Thứ Sáu, 29 Tháng Sáu, 2012

Vấn đề Luyện ngục, Hỏa ngục.

Kính gửi Cha chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa

Thưa cha

Báo dân Chúa Âu châu số 203 tháng 9 năm 1999 đăng bản tin về buổi hội kiến ngày 21.7 (không thấy nói hội kiến với những nhân vật nào, hoặc trong trường hợp nào), sau khi nhắc lại chủ đề trong hai lần nói chuyện trước về Thiên đàng và Hỏa ngục, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng: "Luyện ngục cũng không phải là một nơi chốn có tính cách thể lý, nhưng là một tình trạng của đời sống (thanh luyện)...

Xin cha giải thích vài thắc mlắc dưới đây :

1. Luyện ngục cũng như Thiên đàng và Hỏa ngục đều không phải là nơi chốn mà đều là tình trạng cả hay sao ?

2. Nếu tất cả chỉ là tình trạng thì phải hiểu như thế nào về câu kinh bổn (mà con đã được học thuộc lòng từ thuở nhỏ) :

Hỏi : Đức Chúa Trời ở đâu ?

Thưa : Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi, ở trên trời, dưới đất, cùng Hỏa ngục nữa.

3. Tại sao mỗi khi đọc kinh cầu xin cho các linh hồn (đã qua đời) bao giờ cũng đọc lới nguyện xin : "Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho các linh hồn (hoặc cho linh hồn X.) được lên chốn nghỉ ngơi (mà không cầu xin cho thoát khỏi tình trạng...?

Trân trọng cảm ơn cha. Nguyện xin Chúa ban xuống muôn ơn lành hồn xác trong mùa Giáng sinh này và trong năm mới 2000 với năm Thánh tràn đầy Hồng ân, đẻ cha và ban điều hành Dân Chúa làm tròn sứ mạng.

Kính thư

Một giáo dân

Mai Tiến Tiệm

 

 Kính thưa ông

Câu hỏi của ông liên quan đến vấn đề Luyên ngục, Hỏa ngục... đã được Dân Chúa đề cập trong số báo 197, tháng 3/1999, trang 39-40. Ông có thể tìm đọc lại, hoặc không có ông cho tòa báo biết, chúng tôi sẽ sao lại và gửi đến ông. Lần này tôi chỉ xin được tóm lại giáo huấn của Giáo hội ngày nay về những vấn đề ông nêu ra. Chúng ta có thể nói rằng luyện ngục hay hỏa ngục là một trạng thái trong đó con người hoàn toàn ý thức tự do và nhất định từ chối mọi liên lạc với Thiên Chúa và với người khác. Luyện ngục là thời gian để được tây luyện, còn hỏa ngục là hậu quả chối từ tình yêu và ân huê của Thiên Chúa.

            Chúng ta cũng được biết Lời Chúa thì bất di bất dịch, nhưng Giáo lý của Giáo hội luôn luôn được đào sâu để hiểu biết thêm chút ít về mầu nhiệm Thiên Chúa. Vì thế, ngay Giáo Hội mẹ vẫn phải đi tìm canh tân Giáo lý để đáp lại những câu hỏi của thời đại. Với tinh thần trên, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Tông huấn Fidei Depositum ngày 11 tháng 10 năm 1992 về việc ấn hành cuốn Giáo Lý của Giáo hội Công Giáo được soạn thảo sau Công đồng Vaticanô II. Trong bản Tông huấn này, Đức Gioan Phaolô ghi : "Cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mà tôi phê chuẩn... và nay tôi truyền phải ấn hành nhân danh uy quyền tông đồ của tôi, là một bản trình bày về đức tin của Giáo hội và về giáo lý Công giáo, được chứng tỏ hoặc được soi sáng bởi Thánh Kinh, Truyền thống tông đồ và Huấn quyền của Giáo Hội..."

Thiết tưởng, muốn hiểu rõ câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vấn đề ông nêu ra trong bức thư, điều hay nhất là tìm xem trong sách Giáo Lý mới của Giáo Hội hôm nay dạy chúng ta thế nào về Luyện ngục và Hỏa ngục. Hai vấn đề này được sách Giáo Lý đề cập tới trong phần thứ nhất, chương ba mục 12 "Tôi tin có sự sống đời đời". Số 1030 đến số 1032 nói về Luyện ngục. Số 1033 đến 1036 nói về Hỏa ngục : "... chết trong tội mà không sám hối và không đón nhận tình thương đầy từ bi của Thiên Chúa, có nghĩa là sẽ mãi mãi lìa xa Chúa do sự tự do lựa chọn của ta. Và từ "Hỏa ngục được dùng để chỉ tình trạng ly khai cách chung cuộc khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa và với các thánh trên trời... Giáo huấn của Giáo hội khẳng định có địa ngục và tính cách vĩnh viễn của nó. Linh hồn của những người chết trong tình trạng mang tội trọng, sẽ lập tức phải xuống hỏa ngục, "lửa vĩnh viễn". Hình phạt chính của hỏa ngục là bị muôn đời xa cách Thiên Chúa, chỉ nơi Ngài con người mới có thể có sự sống và hạnh phúc : đó là những mục tiêu của con người khi được tạo thành và con người hằng khát vọng."

Linh mục Thêôphilô

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art