Thứ Tư, 07 Tháng Chín, 2022

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 1
 
Artemis là chuỗi nhiệm vụ gồm 3 giai đoạn (Artemis 1, Artemis 2 và Artemis 3) của NASA để đưa người Mỹ trở lại Mặt trăng, trong đó nhiệm vụ Artemis 1 đã hoàn tất và chuẩn bị được phóng lên vũ trụ vào rạng sáng ngày 29/8 giờ địa phương ở Trung tâm vũ trụ Kennedy, đặt tại Titutsville, tiểu bang Florida.

  • Artemis 1: Nhiệm vụ không người lái, phóng ngày 29/8, đưa tàu vũ trụ Orion chứa 3 hình nộm lên quỹ đạo của Mặt trăng trong khoản thời gian 42 ngày, nhằm thử nghiệm tác động của bức xạ vũ trụ và trọng lực tác động lên các con ma-nơ-canh, sau đó trở lại Trái đất.
  • Artemis 2: Nhiệm vụ có người lái, dự kiến phóng tháng 5/2024. Đưa tàu vũ trụ Orion chở 3 phi hành gia lên quỹ đạo của Mặt trăng.
  • Artemis 3: Nhiệm vụ có người lái, dự kiến đưa con người đặt chân lên Mặt trăng trong năm 2025.

Mời anh em cùng tìm hiểu sơ lược những thông tin về nhiệm vụ Artemis 1 của NASA.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 2
Hồi xưa là vòng quanh Thế giới trong 80 ngày, còn bây giờ là vòng quanh Mặt trăng trong 42 ngày

Tên lửa SLS là gì?

Viết tắt của Space Launch System, SLS là tên lửa thế hệ mới sẽ được dùng cho chuỗi nhiệm vụ Artemis.

SLS được trang bị 4 động cơ ở bên trong và bộ đôi booster màu trắng, hình trụ gắn 2 bên. Tên lửa SLS có thể chở 27 tấn hàng lên Mặt trăng, ít hơn so với số lượng mà tên lửa Saturn V sử dụng trong chuỗi nhiệm vụ Apollo từng chở.

Khi kích hoạt, lửa từ khối động cơ của SLS đốt cháy sẽ tương đương với sức nổ của 2.6 triệu tấn pháo hoa nổ cùng một lúc.

Bộ booster, 2 động cơ đẩy tăng cường gắn 2 bên tên lửa SLS, có chiều cao bằng tòa nhà 17 tầng, sẽ đốt cháy 6 tấn nhiên liệu rắn MỖI GIÂY. Bộ đẩy booster này sẽ cung cấp 75% lực đẩy cần thiết để tên lửa thoát khỏi lực hút của địa cầu, 25% còn lại được cung cấp bởi 4 động cơ RS-25 gắn bên trong lõi của tên lửa SLS.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 3

Mỗi booster có lực đẩy bằng tổng lực đẩy của 14 máy bay Boeing 747 cộng lại, tức là bộ đôi booster này mạnh tương đương 28 chiếc máy bay B-747.

Tổng lực đẩy của 4 động cơ + bộ đôi booster là 4 triệu tấn, trong đó lực đẩy 4 động cơ RS-25 là 900 nghìn tấn.

Cung cấp sức mạnh cho động cơ chính RS-25 của tên lửa SLS là bộ lõi Core Stage 101 được sản xuất bởi Boeing, nó cao 64.6 mét, đường kính 8.4 mét. Lượng nhiên liệu mà Core Stage 101 chứa là hơn 2 triệu lít hydro hóa lỏng và 742 nghìn lít oxy lỏng.

Sau 8.5 phút kể từ khi phóng, tốc độ của Artemis 1 sẽ đạt Mach 23, nghĩa là nhanh gấp 23 lần tốc độ âm thanh.

Tốc độ khi Orion tiếp cận khí quyển để trở về trái đất là Mach 32 - 39.513km/h.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 4

Tàu vũ trụ Orion là gì?

Orion là phần màu trắng nằm trên đỉnh của tên lửa SLS. Orion sử dụng trong nhiệm vụ Artemis được thiết kế với 4 chỗ ngồi, có đủ vật dụng sinh hoạt để phi hành đoàn sử dụng đủ 21 ngày trong không gian.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 5
Hệ thống hủy phóng (gắn bên trên Orion) đang được chở đi bay thử nhiệm vụ hủy phóng, phòng ngừa trường hợp SLS phát nổ khi đang phóng.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 6
Phần bầu chóp hình phễu chỗ cao nhất là thiết bị hủy phóng (chỗ mấy sợi dây nối vô).

Thiết bị hủy phóng đã được bay thử thành công vào ngày 29/5/2019, kịch bản giả định là Orion vừa mới rời mặt đất được 10km thì hệ thống hủy phóng phát hiện tên lửa SLS bị trục trặc, nó lập tức kéo Orion bay chệch ra hướng khác, đảm bảo cho Orion và phi hành đoàn an toàn trong trường hợp SLS phát nổ.

Orion từng được bay thử vào không gian hồi năm 2014, sau đó việc bay thử bị hoãn lại nhiều lần vì gặp nhiều vấn đề trong thiết kế cần phải khắc phục.

Artemis 1 là nhiệm vụ không người lái, vì vậy bên trong cabin của Orion là 3 ma-nơ-canh, gồm 1 ngồi ở vị trí người lái và 2 ở vị trí hành khách, nhằm thử nghiệm tính khả thi của nhiệm vụ đưa người lên Mặt trăng.


Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 7
2 hình nộm nữ khác ở vị trí hành khách trên tàu vũ trụ Orion của nhiệm vụ Artemis 1. Con ở dưới tên là Helga, con ở trên là Zohar, trong đó Zohar được mặc áo vest bảo vệ có cảm biến đo bức xạ vũ trụ.

Artemis 1 là gì?

Trong thần thoại Hy Lạp thì thần Artemis là con gái của Zeus, chị sinh đôi của thần Apollo.

Khoảng cách mà Artemis 1 sẽ bay cách xa Trái đất ước tính là 450 nghìn km, xa nhất trong các nhiệm vụ chở người vào vũ trụ mà NASA từng thực hiện (trên thực tế thì Artemis 1 chỉ chở hình nộm, không có người lái, Artemis 2 và Artemis 3 mới chở người). Tổng quãng đường mà nó sẽ đi khoảng 2 - 2.1 triệu km.

Ước tính thời gian thực hiện nhiệm vụ sẽ kéo dài từ 26 tới 42 ngày, chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn bay lên vũ trụ: 8 - 14 ngày
  • Bay quanh quĩ đạo của Mặt trăng: 6 - 19 ngày (riêng thời gian ở trên quĩ đạo của Mặt trăng là 7 ngày)
  • Trở về: 9 - 19 ngày
  • Ngày bay: 29/8 - Ngày dự kiến trở về: 10/10

Như vậy là sau gần 50 năm kể từ khi nhiệm vụ cuối cùng đưa người lên Mặt trăng, Apollo 17 thực hiện vào tháng 12/1972, ngày 29/8 tới đây, NASA sẽ chính thức tái khởi động cuộc đua tiếp theo đưa người lên Mặt trăng, với mục tiêu gần là năm 2025 với Artemis 3.

Sơ lược về Artemis 1, nhiệm vụ không người lái trở lại Mặt trăng của NASA - 8

Theo TheVerge

 

Bài viết khác