Thứ Tư, 22 Tháng Tám, 2012

Ngày Tết ở Lào

Ngày Tết ở Lào

        Nước Lào, nơi có đông người Việt Nam thường trú nhất, chỗ các tỉnh giáp ven sông Mê Kông (Cửu Long) có các đường bộ giao thông về Việt nam qua dãy Trường Sơn suốt từ Bắc chí Nam. 

        Ở đấy, mỗi năm, người Việt và người Trung hoa di trú vẫn tổ chức Tết Nguyên Ðán theo tục lệ vào đúng ngày 1 tháng Giêng âm lịch, với những nghi thức giao thừa, lễ chùa, hái lộc, đốt pháo, múa lân, quần áo bảnh bao đi chúc tết từng nhà quen, rượu chè, bài bạc như ở bên nhà, dưới sự mặc nhiên đồng ý của nhà chức trách địa phương, vì đã thành một nếp sống lâu đời ở đấy, từ đầu thế kỷ 20.

        Nhưng người Lào cũng có Tết của họ, được gọi là Pi May (Năm mới) thường được tổ chức vào giữa tháng Tư dương lịch, đánh dấu sự thay đổi của một năm bởi sự ra đi của vị thần Thái Dương Song Kan vào ngày mồng 1 tháng Năm âm lịch, để vị thần Song Kan khác đến thay thế vào ngày mồng 3. Cả nước Lào đều bừng dậy với Tết Pi May, nhưng điển hình nhất là ở Luổng Pra Bang, các cổ tục vẫn còn giữ đến nay không gì thay đổi. 

        Phần lớn dân chúng đều trang phục theo cổ truyền cho ngày lễ, đàn ông mặc áo trắng tay dài, phần dưới thân mặc bộ sà roong bằng lụa, một tấm lụa một màu rộng dài, choàng từ sau lưng tới trước, thắt chặt ngang rốn, phần còn dư, vấn tròn lại thành cuộn nhỏ như giải thừng, vắt xuống phần dưới gần gót chân, đem ra sau gài chặt giải đầu vào giữa lưng, chia thành hai ống quần rộng phùng phình mà chỗ cổ chân thì óp sát lại, như loại quần ta thấy trong phim "The King and I " nhà vua mặc. Phụ nữ thì áo lót hở tay, một tấm khăn choàng mầu sắc sinh sắn, thêu ngang nhiều đường kim tuyến óng ánh, ôm quanh ngực, mt đầu vắt qua vai trái ra sau, một đầu vắt về phía trước thòng xuống phía dưới bụng, thân dưới mặc váy đen hay xanh, có nhiều đường chỉ chạy ngang với nhiều mẫu thêu đẹp đẽ. Dưới chân váy qua khỏi đầu gối, là đoạn viền rộng, khoảng 10 phân, chạy chỉ kim tuyến vàng chói, lung linh. Ngang lưng thắt một sợi giây nịt bằng vàng hoặc bằng bạc chạm trổ khéo léo. Tóc bối cao, quanh bối có quấn nhiều chuỗi giây chuyền vàng hay bạc ăn khớp với mầu chiếc nịt thắt lưng. Cổ cũng đeo giây chuyền vàng lóng lánh. Các cô gái đẹp lo chọn quần áo, đồ trang sức cho ngày tuyển chọn hoa hậu đầu năm.

        Trong ba ngày lễ Tết Pi May, tất cả mọi người đều tham gia. Vào ngày thứ nhất, khi vị thầnThái Dương Song Kan đã ra đi theo sự tin tưởng của mọi người, nhà nào cũng được thu dọn sạch sẽ để xua đuổi tà ma quấy nhiễu. Nhà cửa thì đã được sơn sửa từ trước để đón vị thần Song Kan mới, cũng như trước đó chùa làng có các nhà hằng tâm đến phụ giúp cọ rửa các pho tượng bụi bặm rêu phong và dựng những cây phướn với những giải giấy dài bay phất phới, mầu mè sặc sỡ, có cái in hình tượng 12 con giáp: chuột, thỏ, bò, cọp, rồng, rắn, ngựa, khỉ, chó, heo, dê, và gà, cắm trên những mô cát cao đắp quanh sân nhà chùa, tô điểm bằng bông hoa, tiền, cờ phật. Những cặp nam nữ sắp thành hôn cũng tham gia tạo dựng mô cát để minh chứng sự kết hợp vĩnh viễn của họ.

        Trong ngày mồng một (tháng 5 âm lịch), tại Luổng Pra Bang, tượng Phật Pra Bang bằng vàng được dời từ Bảo tàng viện hoàng gia đến an vị tạm nơi chùa Vặt Mai để nhận lễ thành kính của dân chúng, trong một đám rước đông đảo, lộng lẫy, có voi và quân hầu ăn mặc theo lối cổ xưa đi diễn hành cùng các đoàn thể nam thanh nữ tú, già trẻ, sư dãi, giàn nhạc cổ điển sau chiếc kiệu đặt tượng Phật. Sau cùng là thớt voi có Hoa hậu mới được bầu chọn, vinh dự ngồi kiệu hoa gắn lọng che, vui vẻ nghiêm trang chào mừng quần chúng tụ tập đúng xem hai bên lề đường.

        Ngày mồng hai là ngày nghỉ nhơi để chờ thần Song Kan mới đến nhậm chức, như ông Táo bên ta vậy. Ngày thứ hai được kể là ngày chủ yếu, dân chúng đã tập hợp đông đảo ở chùa, tay ôm nến, hương hoa, dầu thơm và nước lạnh. Sau khi các vị hòa thượng đã xong nghi lễ khai mạc, tụng kinh và niệm Phật, đoàn người lần lượt lễ tắm các tượng Phật bằng cách di nước sạch sẽ tinh khiết đã ngâm hoa, nước hoa thơm phức đổ vào trong ống bằng gỗ có hình dạng đầu rắn hổ mang, rưới lên mình tượng Phật đặt trên bệ cao. Các vị cao tăng, hòa thượng cũng nhận lễ tắm tương tụ và các người Lào trẻ quỳ xuống sối nước vào lòng bàn tay của các bậc trưởng thượng trong thân tc để tỏ lòng tôn kính. Tắm Phật vừa đoạn là đám thanh niên non trẻ ùa ra sân chùa tưới nước lên mình mọi người họ gặp, có nghĩa gột bỏ dùm những đen đủi trong năm qua để đón nhận nh"ng may mắn trong năm tới. Những người này cũng có sẵn nước để tưới lại đáp lễ. Cuối cùng, đoàn người họp lại làm mt đám rước, nâng tượng Phật Pra Bang đặt trở lên kiệu để trả về Bảo tàng viện hoàng gia, lần này có ba hình nhân dị dạng đi trước. Hai hình nhân mặt bằng gỗ sơn xanh đỏ, có bộ răng to lớn, lông mày rộng vẻ dữ tợn, tóc bờm chờm buông dài xuống thân mình, đi hai bên. Một hình nhân thứ ba đi ở giữa gọi là Sing Kẹo, Sing Khăm (Lân ngọc, Lân vàng), cũng ăn mặc như hai hình nhân kia, nhưng đầu là hình đầu lân, cả ba đề tượng trưng cho các dân b lạc thời trước, khi chưa gầy dựng thống nhất nước Lào. 

        Ðám rước đi về chùa Vặt A Hăm để ba hình nhân nhận tặng vật và sau đó qua chùa Vặt Thạt Luổng, Vặt Sisunalat, và Vặt Xiêng Thoong để nhảy múa chào mừng chùa, trước lúc tượng Phật Pra Bang được mang về yên vị trong Bảo tàng viện hoàng gia. Ngày thứ hai này được xem là ngày náo nhiệt nhất, vì ai đi tung tăng ngoài đường cũng đều bị tưới nước ướt nhẹp, hoặc tự chính mình cũng mang nước ra trước nhà tưới lên những người qua lại để gột sạch dùm những gì còn sót lại ở năm cũ mà đón lấy hạnh phúc ở năm mới. Với ý tưởng như vậy nên ai cũng vui vẻ theo đuổi trò chơi ấy suốt ngày, người ta đã tự ý đổi tên Bun Pi May (lễ hi năm mới) thành Bun Hốt Nam (lễ hi tưới nước) cũng chẳng ngoa.  Ðôi khi có đám thiếu niên nghịch ngợm, pha mầu vào nước thành xanh, đỏ, tím, vàng, báo hại người nhận, áo quần loang lỗ mầu nọ mầu kia, phải về nhà thay ngay, và có khi không còn dám ra đường nữa. Cũng có người dùng ống bơm để hít nước phóng cho xa, nhắm vào những người trốn chạy, gây nên những cảnh rượt đuổi chưa từng thấy. Và cũng vì công nhận đó là cái đặc điểm của lễ Tết Pi May, đem sự vui tươi đùa nghịch đến mọi người mà các sắc thái như trên chưa hề bị giảm bỏ.

        Vào ngày thứ ba, khi thần Song Kan mới đã đến nhậm chức, trong tin tưởng của người Lào, các trẻ em Lào khẩn nguyện cầu xin theo tập tục, sự dung xá thứ tha hằng năm của cha mẹ ông bà. Có nhiều nhà mua cá tươi và chim chóc để phóng thích vào buổi chiều theo truyền thuyết hỉ xả chúng sinh của nhà Phật, hầu tích tụ được thêm nhiều ân đức. Năm mới bắt đầu vào lúc 7 giờ 50 phút tối, và khởi sự bằng các lễ Ba Sỉ tại gia, cầu thần linh phù hộ gia đình dồi dào sức khỏe, mở tiệc ăn mừng, ca hát và nhẩy múa điệu "Lăm Vôông", để chào một năm mới đầy hy vọng thịnh vượng và hạnh phúc.

Trần Trọng Thiện

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art