Thứ Hai, 08 Tháng Mười Một, 2021

GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP

Nhắc đến "bánh croissant", còn gọi là "bánh sừng bò", vô tình người ta lại nghĩ ngay đến Pháp và cho rằng đây là nơi "chôn rau cắt rốn" của nó. Song khi truy ra đúng nguồn gốc, người ta mới ngạc nhiên khi biết bánh sừng bò lại có xuất xứ từ nước Áo.

Giai thoại ly kỳ về chiếc bánh sừng bò Pháp có thể khiến cho bạn bị bất ngờ
GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP - 1
Kipfel nguyên thủy có hình dạng rất đơn giản

Bánh sừng bò tuy rất nổi tiếng ở Pháp, nhưng thực chất nó không do người Pháp tạo ra mà nó được hình thành ở Áo. Hình dạng của nó giống hình trăng lưỡi liềm, song đây chính là quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng là loại bánh ngọt thông dụng đầu tiên vào năm 1683 với tên bánh thuở ban đầu là Kipfel (trăng lưỡi liềm). Giai thoại ra đời của chiếc bánh này được kể lại rằng:

Vào năm 1683, cuộc chiến tranh Áo - Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra ác liệt, đạo quân 100.000 quân của Thổ phá được phòng tuyến của Áo để bao vây kinh đô Vienna. Trong một đêm khuya, có thợ làm bánh người Áo ở thủ đô Vienna bỗng nghe thấy tiếng khoan đục kỳ lạ dưới mặt đất, anh rất cảnh giác và báo ngay lại cho quân đội nước Áo lúc bấy giờ. Nhờ mật báo này mà quân đội Áo đã ngăn chặn và chiến thắng được quân Thổ Nhĩ Kỳ đào hầm tiến vào thủ đô Vienna.
GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP - 2
Công nương nước Áo là Marie Antoinette có công lớn đưa nước Pháp tiếp cận được chiếc bánh ngon và hấp dẫn này

Sau đó, người thợ làm bánh được ban thưởng trọng hậu, nhưng anh đều từ chối tất cả và anh chỉ mong mỏi duy nhất một điều là được nướng một mẻ bánh thật ngon để ăn mừng chiến thắng của nước nhà. Chính từ đó, bánh nướng kipfel đã ra đời, món bánh truyền thống có hình lưỡi liềm rất được yêu thích ở Áo vì chúng vừa nhắc nhớ người dân Áo về kẻ thù của dân tộc một thời, vừa tri ân người thợ lò bánh đã cứu lấy thành phố Vienna. Bánh lưỡi liềm từ đó đã trở thành món truyền thống của người dân Áo.

GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP - 3
Với sự tinh tế trong ẩm thực Pháp, chiếc bánh đơn giản ngày nào trở nên cầu kỳ hơn

GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP - 4
Thậm chí, người Pháp còn thêm nhân mặn và ngọt để có thể chinh phục mọi thực khách

Tuy nhiên, năm 1770, Công nương nước Áo là Marie Antoinette (15 tuổi) được gả cho vị thái tử Pháp, tức vua Louis XVI sau này. Sau một thời gian ở Pháp, Marie Antoinette vì quá nhớ món bánh kipfel của quê hương nên đã yêu cầu đầu bếp người Pháp làm món "quốc bánh" này. Để tỏ lòng tôn kính vị Công chúa, thợ làm bánh người Pháp đã chế biến với hình dáng cầu kỳ hơn để phù hợp với bàn ăn Hoàng gia và đặt tên là "croissant".

Và chính từ đó, chiếc bánh kipfel khi ra khỏi biên giới nước Áo không ngờ đã trở nên thông dụng khắp nước Pháp và châu Âu từ ngày ấy cho đến tận hôm nay với tên gọi bánh croissant (bánh sừng bò) do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.

GIAI THOẠI VỀ CHIẾC BÁNH SỪNG BÒ (CROISSANT) PHÁP - 5
Bánh sừng bò là chiếc bánh người Pháp thường ăn sáng không quên kèm theo cốc cà phê

Bánh Sừng bò được làm từ nguyên liệu đơn giản như bột mì, men, bơ, sữa và muối; đúng kiểu phải thật xốp, giòn, ruột bánh rỗng và thoáng, khi ăn có thể xé ra thành từng lớp mỏng nhỏ. Khi trở thành bánh sừng bò, nó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tính cầu kỳ, tinh tế của ẩm thực Pháp nên một số vùng ở Pháp, bánh sừng bò có thêm nhân chocolate, mứt, nho khô, kem bơ mềm như bánh su kem hoặc nhân mặn. Đến nay, dường như nó đã trở thành biểu tượng của nước Pháp. Trong khi, người Áo vẫn cố gắng gìn giữ món bánh kipfel truyền thống này theo đúng hương vị cổ xưa.

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art