Biển Chết nằm giữa biên giới Palestine, Israel và Jordan. Do nồng độ muối quá cao nên bất kỳ ai đến đây cũng đều có thể nổi trên mặt nước một cách dễ dàng. Đây là một tin mừng đối với những người không biết bơi nhưng lại ‘nghiện’ bơi lội. Mặc dù vậy, số lượng khách đến bơi ở Biển Chết hàng năm lại rất ít. Vì sao vậy?
Theo giới thiệu của hướng dẫn viên nắm rõ về Biển Chết, mặc dù chúng ta sẽ không bị chìm khi bơi lội ở đây, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người có thể trực tiếp xuống biển tắm mà cơ thể sẽ tự nhiên nổi lên. Nếu muốn nổi, cũng cần dùng đến một số kỹ năng nhất định.
Bên cạnh đó, hàm lượng muối ở Biển Chết cao gấp 8 lần so với nước biển thông thường, một khi không cẩn thận, nước biển sẽ vào mắt, mũi hoặc miệng của chúng ta. Hãy tưởng tượng, nếu một lượng muối quá mặn như vậy vào mắt, mũi, tai… thì chắc chắn cảm giác sẽ không hề dễ chịu chút nào.
Ngoài ra, một vài nguyên nhân dưới đây cũng khiến Biển Chết thường có rất ít người đến tắm:
1. Nếu trên người có vết thương hở thì việc xuống Biển Chết cũng giống như kim châm vào da, rất khó chịu.
2. Nếu trôi nổi trên mặt nước Biển Chết trong thời gian quá lâu, sẽ dẫn đến việc cơ thể mất nước nhiều.
Trên đây là những nguyên nhân khiến Biển Chết mặc dù có thể khiến người nổi trên mặt nước ngay cả khi không biết bơi, nhưng vẫn rất ít người đến đây tắm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng đến tắm thì rất tốt cho sức khỏe, bởi vì Biển Chết rất giàu khoáng chất và những khoáng chất này có thể có tác dụng trị liệu một số bệnh ngoài da hoặc một số chứng bệnh mãn tính.
Hơn nữa, bên cạnh Biển Chết còn mở những thẩm mỹ viện liệu dưỡng, du khách có thể mua một số sản phẩm làm đẹp và sữa tắm tự nhiên được làm từ bùn của Biển Chết.
Ngọc Trân