Thứ Tư, 30 Tháng Giêng, 2019

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới

 

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 1Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Trải dài trên 1.200km giữa Kyrgysztan và Tajikistan, Xa lộ Pamir là một trong những cung đường hoang dã nhất thế giới - và với những lữ khách can đảm thì đó là một trong những tuyến đường hào hùng nhất.

Tuyến đường hoang dã dọc suốt Trung Á

Trải dài hơn 1.200km nối các thành phố Osh ở Kyrgyzstan và Dushanbe ở Tajikistan, Xa lộ Pamir là một trong những con đường hoang dã nhất thế giới - và với những lữ khách quả cảm, thì có lẽ đó cũng là một trong những con đường hào hùng nhất.

Con đường đi qua những quang cảnh hoang sơ dữ dội, từ sa mạc trên cao cho tới những đỉnh núi phủ tuyết trắng, với những đoạn đèo tới hơn 4.000m nơi có lẽ chỉ có báo tuyết và những chú cừu Marco Polo chứ không có bóng người. (Credit: Dave Stamboulis)

Nóc nhà của thế giới

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 2Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Với các đỉnh núi cao trên 7.000m, Rặng Pamir, được biết đến với tên gọi Bam-i-Dunya (Nóc nhà của thế giới) chỉ chịu thua về độ cao so với Himalaya, Karakoram và Hindu Kush.

Địa hình không ổn định ở các đoạn đèo trên cao, lại càng không ổn định qua các vùng bị động đất, bị lở đất, bị đá lăn từ trên cao xuống, khiến cho Xa lộ Pamir trở thành một trong những tuyến đường thách thức nhất. Những điều kiện khắc nghiệt tới mức cùng cực này lại rất hấp dẫn các tay đi xe máy, xe đạp và xe ba bánh yêu thích cảnh mênh mang hào hùng, hoang sơ và heo hút.

Trận chiến giành quyền thống trị khu vực

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 3Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Cung đường chạy qua những ngọn núi này đầu tiên được người Nga xây dựng trong cuộc chiến Bàn Cờ Lớn giữa đế Đế chế Anh và Đế chế Nga từ đầu thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20 để giành quyền kiểm soát tối thượng ở vùng Trung Á.

Một trong những tuyến đường giao thông chính của Con đường Tơ lụa cũng đi theo hướng này, và nay ta vẫn có thể nhìn thấy những dấu vết cò sót lại của những pháo đài có từ thời Trung Cổ đứng trên các đỉnh núi, được xây dựng nhằm bảo vệ hoạt động giao thương đi lại qua khu vực.

Tới thời thập niên 1900, chính quyền Xô-viết tiếp tục cải tạo tuyến đường. Tuy nhiên nó vẫn đa phần vẫn mới là tuyến đi gồ ghề đá, đất và bụi bặm. Những nỗ lực nhằm hoàn thiện con đường đã vấp phải khó khăn do tình trạng xói mòn, ổ gà và việc không được duy tu bảo dưỡng liên tục.

Nhìn thấy Afghanistan

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 4Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Hầu hết con đường đi dọc theo Hành lang Wakhan, men theo dòng sông Panj cuồng nộ phân chia Afghanistan và Tajikistan.

Có những khu định cư nhỏ của người Ismaili theo Hồi giáo nằm rải rác ở cả hai bên dòng sông Panj hung dữ. Cánh tài xế và những người đi xe máy thường phải đối diện với những khúc cua tay áo cực kỳ đột ngột, và những vách đá dựng đứng cao chênh vênh cách xa mặt nước trắng xóa, hoặc phải chạy xe dọc theo những con đường ở bình nguyên rất hẹp và ngập nước, mà thường bánh xe chỉ cách dòng sông có vài cm.

Hồ nước và lạc đà

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 5Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Thế nhưng quả là những lữ khách dám dấn thân trên con đường đều được tưởng thưởng xứng đáng, với những quang cảnh đẹp tới sững sờ hiện ra mỗi ngày mỗi khác trong suốt hành trình kéo dài cả tuần lễ để đi từ thành phố này tới thành phố khác của vùng Trung Á. Đó có thể là những cảnh như siêu thực với các hồ nước xanh ngọc và những bãi biển đầy cát trắng không bóng người, hay những chú lạc đà hai bướu của vùng thảo nguyên Trung Á lững thững nơi Hồ Yashikul, một hồ nước ngọt rộng lớn nằm ở khoảng giữa hành trình.

Các hồ nước là nguồn sống cho cá, chim, và ta sẽ có khá nhiều cơ hội để đi bộ hiking, cắm trại ở một trong những địa điểm ít có dấu chân du khách nhất trên thế giới này.

Phóng tầm mắt vươn xa

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 6Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Nơi đây, những ngọn núi dường như trùng điệp kéo dài không ngớt. Không chỉ những ngọn núi của Dãy Pamir mà cả ngọn Hindu Kush nhô lên từ Afghanistan cũng hiện lên trong tầm mắt.

Có những đỉnh núi mang biệt danh đầy gợi nhớ, chẳng hạn như Học viện Dãy núi Khoa học, hay hàng trăm các đỉnh núi vô danh khác mà dấu chân người chưa từng đặt tới.

Thần kinh thép

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 7Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Không hề có vành đai bảo vệ và con đường thì hẹp bám vào vách đá, cheo len giữa một bên là núi đá một bên là sâu thẳm sông dữ, việc đi lại trên cung đường này không dành cho người yếu tim.

Nhiệt độ khắc nghiệt kèm theo những trận động đất, lở đất, lở tuyết, lũ lụt và những tình huống khó có thể lường trước được thường xuyên xuất hiện tạo ra đầy những thách thức mỗi ngày.

Chưa kể các khu dân cư rất thưa thớt, nằm rải rác, và các điểm dịch vụ dừng chân cũng cách nhau rất xa, mức độ hiểm trở của cung đường khiến ta dễ rơi vào cảm giác máu dồn lên não khi đối diện các thách thức thực sự này.

Đương nhiên, ngoài lòng can đảm ra thì bạn cũng cần phải có những kỹ năng cơ khí vững vàng, và cần có thần kinh thép nữa.

Giấc mơ của đam mê

Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới - 8Bản quyền hình ảnhDAVE STAMBOULIS


Bất chấp những trở ngại, việc thực hiện một hành trình đầy bụi bặm, xa xôi và gập ghềnh là điều rất đáng làm.

Khoảng cách to lớn, địa hình hiểm trở, và nó hẻo lánh tới mức bạn hiếm khi nhìn thấy có một chiếc xe nào khác trên đường. Những gì bạn nhìn tháy sẽ chỉ là một số trong những khung cảnh đẹp tới nhói tim, đẹp hào hùng nhất thế giới. Và đó hẳn sẽ là một cuộc phiêu lưu để đời.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art