Chủ Nhật, 24 Tháng Sáu, 2012

Người điên trước cổng trời

Mụ Quế mang trong người cái tật bệnh lẩm bẩm một mình từ lúc nào không biết. Mụï cứ lẩm bẩm: « Mẹ cha nó, chẳng còn cái gì để thương, để tiếc! Chúng phá hết rồi! Toàn là quân khốn nạn! Cổng trời, nó cũng khiêng đâu mất! » . 
- Trả chồng tao đây! Trả bày chim tao đây! Cổng trời đâu mất rồi!
Những người bạn hàng ở cổng biên giới bàn tán với nhau:
- Mụ đi tìm ai tại cái nơi hẻo lánh này thế nhỉ! 
Có người quen biết mụ trả lời:
- Mụ đi tìm chồng đấy!
Người khác thì bảo:
- Không đâu, mụ đi tìm chim. Bầy chim trời của mụï bay mất rồi!
- Phải mà! Chồng mụ bị mất tích từ khi quân Trung Quốc sang tấn công. 
Người khác lại thêm vào:
- Mụ tìm cả cái cổng trời đấy! Cái cổng trời của mụ là cái cổng biên giới đấy! Mất mẹ nó rồi còn đâu mà đòi! Chúng đem dâng cho quan thày hết rồi! Muốn đòi thì sang mãi bên Trung Quốc mà đòi! Ðứng đây gào thì cho cóc nó nghe à! Lằng nhằng nó lại nã sang mấy trái, có mà chết oan cả lũ!
- Ði đòi cái cổng trời thì chỉ là quân hấp! Chúng nó bán mẹ nó mất rồi!
Mụ cứ đi như thế! Có lúc tỉnh, có lúc mơ. Tỉnh táo thì trầm ngâm tư lự, mê sảng thì nói cười, lẩm bấm. Cái lúc mà mấy người lính Trung Quốc chưa biết gì về mụ, còn dễ dãi, thông cảm cho mụ đến tận thành cầu mà chửi nhưng sau họ biết, họ cấm mụ sang thế là mụ cứ đứng ở cái đồn bót biên giới mới mà chỏ mõm sang phía bên TQ mà chửi, mà đòi. Chửi chán một hồi rồi lại về nhà. Chẳng ai quan tâm vì đã qúa quen.
Nhà mụ chỉ cách biên giới chừng vài cây số mà thôi. Lúc tỉnh táo thì mụ đạp xe đạp, không tỉnh thì mụ đi bộ. Ðôi khi gặp người quen thì mụ xin đi nhờ. Chẳng có mấy ngày người ta không thấy mụ ở cái vùng biên giới này. Aáy vậy mà ngày nào vắng mụ thì những người lính biên phòng và những bạn hàng lại thấy vắng, thấy nhớ.
Mụ rất hiền lành dễ thương, ấy là khi tỉnh. Khi tỉnh táo thì nói chuyện lưu loát và có duyên lắm! Mụ thích nói chuyện về cây cỏ, chim rừng. Nhìn mụ thì ai dám bảo là mụ hấp đâu! Nhìn trí thức và mỏng dòn chán! Ấy vậy mà cơn hấp của mụ nổi lên thì ghê ghớm lắm! Chẳng kiêng nể ai hết. Mà cái hấp của mụ nó kỳ lắm! Cứ khi nào gặp cán bộ, đảng viên thì cơn hấp mới nổi lên. Ðối diện với cán bộ càng lớn, càng cao chức phận thì cơn hấp của mụ càng dữ. Làm như hai thứ ấy nó dính với nhau từ đời đời kiếp kiếp nào ấy. Chắc là chúng có duyên tiền kiếp với nhau! 
Chồng mụ chẳng bộ đội, lính tráng gì hết mà mất tích mới tức chứ! Vợ chồng đang ở coi hợp tác xã nông nghiệp thì bị quân lính Trung Quốc tràn qua tấn công. Vì anh chồng là thủ trưởng nông trường, lại thương cây, tiếc cỏ, yêu mến đàn chim rừng mới ấp nên nấn ná không kịp chạy, để rồi bị bắt. Sống chết từ ngày ấy đến nay không ai biết. Vì thế mà mụ ngày nào cũng qua đồn biên giới tìm chồng, tìm chim. Nhiều người quen biết mụ, vẫn thườngï kháo náo với nhau: « Vợ chồng mụ dỏm thật! Trong lúc người ta bắt chim, phá rừng lấy gỗ thì vợ chồng mụ lại ươm cây trồng rừng, nuôi chim gây giống. Ðúng là cái loại hấp lìm! Người ta phá thì mình cũng phá. Thế có đề huề không! Cả nước người ta phá, mình ngăn cấm được đâu! Dãy trường sơn còn bị ủi nhẫn, lấy cây, lấy cột về xây nhà, xây dinh rồi thừa đem bán. Hãy cứ tới cái làng mộc Ðồng Kỵ ở Bắc Ninh mà coi. Gỗ, ván ối ra đó, chất đầy cả sân vận động. Hết xe quân đội, đến xe cơ quan này, cơ quan nọ ùn ùn chở tới. Không phải quan cách thì thằng chó nào vào đây được! Có mà tù mọt gông! Vợ chồng mụ chỉ là công cốc, công dã tràng! ».

***

Từ ngày chồng mất tích, mụ vẫn bám đất, bám nông trường cho tới khi nông trường bị giải thể. Mụ xoay sang nuôi chim , lúc đầu thì chim chóc còn nhiều nên mụ bám lấy nghề nuôi chim mướn cũng sống qua ngày. Lâu dần cây rừng bị đốn phá khắp nơi, nguồn chim rừng kiệt cạn nên chẳng còn ai bắt chim về cho mụ nuôi.
Mụ mát tay lắm! Con buôn mua chim từ thợ săn phải qua tay mụ nuôi dưỡng một thời gian để chim quen và lại sức sau đó con buôn mới tới lấy đem đi bán qua biên giới. Chim dù có mệt mỏi ủ rũ tới đâu, qua tay mụ vài ngày lại cất tiếng hót líu lo vang trời.
Những ngày nuôi chim rừng, có nguồn vui lại có đồng ra đồng vào nên mụ cũng đỡ thương nhớ chồng nhưng từ ngày nguồn chim rừng cạn kiệt, mụ chẳng còn việc làm. Ðất đai thì bị hợp tác xã lấy hết rồi, đất vườn thì bị hàng xóm lấn chiếm, nay một tí, mai một ít rồi cũng bị thu nhỏ lại. Chẳng có thể trồng trọt gì hết. “Mẹ kiếp! Sống trong cái thiên đường xã hội chủ nghĩa này, người ta đối với nhau như thú.Chẳng còn tình người. Hở ra là đớp, hở ra là lấn chiếm”. Mụï vẫn cứ thường than như thế! Chẳng có việc gì làm, ai nhờ gì làm nấy. Cuộc sống khó khăn qúa, phần nhớ chim, thương chồng nên mụ đâm ra lẩn thẩn. Rồi mụ cứ chửi đổng:
- Mẹ cha chúng nó! Toàn quân độc ác, gian tà. Lấy của người làm của mình. Lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ, cỏ cây chim rừng đâu hết rồi! Chúng lấy của tao hết rồi! Trả lại cho tao mau đi!
Những lúc lẩn thẩn như vậy, mụ cứ ra trước cổng các cơ quan mà đòi chồng đòi chim. Nhiều người còn nói:"Lẩn thẩn cái cứt ấy! Lẩn thẩn mà biết lý sự!".
Mà mụ lý sự thật! Những tay cán bộ gặp mụ là tránh xa không thì thế nào cũng bị mụ chửi. Một hôm đi ngang qua bãi đất trống nhà lão chủ tịch, chất đầy gỗ qúy, mụ nổi tam bành:
- Mày trả lại chim cho tao! Rừng mày phá thế này thì chim tao đi hết chứ gì? Gỗ ván mày đem về xây mồ cha mả mẹ mày sao mà lắm thế! Gỗ ván này là của tao. Chúng mày ăn cắp của tao.
Mụ cứ đứng đấy chửi một hồi, mệt rồi mụ đi. Lão chủ tịch biết mụ không phải là tay vừa nhưng hâm hấp nên cũng phải nén nhịn làm ngơ.
Người ta đã bắt mụ đi làm kiểm điểm, kiểm thảo gì đó mấy lần trên công an nhưng ai lại nỡ bắt một người điên. Nhưng nhiều ngừơi lại cứ bảo: "Ðiên cái hĩm mụ ấy!". Nhiều tay cán bộ cay cú qúa nhưng mụ đâu có chỉ trích đả phá gì đảng và nhà nước đâu. Mụ chỉ chửi những kẻ phá rừng và đòi chồng, đòi chim thôi mà.

***

Mà mụ thích chim thật! Có một hôm phố chợ Ðồng Ðăng có phiên diễn. Lợi dụng lúc chuyển màn, mụ nhảy đại lên sân khấu hát:
Có ai gỡ được mái nhà
Cho đàn chim sẻ bớt tha buồn về.
Hát xong mụ cười nức nẻ:
- Bà con ơi! Có ai biết bầy chim sẻ của tôi đâu không? Nó bay hết về phương nam rồi! Ha ! Ha ! Ha ! Ta tìm phương bắc, chim lại về phương nam.
Mụ chỉ xuống khán đài, nơi có những tay cán bộ đảng viên đang thao láo nhìn mụ ngạc nhiên chưa kịp phản ứng, mụ lại chửi tiếp:
- Ðấy máy thằng mặt dầy này đấy! Chúng phá rừng, phá rẫy ăn cắp gỗ làm nhà làm cửa, đóng bàn, đóng ghế. Chúng chất ối ra sân banh đấy! Kìa ra sân banh Ðồng Ðăng mà coi kìa!
- Kéo nó xuống! Con mẹ điên nói xằng!
Có tiếng qúat nhưng chẳng thấy ai lên khán đài kéo mụ xuống. Một chuỗi cười dòn tan đến rợn người rồi mụ chợt biến trong đám đông.
- Mẹ kiếp điên gì mà biết diễn cả thơ của Hoàng Cầm! Ðiên cái cứt ấy!
Có người trong đám đông kháo náo : 
- Nếu mà vợ chồng mụ cũng biết ăn gian nói dối, làm ít báo cáo nhiều, biết ăn cắp cây rừng như những cán bộ, đảng viên khác thì họ đâu có bị thanh trừng rồi bị hạ tầng công tác về cái hợp tác xã khỉ ho cò gáy biên phòng này mà than với vãn. « Ðúng là đồ nỡm ! ». 
Mỗi lần bị bắt, mụ xé quần xé áo nên các quan lại cứ gỉa điếc làm ngơ tha cho mụ về. Ðược thể mỗi ngày, mụ lại tỏ ra liều lĩnh hơn.
***
Bây giờ thì mặt trận của mụ không chỉ quanh quẩn ở cái thị xã Ðồng Ðăng này để đòi chồng đòi chim nữa mà leo thang lên tới cổng trời biên giới. Nghe tin tổng bí thư đảng sang TQ dâng đất thế là mụ chửi. Mà thật thế, bây giờ mụ mới để ý. Cái cổng hữu nghị nó đã biến đâu mất rồi. MụÏ bù lu, bù loa than khóc chửi rủa quân bán nước. Thế là cuộc tranh đấu của mụ leo thang sang mặt trận mới. Rồi mụ cất cao giọng thánh thót những lời nguyền rủa:

Hữu nghị năm xưa đã đâu rồi
Cầu đầu biên giới,cắt phân đôi
Thông thương đi lại giữa hai nước
Nay mất đâu rồi, khóc thương ôi!
Sao mày ngu qúa dâng cho nó
Ðại Hán gian tham xâm lấn hoài
Mày ngu, ngu qúa đem dâng nó
Tội ấy tày trời, tao xé thây!
Hà ! Hà ! Hà ! Trảm !
Rồi một chuỗi cười khanh khách man dại nổi lên. Lại có tiếng người chen vào hòa lẫn với tiếng vỗ tay.
- Ðiên cái buồi nó! Ðiên mà biết ngâm thơ, biết làm thơ?
- Mà mụ ấy hát đúng đấy chứ! Ðối với dân chúng thì chúng hoạch hoẹ, lấn chiếm từng tấc đất, từng căn mồ, căn mả của người ta. Còn đối với giặc thì khi không cắt đất mất cả chục cây số chiều sâu như vậy dâng cho nó. Hỏi ai mà không đau lòng, không thương tiếc chứ ! Là người yêu nước ai chẳng bực tức mà hóa điên. Kẻ điên còn đau huống chi kẻ tỉnh. Chỉ có kẻ phản quốc mới can tâm làm thế được thôi !
Còn mấy người lính biên phòng thấy mụï hát thế cũng chỉ biết nhe răng cười thông cảm.
***
Nếu hôm ấy không có phái đoàn trung ương ra quan sát đồn biên giới thì mụ đã không bị bắt. "Mụ dại dột thật! Nhè cán bộ trung ương mà mó dái thì tù rục xương". Nhiều người bảo thế.
- Ai đời nhè ngay mấy cái thằng bán đất, bán nước mà chửi thì nó cho đi hấp là đúng rồi! Ðúng là đồ hấp lìm!
Có người khác lại bảo:
- Hấp cái cứt mụ ấy! Hấp mà còn biết phân biệt thằng lớn, thằng bé. Tại sao lại không làm thơ, làm vè chửi mấy thằng lính gác ở cái đồn bốt này mà lại toàn chửi những thằng mặt to, tai lớn?
Mà đúng là mụ hấp thật! Phải là cái hấp nặng lắm, mụ mới dám cả gan hát như thế trước mặt các quan trung ương. Ðã vậy, mụ vừa hát, vừa vỗ mông đùm đụp mới ác chứ !
Thằng nào cắt đất cha ông
Dâng quân Ðại Hán liếm mông tao này!
(Ðùm đụp ! Ðùm đụp !)
Chúng mày lũ quân ăn mày
Vô tài bất tướng, quan thày tâng công!
Mẹ cha cái lũ lông bông
Ðộc tài, độc đoán làm không ra gì
Nhân dân thì chúng mày đì
Quan thày dâng đất được gì mà cam
Mẹ cha cái lũ gian tham
Của dân ăn hết còn toan làm liều
Thằng hèn, đứa mập, thằng kiêu
Toàn lũ ăn hại nói điêu làm liều!
Ha! Ha! Ha! Chém!
- Bầy chim của tao đâu rồi! Chồng tao đâu rồi! Cổng trời chúng mày để ở đâu ! Hỡi những thằng gian manh, phản quốc kia ! Trả lai cho tao đi !
Một tràng cười khanh khách nổi lên, pha trộn những tiếng vỗ tay inh trời rồi những tiếng qúat tháo, những tiếng súng lên nòng lạnh tanh, cách cách, pha trộn tiếng kêu la. Trong đoàn người nhốn nháo, một người đàn bạ bị còng tay, quật lại đàng sau, cố ra sức dãy dụa nhưng dây chạc đã buộc chật, mặt bị bịt kín, đang bị mấy người lính đẩy lên xe. 
- Chúng mày đưa tao đi tìm chim hả! Ô chồng tao đâu rồi! Cổng trời đã sắp đến rồi! Ha! Ha! Ha!
Những người bạn hàng nghe tiếng mụ gào thét, nghẹn ngào nhìn theo chiếc xe đang chạy, bụi khói ngợp trời. Những người lính biên phòng, đưa mắt nhìn qua biên giới, hình như họ đang suy nghĩ điều gì đó lung lắm!

***

Cái thị trấn Ðồng Ðăng bấy nay không còn bóng dáng mụ điên ca hát. Người thì bảo mụ ta bị bắn chết rồi! Kẻ thì bảo mụ ta đang bị lưu đầy đây đó! Rồi nhiều người lại bảo: "Gỉa điên thì có!". Bán cái điên của mụ ấy mà ăn!
- Ðúng là rồ dại! Ai lại đi đòi cái cổng trời!
Vắng mụ điên, người ta cũng thấy nhớ và thương thay cho mụø vẫn chưa đòi lại được cái cổng trời và tìm lại được chồng chị cùng đàn chim đã xuôi về nam.
Cửa biên giới vẫn mở, bạn hàng vẫn qua lại buôn bán nhưng cái cổng trời của mụ điên nó vẫn nằm sâu, nằm sâu tút sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Hoàng Ngọc Lễ

Bài viết khác