Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một, 2023

Đúng là cơn mưa “diêm sinh và lửa” đã hủy diệt thành Sô-đôm

Đúng là cơn mưa “diêm sinh và lửa” đã hủy diệt thành Sô-đôm

© Everett Collection - shutterstock

Loth, vợ ông và hai cô con gái trốn chạy khỏi thành Sodome.

Các nhà khảo cổ cho rằng thành phố Sodom trong Kinh thánh thực sự đã bị phá hủy bởi một trận mưa sao băng. “Ngọn lửa từ trời” nổi tiếng này mà người xưa coi là sự trừng phạt của Chúa.

Tất cả bắt đầu trong sách Sáng thế. Sô-đôm, một thành phố cùng với Gomorrah, là hiện thân của sự sa đọa cùng cực nhất nơi sự trụy lạc thống trị, đã bị hủy diệt bởi Đức Chúa Trời, Đấng khiến một trận mưa lưu huỳnh và lửa rơi xuống thành. “ ĐỨC CHÚA làm mưa diêm sinh và lửa từ ĐỨC CHÚA, từ trời, xuống Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Người phá đổ các thành ấy và cả Vùng, cùng với toàn thể dân cư các thành ấy và cây cỏ trên đất » (Sáng 19). Nếu tất cả cư dân đều thiệt mạng, chỉ có ông già Lot, “người công chính” của thành phố, được sống sót. Ông trốn lên núi cùng vợ và hai con gái theo lời khuyên của hai thiên thần: “Lúc rạng đông, hai thiên thần thúc giục Lót: “Hãy trỗi dậy! Hãy đem vợ và hai con gái ông đang ở đây mà đi kẻo phải chết vì tội ác của thành này.” » Một tình tiết nổi tiếng khác của sự kiện này diễn ra sau: vợ ông vi phạm lệnh cấm của các thiên thần quay trở lại thành phố đang cháy, ngay lập tức bị biến thành một cột muối.

Lịch sử hai thành phố Sodom và Gomorrah chưa bao giờ hết mê hoặc các nhà sử học. Một vài năm trước, các nhà khảo cổ Mỹ đã khai quật được tàn tích một thành phố khổng lồ thời đồ đồng phù hợp với những mô tả trong Kinh thánh. Địa điểm khổng lồ Tall El Hamma, ở phía nam Thung lũng Jordan, cách Biển Chết vài km về phía bắc, đáp ứng tất cả các tiêu chí thành phố Sodom như được mô tả trong Kinh thánh.

Dấu vết của tai họa này đến từ bầu trời?

Kể từ đó, nghiên cứu đã tiến triển tốt và những kết quả mới cho thấy thành phố lớn này từng một thời trù phú, chắc chắn đã bị phá hủy bởi một trận mưa thiên thạch. Cơn mưa “lưu huỳnh và lửa” nổi tiếng mà Kinh thánh nói đến? Trên thực tế, các nhà khảo cổ đã quan sát thấy dấu hiệu nhiệt độ cực cao trên bề mặt các di vật, đặc biệt là đồ gốm. Dấu vết nước muối từ Biển Chết cũng ủng hộ giả thuyết này. Sóng xung kích do mưa sao băng gây ra sẽ thổi bay một phần nước biển rơi xuống đất nông nghiệp và phá hủy chúng.

Mặc dù không thể chứng minh chính xác mối liên hệ giữa những phát hiện khảo cổ và thông tin các văn bản Kinh thánh để lại, tuy nhiên có vẻ như thành phố Tall El-Hammam tự nó hội tụ nhiều đặc điểm cho phép được đưa đến gần hơn với thành phố Sô-đôm

Caroline Becker

Bài viết khác