Thứ Năm, 08 Tháng Tư, 2021

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu

TP HCM - Nhà thờ Huyện Sĩ và Hạnh Thông Tây do ông ngoại và cậu ruột của Nam Phương Hoàng Hậu xây dựng, bên trong có đặt mộ của hai người.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 1

Nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1) do ông Lê Phát Đạt (1841 - 1900) hiến tài sản xây dựng năm 1902. Ông là ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu, thường được gọi là Huyện Sỹ, là một trong bốn người giàu có nhất của Nam Kỳ thời điểm ấy.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 2

Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 3

Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 4

Bên trong thánh đường có diện tích hơn 700 m2, gồm bốn gian được xây theo kết cấu vòm chịu lực. Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương đặc trưng của kiến trúc Gothic.

Ở vị trí trung tâm nhà thờ là cung thánh, bài trí tượng chúa dang tay, nơi cử hành các nghi lễ công giáo.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 5

Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ. Những kính nhiều màu sắc được mua từ Italy. Mỗi lớp kính thể hiện hình ảnh chúa, các câu chuyện trong Kinh Thánh...

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 6

Gian trái phía sau cung thánh nhà thờ là nơi đặt mộ vợ chồng ông Huyện Sĩ. Năm 1920, sau khi vợ là bà Huỳnh Thị Tài mất, người dân đưa hai ông bà chôn ở vị trí này.

Phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực. Trong nhà mồ còn có tượng bán thân của vợ và các con ông.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 7

Cách nhà thờ Huyện Sĩ 12 km, nhà thờ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp) do ông Denis Lê Phát An dâng cúng đất và xây dựng năm 1921. Ông là con trai ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của Nam Phương hoàng hậu,

Nhà thờ xây dựng trong ba năm, do nhà thầu của Pháp thi công. Nhà thầu chọn thiết kế theo phong cách Byzantine, mô phỏng theo Vương cung thánh đường Vitale ở thành phố Ravenna của Italy.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 8

Mái vòm chính của nhà thờ cao 30 m, thiết kế giản dị, đỉnh các mái là những cây thánh giá. Việc lựa chọn kiến trúc Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam – thường mang phong cách kiến trúc Gothic hoặc Roman.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 9

Bên trong thánh đường có diện tích hơn 500 m2, được trang trí lộng lẫy tạo nên nét tôn nghiêm và giàu giá trị nghệ thuật. Mái hình vòm cung được ghép từ các phù điêu có họa tiết tinh xảo. Các mảng tường được trang trí bằng tranh ghép đá Mosaic độc đáo.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 10

Mái hình vòm cung được ghép từ các phù điêu có họa tiết tinh xảo. Bức tranh chính ở thánh đường ghép đá Mosaic độc đáo, mô tả cảnh Chúa Giesu trên thập giá.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 11

Trong thánh đường có mộ của ông bà Lê Phát An nằm đối diện nhau. Hai ngôi mộ đều có tượng khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương theo phong cách Phục Hưng.

Ở bên phải cung thánh là bức tượng mô tả vợ ông An trong áo dài quỳ gối, chắp tay như cầu nguyện và đang trò chuyện với chồng. Bên trái là tượng ông cũng trong tư thế như đang tâm sự với vợ mình.

Hai nhà thờ của gia đình Nam Phương hoàng hậu - 12

Bên ngoài nhà thờ có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh. Mỗi góc lại bài trí các tượng chúa và thánh tử đạo của Việt Nam.


Quỳnh Trần

 

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art