Thứ Tư, 08 Tháng Sáu, 2022

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng?

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 1
 
Chim hồng hạc là một loài chim không chỉ đẹp, được xem là linh vật trong nhiều nền văn hóa mà chúng còn là một loài chim bí ẩn, độc đáo khi thường đứng bằng 1 chân kể cả khi ngủ, ăn với cái đầu lộn ngược và bộ lông màu hồng. Anh em có biết tại sao chúng lại có những hành vi kỳ lạ như vậy không?

Chim hồng hạc đứng, ngủ trên 1 chân

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 2
Đây là một bí ẩn thú vị và đến nay đã có nhiều lời giải thích. Một giả thuyết được đưa ra đó là việc đứng bằng một chân giúp chim hồng hạc giảm mỏi cơ và … đơn giản là dễ hơn. Nhà động vật học Paul Rose tại đại học Exeter giải thích rằng: "Về cơ bản đây là một hành động giúp tiết kiệm năng lượng. Và tin hay không tùy bạn, chim hồng hạt lại có thể đứng một chân cân bằng lâu hơn so với dùng 2 chân." Điều này là do các dây chằng và gân ở chân của chim hồng hạc có cơ chế khóa giữ vị trí. "Nếu bạn là một con chim hồng hạc, bạn sẽ muốn ngủ trên một chân bởi bạn chỉ cần kích hoạt cơ chế khóa khớp này và để như vậy đi ngủ. Ngủ trên 2 chân đồng nghĩa bạn sẽ cần phải liên tục duy trì cân bằng."

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 3
Lý giải tương tự cũng đã được 2 nhà nghiên cứu Young-Hui Chang và Lena H.Ting đưa ra trong một nghiên cứu có tựa đề: "Bằng chứng cơ học cho thấy chim hồng hạc có thể nâng đỡ cơ thể bằng một chân với rất ít cơ cần để hoạt động" được công bố trên The Royal Society. Qua những video ghi lại 8 con chim hồng hạc trưởng thành tại sở thú Atlanta, họ phát hiện ra rằng những con hồng hạc không chỉ dễ đi vào giấc ngủ hơn khi đang đứng bằng một chân mà khi hồng hạc nghỉ ngơi hay buồn ngủ, chúng cũng ít lắc lư hơn khi đứng bằng một chân so với khi đang thức và đứng trên 2 chân. Điều này gợi ý rằng khớp chân của chim hồng hạc có một vị trí "khóa để nghỉ" nhằm đảm bảo giữ vị trí của khớp khi chim hồng hạc đang đứng trên một chân.

Để củng cố cho giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã chứng minh chim hồng học sử dụng ít cơ khi đứng bằng một chân bằng cách … sử dụng những con chim hồng hạc đã chết và cho những con chim này thử cân bằng bằng một chân. 2 con chim hồng hạc đã chết tại vườn thú Birmingham đã được sử dụng cho nghiên cứu này và ngạc nhiên chưa … khi các nhà nghiên cứu đặt con chim đứng thẳng, đúng tư thế bằng một chân thì chúng vẫn có thể đứng vững dù đã chết.

Khi đứng bằng một chân, chim hồng hạc sẽ đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên một bên nhưng tại sao chúng có thể làm điều này khi không cần dùng cơ để duy trì cân bằng? Điều gì khiến những con chim hồng hạc phát triển cơ chế "khóa khớp"?

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 4
Có nhiều giả thuyết được đưa ra như việc đứng bằng một chân là hành động giúp chim hồng hạc điều tiết nhiệt độ cơ thể. Nhà nghiên cứu hành vi động vật Matthew Anderson từng nói trong một nghiên cứu vào năm 2009 của ông rằng chim hồng hạc bắt đầu đứng bằng một chân khi thời tiết trở lạnh. Dù vậy, giả thuyết này không được ủng hộ rộng rãi bởi chim hồng hạc thường sống tại những vùng khí hậu nhiệt đới ấm, chẳng hạn như châu Phi, Nam Mỹ và Caribbean. Vì vậy nhu cầu điều tiết nhiệt độ cơ thể hầu như không cần thiết. Tuy nhiên, do dành phần lớn thời gian sống ở các vùng nước và hồ cạn, thân nhiệt của chim hồng hạc có thể giảm nhanh nên chúng sẽ có nhu cầu điều tiết nhiệt độ.

Một giả thuyết khác là chim hồng hạc về cơ bản sẽ tắt một bên não khi chúng ngủ, tương tự như cá heo hay cá voi. Việc đứng bằng một chân là phản ứng tự nhiên giúp chúng duy trì sự cân bằng.


Chim hồng hạc ăn với đầu lộn ngược, mỏ hướng lên

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 5
Thực tế hồng hạc là loài ăn lọc. Khi ăn, hồng hạc dùng chân khuấy đáy nước, sau đó chúng nhúng đầu hẳn xuống nước hoặc nghiêng mỏ trên mặt nước, hút nước vào miệng, ngậm miệng lại và dùng lưỡi để ép nước qua những khe hở giống như răng lược trên mỏ để nước thoát ra và giữ lại thức ăn và nuốt chửng. Do phải sử dụng mỏ theo cách lộn ngược như vậy nên mỏ của chim hồng hạc đã tiến hóa để thích ứng với điều này. Phần mỏ trên của hồng hạc có các chức năng tương tự mỏ dưới của hầu hết các loài chim và ngược lại. Hồng hạc cũng là 1 trong số ít những loài động vật có thể cử động hàm trên khi ăn.



Tại sao lông hồng hạc có màu hồng?

Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 6
Chim hồng hạc non có bộ lông màu xám/trắng và chỉ chuyển sang hồng do chế độ ăn đặc biệt gồm tôm sống ở vùng nước có độ mặn cao và tảo xanh lam - loại thức ăn độc hại đối với các loài động vật khác.

Cũng theo nhà động vật học Paul Rose tại đại học Exeter: "Hồng hạc thường sống tại những vùng đầm lầy hẻo lánh, tương đối xa xôi, những hồ nước có độ kiềm cao đến mức có thể lóc da thịt con người khỏi xương. Tuy nhiên, những vùng nước này lại chứa nguồn thực phẩm dồi dào như động vật giáp xác, vi khâunr lam và tảo cát nâu. Tất cả đều nguy hiểm cho nhiều loài động vật khác bởi chúng chứa các hóa chất độc hại gọi là carotenoid."

Hồng hạc có thể tiêu hóa được thức ăn độc hại mà không bị bệnh là do cơ chế trao đổi chất độc đáo của chúng. Chúng có thể xử lý hóa chất độc hại trong gan, phân rã thành các thành phần chức năng và sắc tố. Chính những sắc tố này làm ố bộ lông trắng xám của hồng hạc, chuyển sang màu hồng hay màu hồng cam. Chưa hết, cả da, màng nhầy, lòng đỏ trứng chim và thậm chí là mỡ của chim hồng hạc cũng có màu hồng hay hồng cam.


Tại sao hồng hạc lại đứng bằng một chân, ăn với đầu lộn ngược, lông lại màu hồng? - 7
Điều thú vị là dù bộ lông của chim hồng hạc là kết quả của chế độ ăn uống nhưng màu sắc của chúng cũng đóng vai trò đặc biệt trong mùa giao phối. Rose nói: "Là một con hồng hạc, lông bạn càng hồng chứng tỏ bạn càng khỏe mạnh và có phẩm chất tốt hơn - đó là sự phản ánh trực tiếp về khả năng kiếm ăn của bạn."

Theo: ScienceFocus [1]; [2]; DiscoveryBritannicaNatGeo; The Washington Post

tinhte.vn

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art