Thứ Hai, 25 Tháng Chín, 2023

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên?

Đại Kim tự tháp Giza, còn gọi là Khufu, được xây dựng vào khoảng năm 2560 trước Công nguyên, cách đây chừng 4500 năm, là kim tự tháp cổ nhất và lớn nhất (cao khoảng 146 m) trong số ba kim tự tháp nổi tiếng (bên cạnh Khafre – cao 136 m và Menkaure – cao 70 m) ở Giza, Cairo, Ai Cập, đồng thời là kỳ quan cuối cùng được phát hiện trong bảy kỳ quan cổ đại Địa Trung Hải, kết cấu duy nhất được bảo tồn tốt tới ngày nay. Trong khi đó, tượng Nhân sư đầu người thân sư tử cao khoảng 20 m, dài 73 m, cũng là một trong bức tượng nổi tiếng nhất trên thế giới. 

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra liên quan đến việc ai là người đã xây dựng nên những công trình đồ sộ này. Có giả thuyết cho rằng chúng được xây dựng bởi người Ai Cập cổ đại trong khi nhiều người tin rằng các kiến trúc nêu trên được xây dựng bởi những người khổng lồ có chiều cao khoảng 5 m, có thể nâng những khối đá nặng từ 4 đến 5 tấn. Đối với họ, việc xây nên những công trình sừng sững như vậy cũng tương tự với việc con người chúng ta ngày nay xây dựng nhà cao tầng mà thôi.

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 1
Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Ai Cập. (Ảnh: Phóng viên TTVN tại thủ đô Cairo, Ai Cập)


Trình độ công nghệ vượt qua sức tưởng tượng của con người hiện nay

Đại kim tự tháp Giza được xây dựng từ khoảng 2,3 triệu khối đá vôi và đá granite có khối lượng từ 2 – 50 tấn. Các khối đá được chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146 m (trải qua năm tháng, đến hiện nay còn 139 m).

Chúng được lắp ráp hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy như vậy, chúng vẫn chịu được sự giãn nở nhiệt, và thậm chí cả những trận động đất.

Mặc dù ở trên sa mạc nóng bức, nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn được duy trì ở mức 20 độ C, đúng bằng nhiệt độ trung bình trên Trái đất. Các chuyên gia đã thí nghiệm, đặt sữa tươi, rau quả tươi vào bên trong kim tự tháp, sau thời gian một tháng thì màu sắc, mùi vị của chúng đều không thay đổi.

Khi nhìn qua, người ta cho rằng kim tự tháp có 4 mặt, nhưng kỳ thực nó có 8 mặt. Kim tự tháp Giza từ đáy cho đến đỉnh đều có một đường lõm xuống khoảng từ 0,5-1 độ khiến bề mặt bị phân đôi tạo thành một bề mặt kim tự tháp đặc biệt với 8 mặt khác thường. Đây là một kĩ thuật mà chúng ta cũng khó làm được với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại.

Các nhà khoa học phải thán phục trước thiết kế vượt trội của đại kim tự tháp Giza. Nó được đặt ở vị trí trung tâm nhất của Trái Đất, chính là giao điểm của đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất (đường xích đạo). Không có nhà khoa học nào giải thích nổi tại sao 3 kim tự tháp lớn nhất tại Ai Cập lại có thể thiết kế thẳng hàng nhau đến vậy. Hơn nữa 3 kim tự tháp này còn chỉ thẳng vào 3 ngôi sao lớn nhất của chòm sao Orion.

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 2
Ba kim tự tháp tại Giza hướng thẳng vào ba ngôi sao lớn nhất thuộc chòm Orion. (Ảnh minh họa: Elena11/Shutterstock)


Kinh ngạc hơn nữa, các kim tự tháp ở Giza cùng với Tam giác quỷ Bermuda ở tây Thái Bình Dương, và Vùng Im lặng (Zone Of Silence) ở Mexico, cũng tạo thành một đường thẳng.

Các kim tự tháp này có thể quay mặt về hướng Bắc một cách chính xác gần như tuyệt đối, chính xác hơn cả Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich của Anh.

Là những sản phẩm của văn minh tiền sử?

Robert M. Schoch là giáo sư địa chất học cũng là giáo sư về khoa học tự nhiên tại trường Đại học Boston, Mỹ. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu tượng Nhân sư, ông cũng tin rằng những người Ai Cập cổ là những người xây dựng các kỳ quan này. Nhưng khi đến trực tiếp hiện trường để nghiên cứu thì ông sớm phát hiện những đặc điểm địa lý không tương thích.

Cụ thể, giáo sư Schoch đã phát hiện những vết xói mòn rất đặc trưng trên thân của bức tượng Nhân sư, chỉ có thể gây ra bởi nước chứ không thể do gió hay bão cát. Tuy nhiên cao nguyên Giza nằm ở biên của sa mạc Sahara, là khu vực khô nóng trong suốt 5.000 năm qua, còn vết xói mòn nằm tại phần chính thân, vị trí lâu đời nhất của bức tượng thì giống như bị ngâm trong nước hoặc đã trải qua những trận mưa rất lớn. Điều này chứng tỏ bức tượng Nhân sư đã tồn tại trước thời Ai Cập cổ rất nhiều, khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên, thời kỳ mà khí hậu rất khác biệt và có nhiều mưa hơn.

Giáo sư Schoch còn làm nhiều thí nghiệm khác, ông dùng sóng âm để kiểm tra nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả phần móng của bức tượng Nhân sư. Kết quả vẫn vậy, ông chắc chắn rằng bức tượng này tồn tại từ 5000 năm trước Công Nguyên hoặc sớm hơn, mà không thể vào thời Ai Cập cổ.

Có lẽ ba kim tự tháp vĩ đại này cũng không hẳn là được xây dựng vào năm 2500 trước Công nguyên theo như lời các học giả Ai Cập, mà chính là được xây dựng ở một thời đại xa hơn – thời đại của lần văn minh tiền sử với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển rất cao. Các nghệ nhân thời đó không sử dụng búa đá và đục đồng, mà dùng công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 3
Quang cảnh các kim tự tháp khổng lồ tại Giza từ trên không. (Ảnh: CC BY-SA 4.0/Wikimedia)


Các nền văn minh tiền sử này xây dựng các kim tự tháp với mục đích không phải làm lăng mộ mà với mục đích khác, ví dụ như làm cơ sở năng lượng. Khi các nền văn minh tiền sử bị hủy diệt, các kim tự tháp vẫn tồn tại, thậm chí chúng đã từng chìm dưới nước biển rồi lại nổi lên mặt đất do các biến đổi địa chất.

Tại nền văn minh 5000 năm lần này, những người Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra các công dụng đặc biệt của các đại kim tự tháp, trong đó có tác dụng giữ cho xác người chậm phân hủy, nên họ đã đưa hài cốt của các Pha-ra-ông vào trong đó.

Những người Ai Cập và Sudan bắt trước thiết kế của các đại kim tự tháp và xây lên các công trình nhỏ để làm lăng mộ cho các hoàng hậu hoặc các Pha-ra-ông sau này. Nhưng do trình độ kỹ thuật thấp hơn nên các kim tự tháp xây dựng 5000 năm trở lại đây thường nhỏ, xấu hơn và kém chất lượng so các đại kim tự tháp của văn minh tiền sử.

Việc xây dựng các kim tự tháp nhỏ 5000 năm trở lại đây đã làm cho con người hiện nay lúng túng khi không thể giải thích rõ ràng nguồn gốc của các kim tự tháp khác nhau.

Những giả thuyết về người đã xây dựng nên các kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Ai Cập

Có thể thấy, trình độ thiết kế, thi công Đại kim tự tháp Giza vượt qua sức tưởng tượng của con người hiện nay, là sự kết hợp của tất cả các lĩnh vực như kiến trúc, toán học, vật lý học, thiên văn học, địa lý…. Điều này khiến cho giả thuyết – người Ai Cập cổ là những người xây dựng kim tự tháp – trở nên lung lay.

Một giả thuyết khác là nhân loại cổ đại đã dùng nô lệ, dùng các kỹ thuật khác nhau để vận chuyển các khối đá từ 2 tấn đến 50 tấn từ các mỏ đá cách đó 800 km dọc theo sông Nile và các kênh đào nhân tạo đến cao nguyên Giza. Sau đó chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau đến độ cao 146 m.

Nhưng giả thuyết rằng người nô lệ đã xây dựng nên kim tự tháp được xem là không phù hợp. Bởi một tính toán đơn giản đã cho thấy để xây dựng được một trong 3 kim tự tháp lớn thì phải cần đến 100.000 nhân lực làm việc liên tục trong vòng 200 năm. Đó là còn chưa tính đến những thiết kế siêu việt, không một chút sai sót của các kim tự tháp này. Ngoài ra, với sức vóc nhỏ bé của con người bình thường hiện nay, việc nghĩ tới sử dụng những khối đá từ 2 đến 50 tấn làm vật liệu xây dựng là điều hoàn toàn không thực tế.

Trong khi đó, một giả thuyết khác được cho là khả thi hơn – sự tồn tại của người khổng lồ và kim tự tháp cũng như tượng Nhân sư chính là tác phẩm của họ. Giả thuyết này trở nên thuyết phục hơn khi mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được dấu vết của xương, dấu chân và di tích của người khổng lồ không chỉ ở Ai Cập mà khắp nơi trên thế giới. Các vật dụng sinh hoạt kích thước lớn, các văn tự cổ được tìm thấy cũng bổ sung cho giả thuyết này.

Sự tồn tại của người khổng lồ Castelnau (Giant of Castelnau) được biết đến khi các nhà khoa học tìm thấy ba mảnh xương (xương chày tay, xương chày chân và trục giữa xương đùi) của họ. Nhà nhân chủng học Georges Vacher de Lapouge đã tìm thấy 3 mảnh xương này tại Castelnau-le-Lez, Pháp vào năm 1890 trong lớp trầm tích nghĩa trang vào thời kỳ đồ đồng, và có thể có từ thời đồ đá mới. Theo de Lapouge, bộ xương hóa thạch có thể thuộc về một trong những loài người lớn nhất từng tồn tại. Ông ước tính từ kích thước xương rằng con người có thể cao khoảng 3,5 m.

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 4
Ba mảnh xương được đặt tên là “Người khổng lồ của Castelnau”, so với một khúc xương chày của hài cốt có kích thước thông thường (ở giữa). (Ảnh: Wikipedia)
Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 5
Bức ảnh “một người Ai len khổng lồ bị hóa thạch” được chụp tại một ga xe lửa thuộc London, xuất hiện trong tạp chí Strand vào tháng 12/1895. Hóa thạch khổng lồ này cao 3,71 m, nặng 2 tấn và có 6 ngón ở chân phải. (Ảnh: Kadumago/Wikimedia)

Ở mức chiều cao này, việc xây dựng các Kim tự tháp đồ sộ và tượng Nhân sư khổng lồ có lẽ cũng tương tự với câu chuyện con người chúng ta hiện nay xây dựng nhà cao tầng.

Các Kim tự tháp và tượng Nhân sư tại Giza (Ai Cập) là do ai xây dựng nên? - 6
Nhiều giả thuyết cho rằng những người khổng lồ với kích thước cao từ 5 m đến 6 m đã xây dựng Kim tự tháp. Họ có thể nâng những khối đá nặng từ 4 đến 5 tấn như được mô tả trên tường thành Ai Cập. (Ảnh: Chanhkien.org)


Có rất nhiều bí ẩn, rất nhiều sự việc tồn tại từ hằng xa xưa mà con người luôn muốn giải mã, trong đó có sự tồn tại của 3 loại người với 3 kích cỡ khác nhau: người khổng lồ, người trung bình và người tí hon. Nếu họ đã từng tồn tại, vậy người khổng lồ và người tí hon đã đi đâu? Họ có quan hệ xã hội thân thiết hay thù địch với con người có kích cỡ trung bình như chúng ta? Và cấu trúc quan hệ xã hội của họ như thế nào? Phải chăng nguyên nhân việc “mất tích” của 2 chủng người trên là do Trái đất không đủ nguồn cung cấp lương thực cho người khổng lồ, trong khi người tí hon với kích thước nhỏ bé nên không thể tự mình sinh tồn được trên Trái đất? Cũng có thể là như vậy, bởi qua thời gian sự chọn lọc “thuận theo tự nhiên” sẽ giữ lại những gì phù hợp nhất.


Phan Anh

 

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art