Thứ Sáu, 15 Tháng Sáu, 2012

Thánh Eugène de Mazenod (1782 - 1861) Igiêniô Mai Thiên Lộc

Lời giới thiệu

     Tôi đã chiêm bao...

     Trong giấc ngủ, tôi mơ thấy Á Thánh Eugène de Mazenod, đấng tiền nhiệm của tôi đã sống lại như Lazarô và ngài kế vị tôi tại Marseille. Vâng, thật vậy, ngài trở lại chăn dắt đoàn chiên Marseille mà trước đây ngài đã dâng hiến trọn 40 năm hoạt động : 14 năm giữ chức tổng đại diện cho chú của ngài và 24 năm trong chức vụ Giám mục. Chừng ấy cũng đủ cho giáo phận ghi ơn sâu xa. Con chiên biết ngài. Ngài biết con chiên. Ngài dùng thổ ngữ để giảng dạy. Cổng tòa Giám mục luôn luôn rộng mở để đón tiếp mọi tầng lớp người. Ngài đã thành lập 22 giáo xứ, trùng tu và xây dựng 34 thánh đường giáo xứ, ngoài ra còn nhà thờ Chánh tòa và Vương Cung Đức Bà Hộ Thủ (Notre Dame de la Garde).

     Ngày nay, giáp đệ nhất bách chu niên (1861-1961), dân chúng Marseille long trọng mừng kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn và kính mến đối với ngài. Giấc mơ lý thú vừa qua, tôi giật mình chỗi dậy lật mấy trang sách có hình ảnh lưu niệm (album) rồi nhân danh là một trong những người kế vị của ngài, tôi chúc tụng Thiên Chúa đã cho phô bày dấu tích của một vị Giám mục rất có danh tiếng tại Marseille, tại Rôma và tại các lục địa.

      Nào ai dám đảm trách chức vụ chủ chăn của một thị trấn mà dân số từ 150.000 tăng lên 300.000 người; một giáo phận mà số linh mục từ 140 vọt lên 418 vị trong thời đại mà hai chế độ cũ và mới va chạm nhau cũng như thị trường thương mại cũ và mới tranh nhau quyền lợi và ảnh hưởng; ấy là chưa nói đến tâm lý con người : thường dân cũng như trong hàng giáo phẩm cũng bị phân hóa.

      Nào ai biết đến tâm lực hùng hồn của một vị Giám mục phải đương đầu để lãnh đạo một giáo phận rộng lớn gồm mọi thành phần rồi còn phải điều khiển một dòng thừa sai do mình sáng lập lúc tuổi còn trẻ, để khi qua đời đã có trên 400 tu sĩ hoạt động rải rác từ Bắc cực đến Nam Phi rồi tràn đến Tích Lan (Ceylan bấy giờ gọi là Sri Lanka).

      Ước gì mấy trang hình ảnh lưu niệm này đánh thức tâm hồn mỗi chúng ta để biết lo âu rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó như phương châm hoạt động của Á Thánh Eugène de Mazenod. Nhờ dấu hiệu ấy mà thiên hạ biết chúng ta là môn sinh của Ngài... và, Chúa sẽ ban cho chúng ta tràn đầy hồng ân.

     Và như thế này thì không phải là một giấc mơ nữa.

Cardinal Roger Etchegaray

Nguyên Tổng Giám Mục Marseille

Lời tựa cuốn Album Oser grand comme le monde”

 

    Phụ bản

    Với sơ đồ này, bạn đọc dễ theo dõi và dễ biết vị thứ các nhân vật thuộc gia tộc De Mazenod

     1- Cụ Charles Vincent De Mazenod kết bạn với Anne de Mourgues de Callian sinh được 3 người con là Charles Alexandre de Mazenod, linh mục Charles André và Anne Blanche.

     Anne Blanche Nữ tu dòng Biển Đức ở S/ Yons (gần Valence)

     Charles Alexandre de Mazenod (1718-1795) và Félicité - Ursule de Langier.

     Charles André de Mazenod (1719-1795). Tổng đại diện cho Đức Cha de Belzunce ở Marseille.

 

     2- Cụ Charles Alexandre  kết bạn với Félicité Ursule de Langier sinh được 3 người con trai : Charles Antoine, Charles Louis và Fortuné.  

      2a. Charles Louis Eugène de Mazenod (1750-1835) làm quân nhân.

     2b. Charles Antoine kết bạn với Marie Rose Eugénie Joannis sinh được 3 ngưtời con : trưởng nữ là Charlotte Eugénie Elisabeth, thứ nam là Charles Eugène de Mazenod, gái út là Charlotte Eugénie Antoinette. Charles Antoine de Mazenod (1745-1820) kết bạn với Marie Rose Eugénie Joannis (1760-1851) ngày 03.02.1778.

      Charlotte Eugénie Elisabeth sinh ngày 28 tháng 2 năm 1779 sống được 5 tuổi thôi.

     Charles Eugène de Mazenod (1782-1861) Giám mục Marseille (1840-1861) Sáng lập dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm

     Charlotte Eugénie Antoinette (1785-1867) kết bạn với Marquis de Boisgelin.

     2c. Fortuné de Mazenod. Tổng đại diện Giáo phận Marseille. Giám mục Marseille 19.01.1823 đến 1837.

 

Charles Eugène de Mazenod : sinh ngày 1.08.1782

Linh mục ngày 21.12.1811 ở Amiens miền Provence

Lập Hội Thừa Sai ngày 25.01.1816. Đức Giáo Hoàng Léon phê chuẩn Hiến Pháp Hội Thừa Sai và Hội trở thành Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm ngày 17.02.1826.

Giám mục Marseille ngày 14.12.1837

Tạ thế ngày thứ ba 21.05.1861

Nguồn gốc gia tộc De Mazenod

     Từ nguyên thủy là người dân miền Forèze, gia tộc De Mazenod đến sinh cơ lập nghiệp tại Marseille khoảng năm 1529. Chuyên môn buôn bán dược phẩm và trở nên giàu có, nhờ vậy mà khoảng giữa thế kỷ XVII được nâng lên hàng quý tộc.

     Ông nội của Eugène de Mazenod bỏ nghề thương mãi và nhảy sang binh nghiệp nhưng vì bị té ngựa nên cũng từ giã binh cơ. Sau mấy năm học  luật, ông Charles Alexandre được bổ nhiệm làm chánh án tỉnh Provence năm 1741; ông đưa gia đình đến cư ngụ ở Aix; còn ông Charles André vào chủng viện, được thọ phong linh mục và đến năm 1752 thì được chọn làm Tổng Đại Diện giáo phận Marseille, thời Đức Giám mục De Belzunce.

     Thời buổi ấy, tỉnh Provence cũng giống như miền vùng khác của nước Pháp, đã xảy ra những tranh chấp giữa phái theo các cha Jésuites và phái chống các cha Jésuites cũng như phải đối đầu với phái ly khai Jansénisme là phái không phục tùng Đức Giáo Hoàng.

     Charles Alexandre và Charles André cũng một lòng phản đối Quốc hội là đã đi ngược với đường lối của Giáo hội. Charles Alexandre vì thông thạo luật pháp nên xuất bản sách để ủng hộ Dòng Jésuites rồi không cho hai con trai của mình là Charles Fortuné và Charles Louis-Eugène tiếp tục học tại trường trung học Bourbon nữa vì Dòng Jésuites bị giải tán, trường Bourbon do nhà nước quản nhiệm; phần Charles André là Tổng Đại diện giáo phận Marseille cùng một lòng với Đức Giám mục tiếp tục chống đối nhóm Port-Royal là nhóm theo Jansénisme.

     Trưởng nam của Charles Alexandre là Charles Antoine de Mazenod nhờ được các cha Jésuites hướng dẫn, học xong ban trung học, nên đã cùng với toàn thể gia đình, một lòng chống đối phái Jansénisme cách kịch liệt.

      Xong ban luật, Charles Antoine làm trạng sư đến năm 1771, được bổ làm chánh án lúc ấy mới có 26 tuổi thôi, cũng là nhờ triều đình ra sắc chỉ “chuẩn cho”. Ngày 03.02.1778, được 33 tuổi trọn thì kết hôn với cô Marie Roze-Eugénie Joannis - tuy khác nhau về thang giá trị trong xã hội song cũng vì quyền lợi vật chất mà kết hợp với nhau, nhờ vậy mà gia tộc Joannis lên được một cấp trong thang giá trị xã hội. Ông Jean Baptiste nội tổ của bà Charles Antoine de Mazenod bỏ thương nghiệp, học y khoa và đậu bác sĩ tại Aix rồi sau bốn năm được bổ làm giáo sư phân khoa thực vật (botanique). Người con thứ tư của Jean Baptiste cũng theo y khoa và năm 1770 cũng làm giáo sư tại viện đại học Aix.

     Đối với gia đình De Mazenod do cuộc hôn nhân hi hữu này mà mặt lý tài được vững vàng, đời sống hằng ngày thong dong sung túc.

     Tuy hai họ tộc : De Mazenod và Joannis, bề ngoài thì liên kết song xu hướng tín ngưỡng thì không đi đôi với nhau. Năm 1791, Joseph Thomas Joannis đành bỏ chức giáo sư chứ không chịu tuyên thệ như các công chức của chính phủ do hiến pháp quy định; trái lại FranỄois Joseph Roze Joannis đành cắt đứt giây liên lạc với gia đình để theo phái Jansénisme.

      Về phần đấng sáng lập dòng Thừa Sai Tận Hiến và đồng thời cũng là vị Giám mục Marseille đã do Thiên Chúa Quan Phòng kén chọn, chuẩn bị, an bài trong hàng quý tộc tỉnh Aix từ cuối thế kỷ XVIII, nên vừa hưởng được đời sống vật chất trên nhung lụa lại còn được hun đúc về đức tin để có một căn bản đạo đức quả thật là vững vàng sâu sắc.

Thuở ấu thơ

     Charles Antoine de Mazenod thành hôn với Marie Roze Eugénie Joannis ngày 03.02.1778 thì sinh được trưởng nữ là Charlotte Eugénie Elisabeth; cô này qua đời lúc lên năm tuổi.

     Ngày 01.08.1782, hai ông bà sinh được quý tử; qua hôm sau, cậu bé này lãnh bí tích  thánh tẩy tại nhà thờ thánh nữ Madeleine (nhà thờ này đã bị phá hủy) và được đặt tên là Charles Joseph Eugène de Mazenod.

     Cậu bé được thương yêu nuông chiều cưng dưỡng hết mức, nhất là bà ngoại quý danh là Catherine Elisabeth Bonnet. Chính bà ngoại là người đầu tiên dạy cho cậu bé biết chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa; còn ông ngoại là giáo sư y khoa, thâm hiểu và đoán được tính tình của cháu nên đã nói như tiên tri : “Thằng bé này thật có bản lãnh, muốn gì là nó làm cho kỳ được mới thôi. Thà rằng cứ để cho nó nói “Tôi muốn” thì sẽ được việc hơn là để nó khóc. Điều đó làm tôi khoái nó lắm”.

     Lanh lợi, can đảm, gan dạ, hăng hái, song lòng cậu bé rất là tốt. Nhờ vậy, cái nọ bù qua cái kia, Eugène de Mazenod hóa ra người tốt lành, có lòng thương người nghèo khó. Một ngày mùa đông nọ, ra đường, Eugène gặp người con của một tiều phu rét run lập cập, Eugène liền cởi lớp áo ngoài của mình đổi lấy áo mỏng của con nhà tiều phu. Về nhà, mẹ không nhìn ra con nữa nên mắng yêu con và nhắc con là phải ăn mặc cho xứng với địa vị xã hội của mình. Eugène liền thưa : “Thưa mẹ, vậy thì con sẽ làm lãnh tụ hoặc tổng thống của dân tiều phu vậy”.

     Cũng trong mùa đông tháng giá, bạn bè hàng xóm con nhà Revest chưa đốt lửa để nhà lạnh ngắt. Eugène hỏi lý do vì sao chưa nhóm lửa cho ấm. Bọn con nhà Revest đáp : “Chúng tôi nghèo mà củi đốt thì quá đắt”. Eugène bỏ ra đi, song trở lại với một xe củi và bảo bọn Revest : “Củi đây nè, nhen lửa để sưởi cho ấm”.

     Con người đã có bản lĩnh, Eugène còn có một đức tính đặc biệt trội hẳn các đức tính thông thường, đó là tính ngay thẳng, thật thà. Nếu bị bắt gặp làm điều gì sai quấy, cậu bé không che giấu, không chối cãi, không viện lý do này nọ, hoặc đổ lỗi cho kẻ khác, song nhận lỗi cách thành thật và vui lòng lãnh phạt, chẳng càu nhàu câu nệ.

     Hôm nọ, Eugène lấy chiếc quạt rất đẹp rất quý của mẹ để đổi một món đồ chơi của đứa bạn cùng xóm. Bố mẹ đứa bạn tưởng con mình đã ăn cắp nên mang chiếc quạt đến trả lại và xin lỗi. Eugène liền thưa : “Anh ấy không ăn cắp, và anh ấy đã trả tiền cho con rồi”.

      Nghị lực, phản ứng nhanh, tốt bụng, thật thà, không tráo trở, bao nhiêu đức tính ấy kết hợp với nhau làm cho Eugène từ nhỏ đến lớn khôn trở thành một thủ lãnh biết tôn trọng kỷ luật, sẵn sàng hiến thân để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội, làm cho Eugène đã rực rỡ thành công trong việc xây dựng nhiều công trình vĩ đại, bất chấp mọi khó khăn trở ngại, lưu truyền cho hậu thế, mặc cho không gian và thời gian.

Thời gian lưu lạc tha hương

     Vừa lên bảy, Thiên Chúa đã đưa Eugène de Mazenod ra khỏi gia đình ấm cúng để phải lưu lạc tha hương rày đây mai đó.

     Từ tháng 4/1789, Eugène theo học tại trường trung học công giáo Bourbon, trong khi ấy, thân phụ là Charles Antoine de Mazenod, nổi tiếng là thông thạo luật pháp nên dành nhiều thì giờ để nghiên cứu sưu tầm luật lệ và phong tục tập quán để bảo đảm tư cách tự trị tự quản của tỉnh Provence chống với chính thể quân chủ do những xáo trộn của cuộc cách mạng.

     Các tài liệu đặc biệt chuyên môn của ông thích hợp với lề lối cải cách của nhóm dân biểu do ông Mirabeau ủng hộ. Ông phối hợp với số người trong quý tộc để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của giới này, phản đối lề lối tổ chức bầu cử do Necker đề xướng là nghịch với Hiến pháp vùng của mình, do đó mà bạn bè bầu Charles Antoine vào quốc hội; song khốn thay, làm như vậy lại trái với thể lệ của các bộ viện nên bị xem là vô giá trị.  Vậy là Charles Antoine bị xem là thành phần chống chế độ Cách mạng.

     Ngày 12.12.1790 có cuộc nổi loạn. Ngày 14.12.1790 không khí cách mạng làm cho người ta trở nên khó thở, các ông Pascalis, De Maurellet, Guiramand bị tình nghi rồi bị bắt và bị dân chúng xử tử (bằng cách treo cổ) gần dinh của gia đình De Mazenod.

      Tòa án tỉnh ra lệnh điều tra những kẻ chống dối Cách mạng. Có nhiều người tố cáo ông Charles Antoine De Mazenod và đòi truy tố ra tòa. Trước bao đe dọa, ông De Mazenod phải ẩn tránh rồi vội vã rời khỏi gia đình, giả dạng trốn sang Nice. Cũng vì tình hình chính trị bi đát này mà gia đình De Mazenod phải tha hương lâu ngày dài tháng, gây ra bao thảm cảnh, có ảnh hưởng tai hại lớn lao.

      Chẳng bao lâu, ông Charles Antoine gọi con trai sang với mình rồi đến tháng 4/1791, gọi vợ và con gái út là Charlotte Antoinette mới có 6 tuổi sang đoàn tụ, chỉ để lại một mình thân sinh ở nhà; về sau cụ Charles Alexandre bị mù và qua đời ngày 09.05.1795, không gặp được người ruột thịt, và để lại nợ nần lu bu. Em trai cụ là cha tổng đại diện giáo phận Aix cũng phải thoát thân vì ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa năm 1791, quân Cách mạng bắn hụt trong khi ngài chủ trì cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa.

     Từ đây gia đình Eugène được đoàn tụ lại có thêm bà ngoại, bà dì quý danh  là Dedons de Pierrefeu.

Tháng 9/1791, Eugène vào nội trú trường trung học Turin để tiếp tục học hành. Trong niên khóa này, các cha dòng Barnabites đến thâu nhận trường theo lời yêu cầu của Victor Amédée III là vua xứ Sardaigne; hiệu trưởng là cha Scati, một linh mục tài ba lỗi lạc trong giới quý tộc, ngài quan hệ với hồng y Gerdil để tổ chức lại nền học vấn và giáo dục cho giới trí thức đồng thời xây dựng nền móng giáo dục đạo đức cho giới thanh thiếu niên trong hàng quý tộc miền Piémont; nhờ vậy mà Eugène lãnh hội được những điều tốt lành mà trước đây được trường Bourbon khai tâm.

     Ngày 05.04.1792, chưa trọn 10 tuổi, Eugène được rước lễ vỡ lòng. Ngày 05.06.1792, lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, được hồng y Costa, Tổng Giám mục, ban phép Thêm Sức.

      Năm 1794, kiều dân Pháp bị quân đội cách mạng lùng bắt nên từng đoàn lũ phải rời khỏi Piémont. Gia đình De Mazenod mới đoàn tụ được một năm tại Turin, cũng phải tìm đường tÿ nạn. Cùng với đồng hương, họ chung nhau tiền rồi mướn thuyền xuôi sông Pô, men theo bờ biển đến Venise, vùng nổi tiếng là “bà hoàng của biển khơi” trong ngày lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, gặp đúng ngày mà tất cả phố phường tổ chức lễ lạc tưng bừng náo nhiệt.

      Sau này, khi viết hồi ký, Eugène ghi lại rằng : “Ôi, Venise quả là một xứ xa hoa, ăn chơi đủ thứ”.Song “cũng là nhờ từ đấy mà tôi quyết tâm theo ơn gọi sống đời linh mục”.

      Eugène khám phá được một bộ mặt khác hẳn với bộ mặt ăn chơi phóng túng của thành phố hoa lệ này, thật là mâu thuẫn, thật là hai thái cực. Nguyên do là : đối diện với ngôi nhà mà gia đình Eugène tạm trú, có một vị linh mục quý danh Don Bartolo Zinelli, sống chung với thân mẫu và năm anh em nữa. Một hôm nọ, Eugène nhàn rỗi, đứng tựa cửa sổ nhìn sang  rồi bắt đầu làm quen; (Venise, đường sá rất hẹp, lưu thông bằng ghe gọi là gondole) dần dần trở nên thân thiện. Việt nam ta có câu ca dao :

Đến đây đầu lạ sau quen

Bóng trăng là nghĩa ngọn đèn là duyên.

      Cha Bartolo mở rộng cửa nhà  cũng như mở rộng cõi lòng đón Eugène sang sống chung với ngài. Trong hồi ký, Eugène có ghi như sau : “Gia đình đón nhận tôi quả là một gia đình rất mực đạo đức; cha Bartolo chăm nom tôi cách riêng, thật là một vị thánh sống... Thời gian này đã quyết định cho tương lai của tôi vì nhờ “người của Thiên Chúa”, công cụ của Đức Thánh Linh, khôn khéo gieo vào tâm hồn tôi mầm mống đạo đức để Chúa nhân lành xây dựng đời sống thiêng liêng của tôi”. Trong bốn năm liền, Eugène tham dự thánh lễ hằng ngày, xưng tội và rước Mình Thánh Chúa các ngày chúa nhật, ăn chay các ngày thứ sáu và ngày thứ bảy thì không ngủ trên nệm để kính Đức Trinh Nữ Maria.

      Như vậy, tuổi thanh niên, sống trong một thành phố ăn chơi phóng túng, cạm bẫy khắp nơi, tứ bề nguy hiểm mà giữ mình để sống một cách lành thánh, đủ nói lên lòng quảng đại, chí hy sinh theo bản lĩnh của Eugène.

      Eugène có trình bày cho ông chú ruột là cha Charles André de Mazenod, bấy giờ là Tổng Đại diện giáo phận Marseille biết ý định của mình là sẽ làm linh mục. Ông chú không tán thành, nói rằng : “Giòng họ De Mazenod chỉ còn có cháu là trai cuối cùng; cháu đi tu thì tiệt nòi tiệt giống rồi đó”. Eugène thưa lại : “Thưa ông, nếu con đi tu được làm linh mục thì càng tăng vinh dự cho giòng họ ta vì đứa con trai cuối cùng của giòng họ được làm thầy cả”.

      Nhờ sốt sắng đạo đức mà Eugène lướt thắng được mối cay đắng khi thân mẫu và em gái phải rời Venise sang Pháp trong tháng 10/1795 để kiện tụng về việc cụ Charles Alexandre qua đời để lại nợ nần và cũng hầu tòa mong lấy lại nhà cửa mà chính phủ ra lệnh tịch biên.

Eugène ở lại Venise với bố và hai chú, cả ba anh em phải bôn chôn buôn bán sinh nhai song bị lỗ lã rất chua cay.

     Tháng 11/1797, quân đội Pháp chiếm Venise. Ông Charles Antoine de Mazenod quyết định phải rời Venise. Sự kiện này làm cho Eugène buồn rầu xót xa vì phải từ biệt gia đình đã nuôi dưỡng mình cách tận tâm như người nhà lại còn phải mãi mãi xa lìa đấng quân sư đáng yêu đáng kính là Don Zinelli mà không hy vọng ngày tái ngộ.

     Cả bốn bà con theo chiếc tàu chuyên môn chở bò... phải mất 45 ngày dọc theo biển Adriatique đến Manfredonia, đoạn dùng xe thổ mộ đến Naples buổi chiều ngày 01.01.1798. ễ Naples, buồn rầu chán nản gần một năm rồi lại phải di cư vì tháng 12/1798 tướng Championnet cho quân Cách mạng Pháp tấn công Naples. Gia đình De Mazenod mướn tàu Bồ Đào Nha trốn sang Sicile, ngày 06.01.1799 thì đến Palerme.

     Venise đã tạo cho Eugène có cơ hội hưởng nhờ ơn ích làm tăng trưởng đạo đức thì Palerme hiến cho Eugène môi trường thi thố lòng quảng đại vì chẳng những Eugène không xao lãng bổn phận của một thanh niên công giáo mà còn khám phá ra tại thành phố sầm uất náo nhiệt này một lối sống mới.

      Được gia đình Cannizzaro đón tiếp, được bà công chúa Larderia nhận làm con nuôi, Eugène được cưng dưỡng đúng mức, tham gia mọi cuộc du hí, tham dự mọi tiệc tùng của giới thượng lưu Sicile, cũng phi ngựa, cũng cung kiếm, cũng đình đám... Tuy vậy, Eugène cũng có những buồn phiền ngấm ngầm xâm chiếm tâm hồn. Song về phương diện trí dục, đức dục lại được bà công chúa hướng dẫn đọc các loại sách giáo khoa pháp, ngoài ra, Eugène còn được tín nhiệm nên lãnh phần bố thí tiền bạc cho kẻ nghèo; việc ấy cũng giúp cho Eugène bảo tồn đức tính  và bản lĩnh của mình; song, lý tưởng làm linh mục có phần nào bị xao lãng.

     Ngày 29.04.1804, bà công chúa Larderia qua đời. Biến cố này làm cho Eugène xao xuyến tiếc thương, sinh ra chán nản vì tự nhiên thấy mình bị rơi vào chốn không không trống trải bơ vơ; rồi sinh ra liều lĩnh lao mình vào những cuộc du hí lãng mạn mong xoa dịu mối đau lòng là đã mất “bà mẹ nuôi” tốt lành, phúc hậu, ít ai sánh bằng.

     Phần bà Marie Roze Eugénie de Mazenod, thân mẫu của Eugène, không tin tưởng gì về ơn thiên triệu làm linh mục của con nên tha thiết gọi con phải trở về Pháp.

     Thời bấy giờ Bonaparte đã chấp chánh, bình định xứ sở, đoàn kết tôn giáo, đón tiếp kiều dân về cố hương.

      Thân phụ của Eugène là ông cựu chánh án Charles Antoine de Mazenod với hai em, biết thời cơ của mình chưa đến vì bọn con nợ sẽ cấu kết để ám hại gia đình mình. Riêng Eugène, vì nhiều lý do, phải trở về Aix. Eugène rất đau lòng vì từ đây cha một đường con một nẻo, phải từ giã Sicile mà chàng trìu mến hơn là nơi chôn nhau cắt rốn.

     Ngày 11.10.1802, từ Palerme, chàng đáp thuyền sang Marseille, sau 11 năm nương tựa quê người đất khách.

Đến ngã ba, biết chọn đường nào

     Xa quê nhà lâu năm, cho nên lúc hồi hương Eugène bỗng thấy mọi cảnh vật đều trở nên xa lạ, lên hải cảng chẳng thấy mẹ và em gái út đến đón càng làm cho chàng có cảm tưởng lạc lõng, rồi phải sống cô đơn trong ngót năm tháng trời, nên chán nản; chàng xem năm tháng cũng lâu bằng năm thế kỷ. Ngày 21.09.1803 rồi ngày tháng 4/1804 viết thơ thăm bố, chàng nói : “Xứ sở này không còn hạp với con nữa nên con chán, chán quá.

     Tâm hồn Eugène rày đã trưởng thành, vẫn phải khắc khoải; bao mối lái ướm gã con gái cho, chàng chẳng vừa lòng. Trong gia đình thì, cánh bên ngoại chỉ nói đến chuyện buôn bán, tố tụng tranh chấp gia tài điền sản, khuyên chàng lập gia đình; thân mẫu giữ chặt lấy chàng, theo dõi sát cánh, không muốn chàng quan hệ với Palerme là nơi còn có bố và hai chú của chàng. Mặt khác, số tiền nợ 280.000 frs do cánh bên nội để lại cũng nhờ lối thương lượng khôn khéo của thân mẫu nên càng làm cho hai cánh nội và ngoại càng xa cách nhau, không thể cảm thông nhau được.

     Tháng 09/1804, Eugène kín đáo gửi cho bố một kế hoạch do chàng soạn thảo kỹ lưỡng mục đích là chàng sẽ sang Palerme lập nghiệp.

     Mùa hè 1806, chàng lên Paris với bà dì là Dedons để xin ông Portalis bộ trưởng liên lạc tôn giáo giấy thông hành song lại bị ông Fouché bộ trưởng cảnh sát bác bỏ. Chương trình đi Palerme không thành.

Chắc chắn Thiên Chúa đang đợi chờ Eugène ở đây vì bao nhiêu biến cố liên tiếp dồn dập đến, dẫn chàng vào ngõ cùng- hầu như muốn cảnh cáo cho chàng biết là đã đi lầm đường rồi để đặt chàng trên con đường chính đáng.

     Eugène không hề thổ lộ cho ta biết cách chính xác trận chiến nội tâm cùng những chuyển biến tư tưởng của chàng. Chúng ta chỉ biết rằng ngày thứ sáu tuần thánh khoảng năm 1806, khi nhìn lên Thánh giá thì chàng động lòng và khóc nức nở, nước mắt như từ quả tim chảy ra -  chàng nhận ra như thế - không thể nào ngăn lại được... Linh hồn tôi vươn lên cứu cánh tối hậu của tôi là Thiên Chúa, là của quý báu độc nhất mà linh hồn tôi cảm thấy là đã đánh mất đi.

     Bấy giờ Chúa nắm lấy cậu công tử, không thả cậu ta ra nữa. Eugène từ bỏ mọi ước mơ trần thế. Cùng với linh mục Magy, thuộc dòng Tên (Jésuites) hưu dưỡng tại Marseille, chịu khó nghiên cứu về ơn gọi của mình ngõ hầu khỏi lạc đường một lần nữa.

     Trong thời gian chờ đợi, từ tháng 12/1806 đến tháng 10/1807, Eugène dấn thân giúp đỡ tù nhân tỉnh Aix.

     Ngày 29.06.1808, viết thơ thăm thân mẫu, chàng trình bày để mẹ biết quyết định của mình không thể thay đổi được nữa. Chàng viết : Thiên Chúa không buộc ta phải hy sinh quá sức của ta... Ngài muốn con từ giã cuộc sống trần tục hiện tại vì có hại cho phần rỗi linh hồn của con vì đâu đâu con cũng thấy phản đạo, vì vậy mà con hết lòng lo việc Chúa để nhen nhúm lại ngọn lửa đức tin đặc biệt cho giới dân nghèo.

     Quyết định của Eugène chẳng làm đẹp lòng thân mẫu vì giữa Tòa Thánh Rôma với hoàng đế có những mối bất hòa. Ngày 22.07.1807, Nã-phá-luân viết thư cho vị kinh lược sứ Ý-đại-lợi và hỏi rằng : Giáo Hoàng Piô VII muốn gì khi ngài tố cáo trẫm trước toàn thể giáo đoàn; phải chăng ngài muốn dứt phép thông công trẫm ? Nếu quả thật như vậy thì trẫm sẽ triệu tập đại hội công đồng tôn giáo Ý-đại-lợi, Đức, Ba-lan để làm việc với trẫm bất chấp Giáo hoàng và sẽ bảo vệ thần dân khỏi quyền lực giáo phẩm Rôma.

     Ngày 02.02.1808, quân đội của Nã-phá-luân xâm chiếm Tòa Thánh Rôma, kinh thành muôn thuở (Ville éternelle).

     Eugène trước tình hình rắc rối ấy, cho nên trong tháng 12/1814, viết thơ cho thân phụ, chàng giải thích : "Con muốn dấn thân trọn hiến cuộc đời con để phục vụ Hội Thánh Chúa đang bị bỏ rơi, đang bị quên lãng, đang bị bách hại... con thấy rằng càng ngày người ta càng đẩy chúng ta đi vào con đường ly khai mà mình khó tránh khỏi; con sợ rồi đây chẳng mấy ai chịu hy sinh đời sống sung túc để giữ vững nguồn gốc đức tin của mình; con cũng nghĩ rằng Thiên Chúa toàn năng và nhân lành sẽ ban cho con đủ nghị lực lướt thắng mọi gian truân, mọi thử thách, mọi khó khăn từ tứ phương đưa đến". Đầy đủ lý trí để chọn con đường của mình, Eugène chuẩn bị hành lý, mang theo áo xống thường dân đề phòng bị bắt, lên đường đi Paris.

Vào chủng viện Saint Sulpice

     Ngày 12.10.1808, Eugène vào Đại chủng viện Saint Sulpice, nhất quyết dâng mình phục vụ Giáo Hội. Được cha Emery là bậc khôn ngoan, thông minh, sâu sắc, đầy đủ tài và đức yêu mến hướng dẫn. Ngài cũng thuộc vào hạng người tuyệt đối trung thành với Hội Thánh; ngài dành cho Eugène một niềm thương mến tín nhiệm cách riêng; thường hay chuyện vãn, thảo luận với chàng thân mật rồi dần dần dùng chàng làm cộng sự viên trong nhiều công việc quan trọng.

     Tháng 09.1809, cha Emery cho Eugène vào văn phòng mật là nơi soạn thảo thư tín và tài liệu để phổ biến khắp nước Pháp về việc Đức Giáo Hoàng Piô VII bị giam và mọi hành động của hoàng đế Nã-phá-luân; nhất là khi các bộ viện của Tòa Thánh - theo lệnh của hoàng đế - phải thiên di sang Paris. Thời gian này, nhờ thông thạo tiếng Ý, nên đương nhiên Eugène được chọn để làm “liên lạc viên” giữa cha Emery với các vị hồng y bị bỡ ngỡ lạ lùng, lạc lõng tại kinh đô Pháp quốc.

     Eugène dọn mình để lãnh chức phụ phó tế (sous diaconat) người Việt nam ta thường gọi là “thầy năm”. Đức Giáo Hoàng vẫn bị cầm tù tại Sanone, các bộ viên của Tòa Thánh thì bị giam lỏng ở Paris, nhiều giáo phận bị khuyết giám mục - vì hoàng đế Nã-phá-luân trả thù Giáo Hoàng đã dám công khai chống ý kiến độc đoán của hoàng đế; giáo dân hoang mang, nhiều vùng thành lập toán kháng chiến. Đó là tình hình chung “bất hòa” giữa thế quyền với giáo quyền trong giai đoạn thầy Eugène quyết dấn thân lãnh các chức thánh (chức phó tế) ngày 16.06.1810. Ngày 19.06.1810, Eugène viết thơ thăm mẹ, có nói : Bao nhiêu xáo trộn nhiễu nhương ấy chẳng thay đổi được ý chí của con.

     Từ đây, sống đời sống khó nghèo, thầy Eugène ăn chay, hãm mình, giã từ các thói quen của đời sống nhung lụa - từ đây không còn bóng dáng của cậu công tử, không còn là chàng thanh niên hào hoa phong nhã nữa, song là sống để dọn tâm hồn hầu lãnh nhận hồng ân làm linh mục. Ngày ngày, thầy Eugène dạy giáo lý cho đám trẻ con nghèo khó của giáo xứ Saint Sulpice, con cái của hạng người buôn thúng bán mẹt, rách rưới, bẩn thỉu, chấy rận cùng người.

     Ngày tháng trôi qua và ngày được thụ phong linh mục cũng đến rồi, song thầy Eugène xin hoãn lại vì không muốn lãnh chức thánh do một giám mục không hoàn toàn phục tùng Đức Giáo Hoàng. Thật thế, hồng y Maury bất chấp sự phản đối của Đức Piô VII, đã đến chiếm ngai giám mục Paris.

May thay, nhờ đức ông De Demandolx, bạn của gia đình, gọi thầy Eugène lên Amiens để phong chức linh mục cho thầy ngày 21.12.1811. Ngày hôm ấy, cha Eugène viết thơ thăm mẹ, có nói : Thưa mẹ yêu dấu, phép lạ đã xảy ra, con của mẹ đã được phong linh mục của Chúa Giêsu Kitô. Chỉ có một tiếng linh mục”cũng đủ để mô tả tất cả rồi, mẹ ạ. Con của mẹ đã hiểu hết ý nghĩa ấy rồi mẹ ạ.

     Vị tân linh mục đợi đến đêm thánh huyền diệu Chúa Cứu Thế được sinh ra trong hang bò lừa để dâng thánh lễ Misa đầu tay.

Hoạt động truyền giáo tại Provence

     Tháng 10/1812, cha De Mazenod xuôi về hướng nam. Trong thời gian còn thụ huấn tại đại chủng viện, ngài đã có ý định hoạt động thế nào để phục vụ Giáo Hội cách đắc lực; ngài thường bày tỏ ý kiến với một linh mục khác là cha Forbin Janson vừa là đồng hương vừa là bạn tâm giao. Cha Janson muốn rủ cha De Mazenod sang Trung Hoa để giảng đạo. Song cha De Mazenod thì quan niệm rằng lo nhen nhúm ngọn lửa đức tin cho dân chúng vùng thôn quê của mình là quan trọng và cấp bách vì sau thời gian xáo trộn và tranh chấp  giữa tôn giáo với chính trị, giữa giáo quyền và thế quyền nên việc đạo đức bị lãng quên, đức tin hầu như bị dập tắt.

     Nhưng trước khi quyết định đường hướng hoạt động, cha Eugène De Mazenod bắt đầu sinh hoạt trong giới tù nhân, trong giới học sinh. Chia họ thành đoàn, tổ chức các trò giải trí xen lẫn với kinh nguyện. Mùa chay 1813, ngài tổ chức tại giáo xứ Madeleine một chương trình học hỏi dành riêng cho giới thợ thuyền, cho giới làm thuê làm mướn, cho giới tôi tớ các nhà giàu có trong thành phố. Ngài nói : Vẫn biết đã có những lớp giảng dạy cho hạng người khá giả giàu có, song đám dân nghèo thì chẳng ai màng nghĩ đến. Phúc Âm phải được rao giảng cách nào để cho mọi người hiểu một cách chu đáo. Dân nghèo là thành phần đông đảo quan trọng quý giá của gia đình công giáo thì không thể bỏ qua được... Hỡi những người nghèo khó của Chúa Giêsu, anh chị em rất thân mến, xin hãy nghe tôi - anh chị em hết thảy đều là con của Thiên Chúa, là anh chị em của Chúa Kitô, là thành phần được thụ hưởng gia nghiệp nước trời... Bài giảng, bắt đầu từ 6 giờ sáng, đánh dấu bước đầu tiên của cả một chương trình hoạt động truyền giáo tại quê nhà. Ngài giảng bằng thổ ngữ để thính giả đễ thâu nhận. Trong nhà thờ không còn chỗ chứa, chúa nhật nầy đến chúa nhật khác, giới lao động, giới nghèo khó tấp nập đến nghe giảng, tham dự thánh lễ. Mặc cho giới giàu sang quý phái phê bình ta thán, cha De Mazenod đã thành công; và, vững bước, ngài tiến không ngừng.

      Khi đến quốc lộ bị lật đổ, tín ngưỡng được tự do, một mình cha De Mazenod không thể quán xuyến, việc truyền giáo ngày càng cấp bách. Các cha tổng đại diện các giáo phận khuyến khích nên cha Mazenod quyết định tổ chức một hội thừa sai. Ngài phải tìm kiếm, mời và tuyển chọn cộng sự viên.

     Tháng 10/1815, ngài mua lại tu viện cũ của dòng kín gần nơi sinh trưởng của mình rồi ngày 25.01.1816 cùng với cha Tempier, linh mục phụ tá giáo xứ Arles dọn đến ở.

     Tu viện cũ của dòng kín dọn đi chưa hết vì một số nữ tu còn ở lại đó, cả hai vị đành ở chung một phòng, dùng vài tấm ván đặt trên mấy thùng rượu để làm bàn giấy; ống khói lò sưởi bị nghẽn nên khói tỏa ra  làm cho cái hang chồn tối om - thế nhưng các ngài ăn uống vẫn được ngon miệng. Khoảng trung tuần tháng 2/18116 có thêm các cha Mye, Deblieu, Icard đến hiệp lực với các ngài. Vậy là công việc truyền giáo của các ngài khai nguyên tại xã Grans, tỉnh Bouches-du -Rhône.

     Xã Grans có 1500 dân cư do ông Roze Joannis làm xã trưởng, song chẳng có một ai chịu đi xưng tội và rước lễ trong mùa Phục sinh cả, nhà thờ sắp phải đóng cửa vì không ai bén mảng đến nhà thờ nữa. May thay, nhờ có hội thừa sai mới thành lập nên một tuần sau đó, từ ba giờ sáng, giáo dân tấp nập đến tòa cáo giải. Trong nhật ký, cha De Mazenod có ghi : Chúng tôi ngồi tòa giải tội liên tục 28 tiếng đồng hồ. Trọn một tháng trời, các vị tân thừa sai hoạt động không ngừng.

     Cứ như thế, việc truyền giáo theo đà mà phát triển. Trong năm 1816 có hai cơ sở truyền giáo; năm 1817 có thêm 2 cơ sở; năm 1819 thêm ba cơ sở; năm 1820 thêm bốn cơ sở; năm 1822 thêm tám cơ sở. Càng ngày thợ gặt càng đông. Trong hai năm đầu công việc truyền giáo chỉ quanh quẩn trong tỉnh Bouches-du-Rhône thôi, song từ 1818, 1819 thì lan tràn đến các tỉnh Var, Hautes Alpes, Haute Provence, Basse Provence.

      Tại Arles, Marseille, Aix, các vị tân thừa sai, do cha De Mazenod sáng lập cùng hiệp lực với các vị thừa sai do cha Rauzan thành lập để truyền giáo : cánh của cha Rauzan thì giảng dạy tại các thành phố còn cánh của cha De Mazenod thì xông pha hoạt động tại các thôn quê theo phương châm : Người nghèo khó được nghe rao giảng Tin Mừng.

     Các vị thừa sai, trong lúc đi rao giảng, đôi lúc cũng được đón tiếp nồng hậu, song lắm lúc lắm nơi cũng phải nếm mùi lãnh đạm thờ ơ, nếu không nói là bị chống đối; ví dụ tại Rognac trong tháng 11/1819, các cha Tempier và Mye chỉ được mời cơm ăn và cung cấp nơi tạm tá túc. Khi hay tin nầy, cha De Mazenod viết thơ ủy lạo các ngài rằng : Thấy hai cha nằm trên nệm rơm và bữa ăn quá xoàng thật song cũng làm cho tôi thèm muốn có bữa ăn ngon lành như thế.

     Trái lại, tại Barjols, năm ngoái, các vị thừa sai được đón tiếp quá nồng hậu; giáo dân đua nhau tham dự các buổi giảng dạy, đông đến nỗi trong và ngoài nhà thờ đều chật ních. Nhờ lời giảng dạy của các vị thừa sai mà nhiều người trở nên ngoan đạo, tâm hồn trở nên trong sạch, các sinh hoạt đạo đức được vãn hồi, mọi rối rắm trong đời sống hằng ngày được ổn định.

     Cha De Mazenod điều khiển các tuần giảng “đại phúc” và ngày bế mạc ngài tổ chức dựng lên một cây thánh giá để kỷ niệm. Nhờ vào khoa ngôn ngữ, mỗi lần giảng ở bất cứ nơi nào, ngài cũng thu hút được thính giả. Tại Marseille, trong lúc kiệu rước thánh giá, ngài giảng một cách sốt sắng hùng hồn đến nỗi vị quân trấn và các chức sắc, tuy không hiểu thổ ngữ địa phương, cũng phải khen rằng : Chúng tôi tuy không rành thổ ngữ song cứ như cách cha De Mazenod thuyết giảng, thu hút thính giả như thế, cũng đủ chứng minh rằng ngài có khoa ngôn ngữ và có tài thuyết giảng.

     Ngoài các ơn đặc biệt từ bẩm sinh, cha De Mazenod còn nương dựa vào cầu nguyện, hãm mình đền tội, mỗi đêm ngủ năm tiếng đồng hồ, chay kiêng nhặt nhiệm cho nên trong mùa chay ngài thường bị ốm đến nỗi cha Tempier buộc ngài phải ăn uống để giữ gìn sức khỏe. Ngài nói : “Gương lành của các thánh làm cho tôi say mê; có lẽ Chúa cũng không muốn tôi hãm mình chay kiêng đến độ ấy... Thật là gay cấn, song nếu Chúa...với bác sĩ dạy thì tôi phải cúi đầu vâng phục”.

      Với tinh thần đạo đức tu thân mà ngài cảm thấy cấp bách nên ngài cố tâm tìm một đường lối, một kế hoạch hoạt động thế nào hầu gây nên lợi ích siêu nhiên. Cuối năm 1815, để thuyết phục cha Tempier, dứt khoát cộng tác với ngài nên ngài nói : Nếu chúng ta đi rao giảng Lời Chúa một cách qua loa lấy lệ gọi là có giảng hay nói rõ hơn nữa là “làm việc quan”hay là ăn cơm Chúa phải múa tối ngày từ làng này sang làng kia mà chẳng lo gì đến bản thân của ta để có một đời sống nội tâm, để trở nên một tông đồ đúng nghĩa tông đồ, thì tôi nghĩ rằng kiếm một người khác để thay thế cha thì quá dễ. Cha nghĩ  rằng tôi muốn, tôi thích hay tôi chấp nhận hạng người như thế ư ? ”

     Cha Tempier, phó xứ Arles, hiểu thâm ý và quan điểm của cha De Mazenod nên đáp : “Tôi hiểu ý của cha là muốn chọn lựa người để cộng tác với cha, cha muốn có những linh mục không thuộc vào hạng làm cho có lệ... nhưng là những linh mục sẵn sàng dấn thân xông pha theo bước chân của các thánh tông đồ xưa, lo phần rỗi nguời ta mà không mong lãnh một phần thưởng hay một lợi lộc nào ngoài việc sẽ rước lấy bao gian nguy nhọc nhằn ngày đêm.

      Các vị thừa sai, sau những lần đi giảng đó đây xong thì thường về họp lại với nhau tại cựu tu viện dòng kín để bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, rút ưu khuyết rồi đặt chương trình kế hoạch, phân công tác cho những hoạt động mới. Các ngài sống tập thể, ấn định giờ giấc sinh hoạt, chuyên học hỏi nghiên cứu, kinh nguyện suy ngắm, sửa sang và trang trí nhà nguyện để mở cửa cho giáo dân lân cận đến dự thánh lễ và kinh nguyện hôm mai; vì vậy mà người ta gọi là nhà nguyện của các cha dòng.

      Các ngài đến bây giờ cũng chưa có lời khấn : các ngài vì tình yêu thương nhau, tín nhiệm nhau, thuận ý với nhau, song về phần riêng cha De Mazenod có nhiều điểm trội hơn anh em nên tất cả anh em đều bầu làm bề trên để điều hành mọi hoạt động của “nhóm” cho có quy củ, giữ vững tinh thần hòa hợp thuần nhất của một gia đình.

      Tháng 08/1818, nhân dịp tỉnh Hautes Alpes dâng cúng ngôi nhà ở Notre Dame de Laus, cho nên các cha phải đặt lại vấn đề để hoàn cảnh của các ngài sao cho dứt khoát. Vậy là các cha giao cho cha De Mazenod trách nhiệm soạn thảo luật lệ nội quy hầu giữ gìn, dung hòa hoạt động của nhóm một cách có quy luật.

      Cha De Mazenod, một mình đến dinh St Laurent de Verdon làm cho xong bản luật mà ngài đã soạn thảo; tháng 10/1818 ngài trở về Aix với bản luật do tự tay ngài viết gọi là : Bản Luật và Hiến Chế dòng Thừa Sai tỉnh Provence. Vậy là một dòng tu sĩ mới được khai sinh.

       Cha De Mazenod cũng chiếu theo đường lối của Á Thánh Alphongsô Ligoriô (bấy giờ chưa được phong Hiển Thánh) là chuyên rao giảng Tin Mừng cho giới dân dã nông thôn, thánh hóa linh mục, giáo dục giới trẻ.

      Thoạt tiên trong nhóm có số anh em linh mục phản đối. Để dứt khoát quyết định, ngày 01.11.1818, anh em trong nhóm họp nhau và mỗi cá nhân được tự do lựa chọn đường lối của mình và kết quả là : Tất cả là mười người (vừa cha vừa thầy) thì có tám vị tình nguyện tận hiến đời mình cho Chúa.

Cứ theo đà ấy, nhiều cơ sở được mọc lên và theo đường hướng của “nhóm” tu sĩ mới thành hình :

     Từ 1824 - 1830 - tại Nimes, có hai cơ sở tạm

     Từ 1830 - 1837 - tại Billens (Thụy sĩ), có sáu cơ sở chính thức

     Từ 1821 - tại Marseille

     Từ 1827 - tại Marseille, mở Đại chủng viện

     Năm 1834 - tại Ajaccio và Notre Dame de l'Osier

     Năm 1836 - tại Vico (Corse)

     Năm 1837 - tại Notre Dame de Lumières ở Vaucluse

     Trong hai tháng liên tiếp, cha De Mazenod vận động ráo riết cạnh Tòa Thánh nên ngày 17.02.1826, Đức Giáo Hoàng Léon XII ký sắc chỉ công khai thừa nhận dòng mới thành lập dưới danh hiệu "Dòng Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô nhiễm"

      Cha De Mazenod, bề trên cả nói với con cái của mình rằng : Chính Hội Thánh thương ban cho dòng ta danh hiệu ấy. Chúng ta cung kính đón nhận với cả tấm lòng biết ơn. Chúng ta cũng được vinh dự về giá trị và quyền lợi mà chúng ta được thừa hưởng nhờ đấng bàu chữa, có quyền thế bên cạnh Thiên Chúa.

Vào tòa Giám mục Marseille

     Được Tòa Thánh phê chuẩn Bộ Luật của dòng cách nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của mình, cha De Mazenod vô cùng sung sướng về công trình mà cha đã lo lắng săn sóc từng li từng tí hơn là săn sóc con ngươi mắt của mình. Song, do những biến chuyển liên tiếp xảy đến làm cho ngài không thể dự đoán để tiên liệu được cho nên từ năm 1823, ngài phải ngang nhiên bỏ sự nghiệp thừa sai”mình đã xây dựng theo ơn gọi để gánh vác một cánh đồng truyền giáo khác.

     Kể từ 1817, tại Aix đã xảy ra những công kích phản đối đường lối cũng như lập trường và kế hoạch truyền bá giảng dạy của cha De Mazenod vì ngài chủ trương cho giáo dân được năng xưng tội và rước Mình Thánh Chúa; rồi đến việc giáo dân thích đến nhà nguyện của dòng để làm các việc thiêng liêng thờ phượng : xưng tội, dự thánh lể, rước lễ, chầu Mình Thánh Chúa, kinh nguyện hôm mai. Ngoài ra phe chống đối còn gởi thơ lên bộ liên lạc tôn giáo (ministère des cultes) tố cáo cha De Mazenod là con người nguy hiểm và đã dạy cho người ta về ơn bất khả ngộ của Giáo Hoàng (infaillibilité du pape) cũng như ngài đã công khai ủng hộ và bênh vực Tòa Thánh Vatican.

     Để đánh tan mọi tố giác bất chính và mọi ngờ vực vô căn cớ có hại cho dòng của mình nên tháng 07/1817, cha De Mazenod lên Paris yết kiến ông bộ trưởng Lainé nhưng không xin được nghị định công nhận dòng mới thành lập lý do là vì các luật lệ cũ vẫn còn hiệu lực.

     May mắn thay ! Sau khi yết kiến Đức Cha De Latil thì được biết là tên của cha Fortuné - chú ruột của cha De Mazenod - đang còn tÿ nạn tại Palerme, được ghi vào danh sách các ứng viên lên chức Giám mục. Thật là một ngẫu nhiên lý thú, một sự trùng hợp có một không hai trong khoảng thời gian ấy, vua Louis XVIII đang thương nghị với Tòa Thánh xin thiết lập một số giáo phận như đã thỉnh cầu từ năm 1801, trong số ấy có Marseille. Cha De Mazenod liền đặt giả thuyết rằng nếu Marseille có được một vị giám mục trong hàng gia tộc của mình thì chắc chắn hội dòng mình mới thành lập sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.

     Cha De Mazenod viết thơ tin cho chú mình hay sự việc và thỉnh cầu cả ba anh em (Charles Antoine De Mazenod, Fortuné và Louis Eugène) để toàn thể gia đình được đoàn tụ - đó cũng là điều mà cha De Mazenod hằng mơ ước khi ngài vào đại chủng viên.

     Ngày 27.12.1817, ba anh em đến Marseille. Cha Fortuné tạm trú trong tu viện Dòng Thừa Sai Tận Hiến, còn Charles Antoine và Louis Eugène thì mướn nhà ở cựu hải cảng (vieux port). Cũng vì lý do tình hình chính trị bất an nên bộ luật điều chỉnh bản đồ tôn giáo phải chờ đến năm 1821 mới hoàn thành.

     Năm 1822, Tòa Thánh ra sắc chỉ lập thêm 30 giáo phận để bổ túc rồi, ngày chúa nhật 19.01.1823, sắc chỉ của Tòa Thánh chọn cha Fortuné De Mazenod làm Giám mục Marseille. Lễ phong Giám mục cử hành tại nguyện đường ISSI ngày 06.07.1823 trong dịp cha Fortuné còn ở Paris.

     Vị tân Giám mục Marseille vừa tròn 75 tuổi. Vì cao niên nên ngài chọn cha Tempier và cha  De Mazenod làm Tổng Đại diện và chọn thêm hai linh mục triều để thành lập văn phòng tòa Giám mục. Đối với cha De Mazenod, công việc quản lý giáo phận là một gánh nặng nhưng ngài không thể tránh né được, mặt khác, ngài cũng nghĩ rằng đây cũng tạo cho dòng của mình có môi truờng hoạt động dễ dàng hơn. Sau mấy ngày tĩnh tâm ngài nói : Tôi phải đảm trách nhiệm vụ Tổng Đại diện vì như thế, với tất cả sức lực và cố gắng, tôi hy vọng làm cho giáo phận - hầu như ngất ngư - được hồi sinh. Rồi đây tôi cũng sẽ mang tiếng tăm, sẽ bị công kích, chống đối, vì phải va chạm, làm phật ý kẻ nọ người kia. Nhưng, bất chấp, tôi phải nhìn lên Thiên Chúa là cứu cánh, là mục đích hầu Giáo Hội được hiển vinh và nhiều người được ơn cứu rỗi.

     Từ 1810, Đức cha De Cicé tạ thế thì Marseille thuộc giáo phận Aix, song bây giờ, như vị tỉnh truởng yêu cầu phải sắp đặt lại cho danh chánh ngôn thuận. Cha De Mazenod dốc toàn sức lực khả năng với bao hăng say, bắt tay vào việc dưới sự hướng dẫn của đức tân Giám mục giàu kinh nghiệm.

     Việc trước tiên là vấn đề thiếu linh mục, vì số phần nửa các ngài đã quá lục tuần, phải bổ sung số cha phó, số tuyên úy thiếu hụt, nếu có thêm 50 vị nữa mới gọi là tạm đủ. Phải thành lập gấp đại chủng viện gồm đầy đủ cơ sở thiết yếu; phải tuyển giáo sư cho tiểu chủng viện để luôn tiện được được xử dụng là trường trung học và phải có hiệu trưởng mới vì cha Ripert sắp về hưu.

      Tại Marseille cùng các vùng phụ cận, dân cư ngày một tăng, các cơ sở phụng tự có từ 1801 nay không còn đáp ứng với nhu cầu nữa; các giáo sư phải tổ chức lại cho phù hợp với các khu vực đang phát triển; phải xây dựng thánh đường mới hoặc trùng tu thánh đường cũ, số linh mục cần phải đào tạo thêm, phải cho bầu lại các hội đồng mục vụ.

      Trong giáo phận chỉ có sư huynh trường công giáo (Frères des Ecoles chrétiennes) chuyên dạy nam sinh, ngoài ra chẳng có hội dòng nào cho nam giới; có 11 dòng nữ song cũng lèo tèo yếu ớt; các sinh hoạt công giáo tiến hành thì có vài cơ sở lo cho trẻ mồ côi của cha Allemand.

     Trong giáo phận mới mong nầy, từ giám mục đến tổng đại diện và các linh mục cùng một lòng lo xây dựng mở mang, công việc bắt đầu có kết quả thì, đùng một cái, cách mạng 1830 bùng nổ.

Các cấp chánh quyền của chế độ mới từ quân trấn đến tỉnh trưởng , xã trưởng đều nghi cho đức cha Fortuné và các linh mục là cảm tình viên của chế độ cũ nên có thái độ bất thuận bất hòa gây thiệt hại cho các quyền lợi của tôn giáo. Hơn thế nữa, năm 1831, các hội đồng tỉnh, xã, quận, đều bỏ phiếu xin giải tán tòa giám mục Marseille sau ngày đức cha Fortuné tạ thế.

     Để đối phó với tình hình gay cấn ấy đức cha Fortuné De Mazenod gửi thơ lên Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI trình bày mọi sự việc để xin Tòa Thánh chọn cha Eugène De Mazenod - là cháu ruột của mình - lên chức Giám mục. Đức Giáo Hoàng cũng sợ rằng giáo phận Marseille sắp khuyết chủ chăn nên chấp thuận đề nghị của vị chủ chăn già nua ngài gọi cha Eugène De Mazenod sang Rôma để cử làm giám mục hiệu tòa d Icosie, được thụ phong ngày 14/10/1832 mà không thông báo cho chính quyền Pháp biết.

     Biến cố nầy - mục đích là để cứu vãn giáo phận Marseille - đã gây ra một phong trào chống đối vị tân giám mục. Các bộ viện ở Paris dựa vào các phúc trình của tỉnh trưởng nên xem cha Tổng đại diện là thành phần chống chế độ nên ngưng ngay các bổng lộc, xóa tên trong danh sách bầu cử, dọa sẽ dẫn bộ ngài ra khỏi lãnh thổ Pháp hay ít nhất là khỏi ranh giới Marseille. Tại địa phương, báo chí cũng ấn hành những bài bình luận với dụng ý là làm cho ngài mất hết uy quyền uy tín để không còn hy vọng kế vị đức giám mục đương kim nữa.

Phần đức giám mục hiệu tòa d'Icosie (đức cha Eugène De Mazenod) đã hai lần quyết tâm bảo vệ quyền của Tòa Thánh trong việc chọn các vị giám mục không lệ thuộc vào quy chế « concordat », đồng thời cải chính mọi điều cáo gian ngài và kiện ra tòa án để tự biện minh. Nhưng tại Rôma, Tòa Thánh nghĩ rằng dùng đường lối ngoại giao để giải quyết mọi hiểu lầm  thì sẽ có lợi hơn nên khuyên ngài bãi nại.

      Trong thâm tâm, đức cha Eugène De Mazenod đau xót lắm song vẫn phục tùng ý của Tòa Thánh. Ngài nói với cha Courtes, một trong các vị thừa sai của dòng rằng : Tôi xin tuân lệnh Đức Thánh Cha, dầu ngài muốn bỏ rơi tôi  hay muốn đè bẹp tôi trên đống phân như Job xưa tôi cũng đành lòng - không sao cả. Tuy nói ra như vậy song đức cha De Mazenod cũng tự cảm thấy rằng Đức Giáo Hoàng muốn bỏ rơi mình, đó là giai đoạn đau lòng nhất trong đời của ngài cho nên ngài muốn rút lui để sống cô đơn một mình ngõ hầu đễ lo phần rỗi của mình. Ngài về lại giáo xứ Notre Dame ở Osier.

     Trong khoảng thời gian ấy, cha Guibert phụ trách đại chủng viện Ajaccio có việc phải lên Paris, đã được vua Louis Philippe tiếp kiến và đã trình bày mọi ngộ nhận, mọi hiểu lầm về vị sáng lập dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm nên nhà vua cảm thông để đi đến một sự hòa giải tốt đẹp.

     Tháng 01/1836, Đức cha Eugène De Mazenod tuyên thệ với nhà vua - cũng một trật ấy, chính quyền Pháp được Tòa Thánh thông báo sắc chỉ chọn đức giám mục hiệu tòa Icosie làm Giám mục. Qua năm sau, đức cha Fortuné De Mazenod từ chức, lui về hưu dưỡng, đức cha Eugène de Mazenod kế vị tháng 12/1836.

Phục hưng giáo phận Marseille

     Lãnh đạo một giáo phận trước những trách nhiệm lớn lao, là mối lo ngại của đức cha Eugène De Mazenod, một trọng trách đã nhiều lần ngài muốn tránh né mà không được. Tinh thần minh mẫn, thẳng thắn, thấy rõ bao khó khăn gây cấn, cho nên trong nhật ký, sau vài tuần nhận được sắc chỉ của Tòa Thánh, ngài có ghi : “Tôi sẽ cố bám lấy đám giáo dân cách khắng khít như tình cha với con. Sự sống của tôi, đời sống của tôi, tất cả con người của tôi, tôi xin trọn vẹn hiến dâng để mưu ích cho con chiên về đời sống thiêng liêng cũng như đời sống vật chất. Tắt một lời, tôi xin xả thân tôi, xin dâng hết mọi lối sống nhàn hạ, hy sinh giờ giải trí, giờ nghỉ ngơi, ngay cả mạng sống của tôi, tôi cũng không từ chối.

     Không còn trực tiếp làm thừa sai truyền giáo như ý riêng của mình song ngài giữ vững tinh thần và lý tưởng ấy, ngài sẵn sàng hiến dâng trọn đời cách sốt sắng nồng nhiệt, không bỏ lỡ hay từ chối một dịp nào, một cơ hội nào có thể giúp ích cho việc truyền giáo; ngài chấp nhận mọi kế hoạch, mọi sáng kiến. Ngài thường nói : Cứ làm thử xem để rút kinh nghiệm. Bất chấp khó khăn nhọc nhằn. Một hội dòng mà không tồn tại được qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ là khốn khổ lắm đấy. Dù chỉ nên ích cho một linh hồn mà thôi, thì làm sao mà từ chối.

     Ngài tự đặt nguyên tắc và chương trình sinh hoạt của ngài : mỗi ngày dành ra 4 tiếng đồng hồ để tiếp khách vì ngài quan niệm bổn phận của giám mục là phải để cho con chiên dễ dàng gặp gỡ tiếp xúc vì“mỗi con chiên cũng có quyền trình bày với chủ chăn. Sau này, trong nhật ký, ngài có ghi : Ngày hôm nay quá nhọc mệt. Biết bao nhiêu là người nghèo khó đến gặp... họ nghèo thật... cho họ tiền là việc không đáng kể song... trước những nhu cầu thường nhật của họ, tôi tự thấy bất lực, thật là ngoài khả năng của tôi. Thật tình là tôi chịu không nổi nữa. Đấy, với tất cả những việc như thế, thử hỏi làm sao có thể yên lòng ngồi vào bàn ăn được !!!”

      Tự đặt cho mình là một thừa sai lưu động, đức cha De Mazenod hằng năm đi ban phép thêm sức trong tất cả các giáo xứ. Ngài thường giảng hoặc bằng thổ ngữ tại vùng quê, bằng pháp ngữ tại phố phường; nhờ di động như vậy mà ngài liên lạc được với giáo dân để biết con chiên cũng như con chiên biết chủ chăn. Trước dây, xã trưởng Ciotat chống đối ngài kịch liệt, song nay thấy ngài thường bách bộ qua phố phường, được người ta niềm nở chào kính hoặc tháp tùng ngài, họ nói : Ấy, ngài hiền hòa dễ dãi quá.

      Tại Marseille trong mấy năm cuối đời, ngài xê dịch, di chuyển cách đơn giản như một cha xứ tầm thường để dễ làm nhiệm vụ chủ chăn : một đứa bé ở tầng lầu thứ năm đang hấp hối, rước ngài lên để ban phép thêm sức. Giữa mùa đông tháng giá năm ấy ngài đã 77 tuổi, vẫn đến giúp một bà lão đang lâm chung. Giáo xứ St Martin là một giáo xứ rất đông người mà lại chưa có cha sở thì chính ngài đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân trong Mùa Phục Sinh. Trong lúc bị thời khí dịch tả, chính ngài xông pha đến các khu vực để ban phép giải tội, ban phép thêm sức cùng viếng thăm các bệnh nhân ở bệnh viện hay tại các tư gia.

      Chương trình mỗi ngày của ngài, nếu không nói là tràn ngập thì cũng là đầy dẫy. Mỗi chúa nhật, ngài ra chương trình của ngài cho cha Aubert gồm có năm cuộc  nghi lễ liên tục. Ngài kết luận : Đấy, trong một thành phố gồm có 300.000 giáo dân, hoạt động ngày chúa nhật như vậy đó thì đừng tưởng ngày thường trong tuần họ để mình yên đâu.

      Dù công việc đa đoan như thế song ngài không bao giờ xao lãng  quyền lợi của Hội Thánh; vì thế năm 1845, đức cha Parisis giám mục giáo phận Langres viết thơ cho ngài rằng : Trong các vị đầu đàn, lời của huynh được lãnh hội hơn cả. Thật vậy, cùng với các đồng nghiệp, đức giám mục Marseille tham gia hoạt động tích cực ; nào là phải viết biết bao nhiêu là thư luân lưu để giữ vững tự trị tự quản của viện đại học và nền tự do giáo dục; phải đón nhận một cách đau lòng chế độ cách mạng 1848. Ngài tham dự cuộc biểu tình và bữa tiệc tại cánh đồng St Michel; ngài đàm đạo với ông Emile Olivier là đặc ủy viên tỉnh Bouches du Rhônes một cách thân mật...

      Trong cuộc cách mạng Ý-đại-Lợi, Đức Thánh Cha Piô IX lánh nạn tại Gaete; do vị trí đặc biệt của Marseille nên đức cha De Mazenod ước ao rước Đức Giáo Hoàng về Marseille nếu ngài muốn, và, đương nhiên đức cha De Mazenod trở thành thông dịch viên (thông ngôn) giữa Tòa Thánh với hàng giáo phẩm Pháp.

      Thật tình mà nói, đức cha De Mazenod càng lấy làm hãnh diện về đô thị lớn lao mà ngài mến thương với các công trình do ngài đề xướng đã mang lại kết quả nhanh chóng và kỳ diệu. Ngài rất hài lòng về sự tiến bộ và phát triển hiển nhiên trông thấy rõ rệt, ngài vui lòng nhận lời mời tham dự các lễ khánh thành từng công trình, từng cộng đoàn mới thành lập, ngài ban phép lành cho các công trình góp phần xây dựng nền thịnh vượng chung như :

- kinh đào de la Durance,

- đầu máy xe lửa tiên khởi ở nhà ga St Charles,

- tòa Ngân Hàng Thương Mại,

- khu chung cư thợ thuyền lao động,

- bệnh viện Lazare,

- dân y viện Đức Mẹ Vô Nhiễm

      Hôm lễ an táng đức cha Eugène De Mazenod, đức cha Chalandon, Tổng Giám mục Aix, trước linh cữu của vị quá cố, đã tuyên bố : Vĩ đại như tương lai và định mệnh của Marseille vì ngài đã thành lập biết bao nhiêu là trại để đón tiếp bao nhiêu là người nghèo khó túng ngặt cũng như các xưởng kỹ nghệ đã góp phần xây dựng nền thịnh vượng của thành phố lớn lao nầy. Số tàu bè của hải cảng này tăng lên bao nhiêu thì ngài cũng đã tăng số giáo xứ lên bấy nhiêu.

     Đúng như thế. Từ năm 1823 đến 1861, ngài đã thành lập 22 giáo xứ (6 giáo xứ ở kẻ chợ, 9 giáo xứ ở ngoại ô và 7 giáo xứ ở thôn quê). Ngài đã xây dựng và trùng tu 26 thánh đường giáo xứ; tiếp tục hoàn thành nhà thờ chánh tòa, xây thêm nhiều nguyện đường và đặc biệt hơn hết là Vương Cung Đức Bà Hộ Thủ (Notre Dame de la Garde) oai vệ vươn lên cao nhìn ra bao trùm cả thành phố và hải cảng. Toàn thể các linh mục và giáo dân sẵn lòng ủng hộ công của để công trình xây dựng do đức giám mục đề xướng và hướng dẫn một cách tài tình. Năm 1854, cha Timon David, trong lúc tiếp hội Thống kê, đã  nêu lên thành quả các tổ chức bác ái hoặc đoàn thể công giáo tiến hành như sau :

- 26 tổ chức từ thiện

- Tổ chức Thanh niên lao động

- Hội Savoyards

- Hội Phụ nữ làm mướn

- Hội thánh Vincent de Paul.

     Cha Timon nói tiếp : "Đức công bình buộc tôi phải nói lên sự thành công ấy là công lao của vị chủ chăn. Trước khi tòa Giám mục được thành lập thì chỉ có vài ba tổ chức từ thiện mà thôi, sánh với ngày nay thì không còn đáng kể nữa".

     Mọi cơ sở, mọi tổ chức hiện hữu đều được đức cha Eugène De Mazenod khuyến khích, chấp thuận và hướng dẫn. Ngài không từ chối một tổ chức nào hay một ý kiến xây dựng nào, miễn là có lợi cho giáo phận, nhờ vậy mà Marseille được hãnh diện trình bày. Trước kia nghèo nàn thiếu thốn bao nhiêu thì ngày nay có đầy đủ các tổ chức, các cơ sở. Ngài đã mở rộng cửa để đón rước các dòng tu nam nữ như :

- Dòng Phanxicô

- Dòng Đức Tên Chúa Giêsu (Jésuites)

- Dòng Các Cha Thánh Thể (Pères du St Sacrement)

- Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa (St Jean de Dieu)

     Bây giờ, tại giáo phận có tất cả là :

- 7 dòng nam

- 24 dòng nữ chia ra : 4 dòng chuyên nguyện ngắm, 8 dòng chuyên về bác ái, 12 dòng lo về giáo dục.

Truyền giáo hải ngoại

      Tinh thần truyền giáo của Đức Giám mục Marseille quả thật là hào hùng hăng say nên ranh giới của một giáo phận hóa nên hẹp hòi tù túng, vì lúc thiếu thời, tại Venise, ngài rất khoái đọc những thư từ tài liệu của các vị thừa sai từ Trung Hoa gởi về, vì vậy mà ngài hướng về Phi châu khi lục địa này bị châu Âu chinh phục. Ngài trình bày với chính phủ Pháp cũng như với Tòa Thánh Rôma về việc ngài xin đi rao giảng Tin Mừng tại Châu Phi.

     Nhưng ước mong của ngài đành phải hoãn lại vì ngay tại giáo phận có những việc cấp bách phải giải quyết, vì Marseille là trung tâm trên lộ trình di dân quốc tế, hải cảng ngày mỗi nới rộng, người ngoại quốc thường ghé lại tá túc không ngừng.

     Năm 1841, đức cha Bourget vừa được Tòa Thánh chọn làm giám mục Montréal (Canada) ghé lại Marseille; có ý xin Âu châu giúp ngài mở mang nước Chúa trong một vùng rộng mênh mông. Tại Paris, ngài chỉ được hứa hẹn rồi ngài sang Rôma. Trong lòng lo lắng áy náy, cho nên trong bữa cơm thân mật, ngài đàm đạo với cha Tempier (tổng đại diện giáo phận Marseille) mục đích chuyến du hành của ngài. Đức cha De Mazenod, một mặt hứa sẽ nghiêm chỉnh nghiên cứu điều yêu cầu của đức cha Bourget, một mặt dò hỏi ý kiến các vị thừa sai của dòng. Kết quả là các vị này bằng lòng sang truyền giáo ở Montréal, song chỉ có 6 vị được chọn gồm có 4 cha và 2 thầy mà thôi và 6 vị này đáp tàu tại Le Havre ngày 22.10.1841 để sang Montréal.

     Tính đến năm 1840, dòng đã có 40 cha và 5 thầy trợ sĩ ở tại 8 đơn vị đã trình bày trước đây rồi. Tháng 06/1841, có một cha quốc tịch Ái Nhĩ Lan (Irlande) quý danh là Daly rời Marseille với nhiệm vụ tuyển chọn tại các đảo thuộc Anh quốc những người thông thạo anh ngữ. Thế là có hai nhóm rời Pháp để khuếch trương cơ sở của dòng bảo đảm một tương lai đầy hứa hẹn.

      Năm 1847, ơn gọi rất đông, nhà tập tại Notre Dame de l'Osier không đủ chỗ chứa cho nên ngày 20.10.1847 phải mở thêm một tập viện mới ở Nancy.

     Trong những năm ấy, dòng phát triển theo một nhịp độ thật nhanh  chóng :

- năm 1846 - tại Notre Dame de Bon Secours (Ardèche)

- năm 1847 - tại Nancy và Limoges

- năm 1850 - tại Notre Dame de Sion (Meurthe et Moselle)

- năm 1851 - Đại chủng viện ở Fréjus và tại Notre Dame de Talence gần Bordeaux

- năm 1853 - Đại chủng viện tại Romans (Drôme)

- năm 1854 - tại Notre Dame de Cléry (Loiret)

- năm 1858 - tại Autun

- năm 1859 - tại Paris

- năm 1860 - tại Angers

- năm 1850 - tại Marseille mở thêm hai nhà tại Notre Dame de la Garde

- năm 1854 - mở trường Triết học và Thần học tại Montolivet.

     Cánh đồng truyền giáo Canada tiến triển rất khả quan làm cho đấng lập dòng có những tiên liệu về tương lai. Ngày 09.20.1841, viết thơ cho môn đệ của mình ngài nói : Montréal là cửa ngỏ mở đường mở lối cho dòng của ta vào chinh phục bao nhiêu linh hồn của nhiều miền nhiều xứ nữa. Tiên vàn, chúng ta phải xây dựng những nơi mà chúng ta được trao phó nhiệm vụ truyền giáo cho thật vững vàng đã, rồi nếu Chúa ban phép, chúng ta sẽ tiến thêm. Nhưng, tiên liệu trước thời gian, mặc dầu tôi không phải là tiên tri nhưng là người luôn luôn có những ước muốn đã được thành tựu.

     Canada chóng mở rộng đường dây tiến của dòng vì năm 1848 đức cha Provencher, Tổng Giám mục St Boniface dâng cho dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm suốt cả miền tây Canada rộng như cả Âu Châu.

      Đức cha De Mazenod - Bề trên cả của dòng - chẳng chút do dự, nhận lãnh lập tức. Trước đó, ngài đã cử cha Guigues sang làm bề trên tỉnh dòng song cha Guigues ái ngại không dám nhận cả miền tây Canada nên đã có thơ về Marseille viện lý do của sự từ chối ấy. Đức cha De Mazenod phúc đáp như sau : Đây không  phải là một đề nghị suông để chúng ta nghiên cứu thảo luận nên nhận hay là không, song là một quyết định mà tôi trao vào tay của cha để xin cha thi hành chóng vánh sốt sắng chứ không thể trì hoãn được.

      Nhờ sự cương quyết của ngài mà con cái ngài đã viết những trang sử truyền giáo oanh liệt vẻ vang trên cánh đồng bao la bát ngát miền tây Canada, đẩy mạnh lên đến các bộ lạc miền bắc cực. Tháng 08/1859 cha Grollier tiến đến Good Hope còn về miền đông thì năm 1846 cha Guigues được chọn làm giám mục Bytoun bây giờ là Ottawa, thủ đô Canada; tại đây các cha dòng mở truờng trung học về sau được nới rộng thành viện đại học; các cha thừa sai cũng theo các tiều phu viếng thăm dân bản xứ (Indiens) tiến đến vịnh Hudson và Labrador rồi từ đó xâm nhập Hoa kỳ để đến năm 1849 thì lập dòng tại Texas.

      Đức cha De Mazenod thường nói : Tôi muốn được cung cấp giáo sĩ thừa sai cho cả hoàn cầu mới thỏa chí.

      Tháng 02/1847, để đáp lời thỉnh cầu của đức cha Blanchet, bốn vị thừa sai đáp tàu từ Le Havre sang Oregon trên bờ Thái bình dương là miền cực tây Bắc Mỹ.

      Tháng 10/1847, một nhóm thừa sai khác do đức cha Bettachini hướng dẫn đã đến đảo Jaffna thuộc tỉnh Tích Lan nước Ấn Độ (bây giờ gọi là Sri Lanka).

      Năm 1850, do thơ của Hồng y Barnabo, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo đề nghị các cha Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm đi nhận lãnh việc truyền giáo vùng Natal thuộc đông nam châu Phi.

      Mùa thu 1851, cha Allard được thụ phong giám mục tại Marseille, đã cùng với ba cha và một thầy đáp tàu sang Port Natal thuộc Brésil (châu Mỹ Latinh).

      Bản tính của đức cha De Mazenod là muốn hành động song vì thiếu “nhân sự” nên bất đắc dĩ ngài không thể nhận thêm sáu vùng khác để truyền giáo, tuy vậy ngài cũng đã tạo cho Giáo Hội sáu vị Giám mục là các đức cha : Guigues, Taché, Grandin, Allard, Siméria và Guibert., (riêng đức cha Guibert thì đã làm giám mục giáo phận Viviers rồi giáo phận Tours và sau cùng là Paris.

      Năm 1857, Đấng Quan Phòng lại trao cho dòng Thừa Sai dòng nữ Thánh Gia Thất (Sainte Famille) ở Bordeaux do cha Noailles sáng lập và, như vậy, dòng nữ này cũng góp phần hoạt động truyền giáo rất đắc lực.

Tuổi xế chiều

     Vừa là chủ chăn một giáo phận rộng lớn, vừa là Bề Trên cả một dòng Thừa Sai do mình sáng lập, đức cha De Mazenod được thấy sự tiến triển của hai gia đình : Dòng và Giáo Phận.

Ngài có đi kinh lý Anh quốc và Ái nhĩ Lan trong năm 1850 và 1857, được trông thấy nhãn tiền sự trưởng thành đáng mừng của dòng.

     Giáo phận Marseille được xây dựng trên nền tảng vững chắc; năm mươi năm sau ngày ngài qua đời người ta vẫn tiếp tục tuân giữ nhiều thể lệ do ngài đã đề ra ví dụ việc chia cho các linh mục các bổng lộc; chỉ có một việc ngài không thực hiện được là : các linh mục sống với nhau theo lối tập thể như ở Paris, Lyon và Bordeaux”

      Quan niệm sâu xa về trách nhiệm của mình đối với các tu sĩ dòng (régulier) do mình sáng lập cũng như đối với các linh mục triều (séculier), ngài một lòng mến yêu quý trọng; chỉ mong làm nẩy nở và tăng trưởng các nhân đức cần cho việc tông đồ.

      Ngày 08.12.1854, khi Đức Piô IX long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thì Đức Thánh Cha mời đấng sáng lập dòng Thừa Sai Tận Hiến Vô Nhiễm sang Rôma để dự lễ vì dòng đã mang tước hiệu đẹp đẽ ấy. Thật là một ngày rất đỗi vui mừng đầy vinh hạnh cho đức giám mục Marseille. Trong mấy ngày có mặt tại Rôma, ngài được tạm trú tại điện Quirinal. (Điện Quirinal được xây dựng từ năm 1574 là nơi nghỉ hè của các Giáo Hoàng trước năm 1870; về sau là cung điện của các vua Ý; ngày nay là cung điện của Tổng Thống Ý. Như vậy đức cha De Mazenod cũng đã được Đức Giáo Hoàng Piô IX xem như là thượng khách.

      Phần vua Nã phá Luân III, năm 1856, để mua chuộc lòng người dân Marseille nên, nhân dịp lễ rửa tội hoàng tử, đã mời đức cha De Mazenod sung vào Thượng viện rồi năm 1857, đề nghị với Tòa Thánh phong đức cha lên bậc Hồng Ỵ

      Bây giờ nghĩ lại thân thế và sự nghiệp của đức cha De Mazenod, bắt đầu là cả một giai đoạn tha hương, sống lưu đày nơi quê người đất khách đến việc nước Ý chiếm đoạt lãnh thổ của Tòa thánh vì có sự toa rập của vua Nã phá Luân III cộng thêm với thái độ lỗ mãng của hoàng đế Nã phá Luân đối với Đức Piô VII, làm cho đức cha đau lòng, chua cay đắng xót, thì, đoạn cuối đời, ngài cũng được nếm mùi vinh dự và sống yên hàn; tuy thế, hễ nghĩ đến Giáo Hội, tinh thần ngài vẫn bị ám ảnh vì ngài nhất quyết một lòng sốt sắng nồng nhiệt yêu mến và kính trọng Đức Giáo Hoàng, ngài đau lòng khi thấy Đức Thánh Cha mất tự do. Ngài đích thân phản đối hoàng đế, ngài cổ động các đức Hồng y có chân trong Thượng viện trong phiên họp khoáng đại ngày 26.03.1860 gởi kiến nghị của cộng đoàn giáo dân Pháp để khiếu nại và phản đối nhà vua.

      Những mối đau khổ của Hội Thánh, thái độ lỗ mãng của hoàng đế đối với Đức Piô VII, các lỗi lầm khác của đế quốc Pháp làm cho đức cha De Mazenod khổ tâm đến cực độ, nhất là trong những ngày cuối đời của ngài, như lời cha Mouchette kể lại rằng : Một ngày kia, một mình tôi ngồi cạnh giường của ngài, bất thần ngài còn nói với tôi về hoàng đế, ngài khóc và nói : Thật chẳng phải là một hoàng đế nhưng là một bạo chúa (un tyran) vì ông ta bách hại Hội Thánh.

Vĩnh viễn ra đi

      Năm 1861, bệnh tim của ngài - thuốc thang cũng nhiều nhưng không thuyên giảm- làm cho sức khỏe của ngài ngày càng mòn mỏi. Dầu vậy, lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngài muốn tổ chưc thánh lễ thật long trọng. Tinh thần ngài vẫn sáng suốt.

      Ngày thứ hai 20.05.1861, cha Mouchette vào thăm, ngài yêu cầu cha Mouchette cùng với ngài đọc thánh vịnh Veni Creator Spiritus (Kinh Lạy Chúa Thánh Thần...)

     Đến chiều, với một tấm lòng đơn sơ như trẻ con, với một tinh thần sáng suốt minh mẫn tỉnh táo, ngài dâng lại trọn cuộc đời của ngài lên Thiên Chúa, dâng tất cả những gì ngài mến chuộng trên trần thế này. Hồi tháng 02.1861, ngài linh cảm rồi đây, chẳng bao lâu mình sẽ lìa bỏ hết nên nước mắt chan hòa. Ngài nói với mọi người hiện diện quanh ngài : “Tôi khóc không phải là vì biết mình sắp chết song vì tôi phải vĩnh viễn từ giả anh em là những người tôi rất yêu quý... Xin anh em hiểu cho rằng Chúa đã ban cho tôi một tấm lòng rộng mênh mông để , với tấm lòng ấy, tôi yêu quý đoàn con cái của tôi một cách cũng mênh mông không bến không bờ. Trong những giây phút tối hậu, ngài cũng muốn để lại cho con cái của ngài di chúc thiêng liêng nên ngài nói : Đối với nhau, anh em hãy thực thi đức bác ái... bác ái... bác ái và, ngoài ra, hãy sốt sắng lo phần rỗi linh hồn người ta.

      Ngày thứ ba 21.05.1861, trong tuần bát nhật lễ Hiện Xuống, chung quanh ngài có đông đủ đại diện của giáo phận, đại diện dòng Thừa Sai Tận Hiến, đại diện dòng nữ Thánh Gia Thất và đông bà con ruột thịt, ngài nằm trên giường như một bậc Thượng Phụ ban phép lành cho tất cả mọi người, rồi nằm yên. Khi xong kinh tối, đến phần hát kinh Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân Lành... (Salve Regina...), khi đến câu Đến sau khỏi đày... (nobis post hoc exilium...) thì ngài hé mở mắt; rồi đến câu Ôi khoan thay, nhân thay... (Oclemens, o pia...) thì ngài vẫy tay chào, rồi đến đoạn Ôi dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh ... (O dulcis Virgo Maria...) thì ngài nhìn lên trời và trút hơi thở cuối cùng.

      Nếu cơn bệnh và cái chết của đức cha Eugène De Mazenod, Giám mục Marseille đã làm cho đại lễ Hiện Xuống tại địa phương này có kém phần long trọng huy hoàng chăng nữa, nhưng người ta cũng được ghi nhận sự liên hệ ngẫu nhiên giữa biến cố này với những  nghi lễ kỷ niệm này mà - Giáo Hội tiên khởi đã quây quần chung quanh Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Linh đổ xuống trên từng nguời.

      Đây là một sự tình cờ kết thúc đời sống của một con người chỉ biết có Hội Thánh Chúa là lẽ sống của mình. Bởi vậy mà năm 1892, trong dịp cha Fabre, Bề Trên Cả của dòng Thừa Sai Tận Hiến qua đời, đức cha Robert, người kế vị thứ ba của đức cha De Mazenod, có thơ luân lưu (lettres circulaires) gởi cho các linh mục trong giáo phận yêu cầu dâng thánh lễ cầu cho cha Fabre. Đức cha Robert nói : Tư tưởng hướng dẫn đời sống của đức cha De Mazenod là lòng yêu mến và trung thành với Hội Thánh Chúa, mến yêu một cách sâu đậm siêu nhiên, bền bỉ; mỗi ngày lòng mến ấy mỗi tăng lên;  chỉ muốn Hội Thánh  được trọn lành thánh thiện, mọi cơ thể được lành mạnh trong sạch, không tỳ ố, cho nên bằng lời giảng dạy của chính ngài và của các con cái thiêng liêng của ngài, nhiều người tội lỗi được ăn năn sám hối. Cũng vì lòng yêu mến thảo ngay với Giáo Hội nên ngài đã đào tạo nhiều linh mục nhân đức thánh thiện, học vấn uyên thâm, tuyệt đối tuân giữ luật dòng như ngài đã làm gương cho chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Tòa Thánh.

      Trang sử đạo công giáo ở Pháp nói riêng, ở tây phuơng nói chung, trong ba phần tư thế kỷ XIX này đã trải qua nhiều đoạn đường khủng hoảng rất đau lòng :

- Cách mạng của Pháp quốc và sự chiếm đoạt lãnh thổ của Hội Thánh.

- Tranh chấp rối răm giữa đức Giáo Hoàng Piô VII và hoàng đế Nã phá Luân đến nỗi đức Piô VII và các Hồng Y Rôma phải bị giam lỏng.

- Các khủng hoảng xã hội Pháp trong cách mạng 1830-1848

- Ý đại Lợi được Nã phá Luân III ủng hộ, đã đe dọa nền độc lập của Giáo Hội.

      Tất cả các biến cố ấy, De Mazenod đều đã sống qua nên đã đào tạo cho De Mazenod có một nhân cách bản lãnh từ tuổi thơ đến lúc thiếu thời, từ một đại chủng sinh đến linh mục, đến Tổng Đại diện rồi đến Giám mục, cho nên ngài quảng đại mến yêu Giáo Hội và vị Thủ lãnh của Giáo Hội làm cho đời sống của đức cha Eugène De Mazenod, Giám mục Marseille và là đấng sáng lập dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm nổi bật lên.

Phần kết luận

      Ngày nay Dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm đã có mặt trên năm châu theo thời gian như sau :

1816 tại Pháp

1831 tại Thụy sĩ

1841 tại Anh quốc

1841 tại Canada

1847 tại Sri Lanka

1848 tại Hoa Kỳ

1850 tại Natal

1858 tại Ecosse

1858 tại Mễ tây cơ

1856 tại Ái nhĩ lan

1862 tại Lesotho

1880 tại Hòa lan

1882 tại Ý đại lợi

1882 tại Tây ban nha

1882 tại Transvaal

1891 tại Bỉ

1891 tại Namibie

1894 tại Úc châu

1895 tại Đức

1895 tại Pays de Galles

1920 tại Ba lan

1925 tại Paraguay

1929 tại Uruguay

1931 tại Zaire

1933 tại Lào

1934 tại Áo

1935 tại Á căn đình

1939 tại Phi luật tân

1942 tại Haiti

1943 tại Brésil

1946 tại Cameroun

1948 tại Nhật bổn

1948 tại Chili

1948 tại Lục xâm bảo

1949 tại Surinam

1951 tại Tchad

1952 tại Bolivie

1954 tại Mauritanie

1954 tại Maroc

1958 tại Đan mạch

1958 tại Pérou

1960 tại Groenland

1962 tại Thụy điển  

1965 tại Mã lai 

1966 tại Thái lan

1967 tại Tân tây lan 

1967 tại Hồng Kông

1968 tại Ấn độ

1971 tại Pakistan

1972 tại Nam dương  

1973 tại Bangladesh

1975 tại Porto Rico

1976 tại Bornéo

1976 tại Sénégal

1977 tại Tahiti

1977 tại Na uy

1977 tại Guyane Française 

1979 tại Madagascar

1983 tại Zimbabwe

1983 tại Zambie.

…  tại  Nam hàn, Ukraine... Việt Nam...

 

Có 5041 vị thừa sai, thống kê của dòng đến 31.12.1993 ghi như sau :

- Âu châu : 1581 vị

- Canada : 1042 vị

- Hoa kỳ : 589 vị

- Châu Mỹ Latinh : 408 vị

- Á châu và Úc châu : 570 vị

- Phi châu : 795 vị

Được phong Á thánh

     Ngày 19 tháng 10 năm 1975, ngày Khánh Nhật Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tuyên phong đức cha Eugène De Mazenod, Giám mục Marseille, đồng thời là đấng sáng lập Dòng Thừa Sai Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm lên bậc Á Thánh.

Được phong Thánh.

      Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh ngày 3 tháng 12 năm 1995. Ngài trở nên vị Giám mục người Pháp đầu tiên được phong lên hàng hiển thánh cách đây 500 năm.

Gioan Baotixita Hồ Đắc Hóa

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art