Thứ Hai, 09 Tháng Mười Hai, 2024

Ngự bên hữu Thiên Chúa ?

Ngự bên hữu Thiên Chúa

Chúng ta kết thúc chu kỳ năm phụng vụ với lễ Chúa Kitô Vua: chúng ta hình dung người con cháu xa xôi của vua Đavít này lên ngôi tại Giêrusalem, như mỗi vị vua mới đều làm vào ngày được xức dầu phong vương. Nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ nói với vua: Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi: "Hãy ngự bên hữu Ta, để Ta đặt kẻ thù làm bệ dưới chân Ngài" (Tv 109,1). Từ đó mà có nguồn gốc câu trong kinh Tin Kính: "Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha" (Kinh Tin Kính Nicêa-Constantinople) hoặc "ngự bên hữu Đức Chúa Cha toàn năng" (Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ).

Do đó, cụm từ "ngự bên hữu Thiên Chúa" đã là một danh hiệu hoàng gia trong Ítraen từ nhiều thế kỷ. Để hiểu biểu tượng này, chúng ta phải tưởng tượng mình đứng phía sau đền thờ Salomon trên quảng trường rộng lớn (nay là quảng trường các Thánh đường Hồi giáo) và hướng nhìn về phía đông. Ở cuối Đền thờ, trong không gian linh thiêng nhất, "Nơi Cực Thánh", có Hòm Bia Giao Ước, phía trên có hai tượng các thần hộ giá: các vị này, với đôi cánh xòe rộng, tượng trưng cho ngai tòa của Thiên Chúa.

Phía dưới quảng trường và Đền thờ là cung điện hoàng gia, cũng hướng về phía đông: điều này có nghĩa là ngai vàng của vua ở bên phải của cái có thể gọi là "ngai tòa của Thiên Chúa". Theo nghĩa đen, vào ngày được xức dầu, khi lên ngôi, vị tân vương ngồi bên hữu Thiên Chúa.

Marie-Noëlle Thabut

 

Bài viết khác

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

Những món ăn nhẹ làm bằng nồi chiên không dầu

03/10/2024

Thời gian gần đây, nồi chiên không dầu là thiết bị nấu ăn được rất nhiều người quan tâm bởi không chỉ tiện lợi, nhanh chóng mà còn tốt cho sức khỏe người sử dụng, hạn chế dùng dầu mỡ khi nấu ăn.

Art