Thứ Năm, 03 Tháng Mười, 2019

Nguồn gốc Kitô giáo 1

Giới thiệu : Nguồn gốc Kitô giáo từ Đức Giêsu đến năm 451

Cuốn 1 ! Từ Đức Giêsu đến Giáo Hội thời các Tông Phụ 70-140

Từ thế kỷ thứ VIII, các sử gia thường đặt những biến cố lịch sử từ ngày Đức Giêsu sinh ra làm năm bắt đầu từ số không, cho dù biết năm Đức Giêsu sinh ra bị tính sai đi hết vài năm. Kitô giáo được khai sinh và phát triển sau cái chết của Đức Giêsu vào khoảng năm 30. Thật vậy Vào khoảng thời gian đó có một nhân vật tên Giêsu bị đóng đinh ngay ngoài thành Giêrusalem. Ba thế kỷ sau, hoàng đế la mã Constantin trở lại kitô giáo, và từ đó kitô giáo trở thành quốc giáo trong đế quốc la mã.

Tập sách « Lịch sử Kitô giáo từ Đức Giêsu đến năm 451 » gồm 2 cuốn, cố gắng đọc lại và tìm hiểu xem mối tương quan giữa kitô giáo và thời Cổ đại. Cuốn 1 sẽ đọc lại những việc xảy ra từ thời Đức Giêsu đến thời các Tông Phụ. Trong đó cho thấy kitô giáo thoát ra từ do thái giáo, và trong một tiến trình khó khăn cuối cùng đành phải cắt đứt với cái nôi nơi được khai sinh ra thành một tôn giáo mới. Cuốn 2 sẽ tìm đọc lại lịch sử giáo hội trong lòng thế giới lương dân, và cuối cùng trong lòng đế quốc la mã cho đến thời công đồng Chalcédoine năm 451. Kitô giáo đạt đến đỉnh điểm thứ nhất khi thành quốc giáo trong đế quốc la mã vào năm 392. Nhưng năm 451 với công đồng Calcédoine một mốc quan trọng vì coi như cơ bản hoàn thành công thức tín lý về Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo hội được cấu trúc trên bình diện thể chế, và phương diện thần học giáo hội thành công những định nghĩa tín lý, và những thế hệ tiếp nối không thêm bớt được gì nhiều trước thế kỷ thứ XIX.

Từ năm 451 kitô giáo Đông phương bắt đầu phân chia ra nhiều mảnh thành những giáo hội khác biệt, và kitô giáo Đông phương cũng bắt đầu xa cách với kitô giáo Tây phương. Năm 451 đánh dấu sự gãy đổ bên Đông phương, và đế quốc la mã bên Tây phương cũng đang dần dà trên đường suy tàn. Nhưng kitô giáo khẳng định như một tôn giáo hoàn vũ và lấy tính ngữ « công giáo » vì cũng vừa thoát ra khỏi cái nôi đế quốc la mã.

Ngoài ra tập sách này cũng cố gắng tìm hiểu xem có lợi ích gì để biết quá khứ tôn giáo nhất là trong giai đoạn đầu lịch sử kitô giáo ? Ngày nay nhiều người có nhiều hiểu biết về khoa học thực dụng và kỹ thuật, nhưng lại không tìm hiểu sâu xa những biến cố lớn, nhưng phong trào tôn giáo quá khứ đã để lại những dấu vết nghệ thuật, kiến trúc, văn chương cho nền văn minh Tây phương, và một cách nào đó cũng có ảnh hưởng bên Đông phương. Tác giả nào đó đã nói : không biết quá khứ là không thể hiểu được hiện tại. Thêm nữa, ngay cả một số kitô hữu cho rằng biết lịch sử kitô giáo những thế kỷ đầu có những cuộc bách hại kitô hữu, nhưng rồi lại cho kitô giáo tiên khởi như thời đại hoàng kim không có tương phản hay va chạm khó khăn nội bộ. Thế nhưng những thế kỷ đầu giáo hội cũng đã phải trải qua nhiều giao động, sóng gió.

Vì thế tập sách mong đánh thức được nơi kitô hữu lòng tò mò tìm hiểu nguồn gốc và lợi ích giá trị giáo thuyết và tinh thần của giáo hội công giáo.

 

Phần Một

 

Thế giới tiền kitô giáo thế kỷ thứ I

Khi muốn tìm hiểu kitô giáo khai sinh và phát triển, cần tiếp cận với bối cảnh thế giới chung quanh về địa lý, văn hóa và tôn giáo. Trong phần này nhìn khía cạnh tôn giáo trong thế giới do thái giáo từ thế kỷ thứ II trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ II công nguyên ; và thế giới văn minh Hy lạp và La mã. Do thái giáo như môi trường kitô giáo khai sinh ra ; tôn giáo Hy lạp và La mã với những hình thức nhìn từ ngoài tương tự kitô giáo, và đến lúc nào đó, kitô giáo đi vào chung đụng với nền văn minh bao quanh.

Phần Hai

Đức Giêsu và thời các Tông phụ (Thế kỷ thứ I)

Đi tìm khuôn mặt Đức Giêsu lịch sử đòi hỏi tìm những nguồn văn chương về Người. Nơi đây tìm hiểu ba vấn đề : nguồn văn chương nào cần nghiên cứu ? Những nguồn được hình thành ra sao trong suốt dài lịch sử ? Và theo phương pháp nào có thể tìm được khuôn mặt Đức Giêsu lịch sử ?

Hai loại tài liệu nghiên cứu cần phân biệt. Những nguồn văn đến từ người La Mã và những nguồn văn đến từ người Do thái chỉ coi Đức Giêsu Kitô về phía ngoài và một cách gián tiếp. Những gì họ nói về Đức Giêsu rất khiêm tốn, ngược lại Đức Giêsu Kitô coi như trung tâm điểm và đối tượng đức tin trong các nguồn văn Kitô giáo.

Những nguồn tài liệu La mã và Do thái cũng khác biệt. Tài liệu La mã viết bằng tiếng La tinh chỉ nói Đức Giêsu Kitô bên ngoài và không nói gì về con người, ngược lại nguồn gốc Do thái và Đức Giêsu hoạt động tại miền Giuđê và miền Galilê cho thấy tài liệu Do thái không được trung lập.

Sách khác