ nổ khổng lồ, giải phóng nguồn năng lượng tương đương với hàng trăm quả bom nguyên tử. Vụ phun trào này đã tàn phá đảo Crete, khi mà lần lượt các thiên tai ập đến mà điển hình nhất là sóng thần cao hơn 12m cùng lượng tro núi lửa phun ra đã bay tới tận Trung Quốc. Hàng thế kỷ sau, thảm họa thiên nhiên lịch sử này đã truyền cảm hứng cho huyền thoại Atlantis, cũng như những câu chuyện trong Kinh Thánh, điển hình là cuộc di dân khỏi Ai Cập do Moses lãnh đạo.

Nền văn minh Phoenicia - Tồn tại khoảng từ năm 1550 đến năm 334 trước Công nguyên


Phoenicia là một nền văn minh cổ từng thống trị khu vực ven bờ biển Địa Trung Hải - trung tâm là thành bang Tyre, cũng chính là nước Lebanon ngày nay - gồm các thành bang độc lập được cai trị bởi chế độ quân chủ, cũng từng là một đế chế hàng hải hùng mạnh.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 20
Bảng đồ nơi phân bố nền văn minh Phoenician

Người Phoenicia nổi tiếng với nghề thủy thủ, thợ đóng tàu và thương nhân, được đánh giá cao về kỹ năng đóng tàu, chế tạo thủy tinh cũng như sở hữu trình độ ấn tượng trong sản xuất hàng xa xỉ và hàng hóa thông thường. Họ cũng kiếm tiền dựa trên sự độc quyền sản xuất thuốc nhuộm, đặc biệt là loại thuốc nhuộm màu tím hiếm có, được làm từ ốc Murex, chỉ sử dụng riêng cho quần áo hoàng gia. Đế chế tại khu vực Trung Đông này đã xây dựng bảng chữ cái ngữ âm đầu tiên, cũng chính là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 21
Di tích điêu khắc miêu tả tàu thuyền


Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 22
Bát bằng đồng


Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 23
Bình thủy tinh màu

Người Hy Lạp ban đầu chấp nhận hệ thống chữ viết Phoenician vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên với đặc trưng là hệ chữ viết bao gồm các chữ cái riêng cho nguyên âm và phụ âm. Sau đó, người La Mã đã sử dụng một hệ chữ tương tự để phát triển thành tiếng Latin.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 24
Mô phỏng hệ thống bảng chữ cái Phoenician

Cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế vào khoảng năm 334 trước Công nguyên chính là nguyên nhân khiến nền văn minh này sụp đổ. Tuy vậy, tầm ảnh hưởng của Phoenician là rất lớn nên thời điểm sau đó, đời sống văn hóa, xã hội của khu vực này vẫn còn tồn tại thêm một thời gian nữa.

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại - Tồn tại khoảng từ những năm 700 đến năm 480 trước Công nguyên


Nổi tiếng với những thành tựu tiên tiến trong các công trình kiến trúc, toán học, một thời kỳ của những thành tựu về chính trị, triết học, nghệ thuật và khoa học đã hình thành nên nguồn di sản có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền văn minh phương Tây; người Hy Lạp cổ đại cũng là những người tiên phong trong lĩnh vực văn thơ của nhân loại. Loại hình nghệ thuật này đã góp phần giúp hình thành và phát triển các nhà hát và rồi tiếp theo đó là kỷ nguyên của phim ảnh - giúp con người trong lúc thưởng thức nghệ thuật, có thể tạm thời thoát khỏi những "bi hài kịch" mang tên "cuộc đời". Bên cạnh đó, thời kỳ này cũng được biết đến với sự hình thành của các thành phố (polis), thành bang.

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 25
Đền Parthenon - Một công trình kiến trúc nổi tiếng đặc trưng của người Hy Lạp cổ

Các tác phẩm sử thi gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Hy Lạp - Homer, thường được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học phương Tây, đã xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Điển hình là tác phẩm Iliad - kể lại các sự kiện chính yếu của Cuộc chiến thành Troy. Thông qua tác phẩm này, Homer đã khai thác đa dạng các chủ đề về tình yêu, lòng trung thành, sự kiên trì và sự trả thù.

Hầu hết những thành tựu nổi bật mà chúng ta biết đến như
  • Các thành tựu về thiên văn học (sự quay của Trái Đất, khám phá ra sự tồn tại của các hành tinh, thuyết nhật tâm...)
  • Các thành tựu về toán học: Pythagoras, Euclid, Archimedes... với các định lý hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong giảng dạy
  • Cha đẻ ngành y học - Hippocrates
  • Các tác phẩm văn học nổi tiếng như Sử thi Iliad, Odyssey...
thực chất là những thành tựu xuất hiện sau thời Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận chính nhờ thời kỳ này đã định hướng phát triển cho các thế hệ sau để có thể tạo ra những thành tựu trên

Những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người (P1) - 26
Vò hai quai thuộc thời điểm năm 500-490 trước Công nguyên

Có lẽ vì những dấu ấn đặc biệt sâu sắc của các nhà triết học như Socrates, Plato và Aristotle, chúng ta dường như quên mất những công trình mà các nhà viết kịch Hy Lạp như Aeschylus, Sophocles và Euripides... đã dày công không kém để hoàn thành. Các nhà viết kịch huyền thoại này đã phát minh ra việc sử dụng lời thoại, phát triển sự mỉa mai thành một kỹ thuật trong văn học và thách thức các chuẩn mực xã hội trong các vở kịch của họ - nhiều trong số những sáng kiến đó vẫn còn được thực hiện cho đến ngày nay. Thật tuyệt vời!

Tham khảo Toptenz.net
Nền văn minh Lưu vực sông Ấn (1) (2) (3)
Nền văn minh Minoan (1) (2) (3)
Nền văn minh Phoenician (1) (2) (3)
Nền văn minh Hy Lạp cổ đại (1) (2) (3)

 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art