Ngay từ khởi đầu công cuộc truyền đạo ở Việt Nam, Giáo phận Đàng Trong đã quan tâm tới việc giảng đạo cho người Hoa tại Nam Kỳ. Vào năm 1865, đời Đức Cha Miche (Mịch, 1865-1872), Cha Phillippe, linh mục Hội Thừa Sai Paris thuộc Giáo phận Quảng Đông, đã đến thành lập một nhà thờ đầu tiên cho người Hoa tại Chợ Lớn. Lúc đó có khoảng hơn chục người Hoa Công Giáo đã định cư tại đây được ít lâu để buôn bán, cũng có mấy bệnh nhân người Hoa đã trở lại đạo đang nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Quán. Chính với cộng đoàn người Hoa Công Giáo bé nhỏ này, cha Philippe đã thành lập giáo xứ gốc người Hoa tại Chợ Lớn.
Khởi đầu chỉ là một ngôi nhà cũ kỹ kiểu Việt Nam, gần ga xe lửa ở đường Thủy Quân (Rue des Marins, nay là ngã tư đường Châu Văn Liêm và Trần Hưng Đạo B) được dùng làm nhà thờ và nhà xứ. Năm sau đó, 1866, Đô đốc De Lagrandière, lúc bấy giờ là Thống đốc Nam Kỳ, một hôm đi thăm vùng Chợ Lớn, đã dừng lại nơi này. Xúc động về sự nghèo nàn thiếu thốn của ngôi thánh đường, khi trở về dinh, ông đã ra lệnh cho Sở Công trình Công cộng dùng ngân quỹ nhà nước, để xây một nhà thờ lớn hơn và xứng đáng hơn, trên một thửa đất rộng rãi cách xa đó một chút trên đường Cây Mai (nay là Báo Sài Gòn Giải Phóng (vì Ngân Hàng Việt Hoa đã bị đóng cửa), ở ngã tư đường Hùng Vương và Phùng Hưng, chính xác là số 203 Hùng Vương, Phường 14, Quận 5, Vì nay mở cửa hướng về đường Hùng Vương). Đó là nhà thờ thứ hai ở Chợ Lớn và cũng là nhà thờ duy nhất dành cho người Hoa ở Miền Nam.
Vìi sao là “Cha Tam”?
Thời đó xét thấy ở khu vực thành phố Chợ Lớn thuộc Giáo xứ Chợ Quán, người Việt gốc Hoa theo đạo Công giáo không có nơi cầu nguyện, Đô đốc Lagrandière lúc đó đang là Thống đốc Nam Kỳ, đã ra lệnh cho Sở Công trình Công cộng dùng tiền công, để xây dựng một ngôi nhà thờ, được sự hỗ trợ của chính quyền, Giám mục Dépierre đã cử linh mục Pierre d’ Assou có tên Hoa là Đàm Á Tố (Tam An Su), đọc sang âm Việt là Cha-Tam, đứng ra mua một khu đất rộng ba hecta ở xóm Lò Rèn, mặt tiền đối diện đường Thủy Binh (Rue des Marins, nay là đường Trần Hưng Đạo), gần Lệ Châu hội quán (nhà thờ tổ nghề kim hoàn của Sài Gòn xưa), ngay trung tâm Chợ Lớn để xây dựng, ngày 3 Tháng Mười Hai năm 1900, nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier), vị Giám mục địa phận Sài Gòn Mossard, đã đến làm phép đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường, và vì thế ngôi thánh đường được mang tên vị thánh này, hai năm sau, vào ngày 10 Tháng Giêng năm 1902, lễ cung hiến thánh đường được tiến hành một cách trọng thể.
Tuy nhiên, vì linh mục Pierre d’ Assou, người đứng ra xây dựng nhà thờ và cũng là vị cha sở đầu tiên, nên dân gian quen gọi là nhà thờ Cha Tam, sau đó, Cha Tam cũng đã cho xây dựng thêm ở khu vực nhà thờ một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và một số nhà dành để cho thuê, vào năm 1990, tháp chuông nhà thờ được tu sửa lại và cung thánh được tân trang.
Nơi Ngô Tổng thống và bào đệ cầu nguyện trước khi tử nạn, được nhà thờ trân trọng ghi dấu lại, bất chấp sự khó chịu của chính quyền hiện nay.
Ký ức lịch sử Miền Nam Việt Nam
Không chỉ với lịch sử đáng quý và gìn giữ lâu đời, ngôi nhà thờ này giờ đây còn là ký ức của một miền Nam không cộng sản. Cách đây 56 năm trước ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963, cuộc đảo chính quân sự nổ ra, anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và người em ruột là Cố vấn Ngô Đình Nhu đã phải tạm lánh đến ở một nhà người Việt gốc Hoa tên là Mã Tuyên ở khu vực Chợ Lớn, sáng hôm sau, tức ngày 2 Tháng Mười Một năm 1963, hai ông đã đến nhà thờ Cha Tam này cầu nguyện trước khi bị phe đảo chính hạ sát ngay trên đường áp tải từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng tham mưu .
(tổng hợp)
https://saigonnhonews.com/