Thứ Hai, 09 Tháng Mười, 2023

Nguồn gốc kinh Mân Côi

Nguồn gốc kinh Mân Côi

Trong tháng 10 đôi khi chúng ta ít quan tâm đến một thực hành đạo đức quan trọng mang màu sắc với lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7/10. Nhưng việc thực hành phổ biến lần hạt Mân Côi đến từ đâu?

Nguồn gốc được tìm thấy trong các dòng tu (đặc biệt là dòng Xitô), họ có một số lượng đáng kể các anh em không phải là linh mục, những người thường không biết đọc nên không thể tham gia vào giờ kinh phụng vu. Do đó, họ được mời gọi hiệp nhất bằng cách đọc, thay vì một trăm năm mươi thánh vịnh được đọc hàng tuần, bằng một trăm năm mươi Kinh Lạy Cha, được phân chia vào các thời điểm khác nhau từ buổi sáng cho đến giờ kinh chiều và các giờ kinh tối. Do đó mới có cách diễn đạt cổ xưa “đọc kinh Lạy Cha” (Pater noster). Các hội dòng ra đời từ cuộc thập tự chinh (dòng tế bần thánh Gioan hay dòng Đền thờ) đã đưa vào việc sử dụng những hạt này được xâu trên một sợi dây để dễ đếm hơn: và từ đó chuỗi Mân Côi đã ra đời. Việc thực hành này tự được coi một sự thay thế, nhưng được liên kết chặt chẽ với “Phụng vụ các giờ kinh” nhấn mạnh việc cầu nguyện hàng ngày.

Chuyển tới Kinh Mân côi

Lòng sùng kính đối với thời thơ ấu của Chúa Kitô, ngày càng dựa vào sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới ảnh hưởng đến từ Thánh Bênađô và các tu sĩ Xitô. Thánh nhân và hội dòng nảy sinh ý tưởng từ "thánh vịnh của người mù chữ" dựa trên việc đọc thuộc lòng Kinh Lạy Cha, và từ đó tạo ra một “Thánh vịnh của Đức Maria” dựa trên lời cầu khẩn của Đức Maria, nhưng vẫn giữ theo số tượng trưng 150 tương ứng với số lượng các thánh vịnh. Ý tưởng đã có một bước phát triển quan trọng vào thế kỷ 13 dưới ảnh hưởng của Thánh Đa Minh và dòng Đa Minh. Về mặt thơ ca, so sánh lời cầu nguyện này với việc dâng lên Đức Trinh Nữ một vương miện bằng hoa hồng là hào quang để chỉ chuỗi Mân Côi. Dần dà còn cần xác định công thức cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria. Và một lần nữa chính phụng vụ giúp đóng góp vào điều đó. Từ những bí tích chỉ nam cổ xưa của Đức Giáo hoàng Grêgôriô, bài hát dâng lễ của Chúa nhật thứ tư Mùa Vọng kết hợp những lời của thiên thần qua biến cố Truyền Tin (“lời chào của thiên thần”) và của bà Elizabeth trong ngày Thăm Viếng. Trong một thời gian dài công thức được yêu thích và dần dần thêm lời cầu: “Thánh Maria, cầu cho chúng con là kẻ có tội. » Chỉ đến năm 1568, kinh Ave Maria mới được sửa lại theo hình thức hiện tại, với ấn bản Kinh Nhật tụng Rôma được cải cách theo ý Công đồng Trentô và Thánh Giáo hoàng Piô V.

Đức Mẹ Mân Côi

Một cách nào đó, chính Thánh Giáo Hoàng Piô V đã đưa công thức sùng kính được phát triển bởi Dòng Đa Minh : ba chuỗi với năm mầu nhiệm Vui, Thương và Mừng hướng dẫn việc cầu nguyện lần lượt hướng tới sự nhập thể, cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đấng Cứu Thế (các tu sĩ dòng Phanxicô sử dụng một trình tự khác, dựa trên bảy niềm vui và bảy thương khó của Đức Trinh Nữ). Đức Piô V cho rằng chiến thắng hải quân ở Lepanto vào ngày 7 tháng 10 năm 1571 đã chấm dứt bành trướng của đế quốc Ottoman ở Địa Trung Hải nhờ vào việc đọc kinh Mân Côi. Đây là nguồn gốc của lễ Đức Mẹ Mân Côi vào cùng ngày này, và coi tháng 10 là “tháng Mân Côi”. Đức Giáo Hoàng Lêo XIII (1878-1903), đã viết một thông điệp dành cho lời cầu nguyện này, mô tả như “một bản tóm tắt Tin Mừng”, và Đức Hồng Y John Henry Newman cùng thời với ngài đã nói đó là “Kinh Tin Kính diễn đạt lời cầu nguyện”, đủ cho chúng ta suy ngẫm về đặc tính Kitô học nổi bật của việc tôn sùng truyền thống này. Điều tìm thấy ý nghĩa sâu sắc trong mối liên kết kinh Mân côi chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô.

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art