Thứ Tư, 01 Tháng Hai, 2017

Biểu tượng mang nhiều ý nghĩa

Biểu tượng mang nhiều ý nghĩa

Con gà là một trong những biểu tượng cổ xưa nhất, thường xuất hiện trong các công trình của Kitô giáo và mang rất nhiều ý nghĩa. Trong sử liệu, con gà với tập tính gáy sang, được nhiều tín hữu xem là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Dictionnaire d’Archéologie Chrétienne (Tự điển Khảo cổ Kitô) có liệt kê một vật thể làm bằng đất nung từ thế kỷ I, có hình Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng giới thiệu với thân hữu, bên trên là một con gà đập cánh gáy, bên cạnh chân Mẹ Maria cũng có một con gà trống khác. Hình ảnh này diễn tả thông điệp rất rõ ràng: Chúa Giêsu Giáng sinh mang lại bình minh, gà gáy vang, ánh sáng đã chế ngự bóng tối

Ở một góc nhìn khác. Con gà và cành cọ trên đèn cổ của Kitô hữu thời kỳ đầu là biểu tượng của Chúa Phục Sinh : rạng sáng, gà gáy báo hiệu ngày Chúa chiến thắng sự chết. Bên cạnh đó, gà trống được xem là sự cảnh tỉnh cho những tâm hồn u mê: trong Kinh Thánh, khi Phêrô chối chúa ba lần thì gà gáy.

Loài vật thân quen này cũng rất gắn bó với lịch phụng vụ của các tín hữu. Trước khi chuông xuất hiện trong các nhà thờ vào thế kỷ thứ V, các Kitô hữu họp mặt để đọc kinh nguyện đầu tiên trong ngày khi gà gáy. Từ thế kỷ thứ IX, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở TP.Bresscia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV (qua đời năm 855) quyết định mỗi thánh đường sẽ đặt con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn say ngủ”. Con gà trên chong chóng chỉ hướng gió cũng là một biểu tượng: phải sẵn sang trược diện với cuồng phong, như Chúa Kitô luôn đối mặt với tội lỗi của loài người và những hiểm nguy của thế gian khi chấp nhận giáng thế.

Một điểm đặc biệt là một số con gà trên tháo chuông có chứa thánh tích. Được đặt ở độ cao chót vót 93m trên đỉnh tháo trung tâm của nhà thờ Đức Bà Pais (Pháp), từ năm 1935, con gà trống có chứa 3 thánh tích quan trọng: 1trong 70 chiếc gai trên mão của Chúa Giêsu khi chịu khổ hình; thánh thích của Thánh Denis, vị giám mục đầu tiên của Paris; thánh tích của Thánh Gieneviève, bổn mạng của thành phố này. Chú gà - với các thánh tích - quan sát từ trên cao để bảo vệ thủ đô nước Pháp. Ngoài ra, thời xa xưa vẫn thường xảy ra tình trạng trộm cắp thánh tích nên mới tốt nhất để lưu giữ chính là…đỉnh tháp chuông vì ít có kẻ trộm nào leo được đến đó

LC

Bài viết khác