Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2012

Ăn chân gà ngừa chứng loãng xương

Thành phần chính của chân gà là acid amin, là thành phần cơ bản của protein
 
        Loãng xương hoặc xốp xương là căn bệnh xương dễ vỡ, dễ gãy, và hư hỏng. Hiện tượng này thường không gây triệu chứng, và chúng ta không nhận thức được quá trình diễn ra hiện tượng loãng xương, xốp xương.
 
        Bạn có thể chỉ nhận ra gãy xương do té ngã, bị kéo mạnh, hay sự xuất hiện của cơn đau nặng do gãy xương hay rạn xương. Các rủi ro gãy xương thường gặp nhất là ở cổ tay, cột sống, và xương chậu.
 
        Mặc dù bệnh loãng xương là do thoái hóa và thông thường chỉ xảy ra đối với người ở độ tuổi trên 45, nhưng bệnh này có thể tấn công người trẻ, những người có lối sống không lành mạnh, như thói quen hút thuốc lá, lười tập thể dục, uống cà phê quá nhiều, và cũng là người tiêu thụ rượu nhiều.
 
        Nhiều người biết calcium là một loại thuốc của bệnh này. Trong khi đó, tăng cường calcium xương chỉ là phần bên ngoài, trong khi chúng ta cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho phần xương bên trong. Phần xương bên trong sẽ sản sinh chất có tên gọi là hydroxyapatite đó sẽ làm chắc khỏe các lớp xương bên ngoài. Các chất này cùng cấu thành giống như phần xương cứng của động vật có vú.
 
        Theo trích dẫn từ trang Bl-Health, hydroxyapatite là thức ăn tốt cho xương có nguồn gốc từ xương động vật. Một cách khác, thức ăn phù hợp đối với xương là xương. Và một trong nhiều loại thực phẩm có chứa các chất này là chân gà.
 
        Hóa ra, chân gà có chứa protein giúp chăm sóc da, cơ bắp, xương, và collagen. Collagen là một loại protein mô liên kết có chất keo và trong suốt màu vàng. Nếu được hâm nóng lên, collagen sẽ tan chảy rồi trở thành dày và dẻo như keo.
Thành phần chính của chân gà là acid amin, là thành phần cơ bản của protein. Trong acid amin có chứa glycine, proline, hidroksiprolin-agrinis-glycine. Chân gà cũng có chứa calcium và một số khoáng chất.
 
        Calcium có khả năng cầu thành và duy trì độ bền của xương, bao gồm việc hỗ trợ điều chỉnh tốc độ cơ tim, sự tăng trưởng của cơ và ngăn ngừa chứng máu đông.
Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ tìm kiếm các nguồn dự trữ calcium cần thiết cho xương. Đây là nguyên nhân gây mất độ chắc và dày của xương, khiến xương dễ nứt, gãy, vỡ.   

Bài viết khác