8 mối Phúc
Kính thưa Cha,
Đầu thư con kính chúc cha và quý tòa báo Dân Chúa hằng luôn được Chúa ban nhiều hồng ân. Kính thưa cha! Con có những thắc mắc, mà rất tức, con mốn tìm tòi hay suy đoán cũng không được, vì không có những tư liệu hay sách báo ngoài sách phúc Âm. Con kính mong cha giải đáp cho con :
1. Trong bài Phúc Âm theo Thánh Matthêô “Bài giảng trên núi” các phước lành không có phần khốn; còn trong bài Phúc Âm theo thánh Luca thì không phải trên núi mà ở nơi đồng bằng, và có thêm phần “khốn cho các ngươi...”. Thưa cha, tại sao lại có hiện tượng khác nhau như thế, hay là Chúa giảng cùng một bài mà hai lần?
...
Con rất kính mong được cha soi sáng và dạy dổ.
Nguyễn Văn Phùng
(Mönchengladbach)
Anh còn một câu hỏi liên quan đến Thánh Giuse, tôi sẽ cố gắng giải đáp trong một lần khác. Ngoài ra câu hỏi thứ hai của anh liên quan đến “tội phạm đến Thánh Thần” cũng đã được giải đáp trong mục này. Xin anh tìm đọc lại Dân Chúa Âu Châu số 138, tháng 4/1994, trang 37. Nếu không có số báo trên, anh có thể hỏi lại Toà soạn hay xin chụp lại câu giải đáp đó.
Những thắc mắc của anh về “Bài giảng trên núi” thật đúng, và tôi có lời thành thật khen anh đã đọc Lời Chúa kỷ luỡng. Phải giải thích làm sao ít ra với hai điều khác nhau về “Bài giảng trên núi” theo Mátthêu (57), và “Bài giảng trong cánh đồng” theo Luca (6,20-49). Hai tác giả đều đồng ý trước khi giảng dạy dân chúng, Chúa Giêsu đi lên một ngọn núi. Nhưng khác vối Mátthêu, Luca nói rõ sau đó Chúa Giêsu lại từ trên núi đi xuống và Ngài dừng lại ở một chổ đất bằng và bắt đầu giảng dạy (Mt 5,1 = Lc 6,12). Tại sao lại có sự mâu thuẫn này? Thánh Augustinô (thế kỷ thứ IV) giải thích sự kiện này như sau : Chúa Giêsu trong Tin mừng Luca rời làng Capharnaum từ chiều hôm trước đi lên núi cầu nguyện suốt đêm. Sáng hôm sau, Ngài từ trên núi đi xuống và dừng lại ở một ngọn đồi hoặc một chổ đất cao gần đó để giảng dạy. Còn theo Tin mừng Mátthêu, vì tác giả không nói đến trình thuật Chúa lên núi cầu nguyện, nên tác giả nói ngay là từ Capharnaum Chúa tiến lên một ngọn núi. Nếu hiểu như vậy, chúng ta sẽ thấy ngọn núi theo Mátthêu và chổ đất bằng theo Luca cũng chỉ là một nơi.
Giải thích của thánh Augustinô ngày hôm nay ít được các nhà chú giải theo; nhưng vấn đề mâu thuẫn trên đúng hơn là một vấn đề văn chương. Chúng ta cần phải tìm hiểu đề cập tới nguồn gốc chung của hai văn bản cũng như nguồn gốc riêng và tính cách biên soạn của các tác giả. Ngoài ra, khi đọc các mối phúc theo Luca, thì chúng ta lại thấy có thêm một điểm dị biệt khác như những mối phúc trong Tin mừng thứ ba được tiếp nối bằng những lời “chúc dữ”. Cha Jacques Dupont, người đã viết 3 cuốn sách đồ sộ để chú giải đoạn Tin mừng “Tám mối phúc” cho rằng đây không phải là lời chúc dữ nhưng là những lời “thương thay”, nên chúng ta không nên dịch “khốn cho các ngươi...” như bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn (Tân ước, trang 138), hoặc bản dịch Kinh Thánh Tân ước của Nhóm Phụng Vụ các giờ Kinh xuất bản năm 1994, trang 281; mà ở đây nên dịch “khốn thay các ngươi...” như bản Tân ước của Cha An Sơn Vị dịch và xuất bản năm 1983, trang 457. Những lời này được coi như lời thở than nhưng ngăm đe và mạnh mẻ kêu gọi dân chúng ăn năn hối cải.
Với những mâu thuẫn và dị biệt trên, chúng ta cần tìm hiểu nơi vấn đề văn chương đặt ra để tìm một giải đáp.
Vấn đề văn chương chung quanh văn bản Mátthêu 57 và Luca 6, 2049.
Vì nơi đây chúng ta có tất cả hai bản văn, nên việc đầu tiên cần làm là đặt đối chiếu hai bản song song để tìm những điều giống nhau cũng như những điều dị biệt.
Mátthêu Luca
1. Khán thính giả 5,12 6,20a
2. Tám mối phúc 5,3-12 6,20b-23
3. Những lời “thương thay” 6,24-26
4. Muối và Ánh Sáng 5,13-16 (14,34-35;11,33)
5. Kiện toàn Lề Luật 5,17-20
6. Không một chấm phết Luật 5,18 (16,17)
7. Giết người và hoà giải 5,21-24
8. Trên đường đi tới cửa công 5,25-26 (12,58-59)
9. Chớ ngoại tình 5,27-30
10. Đừng ly dị 5,31-32 (16,18)
11. Đừng thề thốt 5,33-37
12. Chớ trả thù 5,38-42 6,29-30
13. Phải yêu kẻ thù 5,4348 6,27-28.32-36
14. Bố thí 6,14
15. Cầu nguyện 6,58
16. Kinh Lạy Cha 6,9-15 (11,24)
17. Ăn chay 6,16-18
18. Của cải trên trời 6,19-21 (12,33-34)
19. Đèn của thân thể 6,22-23 (11,34-36)
20. Làm tôi hai chủ 6,24 (16,13)
21. Tin tưởng vào Chúa 6,25-34 (12,22-31)
22. Đừng xét đoán 7,12 6,37-38
23. Mù dắt mù (15,14) 6,39
24. Môn đệ và Thầy (10,24) 6,40
25. Cái xà và cái rác 7,35 6,41-42
26. Của thánh 7,6
27. Cứ xin thì sẽ được 7,7-11 (11,913)
28. Khuôn vàng thước ngọc 7,12 6,31
29. Cửa hẹp 7,13-14 (13,23-24)
30. Ngôn sứ giả 7,15
31. Cây nào trái ấy 7,16-20 6,43-44
32. Người tốt (12,34b-35) 6,45
33. Nói và làm 7,21-23 6,46;13,26-27
34. Đá và cát 7,24-27 6,47-49
35. Kết thúc bài giảng 7,28-29 7,1a
Nhìn sơ qua bảng đối chiếu, chúng ta thấy rõ có những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai bản văn:
1. “Bài giảng trên núi” (Mt) mang tất cả 107 câu, dài hơn “Bài giảng trong cánh đồng” (Lc) chỉ vỏn vẹn có 30 câu.
2. Hầu như toàn thể nội dung “Bài giảng” theo Luca đều nằm trong “Bài giảng” theo Mátthêu. Thật vậy, chi có những câu “thương thay” trong tám mối theo Luca là không thấy Mátthêu nói đến. Các danh ngôn (logia) về “mù dắt mù” (Lc 6,39), “môn đệ và thầy” (6,40) và “người tốt” (6,45) không được Mátthêu xếp vào trong “Bài giảng” nhưng lại đặt ở phần khác trong sách Tin Mừng (Mt 15,14; 10,24; 12,34b35).
3. Những câu của Mátthêu không có song song với “bài giảng” theo Luca thì lại được tìm thấy tản mác trong Tin Mừng thứ ba từ chương 11 đến chương 16. Nhưng cũng có nhiều câu chỉ một thấy một mình tác giả Mátthêu nói đến mà thôi, ví dụ câu nói về sự kiện toàn lề luật (5,1720), hoặc ba cung cách đạo đức theo người Do thái là bố thí, cầu nguyện và ăn chay (6,18; 6,1618).
Khi so sánh hai bản văn, các nhà chú giải nghĩ ràng các tác giả đã lấy nguồn liệu đến từ hai nuồn gốc :
Ngoài ra chúng ta cũng biết, Tin Mừng thứ nhất theo Máccô không nói gì đến những điều ghi trong “Bài giảng trên núi” theo hai tác giả Mátthêu hay Luca. Dấu chứng này cho biết rằng hai Thánh Mátthêu và Luca đã lấy chung từ một nguồn văn. Các nhà chú giải đặt tên cho nguồn văn chung đó là nguồn văn Q, đến từ mẫu tự đầu của tiếng Đức “Quelle” (= nguồn). Hai tác giả Nhất Lãm đã lấy nguồn liệu từ Q và biên soạn lại theo đường hướng riêng của mỗi người.
Và tác giả Mátthêu đã có một nguồn tư liệu riêng giải tích ự kiện hững câu mà chỉ một mình ông có nói đến. Nguồn tư liệu này được các học giả gọi là nguồn văn S, đến từ mẫu tự đầu của tiếng Đức “Sondergut”.
Vì vậy, các nhà chú giải Thánh kinh đều đồng ý cho rằng Thánh sư Luca đã tương đối trung thành giữ nội dung và bố cục của nguồn văn Q trong “bài giảng” của ông. Nguồn văn Q mà hai tác giả dựa vào đó cũng rất có thể chứa đựng hửng chi tiết khác mà cả hai ông đều nói tới. Mátthêu thì đặt vào “bài giảng”, còn Luca lại đặt vào trong một bối cảnh khác. Nhưng cũng có tác giả cho rằng Mátthêu và Luca khi soạn Tin Mừng thì mỗi người có nguồn văn Q khác nhau với những dị bản, và những khác biệt ra từ đó.
Vấn đề nhận diện nguồn gốc rất cần thiết để tìm hiểu chú giải đúng ý nghĩa của bản văn. Các nhà chú giải Thánh Kinh nhận thấy những nét thần học được nhấn mạnh hơn qua những thay đổi của tác giả như điều họ thêm thắt, loại bỏ hay đặt vào những nơi khác đối với bản gốc. Qua những thay đổi biên soạn ấy, tác giả lộ ra sứ điệp muốn gửi cho các Cộng đoàn. Cho nên, khi Mátthêu thêm thắt chi tiết vào đoạn văn “tám mối phúc”, ông hướng toàn bài văn rõ rệt hơn về ý nghĩa nội tâm và luân lý. Luca ở nơi đây giữ đúng theo công thức của nguồn văn Q, và vì thế “tám mối phúc” theo Luca mang chiều hướng xã hội hơn. Đó là ý nghĩa của vấn đề biên soạn một bản văn, nhưng không phải tuyệt đối luôn luôn là vậy; vì một khi các tác giả đã lấy lại từ bản gốc thì họ đã chấp nhận coi như trở thành nguồn tư liệu của riêng mình.
Nói tóm lại, khi tìm hiểu ý nghĩa “bài giảng” theo Mátthêu hay theo Luca, chúng ta bắt buộc phải đặt bản văn đó vào trong bối cảnh của nó, tức là tìm đặt lại bản văn trong cách cấu tạo và thần học riêng biệt của mỗi một cuốn Tin Mừng.
Linh mục Thêôphilô