Thứ Tư, 01 Tháng Bảy, 2020

Hủ tiếu, bánh bao Cả Cần

Bánh bao Ông Cả Cần - Vì sao nổi tiếng ?

Bánh bao Ông Cả Cần được trình làng năm 1969, cùng năm với việc khai trương quán trúc Mỹ Tiên tại đường Nguyễn Tri Phương, Saigon. Chủ nhân quán Mỹ Tiên là Ông Bà Trần Phấn Thắng, cũng là chủ nhân xe bánh bao Ông Cả Cần dựng trước cửa quán ăn Mỹ Tiên. Đó là công trình khởi nghiệp của ÔB Thắng. Thực đơn, ngoài các món ăn nhậu và cơm gia đình, quán ăn này chuyên về Hủ Tiếu Mỹ Tho, bánh bao Ông Cả Cần và mì được đặt tên là mì Chú Thoòng.

Xin đọc bài: “Quán Ông Cả Cần - Vài hàng lịch sử” trong blog này để rõ hơn.

Bàn về tên “Ông Cả Cần”:

Trước tiên, xin mọi người để ý là tên “Ông Cả Cần” là MỘT chữ, không phải “Cả Cần”, thí dụ như bánh trung thu “Đông Hưng Viên”, nhà hàng “Mỹ Lệ Hoa” vv....

Theo lời người nhà, tên “Ông Cả Cần” là do ngẫu hứng mà đặt ra chứ thực ra không có người nào tên Cần làm chức hương cả trong cả 2 bên nội ngoại của ông hay bà Thắng hết. Thực tế chỉ có 1 người tên Trần Phấn Chấn là ông nội của ông Thắng làm chức hương cả tức Ông Hương Cả Chấn cuối cùng của làng Điều-Hòa tỉnh Mỹ Tho.

Tham vấn thêm người em thứ 5 của Ông Thắng, Ông Trần Phấn Bá xác định những điều về cái tên "Ông Cả Cần" là đúng và còn thêm như sau: Ông Cần là một người có THỰC sống ở Sa Đéc được biết đến như một người rất sành điệu về ăn uống. Mọi người gọi là Ông Cả. Ông nội Ông Thắng người Mỹ Tho lấy vợ người Sa Đéc nên mới biết đến Ông Cả Cần ở Sa Đéc. Tên Ông Cả Cần được Ông Thắng chọn muốn ngụ ý nói là quán cho người sành điệu về ăn uống.

Những lời bàn về cái tên “Ông Cả Cần” trong tất cả các bài viết trên mạng internet đều SAI do đồn đoán hay tưởng tượng của người viết mà thôi.

Lịch sử bánh bao:

Như người Việt chúng ta đều biết, bánh bao có nguồn gốc bên Trung Hoa, hiện diện hầu như trên toàn thế giới. Ở đâu có người Hoa là có bánh bao và đến đất nước chúng ta theo dòng người Hoa di cư như món mì và hủ tiếu.

Theo truyền thuyết thì vào thời Tam Quốc bên tàu, Khổng Minh, khi dẫn đoàn quân chiến thắng trở về bị ngăn trở bởi dòng sông Hồng với các ngọn sóng lớn. Muốn vượt qua thì phải hiến dâng cho thủy thần các đầu lâu người. Khổng Minh nghĩ ra kế làm các đầu lâu giả bằng bột có nhồi vào giữa thịt bò và cừu, nặn giống đầu người và hấp chín. Từ đó, bánh bao ra đời.

http://www.visiontimes.com/2017/06/14/the-legend-of-chinese-steamed-buns-mantou.html

Nhưng đó chỉ là truyền thuyết hay nói đúng hơn là người tàu luôn luôn thêu dệt một cách quá đáng mà thôi.

Hơn nữa, bài viết về lịch sử này đọc thấy phi lý và vô lý.

– Đầu người lớn hơn cái bánh bao rất nhiều

– Chỉ là tiểu sảo của bọn tàu thần thánh hóa cái bánh bao, đề cao cái tầu của bọn họ

Tìm hiểu thêm thì chúng ta khám phá ra là bánh bao ĐÃ có trước thời Khổng Minh từ lâu rồi.

Bánh bao đi đến đâu thì được biến đổi thích ứng với địa phương, khẩu vị và nguyên vật liệu nơi đó.

Đến Nhật, được gọi là Nikuman

Đến Phi-luật-Tân thì Siopao

Đến Na-Uy gọi là Komle

Bên đảo Hawaii, họ gọi là Manapua

Sang Việt-Nam, ta gọi là bánh bao   v...v...

Phần nhân bánh cũng rất phong phú nào là thịt heo, bò, gà, rau cải, đậu khoai v v....

Thực ra lịch sử cái bánh bao nó giản dị, bình dân và thực tiễn:

Theo thiển nghĩ của tôi thì: Lịch sử bánh bao là do sáng kiến, sự tiết kiệm, cách bảo quản thức ăn của chúng ta. Thời nay, chúng ta đi làm thường mang theo bữa ăn trưa và thức ăn được bảo quản bằng giấy gói, hộp giữ nóng hay lạnh thì thời xưa, chúng ta đã tìm ra cách bảo quản thức ăn bằng cách “bao” lại bằng bột. – Ăn uống thường ngày có các món ăn còn thừa. Mọi người nghĩ ra cách bảo quản để ngày mai đem đi làm hay ra đồng làm ruộng nên họ nghỉ ra cách bọc lại bằng bột (cũng là thức ăn)  hấp chín để có bữa cơm ngày mai ngoài đồng. Đó là cách bảo qủan thức ăn.

– Vậy bánh bao nguyên thủy là món thức ăn thừa, để dành mai ăn tiếp.

– Bánh bao bán tại các tiêm tàu cắt ra cái thì có miếng thịt quay, cái thì có miếng gà quay. Tất cả đểu là thức ăn bán ế …. thể hiện đúng là món cơm thừa. Vậy là từ đó bánh bao ra đời.

Bánh bao “Ông Cả Cần”:

Hầu hết bánh bao bán tại Viêt Nam đều do người Hoa làm. Do đó, từ lâu, bánh bao tại Việt Nam rất giống bánh bao tàu, nếu không muốn nói là bánh bao tàu.

Năm 1969, bà Trần Phấn Thắng cho ra một sản phẩm bánh bao khác hẳn các bánh bao đã có từ trước:

- Bột vẫn giữ giống các bánh bao khác nhưng có màu hơi ngà bởi không tẩy trắng.

- Nhân bánh được cải tiến với hương vị HOÀN TOÀN Việt: Thịt heo băm được gia vị với hương vị Việt do tài nấu ăn của bà Thắng.

- Thêm rau cải trong nhân

- Bánh làm lớn hơn với vỏ mỏng và nhân nhiều. Lúc đó có 2 kích cỡ được đặt tên là Xì Trum và Đường sơn đại huynh.

- Bánh bao Ông Cả Cần lúc nào cũng có lá cần ở trên như là một dấu ấn để phân biệt với các bánh bao khác. (Có người nói là bánh bao tên Ông Cả Cần là do có trang trí lá cần nhưng điều này không đúng)

Có thể nói là bà Thắng đã Việt hóa hoàn toàn cái bánh bao như người Nhật, Phi, Na-Uy v..v... đã làm.

Bánh bao “Ông Cả Cần” được nổi tiếng khắp Saigon rồi lan đến các tỉnh, phần chính là do tài nấu ăn của bà Thắng. Nhưng cũng phải kể đến công rất lớn của Ông Thắng lo phần giao thiệp quảng cáo và mời Nghệ sĩ Bà Năm Sa Đéc làm "đạo diễn" cùng với danh hài Thanh Việt.

http://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/10/banh-bao-ong-ca-can-co-lien-he-voi-nghe.html

Khi cái bánh bao này di cư sang Canada thì vỏ bánh được biến đổi để thích ứng với khí hậu và lối sống của người bản xứ và người Việt sống tại đây. Nhưng mùi vị nguyên thủy của bánh bao Ông Cả Cần vẫn phải không thay đổi. Theo chiều hướng đó, Mỹ Tiên, con gái lớn ÔB Trần Phấn Thắng đã hoàn thành bánh bao “Mỹ Tiên”, xem như là bánh bao Ông Cả Cần thế hệ thứ 2 gồm được đầy đủ các điều kiện trên.

Đặc tính bánh bao Mỹ Tiên gồm:

-Hâm nóng bằng lò vi sóng (1 phút / cái, không cần đậy kín) mà vẫn xốp, mềm, không khô, không chai

-Vỏ bánh xốp, dai, nhẹ, thơm hoàn toàn cải tiến không hóa chất, dễ ăn, không ngán, không mùi khai

- Nhân bánh thơm ngon, tinh khiết thích hợp với khẩu vị của mọi người

- Nhiều hương vị khác nhau ... thịt heo như xưa, gà, xiú mại tôm hay xá xíu tôm

- Có thể giữ được lâu cả tuần trong tủ lạnh

- Rất tiện lợi để mang đi học, ̣đi làm

- Món ăn nhanh cho mọi người, mọi gia-đình – Sáng trưa chiều tối

- Món quà giản dị cho gia-đình, bạn bè hay đi xa

Để có một chiếc bánh có thể so sánh với cái hamburger quen thuộc trên miền đất bắc mỹ này, từ năm 2013, chúng tôi đã mạo muội đặt cho cái bánh bao Việt một cái tên mỹ: VIÊTBURGER.

Xét về khía cạnh dinh dưỡng, bánh bao Viêtburger hoàn toàn không thua kém chiếc hamburger của mỹ với các chất lượng thịt, rau cải và tinh bột. Cả hai cái viêtburger và hamburger đều có nhiều đặc tính giống nhau như một món ăn nhanh, gọn, rẻ và tiện lợi.

www.mytienrestaurant.blogspot.com

Cho đến ngày hôm nay, bánh bao Mỹ Tiên – hậu thân của bánh bao Ông Cả Cần vẫn được sự tín nhiệm và ưa chuộng của cộng đồng người Việt tại Canada và luôn cả người bản xứ. Hơn nữa, rất nhiều người Việt tại Mỹ và Âu châu khi đến thăm Montréal, Canada là phải tìm thưởng thức chiếc bánh bao với hương vị thân quen ngày xưa.

Thật đúng là bánh bao Mỹ Tiên: - Thích hợp cho người trẻ – Lành mạnh cho người già -

Ghi chú: Bài này đã được đăng trên báo online "Thời Báo" theo website sau:

http://thoibao.com/banh-bao-my%CC%83-tien-do-con-gai-lon-ong-ba-ca%CC%89-can-lam/

và trên tuần báo Rạng Đông tại các tiểu bang: GA, NC, SC, FL, TN, AL, MS, TX, LA:

https://rangdongatlanta.com/banh-bao-my%cc%83-tien-do-con-gai-lon-ong-ba-ca%cc%89-can-lam/

“Ông Cả Cần” hay “Cả Cần”

Lướt qua một vòng các bài viết về quán “Ông Cả Cần” trên mạng internet thì chúng tôi có cảm tưởng như sau:
 
Hầu hết mọi người đều LẦM tên quán “Ông Cả Cần” và quán “Cả Cần” không có chữ Ông.

Như đã trình bày rõ trong bài “QUÁN ÔNG CẢ CẦN – vài hàng lịch sử” cũng trong blog này:
1- Năm 1969, Ông bà Trần phấn Thắng bước vào nghề nhà hàng với quán Mỹ Tiên trên đường Nguyễn tri Phương, Saigon. Bánh bao cũng được bắt đầu bán tại đây với tên bánh bao “Ông Cả Cần”. Mì được đặt tên “Mì Chú Thoòng”.
2- Năm 1972, quán Mỹ Tiên phải dời qua bên kia đường Nguyễn tri Phương và tên quán được đổi là “Túp lều lý tưởng”. Bánh bao vẫn dưới tên cũ:  Bánh bao “Ông Cả Cần”.
3- Năm 1972, quán thứ nhì được khai trương dưới tên quán Ông Cả Cần tại đường Cách mạng / Trương Quốc Dung  (đường Công lý nối dài), Saigon. Quán Ông Cả Cần chuyên về các món ăn gia đình kiêm luôn hủ tiếu, mì, món nhậu và bánh bao. Còn Túp Lều Lý Tưởng chuyên về hủ tiếu, mì Chú Thoòng và bánh bao.
4- Năm 1975, theo vận nước, quán Ông Cả Cần được trả lại cho chủ nhà. Vậy chỉ còn lại Túp Lều Lý Tưởng thôi. Đến năm 1979, cả gia đình ÔB Thắng với 9 người con di cư sang Canada.
5- Năm 1981, quán Ông Cả Cần tái xuất hiện tại thành phố Montréal, tỉnh bang Québec, CANADA. Theo năm tháng, đại gia đình Ông Cả Cần hiện giờ có 4 nhà hàng tại thành phố Montréal đều được điều hành bởi các con trong gia đình.

Vậy, từ lúc khởi nghiệp đến bây giờ̉, tên cuối cùng quán ăn của gia đình Ông Bà Trần Phấn Thắng là quán “ÔNG CẢ CẦN”, bánh bao cũng là “bánh bao Ông Cả Cần”.
Hơn nữa, quán Ông Cả Cần trên đường Cách mạng / Trương Quốc Dung  (đường Công lý nối dài), Saigon đã được ĐÓNG CỬA từ 1975 và từ lúc đó đến bây giờ, KHÔNG CÓ quán Ông Cả Cần tại Việt Nam.
Quán “Túp Lều Lý Tưởng” trên đường Nguyễn tri Phương BỊ đổi thành quán “Cả Cần” không có chữ “Ông” sau khi tất CẢ gia đình ÔB Trần phấn Thắng di cư sang Canada năm 1979. Nhưng kiểu chữ (Font) với cách góc cạnh của vần A, C, N vẩn lấy kiểu chữ của ÔB Thắng. Luôn cả cái LOGO cũng bị sao y bản.

Xin xem thêm ở đây:
http://mytienrestaurant.blogspot.com/2015/09/quan-tup-leu-ly-tuong-ong-ca-can-tai.html

Như đoạn trên có nói là quán "Ông Cả Cần" BỊ ĐỔI thành quán "Cả Cần". Lý do BỊ ĐỔI cũng là tại bọn tà quyền cộng sản Việt Nam: Khi mấy người "chủ mới" chiếm được quán năm 1979 lúc ÔB Trần phấn Thắng rời VN. Hai chủ "sáng" "chiều" bèn cố ý đổi tên quán "Túp Lều Lý Tưởng" thành quán "Ông Cả Cần" vì bánh bao bán chạy nhất thời đó là bánh bao "Ông Cả Cần" của chủ cũ ÔB Thắng. Nhưng sau khi bàn thảo với nhau rổi quyết đị́nh bỏ chữ "Ông" chỉ còn "Cả Cần" thôi. Lý do là sợ bọn Việt Cộng đến hoạnh họe với chữ Ông này Ông kia. Thành ra quán bánh bao "Ông Cả Cần" biến thành quán bánh bao "Cả Cần". Mọi người không để ý nên BỊ LỪA từ 1979 đến bây giờ. Đổi tên như vậy cũng hay vì những "ngon, nổi tiếng nhất" vẫn ờ lại với "Ông Cả Cần" còn "dơ, đắt, không ngon" như trong các bình luận trên Internet thì theo với cái tên mới "Cả Cần".

 

Do đó: a- Tất cả những bình luận về quán “Cả Cần” như ... 2 chủ, sáng khác chiều khác, dơ dáy, bẩn, không ngon, không giống xưa, quá đắt vv... qua lời nói lại hay trên mạng internet đều coi như KHÔNG liên hệ đến quán “Ông Cả Cần” của ÔB Trần Phấn Thắng. b- Nếu nói về lịch sử quán “Ông Cả Cần” thì phải chia làm 2 giai đoạn: Chỉ có 3 năm từ 1972-1975 tại số 261 đại lộ Cách Mạng / Trương Quốc Dung, Việt Nam và 1981đến hiện nay tại Canada.

Bánh bao Ông Cả Cần thì từ 1969-1979 tại Việt Nam.
Bánh bao Ông Cả Cần - thế hệ 2 chỉ có tại Canada từ 2008 đến nay gọi là bánh bao Mỹ Tiên.

Tiện đây cũng cần nói thêm:
Chúng tôi rất vui khi đọc được các bài viết nói về quán “Ông Cả Cần” với bánh bao, hủ tiếu như: “một phần di sản Sài Gòn”, “đặc sản miền nam”, “Cả Cần trứ danh qua bao thập kỷ này”, “Món ăn chắc dạ: Bánh bao Vì sao Cả Cần ?”   v..v...
Nhưng lại quên rằng 2 quán “Ông Cả Cần” và “Cả Cần” là 2 quán hoàn toàn khác nhau từ chủ nhân, tên tiệm, món ăn đến hương vị đều khác. Vậy yêu cẩu mọi người khi viết hay làm video về quán “Ông Cả Cần”, xin đừng đề cặp đến quán “Cả Cần” và ngược lại để mọi người không còn hiểu lầm.
Hơn nữa, chúng tôi còn nhận thấy có những nơi nhận đặt làm, bỏ mối bánh bao “Cả Cần”:
https://www.lamchame.com/forum/threads/nhan-dat-banh-bao-ca-can-dac-biet-gia-re.874968/
hay DẠY làm bánh bao “Cả Cần”:
https://www.youtube.com/watch?v=hPBesvJ1o_8
https://cookpad.com/vn/cong-thuc/3338379-banh-bao-c%E1%BA%A3-c%E1%BA%A7n
hay Dạy làm NHƯ bánh bao “Cả Cần”:
http://cachlambanhngonnhat.com/cach-lam-banh-bao-nhan-thit-ngon-nhu-banh-bao-ca-can/

Tên “bánh bao Cả Cần” dùng ở các bài này có ý đồng nghĩa với “bánh bao Ông Cả Cần” khi xưa.

Và có chỗ còn kê luôn bảng hiêu "Bánh bao Ông Cả Cần" nữa:
https://hanalink.vn/an-uong/banh-bao-ong-ca-can-fWbtm.htm

hay nói là Cả Cần chính gốc, rồi chính hiệu .... đều là GIẢ hiệu hết.

Thật đúng là giả ĐỦ KIỂU. Giống y như bọn tà quyền Việt Cộng.

Như đã nói, CẢ gia đình chúng tôi đã định cư tại Canada từ 1979. Chúng tôi đều đang điều hành 4 tiệm ăn tại Montréal, Canada và CHƯA BAO GIỜ về Việt-Nam để mở quán ăn (đi chơi thì có). Bánh bao, Hủ tiếu, mì đều có bán tại Canada. Vậy không có chuyện chúng tôi làm bánh bao tại VN.
Nếu mọi người muốn nói theo ý: Bánh bao do người Việt làm là bánh bao theo tiêu chuẩn bánh bao Ông Cả Cần thì chúng tôi rất hân hạnh.

Kính,

Tái bút:
- Các video về quán ‘Cả Cần” hiện nay trên Youtube.com đều viết với chiều hướng Cố Ý gây ra ngộ nhận cho người xem là Quán “Ông Cả Cần” là tiền thân của quán CC hiện nay dù đã biết rõ là quán CC hiện nay không có liên hệ với quán Ông Cả Cần xưa. VIẾT NHƯ VẬY LÀ HOÀN TOÀN SAI. Đọc các bình luận của đọc giả là thấy ngay tác giả các video trên cố ý dẫn mọi người nghĩ ngay đến quán Ông Cả Cần xưa. Như vậy, chúng tôi có thể nghĩ là các youtuber làm video để câu VIEW kiếm tiền từ youtube hay là làm theo ngḥi quyêt 36 láo của bọn tà quyền CSVN.
- Tóm lại: Hai quán "Cả Cần" sáng hay chiều hiện nay tại VN không liên hệ gì đến quán "ÔNG CẢ CẦN" của Ông Bà Trần Phấn Thắng hết. Hai quán CC hiện nay không có chiều dài lịch sử, chỉ nhái lại quán "Ông Cả Cần" xưa với các món ăn như bánh bao, hủ tiếu NHƯNG phẩm chất thua xa. VẬY XIN MỌI NGƯỜI, NHẤT LÀ CÁC "YOUTUBERS" ĐỪNG MANG TÊN "ÔNG CÀ CẦN" GÁN VÀO 2 CÁI QUÁN "CẢ CẦN" GIẢ DẠNG NÀY NỮA.


Các hình ảnh sau đây xác minh tên quán lúc nào cũng là "ÔNG CẢ CẦN" kể cả trên danh thiếp ....từ Việt-Nam sang đến Canada. Bánh bao cũng luôn được gọi là bánh bao "ÔNG CẢ CẦN"

 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art