Chủ Nhật, 01 Tháng Bảy, 2012

KINH CORAN Sách Thánh Của Người Islam

KINH CORAN Sách Thánh Của Người Islam

Islam được hình thành từ sự pha trộn những tôn giáo và những truyền thống. Sau hơn mười ba thế kỷ người Islam vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau và chỉ có Kinh Coran thật sự đảm bảo cho họ sự hợp nhất.

TÁC GIẢ VÀ SỰ HÌNH THÀNH KINH CORAN

Kinh Coran được viết bằng tiếng Ảrập- «AL- QURAN» phát sinh từ gốc của ngôn ngữ «Xê-Mít» (Sémitique) QR mà chúng ta đã tìm thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước. Coran có nghĩa là «đọc» hoặc rộng nghĩa hơn là «Lời rao giảng». Kinh Coran được xem như một tập gom góp tất cả những lời mạc khải của Thiên Chúa cho tiên tri Mahomet từ năm 609 đến 632. Tất cả những lời mạc khải trên đều được Mahomet thu thập qua lời truyền của thiên sứ Gabriel. Mahomet không biết viết và điều này không có gì lạ vào thời ấy. Ông đã lập lại những lời được mặc khải cho các thầy ký lục viết thô sơ trên những mảnh da, những mảnh gốm vỡ hay trên bả vai lạc đà… Ngoài ra cũng có những đệ tử cố gắng ghi nhớ những lời của thầy mình và họ lập đi lập lại, giữ theo hình thức truyền khẩu. Theo truyền thống Islam có tất cả sáu người còn giữ hoặc nhớ đầy đủ Kinh Coran.

Sau khi Mahomet qua đời (632), những người trên là những người duy nhất được ký thác giữ sách Thánh. Vào năm 633 có một số bị tử thương trong chiến trận chống lại những kẻ phản nghịch. Abou Bakr, người kế vị Mahomet, thấy rõ sự cần thiết phải có một văn bản chính trước khi những người bạn đồng hành còn nhớ Kinh Coran qua đời. Ông lập ra một tiểu ban dưới sự điều khiển của Zayd ben Thabet. Ông này trước đây là thư ký của Mahomet. Sau cùng ủy ban của Zayd đã ra bản đối chiếu thứ nhất của Kinh Coran, nhưng dầu sao đây cũng chỉ là một bản bán chính thức và chỉ lưu dùng trong dòng họ các vị chức sắc (Calife) của Islam.

Vài năm sau, Calife Osman (644-656), người thừa kế Abou Bakr, thấy có khác biệt dần dà trong các cộng đòan Islam về cách đọc và giải thích những lời của Kinh Coran. Sự thể này có thể đưa đến mối tranh chấp trầm trọng, nên Osman lập lại một tiểu ban khác gồm bốn thầy ký lục cùng dưới sự điều khiển của Zayd để tiếp tục công việc thu nhập lại như lần trước. Sau một thời gian họ đã lập nên một tập Coran chính thức cho tất cả mọi người Islam. Osman cũng ra lệnh hủy bỏ tất cả các bản văn Coran khác nếu như bản ấy không phù hợp với bản chính thức này.

HÌNH THỨC KINH CORAN

Coran có 6236 câu (âyat) được gom lại trong 114 chương (sourates). Toàn bộ Kinh Coran tương ứng khoảng chừng hai phần ba Kinh Thánh Tân Ước. Các chương dài ngắn không đều nhau. Chương đầu là Kinh nguyện căn bản của người Islam còn gọi là “Fâtiha” hay là “Mở đầu”. Sau đó các chương khác được xếp gần như từ dài đến ngắn. Niên đại của các chương không được tôn trọng theo thời gian tính. Ngoài ra trong cùng một chương sự mạc khải có thể ở những thời gian khác nhau.

Người ta phân biệt rõ ràng trong Coran có những chương phát xuất từ truyền thống đến từ La Mecque và những chương đến từ Médine. Từ La Mecque thường được viết bằng thể văn xuôi có vần, lời văn trúc trắc diễn tả bằng những câu ngắn, được lập đi lập lại như lời niệm thần chú. Ý chính những chương này rất dễ hiểu chứa những điều căn bản của Islam (87). Ngược lại những chương phát xuất từ truyền thống Médine thường dài hơn, không được vấn lắm, két bằng những câu kép và có xếp đặt hẳn hoi. Chung chung đây là những chương kể lại câu chuyện gợi ý, diễn tả hầu hết những lời khiển trách hay những quy định (27)

NỘI DUNG KINH CORAN

Về nội dung, Kinh Coran lẫn lộn những tường thuật, những câu chuyện hay những đoạn bàn về Luân lý hay Lề luật. Sứ điệp chính trong Coran là sự công bố tính cách duy nhất của Thiên Chúa.

1. Thiên Chúa là Đấng duy nhất.

Islam chỉ tin và chỉ thờ một Thượng Đế duy nhất gọi là Allah hay Al-ilah nghĩa là Đấng tối cao. Danh xưng này được nhắc đến tất cả 2700 lần trong Coran, ngoài ra truyền thống còn đăt cho Ngài 99 tên bằng những tĩnh từ khác nhau. Thiên Chúa là Đấng thấy nghe, ban phát ơn và tha thứ. Kinh Coran lặp lại với nhiều hình thức khác nhau “ Thiên Chúa là Đấng duy nhất, không có những thiên tính nào khác ngoài Người” ( 2, 255). Tính cách duy nhất của Thiên Chúa còn được diễn đạt trong thái độ của người Islam lo lắng công bố sự uy thế và siêu việt tính của Ngài. “Chỉ một mình Thiên Chúa cao trọng hơn tất cả”(Allahu Akbar”. Sự cao trọng uy thế của Thiên Chúa biểu lộ trong sự kiện Ngài hoàn toàn khác biệt với những tạo vật do Ngài dựng nên: “Không ai giống được như Ngài”(42,11).

Dù Thiên Chúa được xem là Đấng Toàn Năng nhưng Ngài cũng rất gần loài người. Sự gần gũi này như hình ảnh của moat ông chủ mà người đầy tớ thích được hầu hạ, nhưng không đi vào phạm vi than tình của ông ta. Thiên Chúa còn gần con người trong lời kinh nguyện: “ Nếu những đầy tớ của Ta hỏi ngươi về Ta… Ta gần họ. Ta thỏa mãn lời cầu nguyện của những ai khấn xin Ta”(2, 186). Sự gàn gũi này còn mang đầy niềm hy vọng trước sự tốt lành của Thiên Chúa đối với kẻ tin Ngài. Niềm hy vọng trên luôn luôn hòa hợp sự e dè tôn kính. Kinh Coran cho rằng Thiên Chúa thưởng hành động nào đó của những đầy tớ và chính họ cũng tìm kiếm làm sao làm hài lòng Ngài qua cách ăn ở của họ.

2. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vũ trụ.

Trong những lời giảng dạy về Thiên Chúa cũng như những thái độ của con người đối với Thiên Chúa. Kinh Coran còn nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là Chúa và là chủ tất cả tạo vật. Trong Coran không có đoạn nào rõ rệt như Kinh Thánh Cựu Ước để nói về sự sáng tạo của Thiên Chúa, nhưng bàng bạc đó đây nhiều giai thoại sáng thế. Coran khẳng định rõ rằng Thiên Chúa là Đấng tạo hóa. Ngài dựng nên loài người, thú vật, cây cỏ va thiên nhiên. Ngài tiếp tục công trình sáng tạo của mìng khi làm sanh nở con cháu loài người. Riêng với loài người, Thiên Chúa ký moat giao ước “vơí các tiên tri, Noê, Abraham, Môsê và Giêsu con của bà Maria, chúng ta đã ký một giao ước vĩnh cửu, hầu Thiên Chúa đòi phải giải thích về nhũng trung thực tấm lòng chân thành của họ, nhưng Ngài cũng sửa soạn cho nhũng kẻ ngoại một án phạt đau đớn” (33, 7-8).

3. Sự tùng phục Thiên Chúa.

Vì chính Ngài đã tạo dựng và làm cho tất cả hiện hữu nên mọi lòai phải tùng phục Ngài. Thiên Chúa quay về phía trời đang bốc khói và Ngài phán cùng trái đất: “Trời và đất hãy về dù các ngươi muốn hay không”. Và trời đất đáp: “chúng tôi đến tuân phục” (44,11)

Trong buổi sơ khai trần thế, Thiên Chúa đã tụ họp tất cả loài người sinh sản bởi dòng dõi của Ađam và Ngài đã hỏi: “Ta có phải là Chúa của các ngươi không?”. Tất cả đều đồng thanh đáp: “Đúng vậy chúng tôi chứng thực điều đó”. Như thế loài người không còn lý do gì để chạy tội ngày phán xét chung nếu họ chểnh mảng duy nhất tính của Thiên Chúa và là Chúa các tạo vật (7, 172). Điều này ghi ngay trong bản chất loài người và họ phải ý thức. Ngược lại, “kẻ nào tùng phục Thiên Chúa và làm việc thiện sẽ được thưởng ở gần Chúa” (2, 112). Mọi người Islam phải biết nhìn nhận Thiên Chúa là chủ và là Chúa: “Nếu các ngươi tuân phục, Thiên Chúa sẽ ban cho các ngươi một phần thưởng xứng đáng” và tiên tri Mahomet nhấn mạnh: “ Tôi đến cùng an hem với moat dấu chỉ của Thiên Chúa. Hãy kính sợ Ngài và vâng nghe theo tôi” ( 3, 50).

A. KINH NGUYỆN

Một trong nghĩa vụ đầu tiên của người Islam là cầu nguyện. Nghi thức cầu nguyện còn gọi “sabât” là phận vụ bắt buộc mọi người, trừ trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, người già, người bệnh và những khách du hành. Nghi thức cầu nguyện gồm có “raka” hay là sụp lạy bắt đầu bằng lời nguyện “ Thiên Chúa là Đấng tối cao” với hai bàn tay mở ngang mặt. Tiếp theo đọc chương Fatihah và cúi đầu với hai bàn tay để xuống đầu gối. Khi xong, người cầu nguyện đứng dậy trong trạng thái sụp lạy lại. Tuy nhiên, chỉ có sự sụp lạy đầu tiên trong ngày bắt đầu bằng lời chào Đấng Allah, những lần kế tiếp lại đọc những chương kinh Coran.

Người Islam giữ nghi thức Raka như sau:

· 2 lần lúc vừa rạng đông nhưng trước khi mặt trời ló dạng hầu tránh lầm lẫn cho rằng sự sụp lạy mặt trời.

· 4 lần đúng giờ ngọ.

· 4 lần buổi chiều.

· 3 lần lúc hoàng hôn ngay khi mặt trời vừa khuất dạng cuối chân trời.

· 4 lần khi canh giờ đầu đêm tối sắp chấm dứt.

Người ta có thể cầu nguyện nơi công cộng hay trong phòng riêng. Bình thường nơi công cộng đều được hướng dẫn bởi một thầy cả (Iman) và quay hướng về La Mecque. “Hãy quay mặt ngươi về hướng đền Thánh, dù ngươi đang ở đâu hãy quay mặt về hưóng ấy” (2, 144)

Riêng ngày thứ sáu có nghi thức nguyện kinh trưa tại đền thờ. Tất cả mọi người được kêu gọi tham dự để đánh dấu tình liên đới. Nghi thức của ngày này gồm có hai phần: cầu khấn để chào mừng Đấng tiên tri và nghe giảng thuyết.

B. SỰ BỐ THÍ

Nghĩa vụ thứ hai được nhắc lại không ngừng như cầu nguyện là việc bố thí. Có hai thể cách làm việc này: tự nguyện và bắt buộc (zakat). Bố thí bắt buộc gồm ngũ cốc, trái cây, súc vật, tiền bạc, vàng tương ứng một phần bốn mươi lợi tức hằng năm. Zakat đòi hỏi sự hy sinh của mọi người Islam cho kẻ nghèo, người bị tù đày, kẻ nô lệ, những người bảo vệ luật và rao truyền đạo giáo.“Những ai bố thí của cải mình để được thiên hạ khen… giống như tảng đá bao bọc bởi đất, một trận mưa to phủ xuống sẽ làm tảng đá trơ trụi” ( 2, 264)

C. THÁNG NHỊN ĂN (RAMADAN)

Theo niềm tin Islam, Ramadan là tháng mà Kinh Coran được mạc khải cho loài người. Đây là cơ hội biểu lộ niềm tin của mình. Họ nhịn ăn hằng ngày trong vòng một tháng cho tới khi mặt trời lặn. Kinh Coran ghi: “ Các ngươi chỉ ăn uống trong khoảng thời gian cho đến khi nào có thể phân biệt ở rạng đông một sợi chỉ trắng và một sợi chỉ đen” (2, 87). Những người giữ chay là những người phục tùng Thiên Chúa.

D. HÀNH HƯƠNG LA MECQUE

Nghiã vụ cuối cùng của người Islam là phải đến hành hương ít nhất là một lần trong đời mình vào tháng thứ mười hai Hồi loch.

La Mecque nằm ở “ Ảrập Sao đi”, là nơi sinh quán của Mahomet. La Mecque còn gợi lại nơi trước đây tiên tri Abraham ghé thăm và nơi người Islam đã hủy phá thần tượng dân ngoại.

Mục đích tiếp tục cuộc hành hương: đến hôn hòn đá đen là suối nguồn phúc lành. Hòn đá này treo ngay một góc của Kaaba. Kaaba là một khối có 15 thước chiều cao, dài và rộng 10 đến 12 thước, là nơi ngự của Đấng Allah. Một nghi thức khác là người hành hương lượm bảy hòn đá nhỏ và ném vào ba cột trụ dựng gần đó như dấu chỉ xua đuổi ma qủy. Sau đó họ về dâng của lễ bằng chiên hay lạc đà, đi thăm viếng đền Thánh và đi bảy vòng chung quanh khối Kaaba.

Trước cuộc hành hương mọi người phải tẩy uế. Đàn ông cạo đầu, đàn bà che mặt, Trong thời gian hành huơng không bắt buộc chay tịnh nhưng tránh chất thơm và giao hợp. Khách hành hương lại luôn luôn tâm niệm “ Tôi đi hành hương vì Thiên Chúa” như thế họ sẽ bảo đảm nhận lãnh ơn cứu độ.

Thánh chiến (djihad) cũng được quy định tương quan với việc hành hương và nhịn chay để bảo vệ đức tin Islam (2, 186). Cuộc Thánh chiến còn được điều động để quảng bá đạo giáo (9,5). Việc này không phải là việc riêng tư nhưng là một nghĩa vụ chung. Tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa chí tôn và duy nhất, kèm theo bốn nghĩa vụ vừa ghi trên kết thành cột trụ đời sống đạo Islam.

4. LUÂN LÝ THEO KINH CORAN

Kinh Coran cũng có một số lề luật tương tự thập giới của Môsê. Người Islam không được giết người (4, 151). Về hôn nhân: Người phụ nữ chỉ có thể mở mặt cho chồng mình xem mà thôi. Cô không được lấy chồng nếu cha mình không cho phép. Dầu sao cô cũng không được lập gia đình với một Do thái hay theo Thiên Chúa giáo. Ngoài ra Kinh Coran còn dự trù một số hình phạt:

· Luật phạt bằng ngang hay mắt đền mắt, răng đền răng (2,178)

· Phạt đánh một trăm roi cho cặp nào ngoại tình (24,2)

· Kẻ ăn cắp bị chặt tay (5,38)

· Kẻ bất trung hay phản đạo bị án tử hình (4, 89)

5. THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC

Đời sống của người Islam là một cuộc sống tuân phục. Bởi thế, chính Thiên Chúa là người ban phát thưởng cũng như phạt. Nhân loại đã được Thiên Chuá gửi đến 28 Đấng tiên tri (Ađam, Nôe, Abraham, Giêsu va mười tiên tri có ghi trong Cựu Ước) và nhất là tiên tri Mahomet để loan báo về ngày tận thế và sự phán xét chung. Ngày ấy tai biến sẽ xảy ra, núi đồi rung chuyển, đất mở ra quẳng laị những kẻ qua đời, những luồng lửa xé màn trời và Đấng Allah cho kẻ chết sống lại. Cuốn sách định mệnh mở ra ghi đầy đủ tên những người đã nghe theo sứ điệp cuả các tiên tri, họ được vào Thiên Đàng, còn tất cả những kẻ khác sẽ vào hỏa ngục đời đời.

KẾT LUẬN

Qua cái nhìn tổng quát về Kinh Coran chúng ta nhận thấy quan niệm của người Islam cho rằng đây là một cuốn sách Thánh. Chính Thiên Chúa là tác giả và là người viết, vì thế Kinh Coran luôn kề cận bên Ngài vĩnh cửu, cũng vì thế mà mọi ý tưởng, lời văn ghi trong đó phải được tôn trọng tuyệt đối như bất di bất dịch.

Lê Phú Hải omi. 

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art