Thứ Hai, 04 Tháng Ba, 2024

Thắc mắc, làm sao thai nhi chưa rửa tội, chưa phải là tín hữu Công Giáo lại có thể được phong chân phước tử đạo ?

HỎI: Thưa cha, đọc báo con thấy cỏ tin tại Ba Lan, trọn một gia đình gồm cha mẹ và 7 người con, kể cả đứa con còn ở trong bào thai, bị Đức Quốc sát hại, đã được Giáo Hội tôn phong chân phước. Con thắc mắc, làm sao thai nhi chưa rửa tội, chưa phải là tín hữu Công Giáo lại có thể được phong chân phước tử đạo như vậy? Đâu là những điều kiện để được Giáo Hội nhìn nhận là tử đạo? P.H.A

ĐÁP: Đúng như bạn nói, chúa nhật 10-9-2023,32 ngàn tín hữu đã tham dự lễ phong chân phước cho một gia đình Ba Lan gồm hai vợ chồng và 7 người con nhỏ, chịu tử đạo vì cứu giúp những người Do thái bị Đức Quốc xã bách hại. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, trọn 1 gia đình đưực tôn vinh trên bàn thờ. Người con còn ở trong lòng mẹ được coi là đã chịu phép rửa bằng máu.

Lễ tôn phong do ĐHY Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, nhân danh ĐTC cử hành lúc 10 giờ sáng tại làng Markowa, thuộc giáo phận Przemysl. Đồng tế với ngài có h(fn 80 Giám Mục từ Ba Lan và nước ngoài cùng với gần 1 ngàn LM. Đặc biệt cũng có sự hiện diện của Rabbi trưởng Cộng đoàn Do thái tại Ba Lan.

Các vị chân phước mới là ông Bà Jozef Ulma và Wiktoria, cùng với 7 người con bị Đức quốc xã sát hại ngày 24-3 năm 1944 vì đã quảng đại cho 8 người Do thái, bị săn đuổi, được tá túc trong nhà. Trong số các con bị giết, bé lớn nhất mới được 8 tuổi, bé nhỏ nhất 1 tuổi rưỡi. Ngoài ra có một người con 7 tháng đang ở trong lòng mẹ: người ta thây dầu bé lòi ra khỏi xác của mẹ.

Ông Bà Ulma và các con bị sát hại do toán hiến binh Đức gồm 3 người và 2 người Ba Lan. Họ đến nhà ông bà. Cháng bao lâu người ta nghe thày những tiếng súng nổ. Các nạn nhân dầu tiên là người Do thái. Tiếpđến là những người Ba Lan bị trừng phạt: ông bà Józef và Wiktoria Ulma bị đưa ra khỏi nhà họ và bị bắn ngay trước nhà. Trong khi đó, những đứa con khóc rống lên khi thây cha mẹ bị giết. Thật là cảnh tượng kinh hoàng. Trước tình thế đó, quân Đức thảo luận với nhau xem phải làm gì với mây đứa bé. Sau khi trao đổi, trung úy Dieken quyết định bắn chết luôn các con.

Cha Witold Burda, thỉnh nguyện viên án phong cho gia đình Ulma, cho biết: ”Đời sống thường nhật của các vị Tôi Tớ Chúa đầy tinh thần Tin Mừng. Ông bà Jozef và Wiktoria rất được tôn trọng tại làng Markovva, và đồng thời họ cũng được biết đến nhiều về sự sẵn sàng giúp đỡ mỗi người, họ nổi tiếng vì cởi mở đối với những người khác.” (The Pillar 5-9-2023)

Giải thích

Thắc mắc của bạn cũng đã được một sốngười nêu lên tại Ba Lan: làm sao một hài nhi chưa rửa tội, nghĩa là chưa trở thành Kitô hữu, có thể được phong chân phước của Giáo Hội, vì đạo lý truyền thống của Hội Thánh, người chưa rửa tội không thể được hưởng kiến Thiên Chúa.

Thánh Tômaso Aquino, Tiến Sĩ, trong cuốn Tổng Luận thần học, đã dạy rằng ”Thiên Chúa không ràng buộc quyền năng của Ngài vào các bí tích đến độ nếu không có các bí tích đến độ Ngài không thể ban công hiệu của các bí tích” (S.Th. ra, q.64,a.7; III, q.64,a.3). Chân lý này được trình bày trong Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo, với những lời hơi khác: ”Thiên Chúa ràng buộc ơn cứu độ vào bí tích rửa tội, nhưng chính Ngài không bị ràng buộc bởi các bí tích của Ngài” (n.1257).

Ngoài ra, các nguyên tắc về bí tích rửa tội bằng máu và bằng ước muôn được phát triển trong thần học Công Giáo, cũng rất thích hợp để giải đáp vân nạn bạn nêu lên.

• về phép rửa tội bằng ước muốn, chúng ta có thể chắc chắn 100% ông bà Józef và Wiktoria Ulma muốn rửa tội cho người con còn ở trong lòng mẹ, như ông bà đã làm với 6 người con đã sinh ra trước đó, nhưng họ không thể làm trước khi người con sinh ra.

• Còn về phép rửa tội bằng máu, chúng ta có thể xác tín rằng người con nhỏ nhất của ông bà Ulma được dìm trong máu, cũng như trường hợp các thánh Anh Hài ở Bethlehem bị sát hại do lệnh của bạo chúa Hêrôđê. Các thánh Anh Hài này không được chịu phép rửa tội, nhưng phụng vụ của Giáo Hội vẫn tôn kính, lễ ngày 28-12 hằng năm, và không có ai đặt vân đề các vị thánh ấy không được hưởng kiến Thiên ChúaT

• Cũng nên nói thêm rằng, Công đồng chung Vatican 2, trong số 16 của Hiến Chế ”Ánh sáng muôn dân” (Lumen Gentium) dạy rằng ơn cứu độ của Chúa Kitô được ban cho tất cả mọi người, kể cả những người lớn không phải là Kitô hữu, nếu không vì lỗi của họ mà họ không biết Tin Mừng của Chúa Kitô và Giáo Hội, và họ ăn ngay ở lành, họ cũng có thể được cứu cứu rỗi. Điều này càng có thể được áp dụng cho các trẻ em vô tội. Vì thế Sách Giáo Lý Công Giáo không còn chứa đựng giáo huấn về lâm bô.

• Ngoài ra, sự kiện Giáo Hội phong chân phước cho cả hài nhi chưa sinh ra của ông bà Ulma phản ánh giáo huấn của Hội Thánh, theo đó sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai, và vì thế Giáo Hội lên án phá thai. Do đó, nếu loại bỏ khỏi việc phong chân phước cho người con nhỏ nhất của gia đình Ulma bị sát hại, có thể bị hiểu lầm là đối với Giáo Hội, sự sống con người chỉ đáng kể từ khi sinh ra, và điều này sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với giáo huấn về sự ác phá thai.

Tử đạo là gì và điều kiện

Danh từ tử đạo có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo nguyên ngữ hy lạp, tử đạo là ”martus”, có nghĩa là chứng nhân. Nhưng từ giữa thế kỷ thứ hai trở đi, từ này được dùng trong Giáo Hội công giáo với một ý nghĩa chuyên môn để chỉ một người đã làm chứng tá cho Chúa Kitô và cho giáo huấn của ngài đến độ hy sinh mạng sống mình. Theo truyền thống của Giáo Hội, tử đạo là sự thánh thiện tột đỉnh. Vì thế mà trong phẩm trật Giáo Hội, sau các thánh tông đồ là tới các thánh tử đạo, rồi mới tới các thánh hiển tu.

4 nhân tố của tử đạo

Xét đúng theo quan niệm pháp lý, như giáo luật hiện hành vẫn còn theo, thì sự tử đạo gồm có 4 nhân tố pháp lý sau đây:

• Yếu tố nhân sự: tức là phải có kẻ bách hại và người bị bách hại;

• Yếu tố chất thể: tức là người bị bách hại hoặc tử đạo phải là người chết thực vì cuộc bách hại đó. Vì thế, theo đúng nghĩa pháp lý, nếu người bị bách hại chết vì một nguyên do tự nhiên khác, mặc dù trước đó đã phải chịu tù đày, tra tấn, thì vẫn không được coi là tử đạo, và có thể được coi là vị hiển tu: tức là người đã tuyên xưng đức tin công khai, giống như các vị thánh tu hành hoặc những người đã nêu bật cuộc sông đức tin thánh thiện khác.

• Yếu tố thứ ba là yếu tố tinh thần: tức là người tử đạo phải tự nguyện chấp nhận và kiên nhẫn chịu đựng những hình khổ do kẻ ghét đạo thi hành. Vì thế, nếu một tín hữu bị giết vì đạo nhưng họ không tự nguyện chấp nhận hình khổ và cái chết đó, thì không thể nào được coi là tử đạo đích thực.

• Yếu tố sau cùng là yếu tố nguyên do: tức là người tín hữu bị giết vì kẻ bách hại ghét đức tin, hoặc tín hữu đó chịu chết vì lòng kính mến và vì trung thành với Chúa Kitô. Ví dụ như thánh nữ Maria Goretti chịu chết để bảo toàn đức trinh khiết; thánh nữ chấp nhận cái chết vì không chịu chiều theo kẻ sát nhân phạm tội mất lòng Thiên Chúa; hoặc như thánh Massimiliano Kolbe chịu chết thay cho người bạn tù có gia đình, trong trại tập trung của Đức quốc xã; thánh nhân chịu chết vì lòng yêu mến Thiên Chúa, dâng đã truyền dạy giới răn bác ái yêu người.

Các nhân tố pháp lý trên đây đã được xác nhà giáo luật trong Giáo Hội xác định, nhất là kể từ Đức giáo hoàng Benedicto 14, người đã ban hành bộ giáo luật năm 1917 và ngày nay, các nhân tố đó vẫn không thay đổi.

Tử đạo ngày nay

Ngày nay, nhiều chế độ cộng sản hoặc chế độ độc tài cố tình không cho một ai được gọi là ”chết vì đạo”, nên họ gán cho các tín hữu những tội thường phạm hoặc tội chính trị, hoặc để cho người đó gần chết rồi trả tự do cho họ, để họ không được phúc tử đạo. Rồi ngày nay, người ta cũng bày ra những trò bách hại tinh vi, với những biện pháp cải tạo, tẩy não, phá hủy nhân cách của một người mà không cần kết liễu sinh mạng của họ.

Những hoàn cảnh mới ngày nay như thế cũng có ảnh hưởng đến việc Giáo Hội cứu xét sự tử đạo.

Quả thực ngày nay việc xác định ai là người tử đạo khó khăn hơn trước kia nhiều. Trước kia, trong các vụ bách hại đạo, thường có những vụ xử án các tín hữu, và trong các bản án thường có nêu rõ lý do lên án tử hình cho tín hữu: ví dụ như ngày xưa các tín hữu Roma bị kết án vì không chịu dâng hương tế thần; hoặc trong thời bách hại công giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ 18 và 19, các tín hữu công giáo bị kết án vào tội theo tả đạo mà không chịu chối đạo mặc dù có lệnh cấm đạo của nhà vua.

Thật ra, trong quá khứ, các nhà thần học của Giáo Hội cũng đã nhiều lần cố gắng nới rộng ý nghĩa của từ ”tử đạo”. Lý do là vì từ thế kỷ thứ 4 trở đi, sau khi các tín hữu Kitô không còn bị các hoàng đế Roma bách hại nữa, nên việc tử đạo trở thành những sự kiện hiếm hoi, hy hữu.

Trong khi đó, một hình thức thánh thiện khác nảy sinh trong Giáo Hội bên Đông phương và lan tràn sang tây phương: đó là có những tín hữu nam nữ muốn sống Phúc âm một cách quyết liệt hơn: họ từ bỏ thế gian, lên rừng vắng hoặc vào sa mạc, hoặc vào các tu viện sống cuộc đời khổ hạnh, tận hiến cho Chúa. Có những trinh nữ không lập gia đình, dành trọn cuộc sống để thờ phượng Chúa. Những người tu sĩ nam nữ này được gọi là ”monakos”, đan sĩ, nghĩa là những người chỉ có một mình Chúa Kitô làm gia nghiệp, họ từ bỏ thế gian và mọi của cải, chức tước, danh vọng và những thú vui khác. Họ được coi là những người ”tử đạo” thiêng liêng.

Ngày nay, đứng trước tình trạng các tín hữu Ki tô bị các chế độ độc tài cộng sản bách hại mà không đi tới cái chết, người ta gọi các vị là ”tử đạo trắng”, nghĩa là tử đạo không phải bằng cuộc đổ máu, nhưng bằng cái chết chậm chạp. Đây là trường hợp bao nhiêu người bị giam cầm trong các nhà thương điên ở Liên xô trước kia, hoặc trường hợp ĐHY Mindszenty, giáo chủ công giáo Hungari, và bao nhiêu người khác còn ở trong ngục tù của Trung quốc. Tuy rằng về phương diện pháp lý, họ chưa được nhìn nhận là tử đạo trước mặt Giáo Hội (coram Ecclesia), nhưng họ là những người thực sự ”tử đạo” trước mặt Thiên Chúa.

Tử đạo trong các Giáo Hội Kitô khác

Có một câu hỏi: trong các tôn giáo khác hoặc trong các Giáo Hội tin lành, chính thống, cũng có nhiều người chịu chết vì đức tin. Vậy Giáo Hội Công Giáo có công nhận họ là những người tử đạo không?

Điều chắc chắn là trong dòng lịch sử cũng có rất nhiều người không thuộc Giáo Hội Công Giáo đã chịu chết vì tín ngưỡng của họ, trong những trường hợp tương tự như các vị tử đạo Công Giáo. Dĩ nhiên, cử chỉ hy sinh can đảm của họ cũng đáng được kính trọng. Nhưng Giáo Hội Công Giáo có nhìn nhận họ là những vị tử đạo thực sự hay không?

Câu trả lời tùy thuộc điều này là: theo giáo lý Công Giáo, tử đạo trước hết là một hồng ân của Thiên Chúa và chỉ có ơn thánh mới làm cho việc tử đạo có thể diễn ra được. Vì thế chúng ta phải phân biệt các trường hợp khác nhau.

Ví dụ: một người chịu chết để bênh vực một giáo lý tương phản với những điều Thiên Chúa đã mạc khải và dạy cho con người, thì dĩ nhiên, chúng ta không thể nói được việc chịu chết đó là một cuộc tử đạo dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh được. Dĩ nhiên là hành động chịu chết vì tín ngưỡng như vậy vẫn có thể được người ta gọi là tử đạo, nhưng từ tử đạo ở đây hiểu theo nghĩa rộng mà thôi.

Cũng vậy, nếu một người tin lành và chính thống chịu chết để bênh vực một giáo lý hoặc một tập quán đã bị Giáo Hội Công Giáo lên án, thì việc chịu chết đó không thể được Giáo Hội nhìn nhận là tử đạo, vì theo giáo huấn của công đồng chung Vatican 2, trong số 4 của sắc lệnh về Hiệp Nhất, ”Giáo hội Công Giáo có trọn vẹn chân lý Thiên Chúa đã mạc khái”, và Thiên Chúa là đấng không dạy điều gì mâu thuẫn với chính ngài.

Trường hợp thứ ba là trường hợp của các tín hữu Kitô, dù thuộc các Giáo Hội khác như tin lành, chính thống, anh giáo, nhưng đã chịu chết vì niềm tin nơi Chúa Kitô. Giáo hội Công Giáo chính thức nhìn nhận rằng họ cũng có thể là những vị tử đạo đích thực. Đức Giáo Hoàng Piô 12 đã bày tỏ xác tín này đối với các vị tử đạo của các Giáo Hội chính thống đông phương, trong thông điệp ”Sempiternus Rex” (Vua vĩnh cửu), công bố ngày 8 tháng 11 năm 1951. Và chính công đồng chung Vatican 2, trong số 4 của sắc lệnh Hiệp Nhất, cũng dạy rằng: ”Người Công Giáo cần phải vui mừng nhìn nhận tôn trọng những giá trị thật sự Kitô giáo, xuất phát từ cùng một gia sản chung được tìm thấy nơi các anh em ly khai. Nhìn nhận những kho tàng phong phú của Chúa Kitô và những hoạt động của quyền năng Người trong đời sống của những kẻ đang làm chứng về Người- và có khi phải đổ máu mới nói lên được chứng tá ấy quả là chính đáng và có giá trị cứu rỗi: Vì Thiên Chúa luôn đáng khâm phục và việc Người làm bao giờ cũng kỳ diệu”.

Tuy nhìn nhận như thế, nhưng Giáo Hội Công Giáo không phong thánh tử đạo cho các tín hữu thuộc các Giáo Hội Kitô khác, lý do vì các Giáo Hội đó không muốn như vậy.

Lm Bình An (Báo Mục Vụ - Thụy Sĩ)

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art