Chủ Nhật, 06 Tháng Tư, 2025

Quan niệm về Thiên Chúa trong Cựu ước

QUAN NIỆM VỀ THIÊN CHÚA TRONG CỰU ƯỚC

Hỏi: Trong các sách của Môsê, Thiên Chúa được mô tả như một bạo chúa, mang trong người tất cả các đặc điểm của vài hoàng đế La Mã. Chắc chắn Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ, là Đấng toàn năng. Tuy nhiên mô tả người như trong các sách của Môsê và ở nhiều nơi khác trong Cựu ước là một sự phỉ báng đối với trí thông tuệ và sự cao cả của Người. Cha có đồng ý điểm này không?

Đáp: Tôi có cảm tưởng bạn đang tự giới hạn mình trong một cái nhìn đơn giản, thô thiển về Mạc khải. Sự việc là, để tự tỏ mình ra cho con người, Thiên Chúa phải cư xử với con người theo trình độ của chúng. Nếu Người làm khác đi, Người sẽ dễ bị kết án vi phạm sự tự do đáp trả của dân Người trước lời mời gọi liên tục của Người với họ, một lời mời gọi và một lời đáp trả phải thay đổi bởi vì chính các dân tộc, con người cũng đổi thay với đà tiến của thời gian, của văn minh.

     Do sự hiểu biết về lịch sử của bạn, bạn phải ý thức rằng các cảm thức của con người phát triển và lớn lên dần. Ngày xưa, ngay tại nước Mỹ, xích người nơi quảng trường thành phố được xem như một hành động nhân ái của đất nước chúng ta, nhân đạo hơn gấp bội việc đánh đòn ở nơi công cộng.

     Chúng ta đã thấy nhiều tiến bộ trong sự nhận thức nhân phẩm ngay cả trong Giáo hội chúng ta trong suốt 2 ngàn năm. Tự tử, chẳng hạn, trong thời gian tử đạo xưa được hiểu một cách khác xa so với quan niệm của chúng ta ngày nay.

Giám mục Eusebius thành Caesarea, sử gia nổi tiếng nhất trong những thế kỷ đầu của Kitô giáo, nói rằng trong thời gian của Ngài (thế kỷ thứ III và IV), những ai thà tự kế thúc đời mình còn hơn là tham dự vào sự tàn bạo ghê tởm của đấu trường, thì được tôn vinh như một vị tử đạo.

     Chắn chắn việc tự cắt lấy mạng sống mình như thế không thích hợp với quan niệm của các Kitô hữu sau này về vấn đề tự tử.

     Vào chính thời điểm này, các giáo hội Kitô giáo và có lẽ toàn bộ nền văn minh Tây phương đang trải qua một cấp độ kinh nghiệm mới trên bình diện cảm thụ và ý thức về nhân phẩm. Điều này nghiêm chỉnh bắt buộc chúng ta xem xét lại nhiều quan niệm xưa về “chiến tranh chính đáng” và hình phạt tử hình.

      Tôi nghĩ chúng ta cùng đừng quá khắt khe với Môsê hoặc các tổ phụ khác chỉ vì cách họ hình dung Thiên Chúa và con người tỏ ra khá xa lạ với chúng ta. Sau cùng, trong khi không ngừng đẩy chúng ta tiến tới trước vào những con đường mới, Thiên Chúa đồng thời luôn tỏ ra rất kiên nhẫn đối với con người cụ thể của chúng ta trong thời gian và không gian chúng ta đang sống.

 

Bài viết khác