Thứ Hai, 09 Tháng Mười, 2023

Nội tâm hóa Kinh Kính Mừng

Nội tâm hóa Kinh Kính Mừng

Khi muốn đọc Kinh Kính Mừng một cách sâu sắc - đặc biệt với Kinh Mân Côi - cần có một « số chìa khóa » cần thiết. Kinh Kính Mừng - còn được gọi kinh "Ave" (từ chữ đầu tiên trong tiếng Latinh) - là một trong những lời cầu nguyện phổ biến nhất trong Giáo hội Latinh. Được đọc thành chuỗi 10 câu (được đóng khung bằng Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh), đặc biệt tạo thành linh hồn của kinh Mân Côi. Vì thế để cầu nguyện một cách có ý thức, điều quan trọng phải hiểu cấu trúc và nắm bắt được những khía cạnh thiết yếu của nó.

Những lời từ Tin Mừng

Lời cầu nguyện gồm có hai phần riêng biệt: Phần thứ nhất, kết thúc bằng “con lòng Mẹ được chúc phúc”, đặt trên môi chúng ta những lời đến từ Tin Mừng: lời chào của tổng lãnh thiên thần Gabriel với Đức Maria trong Lễ Truyền Tin (Luca 1,28) và lời chào của bà Elizabeth trong buổi Đức Maria viếng thăm người chị họ (Luca 1,42). Phần đầu tiên vừa như một lời kêu cầu vừa như một gợi lên Đức Maria “Đầy ân sủng”, Đấng mẫu mực đặc biệt trong chiêm niệm. Lời cầu nguyện cũng tập trung vào Chúa Kitô, Đấng mà Đức Maria cưu mang trong lòng và sinh hạ cho chúng ta.

Tên Đức Maria

Đối với hai lời chào lấy từ bản văn Tin Mừng, Giáo Hội đã thêm tên Đức Maria và Chúa Giêsu. Tên gọi đối với người xưa che giấu bản chất của con người. Kêu gọi tên là bước vào mối quan hệ với người chỉ định với bí ẩn của nó. Từ nguyên tên « Maria »  vẫn chưa rõ ràng, được hiểu có nghĩa "ngôi sao biển", "người được nâng lên", "người yêu dấu", "Chúa tôi, là Yah"... Cha Jérôme (1907-1985), Tu sĩ Dòng Trappist của Tu viện Notre- Dame de Sept-Fons, khuyên nên dừng lại một thời gian ngắn sau khi gọi tên Maria, để chào và suy ngẫm “trước khi tiếp tục liệt kê các đặc quyền của Ngài đã nhận được”. Tên Đức Maria sẽ được nhắc lại một lần nữa trong phần thứ hai kinh Ave, mang lại cho ngài danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, một cách khẳng định thiên tính của Chúa Giêsu.

Tên Chúa Giêsu

Danh Chúa Giêsu - “Thiên Chúa cứu độ” - cho phép chúng ta cầu xin Đấng Cứu Thế, như lời cầu nguyện từ con tim. Danh này bắt nguồn từ danh lớn mà Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong cuộc hiển hiện bụi gai cháy: YHWH (Xh 3,13-15). Từ nguyên tứ tự (nghĩa đen là "bốn chữ cái") không chắc chắn có nghĩa "Người ấy là", nhưng cách phát âm đòi hỏi phải biết các nguyên âm để thêm vào bốn phụ âm tiếng Do Thái. Đức Bênêđíctô XVI giải thích: “Nhân danh Chúa Giêsu, bốn chữ cái, tên bí ẩn kể từ Horeb, được ẩn chứa và mở rộng thành lời khẳng định: Thiên Chúa cứu độ. Tên vẫn chưa hoàn chỉnh kể từ Sinai, được phát âm cho đến hết. Thiên Chúa hiện hữu, là Thiên Chúa hiện diện và cứu độ. Việc mạc khải danh Thiên Chúa, bắt đầu từ bụi gai cháy, được hoàn tất nơi Chúa Giêsu. »

Nhiều bản dịch đề nghị khác nhau

Có một số bản dịch đưa ra về phần đầu tiên của lời kinh Ave, có thể giúp hiểu các từ nhưng cũng có thể cầu nguyện theo những hình thức ngắn gọn hơn. Một hình thức cô đọng như: “Ân sủng ở trên bà, Đầy ân sủng, Chúa ở cùng bà, bà được chúc phúc giữa những người phụ nữ và hoa trái của bà gồm phúc lạ là Chúa Giêsu. » Câu sau có ưu điểm nhấn mạnh đến tên riêng thiên thần gọi Đức Trinh Nữ “Đầy ân sủng”. Và, bằng cách kết thúc bằng danh Chúa Giêsu (như trong phiên bản Latinh) làm nổi bật danh đó, cho phép chúng ta nếm trải và cầu khẩn trong đức tin. Một cách dịch khác có thể nhấn mạnh đến niềm vui: “Mừng vui lên, hỡi Đức Maria đầy ân sủng, Chúa ở cùng Bà. Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ. Và Chúa Giêsu, con của bà, được chúc phúc”

Phần thứ hai

Trong phần thứ hai của Kinh Kính Mừng, được thêm vào cuối thế kỷ 16, chuyển từ “tôi” sang “chúng tôi”. Sau lời khen ngợi, giống như trong Kinh Lạy Cha, là lời cầu xin chuyển cầu cho sự hiệp thông Giáo hội. Trong chuỗi Mân Côi, chúng ta đọc phần thứ hai này một lần vào sau cuối của mười kinh Kính Mừng. Trong trường hợp này, Cha Giuse Eyquem (1917-1990), sáng lập Nhóm Mân Côi, gợi ý “bây giờ = khi này” liên quan đến hiện tại của chúng ta, và “vào giờ chết = trong giờ lâm tử” liên quan đến người đã qua đời.

Lời cầu xin chuyển cầu hoàn toàn nhằm vào những mục đích cuối cùng vì chúng ta gợi lên “giờ chết” và thêm vào cuối mười kinh “Vinh danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Một số nhóm cầu nguyện, theo ý những lần Đức Mẹ hiện ra, còn bổ sung thêm vào cuối mười kinh Kính Mừng, lời cầu nguyện được Đức Trinh Nữ yêu cầu tại Fatima vào năm 1917: “Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con ! xin cứu chúng con cho khỏi sa hỏa ngục ! Xin đưa các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn ». Những người khác thực hiện lời cầu khẩn nhận được trong các cuộc hiện ra ở rue du Bac (1830): “Ôi Đức Maria thụ thai vô nhiễm, xin cầu cho chúng con là những kẻ chạy đến cùng Mẹ.

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art