Thứ Năm, 18 Tháng Năm, 2023

Tại sao có 40 ngày giữa Lễ Phục sinh và lễ Thăng thiên?

Tại sao có 40 ngày giữa Lễ Phục sinh và lễ Thăng thiên?

Theo quy định, bốn mươi ngày sau lễ Phục sinh, lễ Thăng Thiên đánh dấu kết thúc các lần Chúa Kitô xuất hiện trên trái đất. Nhưng khoảng thời gian giữa Lễ Phục sinh và Thăng thiên này đến từ đâu?

Tháng 5, tháng băt đầu có nhiều nắng và chuẩn bị cho một mùa hè đang ló rạng... Lễ Thăng thiên là một ngày lễ lớn theo lịch Phụng vụ đối với những người kitô hữu. Lễ được chứng thực từ thế kỷ thứ 4 với công đồng Nicaea, kỷ niệm kết thúc cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Lễ được miêu tả sự hiện thực hóa Chúa Giê-su được nâng lên không trung theo đúng nghĩa đen cho đến khi ngài biến mất trong các đám mây. Lễ Thăng thiên trên hết đánh dấu kết thúc một kiểu Đấng Kitô hiện diện, và nếu từ nay không còn thấy Chúa Giêsu nữa, Ngài nhắc nhở các môn đệ rằng Ngài luôn hiện diện: “Và Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).

Sách Công vụ Tông đồ ghi lại rằng trong bốn mươi ngày sau Lễ Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ nhiều lần, cho đến khi Thăng thiên. Từ giờ trở đi, các môn đệ, nghĩa là các Kitô hữu, được yêu cầu phải tin không cần bằng chứng rõ ràng và dựa chính trên lời chứng của họ điều Tân Ước đã để lại cho chúng ta, đến lượt chúng ta lại đặt niềm tin vào đó.

Giáo lý công đồng Trentô (VII, 1).dạy : “Sau khi đã hoàn tất và viên mãn mầu nhiệm Cứu Chuộc, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã lên trời làm người, cả xác lẫn hồn. — Vì, giống như Thiên Chúa, Ngài đã luôn ở đó, vì nhờ thiên tính của mình, Ngài ngự trị và lấp đầy mọi nơi”.

Một khoảng thời gian tượng trưng

Thời hạn bốn mươi ngày có một giá trị tượng trưng, có nghĩa là theo lịch sử, bốn mươi ngày, hay bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, đã tách biệt Sự Phục sinh của Đấng Kitô với Sự Thăng thiên của Ngài?. Thực ra, bốn mươi ngày này chỉ thời gian chờ đợi và đồng thời nhớ lại bốn mươi ngày Nước Lụt đã giáng xuống Trái Đất, bốn mươi năm của dân Do Thái trong sa mạc, bốn mươi ngày ăn chay của Môsê trên Núi Sinai trước khi nhận Mười Giới răn, bốn mươi ngày tiên tri Ê-li lang thang và bốn mươi ngày Đấng Kitô đã trải qua trong sa mạc.

Tất cả diễn giải một thời lượng dài và bí ẩn. Bốn mươi ngày theo truyền thống Giáo hội, cũng là số ngày của Mùa Chay:  mộtthời gian chờ đợi, thời gian thinh lặng và cầu nguyện, thời gian cần thiết để thử thách, hành trình và trưởng thành để chuẩn bị tìm gặp Chúa. Đây cũng còn là một thời gian cần thiết để các môn đệ tiếp thu lẽ thật đáng kinh ngạc về sự sống lại, để rồi đến lượt họ làm chứng về lẽ thật đó. Bốn mươi ngày để nhớ rằng đức tin là một con đường, luôn luôn là một con đường, và sự thử thách, điều chỉnh và nghi ngờ đi trước sự kết hợp hạnh phúc với Đấng yêu thương nhân loại.

Theo ý Morgane Afif (Aleiteia)

Bài viết khác