Thứ Ba, 19 Tháng Sáu, 2012

Thánh Phanxicô thành Assise (2)

Chương XI : Dòng Nhất Mở Rộng

Dòng Nhì Khai Sinh.

     Cùng với bước chân của Phanxicô và của anh em, thứ ánh sáng mới lạ phát xuất từ Portioncula, trong thời gian ngắn, đã giải khắp nước Ý. Nghe lời giảng dạy, nhiều người đến xin nhập dòng. Nhiều tu viện nhỏ, nghèo, đã nhô lên đây đó.

Theo tài liệu của dòng, khi Phanxicô từ giả Portioncula, đi tìm những nơi tịnh mạc, ngài thường chọn các thầy, Angelô, Rufinô, Massêô và Lêô làm bạn đường. Với một vài anh em trong đoàn nầy, ngài đã chọn được những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẻ.

Riêng ở Carceri, ngày nay còn giữ được di tích sinh hoạt của anh em thuở ban đầu. Các phòng tu là những hang đá nhỏ, thấp, khuất bóng dưới lá cây trên dãi núi Soubasiô, nơi nầy có thể nhìn xuống thấy rỏ Assisiô. Nơi Phanxicô đọc kinh cầu nguyện và ngũ nghĩ là một động đá chênh vênh bên bờ hố sâu thăm thẳm. Cao hơn một chút là chỗ thấy Sylvestre ở ẩn và nói chuyện với Chúa như hai bạn tâm giao. Xa hơn độ vài trăm thước, cách một ngọn suối trong, là hang đá của hai thầy Bernađô và Rufinô.

Ở đâu, hội dòng sơ khai cũng thâu nhận đủ hạng người. Theo gương Chúa, anh em luôn luôn giữ một tinh thần công giáo đại đồng. Những người chất phát vụng về hay thông thái khôn lanh, những người trong trắng ngây ngơ hay những tâm hồn tội lỗi, những người ưa gàn kỳ khôi hay những người lương năng sáng suốt, Phanxicô đều đón nhận rộng tay. Hai câu chuyện sau đây là một dẫn chứng.

 

Người nông dân.

Anh Gioan, tục gọi là Đơn Giản, là một thanh niên đồng quê, chuyên nghề cày ruộng, quê ở Nôtianô, cách Assisiô ba dặm. Một hôm anh đang cày ngoài đồng, có người đến tin cho biết là Phanxicô đang quét trong ngôi nhà thờ gần đấy. Anh vội bỏ cày, chạy vào nhà thờ, giành lấy chổi, quét thay cho Phanxicô. Quét xong, anh kéo Phanxicô ra ngồi bên bờ ruộng và kể lễ nổi lòng :

- «Thưa cha, đã lâu con nghe tiếng cha, nay mới được trông thấy. Con muốn theo cha nhưng chẳng biết cha ở đâu mà tìm. Hôm nay, may Chúa cho gặp, xin cha dạy cho con, muốn nhập dòng của cha thì con phải làm những gì?»

Thấy người thanh niên đơn sơ mà có nhiều thiện chí, Phanxicô biết là có thể trở nên một tu sĩ nên nói :

- Anh muốn nhập dòng của tôi thì trước hết anh có của gì riêng, hảy từ đi, rồi làm như các anh em khác, là đem phát cho người nghèo.

Nghe dứt lời, Gioan chạy vội xuống ruộng, tháo đôi bò cày, dắt một con đến Phanxicô quyết định. Anh ta nói :

- «Đây là phần gia tài của con. Bấy lâu khó nhọc cày bừa cho cha mẹ, lãnh phần con bò cũng đáng. Con xin phát cho người nghèo, nhưng biết phát thế nào?».

Cha mẹ anh ta nhà cũng nghèo, lại đông con. Khi được tin mất người con lớn lại mất cả con bò, ông bà liền đến tìm Phanxicô, khóc bù lu bù loa. Thương qúa Phanxicô bảo :

- «Thôi, ông bà đừng khóc nữa, cứ về nhà đi, dọn một bữa cơm, chúng ta sẽ đồng bàn với nhau một bửa rồi tôi sẽ giải quyết cho ông bà vui lòng»

Giữa buổi cơm chiều hôm ấy. Phanxicô nói với hai ông bà :

- «Có người con giúp việc Chúa, đó là một vinh dự lớn lao cho ông bà. Vì làm tôi Chúa là cai trị, với lại ông bà càng thêm giàu có vì bao nhiêu anh em Gioan gặp trong dòng sẽ như là những đứa con do ông bà sinh ra. Vậy để ông bà vui mừng, xin ông bà giữ lại con bò là kỷ niệm nhắc nhở Gioan.»

Thế là Gioan nhập dòng vui vẻ. Khi mặc áo dòng. Gioan quyết bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, cũng sẽ bắt chước đúng hệt mọi cử chỉ, mọi hành động của cha linh hồn là Phanxicô. Từ đó, hễ Phanxicô đứng lại cầu nguyện là Gioan đứng lại cầu nguyện. Phanxicô qùy gối, Gioan cũng qùy gối, rồi Gioan thở ra khóc lóc, đánh ngực, giang hai tay lên trời mỗi khi thấy Phanxicô làm như thế, thậm chí đến những lúc Phanxicô ho, nhảy mũi, nhất nhất Gioan đều làm theo như thế đúng hệt. Nhận thấy cũng kỳ, bữa kia Phanxicô hỏi lý do thì Gioan thưa :

- «Thưa cha, con đã dốc lòng nên thánh bằng cách học theo tất cả những việc cha làm. Cái kiểu mẫu ấy, có ai đổi cho con thứ gì qúi bao nhiêu con cũng không đổi.»

Đối với Gioan, Phanxicô thương mến riêng nên đi đâu cũng đem theo. Chẳng may Gioan chết sớm, Phanxicô tin rằng Gioan đã lên thiên đàng nên mỗi khi nhắc đến Gioan, Phanxicô gọi là : «Anh Thánh Gioan của chúng ta».

 

Ba tên ăn cướp.

Đến những tay trộm cướp cũng được Phanxicô cải hóa thành người nhà. Một hôm, có ba tên ăn cướp đến gỏ cửa tu viện Montê-Casalê xin cơm. Viện thủ viện là Angelô, nguyên trước là hiệp sĩ, thấy mấy tên cướp, con người có sẳn máu anh hùng chổi dậy bất ngờ, bổng nổi cơn thịnh nộ, quát tháo đuổi đi.

Ba anh cướp bị nhục giận lắm, kéo nhau đi. Cướp vừa đi thì Phanxicô cũng vừa đi về, trong bị có mấy mẫu bánh và một chai rượu. Biết chuyện, Phanxicô liền phê bình anh Angêlô rằng

- «Anh thiếu bác ái. Anh muốn khuyên người tội lỗi ăn năn trở lại thì phải dùng lời ngọt ngào. Ai lại đi mắng người ta. Phúc Âm đã dạy : «Bệnh nhân mới cần đến thầy thuốc». Chúa chúng ta không xuống thế để gọi người lương thiện, Ngài gọi người tội lỗi thống hối ăn năn. Anh đã hành động phản bác ái, phản Phúc Âm. Nhân danh đức vâng lời, anh cầm ngay chai rượu và mấy mẫu bánh nầy, mau đuổi theo ba anh cướp. Thế nào cũng phải tìm cho ra. Thấy bóng họ, anh phải kêu : «Nầy các anh, xin mời các anh lại dùng bánh và rượu Phanxicô gởi biếu». Rồi anh bày thức ăn ra, qùy xuống khiêm nhượng xin lỗi đã xử tệ với họ. Anh nhớ nhắn lời tôi khuyên với họ cải dữ về lành, đừng cướp giựt của người ta nữa. Nếu họ bằng lòng, tôi sẽ bảo đảm cái ăn cái mặc cho, không thiếu một thứ gì».

Angêlô đuổi theo, gặp ba anh cướp và làm theo lời Phanxicô dặn, anh còn dọn thêm trứng và sữa mang theo nữa khiêm tốn vui vẽ đứng hầu bàn.

Từ đó ba anh bỏ nghề cướp đường, vui sống nghề đốn củi. Sau cùng cả ba anh xin nhập dòng, sống đạo đức và chết lành như những người được Chúa chọn.

Ở bất cứ tu viện nào, nếp sống giống nhau và anh em buổi ban đầu ở Portioncula cũng được đề cao làm gương mẩu. Mỗi khi nói đến nhân đức người tu sĩ hội dòng Phanxicô, Phanxicô thường nhắc đến những anh em tiên phong. Phanxicô nói :

Anh Bernadô có đức tin son sắt và lòng khó nghèo, Rufinô có tinh thần cầu nguyện, nằm ngũ mà cũng cầu nguyện, Egiđiô chìm sâu vào Chúa. Angêlô lịch thiệp và nhã nhặn, Giuniphêrô kiên nhẫn và biết quên mình, Lêô đơn giản và trong trắng, Massêô có lương năng, lợi khẩu và biết tự trọng. Gioan có thân thể khỏe mạnh và linh hồn cao xa, Roger thì tha thiết việc cứu rỗi các linh hồn, Lucitô siêu thoát không chịu ở chổ nào qúa một tháng vì lẽ rằng ta không có nhà cửa vĩnh viển ở trần gian.

 

Thánh Nữ Clara (1194-1253) hay là

Một Thiên Tình Sữ Siêu Thượng.

Clara chào đời năm 1194 là trưởng nữ của bà Ortôlôna, giòng dõi qúy tộc OFFREDUCCIÔ. Lúc có thai, bà Ortôlôna mộng thấy con gái của mình sau nầy sẽ là ánh sáng soi đường dẩn lối nhiều người, cho nên lúc rửa tội, đã đặt tên con là Clara (claire) nghĩa là : «Người nữ trong sáng». Clara có hai em gái tên là Catarina và Bêatricia và một em trai út tên là Martinô. Thân sinh là ông Favêrônê đã từ trần, cho nên cả bốn chị em Clara đều thuộc quyền giám hộ của chú ruột là ông Monalđô.

Sinh trưởng trong một gia đình qúy tộc, Clara cũng như các thiếu nữ khuê các khác, biết đọc và viết La ngữ, biết âm nhạc, biết thưởng thức những bài giảng thâm thúy hùng hồn. Ngày nay, đọc lại bút tích của Clara, qua các chữ dùng và câu văn, người ta thấy Clara đã chịu ảnh hưởng của nhiều «nhà thơ rong» và các truyệná «anh hùng ca» của thời đại.

Về nhan sắc, Clara cũng là hạng người mặt hoa da phấn, mày ngài, mắt phụng, hiền hòa duyên dáng, cũng là hạng mai cốt cách tuyết tinh thần.

Về đức hạnh, Clara là người có thủy chung, cương quyết song dịu dàng. Từ thuở nhỏ, tâm trí đã hướng về Chúa, một ngày đọc Kinh Lạy Cha không biết mấy lần. Trong lối phục sức, Clara vẫn trang sức diểm lệ đúng địa vị của một nàng con gái qúy tộc, song song dưới làn áo lụa mỏng manh nhẹ nhàng ấy, Clara mặt thêm tấm áo nhậm và thường ngày sống theo một lối sống kỷ luật tự mình đặt ra rất nhặt nhiệm.

Về phần nội trợ, Clara rất đảm đương như một bà chủ gia đình, làm lụng thay cho kẻ ăn người ở trong nhà. Clara cũng rành về vá may thêu thùa, đường kim múi chỉ cũng điêu luyện chẳng kém tay nhà nghề chính chuyên.

Clara có lòng thương mến người nghèo và xem thường tiền bạc của cải, Clara giúp đỡ họ tận tình, có khi dành những miếng ngon cho người lở bước đến xin trước cửa.

Clara rất thích hoa nhất là hoa huệ, hoa hường, hoa rau má tím (violettẹ) là tượng trưng cho lòng khiết tịnh, lòng bác ái và đức khiêm nhượng.  Xem qua như vậy, ta thấy rằng Clara qủa là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn.

Lên mười hai tuổi cha mẹ đã hứa hôn nhưng Clara vẫn cố xin trì hoản mãi vì Clara có những dự tính riêng. Tôn tâm hồn tiềm ẩn một ý chí, một lý tưởng mà Clara chưa thấy rỏ, chưa khám phá ra được cho nên cứ «ôm ấp, một niềm chờ đợi», còn vấn đề lập gia đình thì nhất định là ở ngoài ý muốn của Clara rồi.

Thuở mới lên năm lên bảy, Clara cũng đã từng nghe nói đến Phanxicô, trưởng nam của đại phú thương Bernađônê, được giới trẻ phong làm «Hoàng Tử». Nào là Phanxicô xài tiền như nước để đãi đằng bạn trẻ, nào là cầm đầu giới trẻ kéo nhau đi hát hò huyên náo khắp thành thị v.v... Clara cũng nhớ rằng năm nào đó, chiến sự đã xảy ra giữa giới công giáo với giới qúy tộc Assisiô, mà Phanxicô, trong lúc hăng say, có lẽ đã tấn công vào lầu đài của giòng họ Offreducciô cho nên cả nhà Clara phải sang Pérousia tỵ nạn khoảng tháng chạp 1202.

Rồi, khi hòa bình trở lại, gia đình Clara hồi cư thì Clara được nghe rằng : Hoàng tử của giới trẻ đã ăn năn sám hôi, đã bị truy tố trước tòa án Công Xã, rồi bị truy tố ra tòa án Giám mục, nào là chuyện Phanxicô tự cởi hết áo xống giày dép để trả lại cho bố, chỉ còn mình trần trui trụi và được Đức Giám Mục dùng áo choàng ôm choàng cậu Phanxicô trần truồng như nhộng. Những mẫu tin ly kỳ hi hữu ấy đập mạnh vào tâm cang của Clara.

Clara còn được nghe rằng cậu cả Phanxicô đã đoạn tuyệt với gia đình, đoạn tuyệt với tiền của, đoạn tuyệt bạn bè, đoạn tuyệt ăn chơi phù phiếm, đoạn tuyệt với trần gian, để theo Chúa Giêsu, làm tôi Chúa Giêsu, yêu thờ Chúa Giêsu, rồi đến chuyện Phanxicô lập hội dòng Khó Nghèo, chuyên cầu nguyện, hảm mình đền tội, sống nhờ vào của đi ăn mày hoặc bằng lao động chân tay, chuyên đi đây đi đó giảng lẽ đền tội và đã làm cho rất nhiều người ăn năn sám hối, cải dữ về lành.

Trong Hội Dòng Khó Nghèo của Phanxicô thì đã có mặt của Rufinô là anh họ của Clara. Những tin tức ấy dồn dập đến tai Clara, làm cho Clara suy nghĩ lung lắm. Clara cũng có tâm hồn yêu Chúa Giêsu, sống thánh thiện. Song đoạn tuyệt với gia đình, đoạn tuyệt thế trần và vấn đề «hơi» khó khăn rắc rối vì bà con họ hàng cứ bàn đến hôn nhân mà Clara đã cố trì hoản.

Vậy là, qua trung gian của Rufinô, Clara muốn điều tra kỷ lưỡng để biết thêm về Phanxicô mà tiếng tâm đã vang dội cả quận Ombria và nhiều địa phương khác và cũng nhờ vậy mà Phanxicô thoáng nghe nói đến Clara.

Thế rồi, mùa vọng năm 1212, sau khi giảng xong tại miền Toscana và Pérousia, Phanxicô trở về giảng ở Assisiô là thành nhà.

Hôm ấy, có tin loan báo là Phanxicô sẽ giảng trong Đại Thánh Đường kính thánh Rufinô. Trong số tín hữu mộ đạo, Clara, có mẹ và cô em gái đều có mặt để dự thính, và để dễ thu nhận bài giảng, cả ba mẹ con đã đến sớm, chọn được chổ ngồi gần tòa giảng.

Giờ đã điểm. Cha sở giới thiệu cho giáo dân biết vị diễn giả. Cử tọa im lặng, nhốn nháo, xì xào, hướng về tòa giảng. Phanxicô, người hơi thấp, thong thả lên tòa, mặc niệm nguyện cầu rồi đứng lên, làm dấu thánh giá, đọc chậm rải Nhơn Danh Cha, và Con và Thánh Thần Amen. Phanxicô giảng về Tình Chúa Yêu Nhân Loại. Phanxicô thuyết trình, giải thích bình luận...Phanxicô kêu mời, khuyên lơn, van nài mọi người phải Yêu Chúa trên hết mọi sự ở đời. Muốn tỏ lòng yêu Chúa thì phải thật lòng vì yêu Chúa mà lo ăn năn sám hối, khinh dễ của cải bạc vàng, hảm mình chịu khó, hy sinh lánh tội, giúp đỡ kẻ khó nghèo bệnh hoạn là hình ảnh của Thiên Chúa...

Bài giảng sao mà hợp ý với lý tưởng của Clara thế? Thêm vào đó, lối giảng của Phanxicô cũng độc đáo nữa vì : Đôi mắt chàng bao trùm toàn thể cử tọa, lời nói đi đôi với bộ điệu, rỏ ràng từng chữ từng câu, khi trầm khi bổng, lúc nhặc lúc khoan, như năn nỉ, như dỗ dành mà cũng như dọa nạt song lại thiết tha nhân hậu. Cũng chung một cảm tưởng với toàn thể thính giả chật trong chật ngoài đại thánh đường, Clara nghĩ rằng cậu cả của nhà phú thương Bernarđônê học hành ở đâu và học từ bao giờ mà giảng hay qúa thế? lợi khẩu thế? văn hoa qúa vậy? làm cho bao người mủi lòng sụt sùi, dùng khăn tay lau nước mắt vì cảm động.

Clara đã nghe giảng rất chăm chỉ, nghe một cách say sưa. Mọi lời giảng, mỗi câu giảng sao mà ngọt ngào như mật rót vào tai nên đã gây cho Clara một cảm xúc êm đềm sâu thẳm lạ lùng.

Về đến nhà, Clara ôn lại bài giảng, nhớ lại ánh lửa sốt mến Yêu Chúa thỉnh thoảng từ mắt Phanxicô lóe ra, nhớ lại từng bộ điệu, rồi trong tâm khảm Clara nẩy sinh một niềm cảm mến đầy kính phục con người mà trước đây đã được giới trẻ tôn làm «Hoàng tử» sống xa hoa phù phiếm, tiệc tùng đình đám, phóng tiền qua cữa sổ không chút tiếc rẻ. Thế mà nay, đã lột xác để trở thành một tu sĩ khó nghèo hèn mọn chỉ biết sống theo nghĩa Phúc Âm và chỉ biết yêu Chúa.

Phanxicô yêu Chúa. Phanxicô giảng về tình yêu Chúa. Clara cũng yêu Chúa. Clara đang tìm con đường yêu Chúa một cách trọn hảo. Nay Clara được nghe con người yêu Chúa giảng về cách yêu Chúa thì Clara tự thấy lòng mình cũng bốc cháy ngọn lửa yêu Chúa hơn và cùng lúc ấy yêu luôn tâm hồn của con người đã giãng giải phương pháp yêu Chúa. Chử yêu sao nó chứa đựng nhiều uẩn khúc qúa thế?

Nếu có ai vội nghĩ rằng Clara đã yêu Phanxicô thì họ đã lầm to vì tính theo thế tục, giữa Phanxicô và Clara đã sẳn có những mối dị biệt như những hố sâu ngăn cách như những không gian có giới hạn được đón rào rất là kỷ lưỡng kia mà. Thì đây :

- Phanxicô chỉ là con nhà phú thương mà Clara thì thuộc dòng qúy tộc.

- Phanxicô tuổi đã ba mươi mà Clara thì tuổi mới vừa độ «trăng tròn lẽ»

- Phanxicô chẳng «bô» trai chút nào cả mà Clara thì thuộc về hạng thục nữ «một hai nghiêng nước nghiêng thành»

- Phanxicô học thức chẳng có bao nhiêu song Clara cũng là hạng thông thạo cầm, kỳ, thi, họa, còn kiêm cả công, dung, ngôn, hạnh.

- Mối thù năm 1202 còn đó khi công xã tấn công đấu tranh giành độc lập làm cho gia đình Clara phải sang Pérousia tỵ nạn.

Nhưng, nhưng... đời nào cũng có chữ nhưng được dùng vào nhiều công trình vỉ đại bất lường, khó tiêu liệu. Nhưng Clara thật tình yêu Chúa nên nghĩ rằng muốn đi đúng đường lối yêu Chúa thì Clara cần có sự hướng dẫn, mà hễ nghĩ đến điều ấy thì Clara lại nghĩ rằng ngoài Phanxicô ra, thì chắc chắn không ai dám qua mặt Phanxicô được. Clara lý luận rằng Phanxicô là giống «hoa sen», tự bùn mọc lên và hoa thoát khỏi bùn, không còn hôi tanh mùi bùn.

Thật vậy.

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Clara cũng lý luận rằng Phanxicô là con người đã thoát xác chẳng khác gì con bươm bướm, cánh vàng sặc sở, tung bay trên trời, thì thoát được thân «nhộng» tử kén bay ra.

Nghĩ mãi nghĩ hoài, Clara muốn được gặp Phanxicô cũng giống như người ta «tầm sư học đạo» Cho nên Clara phải cầu cạnh năn nỉ thầy Rufinô, nhờ Rufinô xin với Phanxicô cho phép Clara được gặp riêng Phanxicô, với bất cứ giá nào, càng sớm càng tốt, để Clara tỏ bày tâm hồn và xin Phanxicô làm cha thiêng liêng hướng dẫn Clara trên con đường tiến đức và yêu Chúa theo đường lối mà Phanxicô đã vạch ra, Clara nhấn mạnh «mục tiêu chính» là Clara rất mong muốn đoạn tuyệt với thế gian để tận hiến cho tình yêu Chúa. Clara còn cho biết vài chi tiết khác như : được gặp nơi thật kín đáo, tháp tùng Clara còn có bà Madona Buôna Di Gualficciô là người bà con tâm giao, phúc hậu, dè dặt, không ngoan, kín đáo.

Vậy từ nay, thấy Rufinô là người trung gian đưa tin từ Clara đến cho Phanxicô và ngược lại. Nói nom na thì thấy Rufinô lãnh nhiệm vụ «mai dong» giữa nhà gái với nhà trai, hay là nói cho vui thì thầy Rufinô trở thành ông tơ bà nguyệt xe mối lương duyên cho chàng và nàng.

Thầy Rufinô đã bắt tay làm phận sự và kết qủa là Phanxicô chấp thuận cho phép Clara được «gặp riêng» một cách kín đáo và dạy thầy Phillipe với thầy Rufinô hợp tác với Phanxicô và tổ chức cho thật cẩn thận, thật chu đáo cuộc «sơ ngộ» nầy.

Thầy Phillipe là người có tâm hồn thanh thoát, ngay thẳng, thông minh, kín đáo, rành đời, đôi mắt tinh anh không có gì thoát khỏi sự quan sát tỷ mỷ của thầy.

Địa điểm tiếp xúc là khu rừng rậm ở Portioncula. Giờ giấc tiếp xúc đương nhiên là phải chờ đến đêm tối vì bống tối là một đồng lỏa, là một đồng chí của những hoạt động kín đáo, bí mật, tránh được mọi con mắt tò mò, và rồi cũng phải chọn một đêm trời quang mây tạnh, tránh giông, tránh mưa. Nếu có trăng có sao thì càng tốt, càng dể cảm xúc.

Ôi! Có gì đâu mà phải lo lắng, ý tứ, dè dặt đến thế nhỉ? Có chứ. Tai vách mạch rừng mà!!! Giả thuyết rằng nếu cuộc gặp gỡ mà hỏng thì đại sự sẽ bất thành, cho nên, cần phải giữ bí mật. Sau nầy, khi mục tiêu đã đạt được rồi thì ai muốn bật mí cũng bằng thừa.

Đối với nữ giới, Phanxicô rất dè dặt, rất thận trọng. Phanxicô không muốn trực tiếp với phụ nữ, không dám nhìn thẳng mặt một cô nào hết. Thời còn ăn chơi với bạn bè; cũng tiệc tùng, cũng ca hát, cũng rong phố, nhưng mỗi lần bạn bè đưa lời trêu ghẹo các nàng thì Phanxicô lánh xa. Thế mà lần nầy, Phanxicô nhận lời tiếp chuyện Clara, người thanh nữ tài sắc dư thừa, dáng trang thục nữ được liệt vào hạng «làm cho chim sa cá lặn» kia mà.

Đây cũng là một trận chiến quan trọng đầy nguy hiểm giữa hai tâm hồn đã biếu yêu Chúa. Cùng nhau muốn vươn lên để hợp ca bản nhạc yêu Chúa toàn hỏa trọn đời. Hai tâm hồn đều thánh thiện, đều nhơn đức cả đấy song chưa thoát xác, mà đã có xác thịt thì qủy cám dỗ vẫn còn, theo đuổi để làm hại linh hồn. Ngụ ngôn đã có câu : «Đừng thử phép tắc ma qủy». Chúng ta ai ai cũng được biết chính Satan đã cám dỗ Chúa Giêsu trong hoang địa năm xưa sau khi Ngài đã chay tịnh 40 ngày (Mat.-4).

Phanxicô tuổi đã ba mươi là cái tuổi tràn đầy sinh lực mà trước mặt Phanxicô là một cô gái nhan sắc mỹ miều, trong trắng, duyên dáng chàng với nàng liệu có đủ bình tỉnh để cho con tim khỏi rung chuyển không? Giả thuyết rằng; rủi mà Phanxicô hoặc Clara mà sa ngã theo lối tầm thường của xác thịt thì sẽ gây tai hại cho hàng ngàn linh hồn khác về sau nầy vậy.

Clara đã đến điểm hẹn và giờ «gặp gỡ» bắt đầu. Clara nhẹ nhàng, dịu dàng, từng bước một đến đứng trước mặt Phanxicô. Clara yêu Chúa mà cũng vì yêu Chúa nên mới phải đến xin Phanxicô chỉ giáo, song tâm hồn cũng có những rạo rực như là mình cũng có phần nào yêu Phanxicô mà không ngờ nỗi. Con người, ai cũng chỉ có một qủa tim vừa để yêu Đấng Tạo Hoá mà cũng là để yêu tạo vật mà con người là tạo vật. Chử yêu thật ngắn ngủi song tiềm ẩn nhiều uẩn khuất, nó lẩn lẩn lộn lộn, qua lại lại qua, khó phân biệt cho chính xác. Duy chỉ biết có một điều là Clara được sung sướng trực tiếp trình bày cho Phanxicô rỏ tâm hồn mình quyết tâm yêu Chúa, rồi, đột xuất, Clara qùy dưới chân Phanxicô, nói hẳn là mình muốn đoạn tuyệt với tước lộc giàu sang và, vì yêu Chúa, Clara xin được sống đời Khó Nghèo Hèn Mọn của Hội Dòng mà Phanxicô đã khai sinh.

Phanxicô lắng tai nghe rỏ mồn một. Phanxicô làm thinh. Phanxicô suy nghĩ một hồi, rồi, Phanxicô quyết liệt, đánh một nhát kiếm phủ đầu, xem có vẻ độc ác. Phanxicô chỉ nói một câu ngắn ngủi :  «Tôi không tin cô». Không biết Clara có nghe được rỏ ràng hay không mà Clara làm thinh.

Phanxicô nói tiếp : «Nếu cô muốn cho tôi tin lời cô thỉnh cầu thì cô về, cô mặc áo nhậm, cô đi ăn mày khắp phố phường để có cơm ăn».

Clara vững như đồng, không chút rung chuyển, không chút ngại ngùng. Clara chỉ biết sung sướng là đã gặp được Phanxicô, con người đã biết yêu Chúa và đã giảng về yêu Chúa và, và đã chỉ giáo cho Clara biết việc mình phải làm để tỏ lòng mình là thành thật để cho Phanxicô tin được.

Trở lại với phần Phanxicô. Phanxicô cũng không hiểu do ở đâu mà Phanxicô đã dám truyền một mệnh lệnh quyết liệt như thế. Nghĩ mãi, Phanxicô thấy rằng cái lý tưởng sống khó nghèo mà mình đang theo đuổi thì nay đã thành tựu. Bà Chúa Nghèo nay đã nhập thể nói Clara và Clara rỏ là hiện thân của Bà Chúa Nghèo vậy.

  Mục tiêu của cuộc gặp gỡ đã đạt kết qủa hoàn toàn mỹ mãn nên Phanxicô cho lệnh giải tán. Clara trở về nhà, thi hành mệnh lệnh của Phanxicô. Clara mặc áo nhặm, đầu trùm khăn trắng, trốn nhà, đi ăn xin nới các phố phường thành Assisiô.

       Clara còn tiếp xúc nhiều lần nữa với Phanxicô và Phanxicô cũng hằng theo dõi mọi biến chuyển trong gia đình Clara đối với việc hôn nhân của Clara. Tất cả mọi chi tiết quan hệ đến «ý muốn làm tu sĩ Khó Nghèo của Clara cũng như các chi tiết khác, Phanxicô đều trình bày lên Đức Cha Guidô, Giám Mục thành Assisiô biết để thỉnh thị ý kiến, đồng thời chuẩn bị kế hoạch hầu kịp thời đối phó sau nầy».

Lần khác, gặp Phanxicô, Clara cho biết gia đình đang thúc giục phải nhận lời hứa hôn vì đã 18 cái xuân rồi. Biết rằng bàn cải với gia đình không xong vì không ai chịu nhượng bộ nên Phanxicô đành phải can thiệp, định ngày và nơi đón rước Clara.

Sáng ngày 18-03-1212, Chúa nhật Lễ Lá, Clara đi dự thánh lễ lần cuối cùng với gia đình vì đêm nay, Clara đã lặn lẽ thoát ly, trái ngược với quyết định của gia đình, ý tưởng ấy làm cho tâm hồn Clara xao xuyến đến nỗi quên lên bàn thờ nhận lãnh cành lá. Đức Giám Mục Guidô rời khỏi cung thánh, mang một cành lá đặt vào tay Clara. Có gì quan trọng đến thế nhỉ? Cử chỉ lạ lùng ấy của Đức Giám Mục tượng trưng cho việc Giáo Hội, công nhận ơn gọi của Clara vì, qua Phanxicô. Đức Giám Mục biết rỏ việc thoát ly của Clara.

Tới ngày lễ lá ấy, qúa nữa đêm, cả nhà chẳng ai hay, Clara và pacifica, vừa là chị họ vừa là người tâm phúc, trốn khỏi nhà, dẫn nhau đến Portioncula.

Ở đây, một lễ giao duyên thiêng liêng sắp cử hành. Trước bàn thờ Đức Bà Thiên Thần. Phanxicô và anh em, đèn đuốc sáng trưng đã chờ sẳn. Nàng dâu đến. Lễ hiến dâng bắt đầu. Clara qùy xuống. Phanxicô cắt tóc cho Clara và cho mặc chiếc áo nâu thô dày như áo của anh em. Lễ xong, anh em dẫn cả hai người đến gởi tạm trong dòng nữ các bà Bênêđitô ở Bastia, cách Portioncula, ba cây số, giữa một cánh đồng.

Tin người con gái bỏ nhà ra đi giữa đêm khuya làm cho họ hàng náo động. Sau khi dò hỏi, biết nơi Clara ẩn náu, thân nhân nhất định đến nhà dòng bắt con gái cưng về. Biết thế, Clara trốn vào nhà nguyện. Khi bà con lôi đi, một tay Clara ôm chặt lấy bàn thờ còn tay kia cất lúp cho mọi người thấy đầu tóc không còn nữa và Clara cho biết mình đã làm hiến lễ hiến dâng trọn đời cho Chúa Kitô rồi. Bà con chẳng còn biết ăn nói làm sao nên đành phải chịu thua, rút lui có trật tự.

Vài ngày sau, cùng với Bernadô và Philliphê, Phanxicô đến dẩn hai chị em đến gởi cho các bà dòng nữ thánh Phaolô, ở tu viện San Angêlô, phía tây dảy núi Soubasiô, cách Carceri một cây số.

Hai tuần sau, em gái của Clara là Anê cũng bỏ nhà trốn theo chị. Chuyến nầy cả họ hàng không ai nhượng bộ nữa. Ông chú là Mônalđô dẩn đầu một toán mười hai người kỵ mã rầm rộ áp đảo các bà nữ tu bắt phải trả cháu ổng lại.

  Người ta kể lại : Lúc mới đến, ông làm bộ tử tế để nhà dòng mở cửa cho ông vào. Nhưng lúc thấy mặt hai người cháu gái, ông bổng quát mắng om sòm, làm náo động cả nhà dòng rồi ông ra lệnh cho Anê nhất thiết phải theo ông về nhà. Anê cũng cương quyết không chịu.

  Trước lòng cương quyết của người con gái mới mười lăm tuổi, một kỵ mã nổi sùng, nhảy vào nắm tóc Anê, rôi ra. Đến cửa, cả bọn xông vào bồng Anê lên ngựa, theo đường hẹp xuống núi. Anê hết sức dẩy dụa, quần áo và tóc vướn vào gai góc. Biết không chống cự nổi, Anê vội kêu cứu :

-Chị Clara! Chị Clara! Cứu em với!.

Clara chỉ còn nước qùy xuống kêu cầu Chúa cứu đứa em gái đã muốn hiến dâng hoàn toàn cho Chúa. Bổng người của Anê trở nên nặng như cả khối đá, không ai nhấc lên nổi nữa. Một tên kỵ mã phải nói : «Suốt đêm ăn chì ăn sắt hay sao mà nặng đến thế». Điên tiết, ông Monalđô nắm tay thoi mạnh vào mặt Anê, nhưng lạ thay, ông bổng kêu thét lên, tay ông đã như thoi vào một tảng đá. Giữa lúc ấy, Clara chạy đến, hùng dũng như một viên nữ tướng, ra lệnh cho bọn kỵ mã không được động đến Anê. Cả bọn tự nhiên trở nên hiền lành, ngoan ngoãn, rồi không ai bảo ai, lặng lẻ rút lui trật tự.

Phanxicô đến cắt tóc nhận lời khấn của Anê. Đức Giám Mục Guiđô cũng công nhận và ủng hộ. Bốn tháng sau, ngài cho chị em ngôi nhà nguyện thánh Đamianô, mà Phanxicô đã trùng tu từ mấy năm trước.

Thế là từ Đamianô đã phát tích Dòng Nhì, Dòng Các nữ tu khó nghèo» ta gọi là dòng Clara. (Clarisses)

Chẳng bao lâu sau, có rất nhiều phụ nữ đủ các giai cấp. đến xin gia nhập, trong số đó có cô em gái thứ ba của Clara là Bêatrice, bà mẹ là Ortôlôna, hai cháu gái là Balvina và Amata con ông Martinô. Riêng Anê, ở Đamianô bảy năm rồi được cử đi lập dòng ở Monticelli gần Florencia.

Clara đã thể hiện đến cao độ lý tưởng. Phanxicô về cầu nguyện, sống khó nghèo, hy sinh vui vẻ. Ở Đamianô, chị em theo đúng khuôn mẫu đời sống đúng nghĩa với Phúc Âm và đúng luật dòng của anh em, chị em cũng lao động nuôi thân, săn sóc người bệnh hoạn tàn phế, hảm mình đền tội không khác gì anh em ở Portioncula. Anh em ở Portioncula giữ việc giảng dạy và hướng dẫn, khi đi xin về thường cũng chia phần cho chị em.

Cũng như Phanxicô, Clara có lòng khiêm nhượng, độ lượng, lạc quan, ai cũng thương mến, ngày ngày Clara tận tình săn sóc những người bệnh tật. Năm 1221, nghe tin có năm anh em được phước tử đạo ở Maroc, Clara hăng hái xin đi nhưng không được chấp thuận. Chị ca ngợi Chúa đã tạo thành vũ trụ xinh đẹp, trồng nhiều thứ hoa trong vườn, thương loài vật, khuyên chị em ngắm cảnh thiên nhiên, trời mây cây cỏ mà tán tụng quyền uy và lòng thương của Chúa.

Tâm hồn chiêm ngưỡng cao sâu, Clara thường như biến chìm trong Chúa. Mỗi ngày, từ trưa cho đến độ ba giờ chiều, chị chỉ suy về những nỗi thống khổ của Chúa tử nạn. Lòng thiết tha đau đớn, Clara khóc nức nỡ, nước mắt chảy ròng ròng thường nước mắt có pha máu. Một lần kia, từ thứ năm đến thứ bảy Tuần Thánh, chị ngất trí luôn, tâm hồn như phiêu diêu trên cỏi trời cao thẵm. Muốn cho Clara tỉnh lại, chị em phải cầm lấy tay áo và lai gọi và nhắc rằng. Phanxicô đã cấm không được để qúa một ngày mà không ăn một miếng bánh. Nhưng nếu muốn cho Clara ngất trí thì chỉ cần nói về Chúa vài lời thì chị ngất trí liền.

Khắc khổ với bản thân, ăn chay hằng ngày, không ăn những thức nấu, ngũ trên tấm gỗ cứng. Nhưng Clara lại rộng rải độ lượng với chị em. Năm 1229, viết thơ cho một chị cũng tên là Anê, coi dòng ở Praque (Tiệp Khắc) trong thơ, Clara dặn như mẹ dặn con : «Em ạ! Chúng ta không phải xương đồng da sắt, chị khuyên em không nên sát phạt thân thể, để có thể thờ Chúa một cách hợp lý và khôn ngoan».

Hồi chưa bị liệt giường, Clara thường lãnh việc săn sóc chị em đau ốm, giặt dủ quần áo. Khi chị em đi hành khất về, Clara lấy nước rửa chân và hôn những bàn chân đã chịu khổ ấy. Mùa đông tháng gió, Clara, cứ đêm khuya, đến từng giường một, sửa chăn gối cho chị em. Buổi sáng, Clara thường dậy trước làm thay cho chị em có nhiệm vụ đánh chuông thắp đèn để chị em ấy được ngủ thêm một chút.

Đây là một trong những phép lạ, ghi trong bản ánh phong thánh Clara :

Ở Đamianô, có một chị, người cứ hao mòn dần vì không ăn được. Clara lo lắng hỏi : «Em cứ nói thật với chị, em muốn ăn gì không?». Người bệnh chép miệng như nhớ lại những món ăn ngon thường thích lúc còn ở thế gian nên thành thực thưa : «Chị ạ, phải chi có thứ lươn ở Tupinô nấu cháo, hoặc có thứ bánh nướng ở Nocéra mà ăn vài miếng! Nhưng làm gì có được?».

Clara qùi xuống cầu nguyện. Chỉ một phút sau, ngoài cửa tu viện có một thanh niên phong nhã lịch sự mang đến biếu hai hộp qùa, trong ấy có hai món bệnh nhân thích ăn. Biếu rồi người thanh niên bổng biến tan như một đám sương mù.

Chuyện nầy chứng tỏ hễ Clara xin là Chúa nhậm lời ngay, dù xin những điều nhỏ, không đáng Chúa làm phép lạ.

Các nhà chép sữ có phổ biến trong dân chúng phép lạ nầy nữa của Clara :

Một ngày thứ sáu tháng chín năm 1240. Quân đội của Hoàng đế Frédéric II đánh tràn vào miền Trung Ý, đốt phá nhà cửa mùa màng, tàn sát đàn bà trẻ con vì Hoàng đế chống lại với Đức Giáo Hoàng, các nữ tu chúng cũng không tôn trọng. Bọn chúng kéo nhau tới phá nữ tu viện Damianô, trèo qua hàng rào, hung hăng tràn vào các hành lang. Chị em hết sức xôn xao xúm quanh Clara, nhưng Clara bình tỉnh lại tỏ ra can đảm. vào nhà nguyện kiệu Mình Thánh Chúa đi ra gặp bọn lính. Vừa kiệu, Clara vừa cầu nguyện : «Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để những trinh nữ của Chúa rơi vào tay người vô đạo. Chúa có nhiệm vụ phải cứu. Con đã lấy tình yêu Chúa như sữa mà nuôi dưỡng chị em, nhưng trường hợp nầy thì con hoàn toàn bất lực, không thể làm gì hơn được». Trước đám rước đơn giản nầy, bọn lính cuồng bạo bổng sinh ra sợ hải hết vía, chen nhau nhảy lui qua bờ ráo, xô nhau chạy thẳng một hơi, chị em không một ai bị bắt bớ, thành Assisiô cũng không bị tàn phá nhờ lời cầu nguyện của Clara.

Clara qủa là một phụ nữ có can trường và biết cương quyết khi cần đến. Có một lần kia, không biết vì vô tình hay hữu ý, vị Tổng Vụ là Gioan Parenti đã giải thích sai một chỉ thị của Đức Giáo Hoàng cấm anh em Portioncula không được giải tội và giảng dạy cho chị em Dòng Nhì nữa.

Clara không muốn hiểu như thế, nên lúc anh em hành khất mang bị đến chia phần thì Clara nói : «Thôi các anh mang về đi và nhắn lời tôi nói với anh Tổng Vụ rằng : «Các anh đã chẳng đem lời lành nuôi linh hồn chị em chúng tôi nữa, thì đừng đem của hành khất đến nuôi phần xác là gì vô ích».

Đức Giáo Hoàng Grêgoriô IX nghe lời nói hợp lý, liền thâu hồi chỉ thị nói trên lại.

Nguyên về thời ấy, Giáo Hội không cho phép các nữ tu từ bỏ hẳn của cải, nhất là các nữ tu kín, cho rằng sống hằng ngày với của bố thí là một thái độ thử thách Chúa. Năm 1215, Clara đã xin được Đức Giáo Hoàng Innôcentiô III ban cho một đặc ân, gọi là «Đặc ân Nghèo» nghĩa là Giáo Hội công nhận cho chị em sống không có của cải ruộng đất tự hữu, không có lợi tức, không có một thứ căn bản gì có thể sinh sôi nẩy nở hết.

Năm 1228, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đến Assisiô phong Hiển Thánh cho Phanxicô, Ngài muốn thu hồi đặc ân của Đức tiên Giáo Hoàng lại. Ngài bảo Clara :

- «Nếu vì vướng phải lời khấn nghèo mà chúng con không muốn nhận lợi tức căn bản sinh sống thì Cha tha lời khấn cho».

Clara kêu nài :

- «Tâu Đức Thánh Cha, con chỉ xin Đức Thánh Cha tha tội lỗi cho con. Còn nhiệm vụ theo Chúa Kitô, con không muốn xin tha».

Đức Giáo Hoàng mỉm cười vì thường không mấy ai có thói quen xin thứ đặc ân ấy, nhưng rồi Ngài cũng nhượng bộ.

Clara bị bệnh hai mươi ba năm, chị chỉ còn sống được sáu năm nữa, nhưng vì qúa khắc khổ nên phải liệt giường.

Năm 1252, Clara đệ trình lên Đức Giáo Hoàng bản luật dòng chính tay Clara thảo. Chương thứ tám nói về Đức Nghèo viết theo đúng nguyên văn bản luật của Dòng Nhất : «Chị em đừng nhận nhà cửa, đất đai hay bất cứ một vật gì làm của riêng. Sống ở thế nầy như người cư ngụ hay khách bộ hành. Đem lòng khiêm hạ khó nghèo mà thờ Chúa. Tin tưởng mà đi hành khất,đừng xấu hổ vì Chúa, vì xưa Chúa ở đời đã chịu cảnh nghèo vì ta. Đó là vẻ đẹp tuyệt đối của Đức Nghèo cao cả. Chính Đức nghèo phong chị em làm hoàng hậu trên Nước Trời. Mong rằng Đức Nghèo sẽ là phần gia nghiệp cũa Chị em. Mong rằng chị em giữ một lòng thủy chung son sắt, đừng ao ước gì hơn ở dưới bầu trời nầy nữa».

Năm ấy, Đức Innôcentiô IX đến Đamianô thăm. Clara lại tha thiết xin «Đặc ân Nghèo». Ngài chiều ý và tháng tám năm sau, Ngài ra sắc chỉ châu phê bản luật.

Một anh em hèn mọn mang sắc chỉ từ Pêrousia đến Đamianô cho Clara đang hấp hối. Vui mừng vì đã được như lòng sở nguyện bấy lâu, ngày hôm sau, Clara đã thở hơi cuối cùng. Xung quanh giường, đông đủ anh em bạn đường cùng một lý tưởng như Giuniphêrô, Lêô, Angêlô, Bernađô đến tiển đưa.

Lễ an táng cử hành ngày hôm sau tại nhà thờ thánh Georgiô, có Đức Giáo Hoàng và nhiều vị Hồng Y đến dự. Hai năm sau, Clara được nhắc lên bàn thờ với hiệu là Thánh Nữ Đồng Trinh của Giáo Hội.

 

Chương XII : Hoạt Động Tại Quê Nhà.

Mùa Gặt Mới.

      Nối đến ảnh hưởng của «Nhóm người đền tội thành Assisiô» ở giai đoạn nầy, Cêlarô đã diễn tả như một mùa gặt thiêng liêng : «Chẳng bao lâu, bộ mặt quanh vùng thay đổi hẳn. Mùa gặt mới bổng được tổ chức giữa cánh đồng hoang, vườn nho cằn cỏi bổng đâm chồi nẩy lộc, tỏa hương thơm Thiên Chúa và sinh hoa kết qủa tốt lành»

       Hoạt động của Phanxicô không thu hẹp trong một miền Ombria. Anh em đã mạnh dạn đặt chân lên nhiều miền khác thuộc Trung Ý nhất là hai quận Toscana và Romagna, đâu đâu cũng gây được một cao trào phục hưng đời sống Phúc Âm. Số người đến xin chung sống đời sống nghèo ngày càng đông. ễ các ngoại ô thành thị hay ven đồi bờ suối, gần các làng mạc, những túp lều nhỏ được cất lên, làm nơi cho anh em trú ngụ đi về.

        Ở Florencia, nơi Phanxicô đặt bước đến đầu tiên, Phanxicô đã gặp một ơn gọi rất đẹp : nhà luật sư Gioan Parenti xin nhập dòng.

       Nguyên một chiều nọ, nhà luật sư đi dạo mát giữa cánh đồng, qua một chuồng heo, nhân đứng lại xem bầy heo chen nhau vào chuồng, vui miệng nói với chàng chăn heo :

 - «Bầy heo trông giữ qúa nhĩ!»

      Gã chăn heo không rỏ khách là ai, cũng vui miệng trả lời :

 - Vâng, dữ lắm! Chuồng không thiếu chỗ mà cứ giành nhau vào, trông chẳng khác gì các luật sư tranh nhau vào cửa hỏa ngục.

       Câu nói vô tình đã làm cho luật sư nghĩ đến nghề mình mà sợ. Nhân Phanxicô còm mở mùa đền tội ở thành nhà, Gioan đến xin đổi bộ áo quan tòa, lấy tấm áo thô dòng hèn mọn.

       Cùng với nhà luật sư, một số đông nữa cũng từ giả thế gian. Thế là Florencia, cạnh nhà thờ thánh Gallô, một túp lều tranh do dân chúng tặng, được dựng lên làm tu viện cho số anh em mới nhập dòng. Riêng nhà luật sư Gioan Parenti, sau nầy sẽ nói chân Phanxicô làm Tổng Vụ Hội Dòng từ 1207 đến năm 1232.

       Đến phiên Pisa đón tiếp Phanxicô và có nhiều ơn lạ. Hai nhân vật đáng chú ý nhất là Angêlô và Albertô. Angêlô sau nầy cầm đầu nhóm anh em sang đặt nền tảng Dòng Hèn Mọn ở nước Anh, còn Albertô, sau khi nối chân Agnellô giữ chức vụ Tỉnh vụ dòng đầu tiên ở nước Anh, đã trở lại Ý là Tổng Vụ Hội Dòng một thời gian.

       Tiếp theo là những miền lân cận hồ Trasimênô, nơi Phanxicô đã giữ một mùa chay bốn mươi ngày. Theo gương Chúa Giêsu xưa đã nhịn ăn bốn mươi ngày trong rừng vắng. Phanxicô trước lúc lên đường đi giảng, đã đến ở một mình trên hòn đảo cô tịch giữa hồ, suốt mùa chay, không dùng một thức ăn nào. Ngày cuối cùng Phanxicô chỉ nếm qua một lát bánh nhỏ để gọi là nhường bước cho Đấng Thầy Chí Thánh trong kỷ lục trai giới.

       Sau mùa chay ấy, Phanxicô đến các thành lân cận gieo lời Chúa. Những mùa gặt huy hoàng lại tiếp tục. Cortôna, Cêtôna, Sartéanô, Ascali đều được Phanxicô đánh dấu bước chân qua bằng những tu viện nhỏ dựng lên, đón nhận những tâm hồn giác ngộ xin nhập dòng.

       Trong các thị trấn kể trên, Cortôna là quê hương của hai nhân vật sẽ đóng vai trò quan trọng sau nầy là Elia và Guy. Về Elia, chúng ta có dịp nói đến sau nầy. Còn Guy là một thanh niên con nhà qúy tộc, đã đạo đức, Guy còn nổi tiếng là một người hào phóng. Một phần gia nhiệp chàng vào việc giúp đỡ người nghèo. Gặp Phanxicô đến giảng lễ đền tội, Guy vội vã rước Phanxicô về nhà, hậu đãi và hỏi han về đường tu đức. Chính Guy múc nước rữa chân và hầu bàn cho khách. Guy, lòng thành thực bày tỏ với Phanxicô. Guy nói :

 - «Thưa cha, gia nghiệp của con là Chúa ban. Để tỏ lòng biết ơn Chúa, con chỉ biết đem phân chia cho người nghèo của Chúa. Vì thế, từ nay cha và anh em thiếu hoặc cần dùng thức gì, cha để mặc con chu cấp lo liệu».

      Rời khỏi biệt thự nhà qúy tộc nầy. Phanxicô nói với người anh em đồng hành rằng :

 - «Tôi chưa thấy người nào lễ độ và nhã nhặn như ông chủ nhà nầy. Ước gì anh em ta cũng có một tâm hồn như vậy. Ông ta đã biết ơn Chúa ban, lại rộng rải với người nghèo, lễ độ hào phóng với mọi người. Anh em ta nên biết tính lễ độ phong nhã là hình ảnh đức quảng đại bác ái của Thiên Chúa, đấng đã ban ánh sáng và mưa móc cho hết mọi người, kẻ dữ cũng như người lành. Chuyến khác chúng ta sẽ lại thăm ông ta lần nữa, biết đâu Chúa không soi lòng ông ấy nhập đoàn với chúng ta».

       Qủa như điều Phanxicô mong ước. Trong chuyến đến lần sau, Guy từ bỏ giàu sang danh vọng, đem gia tài phát hết cho người nghèo, rồi xin Phanxicô mặc áo Dòng Hèn Mọn. Phanxicô nhận lời, dựng một túp lều ven dòng suối dưới chân ngọn đồi Cortôna, làm nơi cho Guy và một anh em ẩn tu. Guy ở đó suốt đời, thỉnh thoảng ra giảng lời Chúa cho dân chúng vùng lân cận. Về sau, Guy được Giáo Hội nhắc lên bậc Hiển Thánh.

        Phanxicô và các anh em khác cũng chia nhau đi hoạt động khắp các làng mạc thị thành và đã thu được nhiều kết qủa, nhận thêm nhiều tâm hồn chọn đời sống Khó Nghèo Hèn Mọn.

        Đáng ghi chép nhất là hoạt động của Bernadô ở Bôlôgna. Thời bấy giờ, Bôlôgna là một trung tâm trí thức lừng danh ở Âu Châu, nhất là về khoa luật học. Chúng ta có thể đoán trước được phản ứng của dân chúng ở đây, trước lời hô hào của trở về đời sống giản dị khó nghèo theo Phúc Âm, nhất là đối với giới sinh viên, phần đông là công tôn qúy tữ từ bốn phương đến du học.

        Những ngày đầu của Bernađô là một chuổi ngày cực hình. Hễ thấy bóng người tu sĩ hành khất nầy đâu là thiên hạ đổ xô lại, vây quanh chế nhiểu, xem Bernađô như một anh hề. Lời kêu gọi của Bernađô bị át mất dưới tiếng cười đùa chế nhiểu, Bernađô càng hăng hái, nhưng vẫn một niềm khiêm tốn dịu dàng. Thái độ của Bernađô đã đánh động một vài tâm hồn có thiện chí. Họ nhận thấy nơi Bernađô cái mà người dân Assisiô đã thấy nơi Phanxicô thuở Phanxicô mới bắt đầu cuộc sống sám hối đền tội. Người đầu tiên đã thông cảm Bernađô là Nicôla Répôli, một tiến luật khoa có danh tiếng trong châu thành. Nhà trí thức nầy đã vượt trên dư luận, mời Bernađô và anh về nhà riêng hậu đãi, sau lại biếu anh em một gian nhà ở ngoại ô thành phố làm chổ nghĩ chân. Thế là dòng Khó Nghèo Hèn Mọn đã chen chân vào đô thị trí thức và kiêu hảnh nầy. Thiện cảm được gây dựng và lan rộng ăn sâu. Bernađô được xem như một vị thánh sống. Một cao trào phục hưng đời sốn Phúc Âm nổi lên, số người đến xin nhập đoàn ngày càng tăng. Khi sứ mệnh hoàn thành, Bernađô xin Phanxicô cho anh em khác đến thay thế mình coi sóc tu viện Bôlôgna. Bernađô không thoái thác trước thử thách gian khổ song lại sợ những cám dỗ của sự thành công.

       Tiếp theo Bôlôgna, toàn quận Lombarđia cũng chổi dậy đáp lời kêu gọi của anh em Dòng Hèn Mọn Khó Nghèo, trở về với đời sống đúng như Phúc Âm dạy.

 

Mộng thừa sai.

        Phong trào trở về đời sống Phúc Âm do «nhóm người đền tội thành Assisiô» đang mở rộng và tiến nhanh trên khắp nước Ý, thì đồng thời một biến chuyển lớn lao về thời sự đã gõ mạnh vào cửa tâm hồn Phanxicô.

        Trước mắt chàng Hiệp sĩ Chúa Kitô, một khung trời mới mở rộng. Đó là phong trào chuẩn bị cuộc Thánh Giá Chiến (Croisade) thứ năm đang nổi dậy khắp Âu Châu.

       Đã hơn một thế kỷ, Thánh Giá Chiến kéo dài và đã biến thành một cuộc chiến tranh chinh phục bạo tàn. Phần đông những kẻ dự chiến đã quên hẳn mục đích thiêng liêng của cuộc Thánh Chiến là giải phóng Đất Thánh (Terre Sainte) khỏi tay người Hồi Giáo, cho nên Thánh Giá Quân (Croisés) chi thâu toàn thất bại trên khắp các mặt trận.

       Đầu năm 1212, tình thế càng nguy ngập. Miền bắc Phi Châu và Nam Tây Ban Nha rơi hẳn vào tay người hồi giáo. Vua Hồi Giáo là Elnazir nhất định phen nầy quét sạch Âu Châu, làm cỏ Giáo Đô Rôma và đánh chìm thế giới giửa biển máu lữa. Đức Giáo Hoàng Innôcentiô thấy rỏ nguy vong, lên tiếng kêu gọi các nước Âu Châu hiệp lực ngăn cản làn sống Hồi Giáo đang mạnh, tiến quân như vũ bảo. Nhưng vô hiệu! Các nước Âu Châu đang lâm vào tình trạng rối ren do các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nhất là do những cuộc nội chiến giửa hai phe qúi tộc và phú thương công xã. Mặt trận Âu Phi năm ấy chỉ có một mình quân binh Tây Ban Nha kháng chiến chống xâm lăng. Ngày 14-07-1212, quân Tây Ban Nha đại thắng ở Las Navas, chận đứng làn sóng Hồi Giáo cứu vãn được tình thế. Trận đại thắng nầy thức tỉnh lòng tin tưởng đã hầu chết trong lòng dân chúng các nước Âu Châu. Phong trào tham dự Thánh Chiến lại nổi dậy khắp nơi rất mảnh liệt và rầm rộ. Những cảnh võ trang rực rở, những cảnh xuất quân hùng dũng, không khỏi đem lại một tiếng vang dữ dội và tâm hồn nhà hiệp sĩ Phanxicô con người đã có lần thanh gươm yên ngựa, tham dự chiến tranh miền Pouilla. Phen nầy, Phanxicô cũng mơ chiến thắng, nhưng không phải là cuộc chiến thắng xây trên xương máu quân thù. Người hiệp sĩ Chúa Kitô tưởng đến cuộc chinh phục Hồi Giáo với khí giới của Tình Yêu Cứu Chuộc thay vì chiếm đóng đất đai bằng gươm giáo, Phanxicô chỉ muốn mở rộng nước Chúa trên các tâm hồn còn chìm ngập trong bóng tối. Thay vì lòng khát máu quân thù, Phanxicô chỉ tha thiết được đổ máu mình, tử đạo, để góp phần vào máu Chúa Kitô, cứu rỗi muôn dân.

        Thế là, cùng với một người anh em, Phanxicô từ giã nước Ý, xuống một chiếc thuyền chở quân Thánh Giá (Croisés) sang Syria. Giữa những binh hùng tướng mạnh của đoàn Thánh Giá quân đã có một sứ giả hòa bình, nhân danh Vua Trời Cao cả đi rao giảng Tình Yêu. Nhưng ý định không thành. Thuyền bị bảo, dạt vào bở biển. Dalmatia, hai chiến sĩ hòa bình đành phải trở về nước Ý, chờ dịp khác.

        Dịp ấy đã đến, cha con lại theo đường thủy, khởi hành từ Anconêm nhưng hai bàn tay trắng không trả được lộ phí, may nhờ một thủy thủ cảm tình tìm cách đưa xuống tàu, núp vào một xó. Một cơn bảo lại nổi lên làm cho thuyền phải trôi dạt lênh đênh lâu ngày trên mặt biển. Tai nạn nầy đã đem lại cho Phanxicô một dịp để trả tiền tàu một cách bội hậu. Theo lời thầy Cêlanô kể lại thì lương thực trong tàu hết, thủy thủ và bạn tàu đã nhờ gói lương khô của Phanxicô mà sống. Gói lương khô bé nhỏ của người hành khách lậu vé, bởi phép Chúa, cứ mỗi lần tiêu thụ hết lại đầy lên như cũ.

       Chuyến đi nầy cũng thất bại. Phanxicô lại trở về nước Ý, mỡ rộng ở hai quận Marchia và Romagna. Hơn một năm sau, Phanxicô lại tính đi một chuyến khác, chuyến nầy Phanxicô đổi hướng. Cùng với một vài anh em, Phanxicô sang nước Marốc bằng đường bộ, vòng theo đường Bắc Ý, qua miền Nam Pháp và nước Tây Ban Nha. Lòng hăm hở nhiệt thành đến nổi chân bước nhanh, bạn đồng hành không ai theo kịp. Nhưng vừa đến Tây Ban Nha, Phanxicô ốm nặng, phải trở về. Thế là mộng truyền giáo bất thành và mộng được tử đạo cũng không đạt được. Sự bất hóa tam. Ba lần hỏng cả ba, Phanxicô nghĩ rằng âu là Chúa muốn cho «mình được làm thánh bằng một con đường khác»

       Trên đường trở về Ý, Phanxicô gieo mầm lý tưởng sống Khó Nghèo tại Tây Ban Nha, nam Pháp và Bắc Ý. Tương truyền rằng chính Phanxicô đã thành lập những tu viện ở Burgos và Lôgrônô.

 

Nhìn Bước Đường Qua.

       Từ ngày được Đức Giáo Hoàng Innôcentiô cho phép thực hiện đời sống Khó Nghèo và giảng lẽ đền tội, Phanxicô và nhóm anh em tiên khởi đã bước được một bước dài. Chỉ có vài ba năm mà ảnh hưởng đã lan tràn khắp nước Ý, ăn sâu vào mọi tầng lớp nhân dân. Một nguồn sống thiêng liêng dồi dào mới mẻ đã bắt nguồn từ các tu viện Nghèo Khó nho nhỏ rải rác khắp nơi.

         Anh em dòng Hèn Mọn, Khó Nghèo, Khiêm Hạ, nghiểm nhiên thành những vai quan trọng trong công cuộc cải thiện Giáo Hội và chấn hùng đời sống Phúc Âm, nhưng là một cuộc cải thiện ôn hòa, khiêm nhượng, âm thầm, sâu xa và bền vững. Công cuộc ấy, anh em đã làm nên bằng đời sống gương mẫu hằng ngày hơn là bằng những bài giảng lý sự hùng hồn. Tinh thần Phúc Âm không khép kín trong tu viện thâm nghiêm song được chảy tràn trong dân gian. Sống giữa dân chúng, cùng với họ gánh vác công việc làm ăn theo đời sống lao động vất vả hằng ngày, san sẻ với họ những nổi vui buồn sướng khổ, thông cảm những trở ngại khó khăn trong cuộc đời chật vậtm đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Anh em không đóng vai trò những bậc làm thầy lãnh đạo, anh em chỉ là những người bạn hay đúng hơn cũng là những «anh em bạn nghèo» của mọi người, đến với mọi người, đem lại một tình yêu, một nguồn sống để cùng mọi người san sẻ, không thích bắt ai, không phán đoán ai, mà chỉ sống lặng lẽ âm thầm. Có cất lời thì chỉ biết an ủi khuyên lơn vì vậy mà đến cả những tâm hồn chai đá nhất cũng phải mở cửa đón tiếp sức cảm hóa dịu dàng thấm thía của anh em.

      Thái độ ấy đã được Phanxicô thu gọn vào một câu chép lại trong luật dòng : «Lúc đi ra ngoài, anh em đừng gây sự với ai, đừng phê bình chỉ trích ai, anh em hãy ăn ở dịu dàng, từ tốn, hòa nhả, bình tỉnh, khiêm nhượn, lễ độ với mọi người».

      Đúng với danh từ «hèn mọn» anh em đã tự đặt mình vào lớp người thấp kém nhất trong xả hội. Trong bản luật dòng có ghi : «Anh em hãy vui mừng lúc được chung sống với lới người bị thiên hạ khinh chê, lớp người hèn hạ đói nghèo, yếu đuối, bệnh tật, phung hủi, lớp người hành khất vệ đường».

       Ngoài giờ kinh nguyện và giảng dạy, anh em không nề hà làm các công việc đồng án hoặc giúp việc trong các tư gia như kẻ làm thuê làm mướn. Lãnh công thì anh em chỉ khiêm nhượng nhận những thức ăn, đồ mặc. Ngay đến nhà cửa trú ngụ cũng là do dân chúng cất tặng, anh em chỉ là khách ở nhờ, thành ra giữa anh em và dân chúng đã thắt chặt một mối liên lạc sâu xa gây nên do sự trao đổi đôi bên.

       Đời hành khất buộc anh em phải tự hạ nhận mình là những kẻ thọ ơn, làm cho dân chúng có cảm tưởng và hảnh diện rằng : Anh em là con cái do họ dân chúng dưỡng nuôi săn sóc. Nhờ vậy, giây thân ái được bền lâu, khắng khít và trở nên mối đầu giây ảnh hưởng đến tinh thần.

      Đối với hàng giáo sĩ, thì đến đâu, anh em cũng phải giữ thái độ cung Kính suy phục. Mẫu chuyện sau đây chứng tỏ điều ấy :

      Một hôm, Phanxicô đến xin Đức Giám Mục thành Imôla cho phép anh em được giảng trong địa phận của ngài. Đức Giám Mục lạnh nhạt trả lời :

 - «Cảm ơn thầy. Tôi giảng cho con chiên của tôi đủ rồi, không giám làm phiền các thầy nữa».

      Phanxicô kính cẩn cuối chào, bước ra. Một lát sau, Phanxicô trở lại. Vừa thấy bóng Phanxicô, vị giám mục vội hỏi và lần nầy hơi gắt giọng :

 - «Thầy vào đây làm gì nữa? Thầy muốn gì nữa?».

     Rất khiêm tốn, Phanxicô thưa :

 - «Lạy Đức Cha, sở dỉ con lại khuấy rầy Đức Cha lần nầy nữa là vì kẻ làm con. Khi cha mẹ đuổi ra khỏi cửa nầy, chẳng biết chạy vào đâu thì chỉ còn một nước là trở lại xin vào qua cửa khác. Vậy con đến đây để xin Đức Cha ban cho con ơn mà con đã xin Đức Cha lúc nãy».

     Đức Giám Mục không khỏi bỡ ngỡ trước một câu trả lời như thế nên cảm động, ngài nói :

- «Từ nay, Cha ban cho con và anh em của con được tự do giảng trong giáo phận của Cha. Đức khiêm tốn sâu thẳm của con đáng được hưởng đặc ân ấy».

       Phanxicô huấn luyện cho anh em phải biết tôn trọng giáo quyền, không phân biệt giá trị cá nhân của những ngườ đại diện quyền thiêng liêng. Phanxicô thường bảo anh em : Nếu gặp một vị thánh trên trời như thánh Laurencô chẳng hạn, cùng đi với một vị linh mục, thì tôi sẽ kính chào và hôn tay vị linh mục trước rồi sẽ thưa với vị thánh : Xin lỗi đấng thánh con đã xử sự như thế vì đây là đôi bàn tay đã cầm lấy Ngôi Lời Cao Cả và đã cầm giữ một quyền phép từ trời ban xuống». Phanxicô cắm hẳn anh em Dòng Hèn Mọn Nghèo Khó không được xin một sắc chỉ đặc biệt nào của Tòa Thánh để tránh cái tệ dựa vào sắc chỉ mà vượt quyền giáo sĩ địa phương.

      Những hành động và lời dạy dỗ trên đây cho biết rằng lòng kính trọng của Phanxicô đối với giáo quyền địa phương là do một đức tin sáng suốt và một tinh thần rất công giáo biết đặt lợi ích chung trên quyền lợi riêng. Phanxicô muốn rằng anh em chỉ là những người cộng tác với giáo quyền để phụng sự Thiên Chúa, mưu ích cho các linh hồn. Phanxicô cũng thừa bảo :

 - «Anh em nên nhớ điều làm đẹp lòng Chúa là sự tiến đức của các linh hồn. Chúng ta chỉ có thể làm được khi chúng ta biết hợp tác với giáo quyền địa phương. Nếu anh em biết ăn ở như con cái của hòa bình, anh em sẽ đem được giáo dân và giáo sĩ về với Chúa. Như vậy hẳn là đẹp lòng Chúa hơn là chỉ đem được giáo dân mà vô tình xúc phạm đến hàng giáo sĩ».

      Bởi vậy mà Phanxicô đi đến đâu cũng được mọi người đón tiếp và tôn trọng như một vị thánh sống. Thầy Cêlanô viết :

 - «Thiên hạ tin tưởng và mộ mến Phanxicô đến nỗi được chạm tới tà áo của ngài đã cho là một hạnh phúc, một vinh dự. Mỗi lần Phanxicô đến đâu là hàng giáo sĩ vui mừng, giáo dân hoan hỉ. Để nghênh đón Phanxicô, nhiều giáo xứ đổ chuông, nhân dân bẻ cành cây đua nhau đi rước, miệng hát lời ca vịnh».

 

Một Nổi Phân Vân.

        Tuy được tôn trọng, Phanxicô vẫn tự nhiên là đầy tớ vô dụng nên quy tất cả vinh dự về Thiên Chúa là Đấng đã làm các điều tốt lành nơi ngài.

       Một hôm, cùng đi đường với thầy Massêô, Phanxicô thấy bạn đồng hành vừa đi vừa lẩm bẩm : «Tại sao? Tại sao là Phanxicô chứ không phải là một người khác?» Phanxicô liền hỏi :

 - «Anh Massêô, anh có điều gì thắc mắc không?»

 - Thưa cha, con có điều nầy khó hiểu qúa. Tại sao thiên hạ lại rùng rùng chạy theo cha? Tại sao họ lại chen chân nhau cho được xem thấy mặt cha, mà thật sự, cha có đẹp đẻ gì, thông thái gì?

      Câu thắc mắc của Massêô làm cho Phanxicô cảm động. Trầm ngâm một hồi lâu, Phanxicô qùy xuống, ngửa mặt lên trời như để cảm tạ ơn Chúa. Khi cơn cảm xúa qua, Phanxicô vui vẻ giải thích :

 - «Massêô ạ! Anh hỏi : Tại sao lại Phanxicô? Nào có gì khó hiểu đâu? Chúa thường chọn cái yếu hèn ngu dốt để biểu diển quyền phép uy linh của Ngài. Chúa không chọn người khôn ngoan, quyền qúy, giàu sang, để cho mọi người biết không nên tự hào vì đã làm được điều lành điều thiện. Như thế, tất cả vinh quang đều phải quy về một Đấng Tạo Thành, là nguồn mạch mọi sự tốt lành. Chúa lại là Đấng nhìn thấu suốt tâm can mọi người, Chúa đã tìm khắp thế gian, không thấy một ai ngu dốt yếu hèn như Phanxicô nầy, nên Ngài đã dùng để làm việc của Ngài».

      Lại một lần khác, Phanxicô giảng ở Terni, dưới quyền chủ tọa của Đức Giám Mục. Sau bài giảng, Đức Giám Mục nói vài lời khen tặng rồi kết luận «Những ngày gần đây, Thiên Chúa đã dùng người nghèo hèn, quê mùa, dốt nát nầy để làm sáng danh Giáo Hội. Chúng ta hãy cảm tạ ơn Chúa».

      Sau buổi lễ, khi ra khỏi thánh đường, Phanxicô vội chạy đến phủ phục dưới chân vị Giám Mục, ngỏ lời cảm ơn : «Lạy Đức Cha, Đức Cha nói rất là hợp lý! Trong lúc kẻ khác cướp lấy những điều thuộc về con thì chỉ có Đức Cha là trả lại cho con những cái qủa thật là của con. Đức Cha đã biết rỏ đâu là chân giá trị vì Đức Cha đã quy tất cả vinh quang lên Thiên Chúa».

      Đời sống thiêng liêng của Phanxicô đã xây dựng trên một chân lý căn bản : Mọi sự tốt lành đều do Thiên Chúa phát ra. Mọi kết qủa thâu lượm được trong việc tu đức hay trên đường hoạt động tông đồ đều là việc Chúa làm, Phanxicô và các anh em trong dòng chỉ là những đầy tớ vô dụng, Phanxicô thường than thở của một tâm hồn chân nhận được tất cả cái hư vô của mình trước Đấng Chí Tôn Chí Thánh.

      Kết qủa huy hoàng trên đường hoạt động tông đồ và được lòng tôn sùng của giáo hữu không làm cho Phanxicô quên được rằng mình là kẻ có tội. Với những người qúa hâm mộ mình, Phanxicô thường nói «anh em đừng vội phong thánh cho tôi. Kẻ tội lỗi nầy còn có thể sinh con trai con gái bầy lũ được».

      Sau ba lần bị ngăn trở trên đường truyền giáo cho dân Hồi Giáo, lòng khát vọng nói trên trở nên một thúc bách. Phải chăng đó là ý Chúa muốn cho Phanxicô trở về với cuộc sống ẩn dật tỉnh tu? Phải chăng lòng hăng hái nhiệt thành xưa nay chỉ là một sự trá hình của tính hiếu động và háo danh?

       Cuối mùa xuân năm 1213, trên đường đi giảng ở Rômagna, Phanxicô dừng bước dưới chân chiến lũy Montefeltrô, đứng hùng dũng trên một mỏm núi thuộc dãy Apeninô. Vừa lúc ấy vị trấn thủ tổ chức lễ tấn phong hiệp sĩ cho một thân nhân. Phanxicô cùng người anh em đồng hành đứng lẩn vào đám dân chúng. Cuộc lễ gồm đủ mọi hình thức vui nhộn : nào đấu kiếm múa gươm, nào đàn nhạc ca vũ. Hai cha con trèo lên bức tường nhỏ đứng xem cuộc liên hoan. Giữa cuộc vui, Phanxicô bổng cất cao giọng ngâm một câu thơ trích trong một thiên tình sử. Mọi người quay mặt lại nhìn. Thế là Phanxicô giảng luôn một bài ca tụng lòng dũng cảm của các Thánh Tông Đồ và các Thánh Tử Đạo đã từng vượt qua gian nan thử thách, tìm cho được Thiên Chúa là hạnh phúc muôn đời. Phanxicô giảng hùng hồn và tha thiết làm cảm động nhiều người. Cảm động sâu xa nhất là hầu tước Rolanđô. Phanxicô vừa dứt lời, Rolanđô vọi bỏ dở cuộc vui, đến nói chuyện với Phanxicô. Cuộc vui tan, Rolanđô ngỏ ý muốn tặng Phanxicô ngọn núi Alverne, thuộc phong ấp của Rolanđô, ngọn núi vừa cao lại vừa cô tịch thanh vắng, thích hợp làm chốn ẩn tu. Phanxicô vui vẻ nhận lời, cảm ơn hầu tước Rolanđô và hứa lúc về Portioncula, sẽ cho một vài anh em lên dựng lều trên núi để làm việc ẩn tu.

        Món quà đến đúng lúc. Có lẽ Chúa đã dự định cho Phanxicô lui về đời sống ẩn dật. Trên đường về Portioncula, Phanxicô thấy đó là ý Chúa bảo mình chuyển hướng. Tuy nhiên Phanxicô vẫn hoài nghi, biết đâu đó là một chước dối của ma qủy, thường khoác áo sự thật, hay ít ra đó cũng là xu hướng tự nhiên của bản tính con người ưa trầm lặng? Phân vân, không dám tự quyết, Phanxicô đành tìm đến một giải pháp chắc chắn nhất là không theo ý riêng. Phanxicô sẽ hỏi ý kiến của những người thánh thiện có nhiều ơn Chúa. Phanxicô nghĩ ngay đến chị Clara, ánh sáng trong ngần của giữa vường thiêng tu viện Đamianô và thầy Sylvestre, nguồn ơn thánh đang ẩn ở động đá Carceri.

       Vừa về Portioncula, Phanxicô gọi Massêô đến, kể rỏ tâm sự và bảo : «Anh sang Đamianô xin chị Clara cầu Chúa soi sáng cho tôi biết từ nay phải dấn thân vào hoạt động tông đồ hay chôn mình trong cuộc đời tỉnh nguyện. Xong rồi, anh lại lên động Carceri hỏi thêm ý kiến của anh Sylvestre».

       Massêô sang Đamianô rồi lên Carceri. Vừa nghe Massêô cho biết mục đích cuộc viếng thăm bất ngờ nầy, Sylvestre liền qùy xuống cầu nguyện rất lâu, xong rồi, bảo Massêô :

 - «Anh về thưa lại với cha rằng : «Chúa gọi Phanxicô vào con đường đã đi, không phải chỉ để lo phần rỗi cho riêng mình. Chúa còn muốn sai Phanxicô xuống đồng gặt một mùa lúa thịnh mãn. Nhiều linh hồn sẽ nhờ p xuống đồng gặt một mùa lúa thịnh mãn. Nhiều linh hồn sẽ nhờ Phanxicô mà được cứu rỗi».

       Trên đường về Portioncula, Massêô ghé qua Đamianô và được chị Clara cho biết Chúa đã soi cho Clara và chị em ở đấy phải trả lời Phanxicô đúng như Sylvestre đã dặn.

       Về đến Portioncula, Massêô được Phanxicô đón tiếp long trọng như một vị sứ giả của Thiên Chúa. Chính Phanxicô múc nước rửa chân và hầu bàn lúc Massêô ăn cơm. Sau bữa ăn, Phanxicô qùy gối, giang tay, cuối đầu trước mặt Massêô đễ nhận mệnh lệnh Chúa truyền. Câu trả lời vừa dứt, Phanxicô thấy tâm hồn trở lại bình tỉnh. Phanxicô reo lên rồi đứng dậy, dõng dạc như một vị nguyên soái ra lệnh xuất quân :

 - «Anh em ơi! Lệnh Chúa đã rỏ. Nhân Danh Vua Trời cao cả, chúng ta hãy dũng cảm lên đường!».

         Ngày hôm ấy, Phanxicô, Massêô và hai anh em nữa từ giã Portioncula ra đi.

 

Mối Tình Với Thiên Nhiên.

       Trên đường đi, cha con bước nhanh, lòng hăng nồng hơn trước. Bên tai như có lệnh Chúa truyền : «Các con hảy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho toàn thể tạo vật».

       Tâm hồn Phanxicô thanh thản nhẹ nhàng, bay cao và tỏa rộng, như muốn ôm choàng lấy vũ trụ bao la. Đất trời mây nước như cùng Phanxicô thông cảm một niềm vui chan chứa. Từ những ngày trai trẻ. Phanxicô đã có một tâm hồn giàu tình cảm với thiên nhiên, ngày hôm nay, trên nẻo đường dọc theo thung lũng Spolêta, tình cảm thiên nhiên ất lại biến thành một mối tình huynh đệ tha thiết mặn nồng. Đàn chim trong gió sớm, cây cỏ bên vệ đường, khung trời cao lồng lộng, ánh sáng vui tươi tràn lan trên vạn vật, tất cả như niềm nở đón chào.

        Bỗng Phanxicô nhìn lên. Kìa trên những cây to lớn mọc hai bên vệ đường, có vô số chim trời, đậu trên cành nặng trĩu. Dưới cánh đồng rộng, cũng có nhiều đàn chim đậu rải rác trên đám cỏ. Đoàn người đi tới, không làm cho chim sợ hải bay đi. Trái lại, chim líu lo nhảy nhót, rung cánh vảy đuôi, ríu rít như chào đón. Nhân lòng đang vui, Phanxicô bảo các bạn đồng hành :

 - «Anh em đứng lại đây chờ tôi một chút, tôi có và i lời muốn nói với anh chị em chim đang chờ tôi kia kìa».

      Mấy anh em dừng lại, Phanxicô bước tới giữa muôn tiếng hót reo vui. Phanxicô ra hiệu cho chim im lặng rồi giang tay cất tiếng giảng :

 - «Chim ơi! Anh chị em mang ơn Chúa rất nhiều. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, anh chị em cũng phải ca tụng Ngài. Ngài ban cho anh chị em tự do bay khắp đó đây. Ngài ban cho anh chị em hai ba lần áo mặc. Xưa Ngài đã gìn giữ anh chị em trong tàu ông Noe, để nòi giống chim trời được lưu lại muôn đời trên mặt đất. Anh chị em nợ Chúa rất nhiều. Chúa ban riêng cho anh chị em thượng tần không khí. Anh chị em không phải gieo phải gặt, chính Ngài nuôi dưỡng anh chị em hằng ngày. Ngài ban dòng suối trong veo, anh chị em tha hồ uống. Ngài ban núi rừng đồng nội mênh mông để anh chị em tha hồ ở. Ngài ban cây bóng mát để anh chị em tha hồ làm tổ. Anh chị em đâu có biết dệt biết may nhưng chính Chúa ban cho anh chị em và con cháu anh chị em áo mặc. Thiên Chúa đã yêu anh chị em rất nhiều. Chim trời ơi! đừng bao giờ phạm tội vô ơn với Chúa, một hảy chăm chú ca tụng Chúa muôn đời».

       Vừa nói, Phanxicô vừa đi lại giữa đàn chim. Chim nghểnh đầu há mỏ đứng nghe. Phanxicô càng nói chim càng đập cánh vẫy đuôi, ríu rít như tán thành. Mỗi lần vạt áo Phanxicô phất phới chạm vào đầu chim, chim đã không tránh né lại càng cố gắng nép sát gần hơn như đàn em dại nép gần người anh cả, để đón nhận tình ưu ái vỗ về. Giảng xong, Phanxicô giơ tay vạch hình Thánh Giá trên đám thính giả tí hon như ra hiệu giải tán. Chim cúi đầu bái chào rồi rào rạt tung cánh bay tản ra bốn góc trời thành bốn đàn nhỏ, giữa muôn tiếng hát líu lo. Cánh chim đã mở dần sau đám mây xa mà tiếng chim hót còn vọng lại.

       Những mẫu chuyện tương tự như thế rất nhiều trong đời nhà hành khất nghèo của chúng ta, nhất là những năm cuối đời ngài.

       Thánh Bonaventura đã ghi nhiều chuyện lạ về tình bằng hữu giữa Phanxicô với cỏ cây và tạo vật. Con thỏ rừng (lièvre) ở Grecciô đi theo chân Phanxicô như một gia súc. Con chim sẽ và con cá ở hồ Riêti thường chạy đến quanh chỗ thánh nhân ngồi và chỉ chịu rời đi nơi khác sau khi đã được ban phép lành. Con ve sầu (cigale) ở Portioncula thường được Phanxicô gọi đến đậu trên tay để chung lời ca ngợi Thiên Chúa, con cừu con đã cùng Phanxicô dự các giờ nhật tụng, lại còn biết sấp mình thờ lạy Thánh Thể và Kính chào tượng Đức Mẹ. Con chim ưng trong hốc đá, thường đánh thức Phanxicô mỗi buổi sáng sớm tinh sương, nhưng lại biết để cho Phanxicô ngũ thêm sau những đêm thao thức nhiều hay đã kéo dài nguyện gẫm suốt canh khuya.

       Những chuyện ấy không làm cho ta ngạc nhiên vì con người, khi tâm hồn được tẩy luyện hết dục vọng, thoát được tham, sâu, si, thì biên giới ngăn cách đều sụp đỗ và giây liên lạc giữa muôn tạo vật lúc vừa ra khỏi tay Thiên Chúa trong vườn Địa Đàng cũng sẽ được nối lại thân mật chặt chẻ như xưa.

       Tắt một lời, tình thương của Phanxicô đối với tạo vật không tả được vì tất cả đều có dấu vết quyền năng và lòng nhân từ vô cùng của Đấng Tạo Hóa : mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao tinh tú, hoa thơm thảo mộc đến loài sâu bọ và khoáng vật.

       Chim và chiên thì được Phanxicô thương riêng. Mỗi lần trông thấy chúng thì Phanxicô cảm động đến rơi lệ vì Phanxicô tưởng đến Con Chiên Thiên Chúa đã chịu chết để chuộc tội trần gian. Còn loài chim sống đời phóng khoáng vô tư biết tận tình phó thác trong tay Chúa Quan Phòng, đặc biệt là loài chim sơn ca có chòm lông trên đầu, có bộ cánh màu đất cũng giống như anh em có lúp đội đầu và mặc quần áo màu đất thô hèn. Chim sơn ca không khiêm tốn ăn ở những chỗ đất đai rác rớm nhưng lại biết bay vút lên tận trời xanh tung lời ca ngợi Thiên Chúa.

        Không riêng gì loài vật hiền lành, ngay đến thú dữ cũng được Phanxicô cảm hóa như câu chuyện con chó sói thành Gubbiô, truyện kể như sau :

        Trong thời gian Phanxicô lưu trữ ở Gubbiô, có một con chó sói vừa to lớn vừa dữ dằn xuất hiện quanh vùng. Nó bắt gia súc và bắt cả người không phân biệt lớn nhỏ (nếu vô ý vào rừng một mình không vũ khí). Cứ vài hôm, nó lai vãng đến gần thành một lần. Ai nấy đều sợ hải. Có việc gì đi đâu phải vô trong giáo mác gậy gộc, lại phải đi thành đoàn năm bảy người.

        Phanxicô thương cho dân thành, quyết đi tìm con chó sói ấy, ai can ngăn, ngài điềm nhiên trả lời : «Không việc gì đâu! Anh sói và tôi đâu có hiềm thù gì nhau, mà anh ấy nỡ hại tôi?». Nói rồi, ngài gọi mấy anh em đi theo. Đặt hết tin tưởng vào Chúa, mấy cha con làm dấu Thánh Giá rồi ra đi, một số đông dân thành sợ sệt theo xa xa.

        Phanxicô tiến thẳng vào hang sói. Bổng một con chó sói to lớn há hốc mồm, gầm gừ, nhảy xổ ra định cắn Phanxicô. Thánh nhân bình tỉnh, giơ tay làm dấu Thánh Giá rồi gọi :

 - «Anh sói! Anh hảy lại gần đây. Nhơn Danh Chúa Kitô, tôi ra lệnh cho anh không được cắn tôi và những người theo tôi».

      Phanxicô vừa làm dấu xong, con chó sói liền ngậm mõm, không dám sấn sổ nhảy lại nữa. Nó ngoan ngoãn như con chiên con, đến phủ phục dưới chân Phanxicô. Ngài dịu dàng bảo :

 - «Này anh sói! Anh đã phá phách vùng nầy nhiều lắm rồi. Anh đã phạm nhiều tội ác. Chúa đâu có cho phép mà anh dám sát hại và làm cho nhiều sinh vật do Chúa tạo dựng phải bị trọng thương? Cắn chết loài vật để ăn thịt chưa đã, anh còn cắn chết người ta là hình ảnh của Thiên Chúa, bao nhiêu người bị anh cắn phải nhiều dấu vết rất nặng. Tội của anh đáng lấy cào lấy cuốc bổ vào đầu như một tướng cướp sát nhân hung ác. Dân thành oán anh lắm, họ coi anh như một người thù không đội trời chung. Nhưng mà thôi! Này anh sói, tôi muốn anh làm hòa với họ, đừng làm hại họ nữa. Họ sẽ tha thứ các tội trước cho anh, họ sẽ không săn đuổi anh nữa».

       Nghe Phanxicô nói, con chó sói cuối đầu, vẩy tai, ngeo nguẩy đuôi ra dáng nhận lời.

       Phanxicô nói tiếp :

 - «ừ có thế chứ! Anh đã bằng lòng làm hòa thì tôi sẽ nói với dân thành cung cấp cho anh đủ thức ăn. Anh sẽ không còn sợ cơn đói da diết hành hạ anh nữa. Tôi cũng biết vì đói nên anh mới làm càn. Này anh sói, tôi đã hứa với anh như vậy anh có hứa với tôi không bao giờ anh sát hại người ta và loài vật nữa không?».

        Chó sói gật đầu ra hiệu xin hứa. Phanxicô giơ tay ra. Chó sói ngoan ngoãn giơ chân đặt vào lòng bàn tay Phanxicô. Phanxicô nắm chặt chân sói khẽ dật như để bảo đảm lời hứa. Thế là tình thâm hữu bắt đầu giữa con vật hung dữ với con người hiền lành. Buông chân sói, Phanxicô niềm nở nói :

 - «Bây giờ, nhơn danh Thiên Chúa, mời anh sói, chúng ta đi vào thành».

       Trên con đường cái vào thành, Phanxicô đi trước, con chó sói hôm qua đã gieo khủng khiếp khắp miền, hôm nay ngoan ngoãn theo sau, ve vẩy đuôi như một con chiên hiền lành. Vào thành, Phanxicô và sói dừng lại chính giữa ngã ba đường, giữa đám đông dân chúng tụ họp đông đảo. Phanxicô bảo dân chúng, vô cùng bỡ ngỡ, biết rằng anh sói đã vui lòng làm hòa và nói rỏ điều khoản mà hai bên đã cam kết. Dân chúng thành Gubbiô không mong mỏi gì hơn. Họ đồng thanh hứa nuôi anh sói đến mãn đời sói. Trước lúc giải tán, Phanxicô không quên nhắc nhủ dân chúng rằng : Chính tội lỗi của họ là nguyên nhân gây nên tai ương, ngài khuyên họ hãy ăn năn sám hối, nếu không miệng hỏa ngục sẽ nuốt họ, miệng hỏa ngục đáng sợ hơn miệng cho sói muôn ngàn lần. Mọi người vui vẽ, ai về nhà nấy, hăm hở quyết vâng lời Phanxicô. Từ đó, đạo đức của dân thành mỗi ngày một thêm vững. Còn anh sói, cũng từ đó trở nên bạn thân thiết của mọi người, hằng ngày ra vào, khi nhà nầy khi nhà khác. Nhà nào cũng đảy sói ta ăn uống lịch sự. Khi sói đi lang thang trong thành cũng như khi vào sống giữa cảnh đầm ấm của các gia đình, các con chó nhà cũng không còn theo sủa cắn như lúc trước nữa. Hai năm sau, anh sói chết già, mang xuống mồ một kỷ niệm êm đẹp mà Phanxicô đã để lại giữa dân thành. Ai nấy đều thương tiếc.

       Về sau, một ngôi thánh đường được dựng lên trên ngôi mộ anh sói.

      Câu chuyện ly kỳ hào hứng kể trên đây biểu diễn một cách đầy đủ và linh động sức cảm hóa của Phanxicô đối với những người tàn bạo mà anh sói là tượng trưng.

 

Chương XIV : Thực Hiện Mộng Thừa Sai.

Giữ Vững Lý Tưởng.

     Vào khoảng năm 1219, những biến chuyển trong đời sống của dòng đã theo một đà tiến vượt bực.

     Với sự thành lập các Tỉnh dòng riêng biệt, ảnh hưởng của Phanxicô mỗi ngày một giảm. Nhóm anh em tiên khởi chỉ là một thiểu số biến tan trong đám đông, lẽ tất nhiên sự thực hiện lý tưởng sống khó nghèo cũng hạ dần xuống. Đây đó nổi lên những mầm mống, nếu chưa có thể gọi là phản đối, thì cũng được gọi là phê bình, chỉ trích Phanxicô về nhiều vấn đề liên hệ đến lý tưởng cũng như sinh hoạt của Hội Dòng nhất là về quan điểm sống nghèo.

     Một số các vị Phục Vụ (Ministres) nguyên thuộc giai cấp thượng lưu, không đồng ý với Phanxicô về đời sống qúa thiếu thốn của anh em. Thái độ phó thác mọi sự mặc tay Chúa quan phòng của Phanxicô được xem là thiếu khôn ngoan, không thực tê. Những thất bại của số anh em sang nước ngoài truyền giáo sau năm 1217 lại càng thêm lý lẽ cho số anh em nầy trách Phanxicô qúa thiên về lý tưởng mà xao lãng thực tế. Những anh em nầy lại giữ những chức vụ quan trọng trong Hội Dòng, nên nhất định đòi hỏi một sự châm chước lý tưởng khó nghèo và cải tổ sinh hoạt để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh và vừa sức với tất cả mọi người.

Những anh em cùng chung quan điểm với Phanxicô cũng không phải là ít, nên nhất định xếp chặt hàng ngũ sau lưng Phanxicô, không muốn nhượng bộ. Sự xung khắc ngấm ngầm ấy đã phát lộ ra ngoài ở cuộc Tu Nghị năm 1219.

      Nhóm cấp tiến muốn cải tổ lên tiếng công khai chỉ trích những khuyết điểm do một chủ trương qúa lý tưởng gây nên và yêu cầu cải tổ cho hợp với hoàn cảnh mới. Gặp sức phản đối của Phanxicô và nhóm anh em trung thành với lý tưởng lúc ban đầu, nhóm cấp tiến đã không ngần ngại phái người đến thỉnh cầu Đức Hồng Y Hugôlinô can thiệp. Đức Hồng Y thân chinh đến bàn giải với Phanxicô nhân nhượng phần nào để giữ lấy hòa khí trong gia đình. Đức Hồng Y không ngờ con người khiêm nhượng dìu dàng ấy đã khẳng khái đứng lên dõng dạt chống lại tất cả mọi lý lẽ khôn ngoan nhân thế, cương quyết giữ nguyên vẹn lý tưởng khó nghèo tuyệt đối. Cầm tay vị Hồng Y nghỉa thiết, Phanxicô cảm động mời ngài cùng ra trước Tu Nghị, nghẹn ngào, Phanxicô lên tiếng :

- «Anh em yêu dấu! Xin anh em biết cho rằng con đường tôi đã chọn là con đường khó nghèo hèn mọn. Nếu anh em cho đó là rồ dại, là không tưởng, thì xin anh em nhớ cho rằng đó chính là con đường xưa kia Chúa Giêsu đã chọn và chính Ngài đã mặc khải cho tôi phải theo. Vì thế tôi quyết đến cùng. Xin anh em đừng nói đến Luật Dòng Thánh Augustinô hay Thánh Bênêdictô. Thiên Chúa muốn cho chúng ta sống nghèo hèn, rồ dại trước mặt thế gian. Trong anh em, ai muốn theo những bày vẻ của khôn ngoan thế gian thì sẽ thấy cơn giận Chúa giáng xuống. Ai cả gan rẽ khỏi con đường Chúa vạch, Ngài sẽ không thiếu cách bắt trở lại đúng ơn kêu gọi của họ.»

      Cơn thần nộ của Phanxicô bừng bừng như lửa thiêng nhưng cũng như một lời nài nỉ kêu cầu. Cử tọa vừa sợ vừa thương, không ai dám lên tiếng. Nhóm cấp tiến phải lui bước và vị Hồng Y cũng phải nhượng bộ trước lời nói của Phanxicô, như trước một vị tiên tri đang truyền lệnh Chúa giữa cảnh uy nghi của giờ thành linh hiển thánh.

      Như vậy, tại cuộc Tu Nghị năm 1219. Phanxicô và nhóm anh em trung thành với lý tưởng nghèo khó đã thắng, còn nhóm anh em cấp tiến tuy bề ngoài tỏ ra nhượng bộ nhưng trong thâm tâm vẫn chưa phục, nên anh em ấy đành chờ dịp khác để làm cho ý kiến của mình thắng. Nhưng dù sao Tu Nghị năm 1219 đã có một vài quyết định quan trọng nhất là hoàn bị việc tổ chức các phái đoàn đi giảng ở Âu Châu và dự trù việc truyền đạo cho dân Hồi Giáo.

      Thầy Juliô được cử cầm đầu nhóm anh em sang Tunisie, thầy Bêrandô được cử sang Marốc còn Phanxicô cầm đầu nhóm sang Ai Cập.

 

Yết Kiến Quốc Vương Ai Cập.

      Sau khi ủy nhiệm quyền quản trị hội dòng cho hai thầy Phó Tổng Vụ thì Phanxicô sang thành Ancônê đáp thuyền đi Ai-cập. Vì thuyền nhỏ nên Phanxicô chỉ đem theo các thầy : Barbarô, Phêrô Catanê, Léonardô, Illuminê và hai thầy nữa trước kia là những nhà hiệp sĩ, các vị thừa sai nầy cùng đi theo chiến thuyền với quân tiếp viện chạy sang Syria dự cuộc Thánh Giá Chiến. Chiến thuyền rời bến ngày 21 tháng 06 năm 1219. Non một tháng sau, anh em đến gần thành Jean dõAcre, rồi sang thành Damietta, thành nầy đang bị quân đội Hồi Giáo chiếm giữ. Quân Thánh Giá vây hãm hơn một năm trời mà không hạ nổi. Sức tấn công của quân Thánh Giá đã bao lần bị tan rả vì tuy đông nhưng chỉ là một đạo quân ô hộp, gồm binh mã nhiều nước khác nhau thuộc nhiều tướng lãnh khác nhau. Vã lại những kẻ tòng quân vì lòng nhiệt thành muốn giải phóng Thánh Địa thì ít mà phần đông là những kẻ mạo hiểm đi tìm danh tìm lợi.

     Phanxicô tới nơi chẳng bao lâu thì được tin quân Thánh Giá sắp mỡ cuộc đại tấn công vào ngày 29-06-1219 quyết hạ thành Damietta. Phanxicô được ơn trên soi cho biết trước, thế nào phen nầy quân Thánh Giá cũng sẽ thất bại nặng nề. Phanxicô muốn tin cho các tướng sĩ biết tai nạn lớn lao đang chờ họ, nhưng lại nghĩ rằng : Nói ra biết có ai nghe không hay lại bị ghép vào tội làm nhụt nhuệ khí ba quân. Phân vân mãim Phanxicô đành hỏi ý kiến anh em. Anh em khuyên nên cho các tướng lãnh biết điều Chúa đã mặc khải cho mình. Lẽ tất nhiên chẳng ai để ý đến lời nói của nhà tu hành hèn mọn nầy. Cuộc tấn công vẫn được thi hành. Sau một ngày kịch chiến gay go, Thánh Giá quân đã để lại trên chiến trường hơn sáu ngàn tu sĩ. Phanxicô đành khổ tâm nhìn cuộc tổn thất nặng nề mình đã biết trước mà không làm sao ngăn cản được, tội nghiệp cho cánh quân Tây Ban Nha đã chiến đấu anh dũng nhất và hầu hết đã chịu hy sinh trên chiến địa.

     Thấy lời tiên tri của Phanxicô thực hiện, các chiến sĩ Thánh Giá quân đem lòng kính nễ và cuộc hành giáo của Phanxicô trong quân ngũ đã đem lại nhiều kết qủa thiêng liêng, có nhiều chiến sĩ bỏ binh giáp mặc áo dòng khó nghèo Hèn Mọn.

     Đến đây, tưởng cũng nên nhắc lại mục đích của Phanxicô sang Cận Đông là mở nước Chúa giữa người Hồi Giáo bằng phương thức hòa bình vì rằng đã hơn một thế kỷ, gươm giáo đã tỏ ra vô hiệu, không chinh phục nổi.

      Sau khi trình bày mọi lẽ với Đức Hồng Y Pêlagiô, Khâm Sai Tòa Thánh bên cạnh Thánh Giá quân, Phanxicô cùng với thầy Illuminê rời doanh trại Thánh Giá quân đi sang giới tuyến quân Hồi Giáo. Hai cha con ra đi giữa sự can ngăn của mọi người vì ai cũng biết Quốc Vương Ai Cập đã treo giải cứ mỗi thủ cấp tín đồ công giáo là một đồng tiền vàng. Đem thân vào chổ chết như hai thầy trò Phanxicô có thể là do ơn Chúa thúc đẩy, nhưng biết đâu lại chẳng là một hành động táo bạo liều lỉnh do lòng kiêu ngạo xui nên.

      Trên đường sang trại quân Hồi Giáo hai vị thừa sai hát vang các ca vịnh : «Dẫu băng vào cõi chết, tôi cũng chẳng nao lòng, vì Lạy Chúa tôi, Chúa ở cùng tôi». Để nâng đỡ tinh thần thầy Illuminê, Phanxicô dùng lời Chúa để khuyến khích : «Anh hãy vững tâm, chính trường hợp như trường hợp thầy trò mình hôm nay Chúa mới phán : «Thầy sai các con đi như chiên lành giữa bầy sói».

      Vừa ra khỏi giới hạn chiếm đóng của Thánh Giá quân, hai cha con liền bị toán quân tuần tiểu của đối phương bắt trói xấp cánh lại. Dẩn vào trại và thẳng tay đánh đập tơi bời. Phanxicô chỉ biết kêu to hai tiếng «Sultan!Sultan!» có nghĩa là «Quốc Vương! Quốc Vương!». Tưởng rằng hai cha con Phanxicô là hai sứ giả Thánh Giá quân phái sang mở cuộc thương nghị, quân lính dẫn vào trình cấp chỉ huy. Phanxicô dùng tiếng Pháp bày tỏ nguyện vọng được bệ kiến Quốc Vương Ai Cập và xin Quốc Vương ban phép cho mình được truyền giáo cho quân đội và nhân dân Quốc Vương cai trị. Nghe vậy, trong hàng ngũ tướng lãnh Hồi Giáo có kẻ muốn cùng với hai sứ giả đối chất lẽ hơn thiệt giữa hai tôn giáo hay ít ra cũng là dịp giải trí thanh tao giữa những ngày giao tranh mệt nhọc, mạng sống của hai người đã ở trong tay họ, họ muốn chặt đầu lấy thưởng lúc nào cũng được.

      Ra trước triều đình Quốc Vương Ai Cập, Phanxicô vẫn hiên ngang và khiêm tốn trình bày mọi lẽ, thỉnh cầu Quốc Vương và thần dân của Quốc Vương từ bỏ Hồi Giáo. Phanxicô, con người hèn mọn nhất của thế giới công giáo đã chiếm được thiện cảm của Quốc Vương nên mời Phanxicô lưu lại triều đình Ai Cập một thời gian để thỏa tình ưu đãi. Phanxicô hứa nhận lời nếu Quốc Vương và tất cả thần dân vui lòng trở lại đạo chính là đạo của Phúc Âm. Thấy Quốc Vương ngần ngại, Phanxicô qủa quyết tâu :

- «Tâu bệ hạ, để chứng tỏ chính tà giữa hai tôn giáo, xin Quốc Vương cho đốt một đống lửa ngay giữa sân chầu, tôi sẽ cùng các vị tư tế của qúy quốc nhảy vào. Quốc Vương thấy bên nào không bị cháy là bên ấy được Ơn Trên chứng giám phù hộ chở che».

     Quốc Vương từ chối viện lẽ rằng các vị tư tế Hồi Giáo không ai dám liều lỉnh mạng sống mình như thế. Phanxicô vẫn không lui tâu :

- «Tâu bệ hạ, nếu vậy thì xin để một mình tôi nhảy vào cũng được. Nếu tôi bị chết cháy thì chỉ vì tôi là kẻ tội lỗi, còn nếu như ngọn lữa không hại tôi thì xin bệ hạ nhận cho rằng đạo Phúc Âm là đạo thật và bệ hạ cải tà quy chánh».

      Quốc Vương vội gạt đi, nói rằng : «Dầu sao, Trẫm cũng không thể bỏ đạo của cha ông mà theo đạo mới, thần dân Trẩm sẽ nổi loạn, mà thần dân nổi loạn thì chẳng những ngai vàng sụp đổ mà đến cả mạng sống cũng chẳng còn».

      Phanxicô biết Quốc Vương có thịnh tình với mình chứ chưa có can đảm bỏ tất cả để theo chánh đạo liền bái tạ cáo lui. Quốc Vương cố cầm Phanxicô làm thượng khách tại triều đình không được, đành ra lệnh cho quân sĩ hộ tống hai nhà tu hành công giáo ra khỏi chiến tuyến Hồi Giáo, sau khi tặng nhiều bảo vật song Phanxicô chỉ nhận có một chiếc sừng đễ làm vật kỷ niệm. Tục truyền rằng về sau, Phanxicô dùng chiếc sừng làm tù-và để tập hợp dân chúng trong các buổi giảng dạy.

      Phanxicô trở về giảng dạy giữa quân đội Thánh Giá cho đến ngày thành Damietta thất thủ sau một trận giao tranh kịch liệt. Phanxicô hết sức ngăn cản lòng tàn bạo và dục vọng của kẻ thắng đang mặc sức tung hoành trên kẻ bại, nhưng vẫn không giảm được cuộc tàn sát do Thánh Giá quân gây nên vì căm hờn.

 

Tin Vui.

     Thấy nhiệm vụ đã xong. Phanxicô sang thành Saint Jean dõAcre. ễ đây, Phanxicô vui vẻ thấy Tỉnh dòng phát triển mạnh dưới sự mở mang lãnh đạo của thầy Elia. Từ Saint Jean dõAcre, có lẽ nhờ sự can thiệp của Quốc Vương Ai Cập, Phanxicô xin được thông hành đi kính viếng những nơi in dấu thánh Chúa Cứu Thế. Tâm hồn Phanxicô đã dành tất cả lòng thành kính tôn sùng mến yêu lên giải đất xưa đã in dấu chân vị Thầy Chí Thánh.

      Giữa niềm vui thành kính ấy một tin vui mừng khác tiếp đến, đó là Chúa đã ban cho năm anh em trong nhóm truyền giáo Marốc được phúc tử vì đạo. Năm anh em ấy là : Béradô, Othô, Accourciô, Phêrô và Adjustô đã từ giả Portioncula sau khi Tu Nghị năm 1219, đến giảng tại Séville, phía nam nước Tây Ban Nha, thuộc phần đất người Hồi Giáo. Năm anh em bị bắt giải đến trước mặt vua. Vua hỏi là ai? Đến đây có việc gì? Anh em đều trả lời thuộc Giáo Hội Rôma, được phái đến mời anh em Hồi Giáo bỏ Mahomet, trở về với Chúa Giêsu là con thật của Chúa Trời Đất. Vua nổi giận, truyền đem chém đầu. Thấy anh em chẳng chút sợ hải, lại còn vui mầng, vua đổi ý, cho đem bạc vàng ra dụ dỗ song vô hiệu, vua ra lệnh trục xuất khỏi biên giới, nhưng anh em vẫn ở lại Seville, ngày ngày còn xông xao vào đền thờ Hồi Giáo công khai giảng Phúc Âm, lại bị bắt, bị giải đến vua Marốc. Lần nầy, Quốc Vương cho anh em lựa chọn : Một trở về Ý ngay, hai là bị lưu đày sang Marốc. Anh em can đảm trả lời rằng không thể trở về Ýđược vì nhiệm vụ chưa hoàn tất và chưa có lệnh triệu hồi. Thế là anh em bị giải sang Marốc dưới bộ áo những tội nhân bị lưu đày. Lúc đến nơi, anh em bị lột trần, trói chặt, giải đến tổng trấn Abu Jacoub. Tổng trấn hỏi danh tánh và nhiệm vụ, tội trạng. Anh em khai rằng mình là anh em của Phanxicô thành Assisiô được phái đi khắp thế giới kêu gọi mọi người trở về đường chính thật. Tổng trấn lại hỏi đường chính thật là gì thì thầy Ôthô đáp lại bằng cách hát Kinh Tin Kính. Tổng trấn tức giận tràng hông quát mắng anh em là đồ ma qủy đi lừa dối thiên hạ. Nói rồi tổng trấn giao anh em cho lính hành hạ. Suốt một đêm, anh em bị đánh đẫm máu, bị cột cổ lôi xành xạch trên đống ngối gạch vỡ, bị rưới dầu nóng và dấm vào các vết thương. Đến rạng ngày sau là ngày 16-1-1220, tổng trấn lại cho điệu lên và hỏi có còn cứng đầu cứng cổ khinh dễ Kinh Coran của Hồi Giáo nữa không. Anh em trả lời chỉ có Phúc Âm của Chúa Giêsu mới là chân chính. Tổng trấn dọa lên án tử hình. Anh em đồng thanh trả lời : «Thân thể chúng tôi thuộc về tay của ngài còn linh hồn chúng tôi thuộc quyền Thiên Chúa». Nghe như thế, tổng trấn sai đem gươm chém đầu cả năm anh em trước mặt thuộc hạ nhà quan.

     Tin nầy vừa đến tai mình, Phanxicô không cầm được nổi vui mừng, reo lên : «Đội ơn Chúa! Bây giờ tôi mới tự hào được rằng dòng chúng ta đã chính thức có năm anh em Hèn Mọn được phúc tử đạo».

 

Tin Buồn.

     Tin vui vừa đến nơi thì tiếp ngay một tin buồn. Từ Portioncula một anh em trốn sang Syria gặp Phanxicô, thỉnh cầu ngài mau mau trở về nước Ý, cứu vãn Hội Dòng đang lâm nguy vì các vị Phục vụ đã liên kết với Giáo sĩ cao cấp đưa Dòng Hèn Mọn vào tử lộ. Các vị đã cải cách sai hẳn tinh thần khó nghèo. Những anh em trung thành với lý tưởng thời ban đầu đứng lên phản đối nên bị khủng bố ngược đải tàn tệ, có người đã bị đuổi ra khỏi dòng phải tìm nơi trốn tránh tạm lánh nạn, nên người anh em nầy được phái sang cầu cứu Phanxicô.

      Vậy là Chúa chưa cho Phanxicô được hưởng phước tử đạo. Chúa còn cho Phanxicô phải qua nhiều thử thách căm go, Phanxicô phải từ bỏ mình, hy sinh mình lâu dài khó khăn hơn là đưa mạng sống mình cho kẻ địch giết đi trong giây lát. Chúa sẽ cho Phanxicô đổ máu nhưng đổ máu theo cách Chúa để dành cho.

      Phanxicô vội vã xuống thuyền trở về nước Ý, tâm hồn nặng trĩu ưu tư khắc khoải. Con đường lên đỉnh Alverna đã bắt đầu hay nói cách khác : con đường lên Golgotha cũng bắt đầu từ đây.

      Nhìn qua, Phanxicô đã thất bại trong ý định truyền đạo cho các dân tộc ngoại giáo vì ba chuyến đi đều không thành, hai chuyến đều không tới đích, chuyến thứ ba thì gây được tình giao hảo với một cá nhân là Quốc Vương Ai Cập. Đó là xét về kết qủa mà mắt phàm trần trông thấy được.

      Nhưng trong thế giới siêu nhiên, ảnh hưởng và giá trị của một việc làm thường không thể căm cứ vào kết qủa bên ngoài mà cốt là ở giá trị tinh thần sâu xa và vỉnh viễn của nó. Trên những trang sữ đẫm máu của cuộc Thánh Chinh kéo dài non hai thế kỷ, hình ảnh của Phanxicô chiếu một nguồn ánh sáng thuần túy Phúc Âm. Phanxicô đã chỉ cho thế giới công giáo Âu Châu đương thời đâu là kẻ tử thù, của đạo thánh Chúa. Mối tình giao hảo giữa Phanxicô và Quốc Vương Ai Cập tượng trưng cho cả một tinh thần truyền giáo của Dòng Hèn Mọn sau nầy, qua các thế kỷ và trên khắp năm châu.

      Phanxicô không chỉ trích những kẻ chủ trương tiêu diệt người Hồi Giáo như một giống người bị Thiên Chúa lên án, Phanxicô cũng không chỉ trích những kẻ chủ trương chinh phục họ bằng binh đao gươm giáo. Vì khiêm nhượng, Phanxicô nghĩ rằng những kẻ có chủ trương như vậy có lý do xác đáng là phải chận đứng làn sóng Hồi Giáo đang lăm le nhận chìm thế giới công giáo và văn minh La-Hy vào biển máu lữa.

      Phanxicô nghĩ khác và làm khác. Phanxicô không xem các dân tộc ngoại giáo là những kẻ thù man rợ cần phải khai hóa theo văn minh La-Hy là thứ văn minh duy nhất và tuyệt đối. Phanxicô chỉ thấy họ là những linh hồn mà Chúa Kitô đã đổ máu để cứu chuộc, chỉ thấy họ là những anh em cần phải đem về tình yêu của Cha chung là Thiên Chúa.

      Phanxicô quan niệm rằng truyền giáo là một tổ chức tình yêu, phải thực hiện bằng những phương tiện tình yêu. Phanxicô muốn đến với các dân tộc ấy với thái độ của Chúa Giêsu khi Ngài đến giữa nhân loại. Không khôn ngoan của trí thức trần gian, không hấp dẫn của bạc vàng, không mánh lới của chính trị, không sức mạnh của khí giới. Phanxicô chỉ tin vào thần lực, của Phúc Âm để chủ trương và thực hiện cuộc Thánh Chinh mà tình yêu là khí giới và Đức Tin trong nghèo khó là cờ lệnh.

      Ai đã nghe qua một lần những lời Chúa Giêsu dặn bảo các thánh tông đồ trước lúc sai các ngài lên đường rao giảng nước Chúa đều phải công nhận đường lối của Phanxicô là đường lối xưa Chúa Giêsu đã vạch ra. Quan niệm truyền giáo ấy, Phanxicô đã thực hành, tuy chưa mang lại kết qủa nhản tiền, nhưng luống cày đã vạch, hạt giống đã gieo, với thời gian, với ơn Chúa, hạt giống sẽ đâm chồi nảy lá, đem lại mùa gặt thịnh mãn mai sau.

      Qua các thế kỷ, những tổ chức truyền giáo, bất cứ chi nhánh nào do dòng Hèn Mọn chủ trương, có thể có những phương pháp riêng tùy hoàn cảnh, tùy thời đại, tùy địa phương, nhưng không thể ra ngoài cái tinh thần mà Phanxicô đã nêu cao trong chuyến đi Syria năm 1219 -1220 nầy.

      Trong lúc cuộc Thánh Giá chiến thứ V chỉ hao tổn xương máu, gây thêm mối căm thù sâu đậm giữa tín đồ của hai tôn giáo, Phanxicô qủa là người đầu tiên đã đặt vào đời sống của một dòng tu nhiệm vụ truyền giáo và tinh thần truyền giáo thuần túy Phúc Âm.

 

Chương XV : Bản Luật Bất Thành.

 Vắng mặt thầy.

     Thời gian Phanxicô sang truyền giáo ở Cận Đông (Proche Orient) thì ở Âu Châu dòng Hèn Mọn đã trải qua một cơn bảo tố dữ dội. Nguyên nhân cũng vì Hội Dòng thiếu tổ chức nên xu hướng của anh em ngày càng khác biệt nhau.

       Lúc Phanxicô còn ở nước Ý thì những phần tử cấp tiến còn e dè, sức phãn đối chỉ ngấm ngầm chờ cơ hội thuận tiện là bùng nổ. Cơ hội đã đến do cuộc đi xa lâu ngày của vị lập dòng. Phanxicô vừa vắng mặt thì thành phần đối lập vùng dậy đối chội nhau, xung đột nhau dữ dội.

       Theo ý anh em cấp tiến đối lập thì nếu dòng Hèn Mọn muốn tồn tại và phát triển tất nhiên là phải chấm dứt ít nhiều về lý tưởng khó nghèo trần trụi. Anh em có nhiệm vụ đi giảng, cần phải được học hành tín lý, thánh Kinh, thần học, đời tu hành muốn được điều hòa, có trật tự thì cũng cần phải có những điều kiện vật chất đầy đủ khả dĩ giúp cho tâm hồn được thư thái rảnh rang. Muốn tránh những trở ngại trên đường truyền giáo, cần phải xin chứng thư sắc chỉ của Tòa Thánh. Cần phải và bao nhiêu là cần phải!.

       Tất cả những «cần phải» xét về một mặt, thì không khỏi trái với danh từ và ý nghĩa của lý tưởng «Khó Nghèo Hèn Mọn», nhưng xét về phương diện khác thì đó cũng chỉ là những điều kiện tất yếu cho bất cứ một đoàn thể nào đông đảo mà trường hoạt động ngày một thêm phát triển.

       Chủ trương chỉnh đốn và cải tổ của nhóm anh em cấp tiến cũng không phải là hoàn toàn phản bội vì nhiều anh em lấy cớ đi giảng dạy hoặc đi làm công, đã qúa lăn lộn giữa «chợ đời» không giữ đúng tác phong của kẻ đã từ bỏ đời sống trần tục để làm tôi Chúa. Có anh thay đổi cả áo dòng hoặc ăn mặc như khách thập phương hành hương kính viếng nơi nầy nơi khác hoặc giả điên giả dại làm trò cười cho thiên hạ viện lý rằng mình được thêm nhục nhã hầu lập công đền tội. Nhiều anh em lại qúa quen thân với phụ nữ hoặc thích ra ngoài chốn quyền qúy, thậm chí như anh Gioan Nón (Jean de Capella) lại đứng ra tổ chức nhóm bệnh phung hủi nam nữ hổn hợp sống theo một bản luật do mình chép ra, kéo nhau đi lang thang không rỏ đâu là chủ đích nữa. Tất cả những hiện tượng ấy chỉ là kết qủa tất nhiên, của một tổ chức qúa sơ sài rời rạc, lỏng lẽo.

       Trước tình trạng hổn loạn vô kỷ cương ấy, thì có tin đồn là Phanxicô đã mệnh chung bên đất Hồi Giáo rồi. Các vị Phục vụ đồng ý quyết định khoác cho Hội Dòng một hình thức tương tự các dòng tu khác. Họ muốn lợi dụng cơ hội Phanxicô vắng mặt để thực hiện những gì họ mong muốn bấy lâu nay để nếu Phanxicô sống mà trở về thì, dầu muốn dầu không, Phanxicô cũng phải chấp thuận trước một sự đã rồi.

       Thế là những phần tử cấp tiến triệu tập tu nghị, ban bố một bản Hiến Chương, có chương mục rỏ ràng, quy định đời sống cá nhân cũng như tập thể phải ở trong một khuôn khổ mực thước, kỷ luật thêm phần chặt chẻ, anh em phải thuộc hẳn một tu viện nhất định, đi đâu phải có chứng thư, nhiều ngày ăn chay kiêng thịt được thêm vào, những túp lều xiêu vẹo nhường chổ cho những tu viện rộng rải chắc chắn. Học viện ở Bologna được kiến trúc đồ sộ do Gioan Stachia, Tỉnh Vụ đốc xuất. Theo lời thỉnh cầu của Tu Nghị ấy. Tòa Thánh ra những chỉ dụ ban cho anh em đặt ân, chẳng hạn như có quyền trú ngụ, hành khất và giảng dạy.

      Không đầy một năm, bộ mặt Dòng Hèn Mọn đã có phần thay đổi. Lối sống đầu tiên ở Rivô Tortô và ở Portioncula, đối với một số anh em đã bị quên lãng, rơi vào qúa khứ xa xăm.

       Trước sự thay đổi ấy, những anh em đã cùng với Phanxicô chung sống những ngày khổ sở, lên tiếng phản đối kịch liệt. Nhiều anh em nhất định không chịu tuân phục những điều mà anh em cho là trái với tinh thần Khó nghèo, ngược với ý nguyện của Phanxicô. Các vị Phục Vụ, nhất là hai vị phó tổng vụ Mathêô và Grégoriô, không nể nang gì, thẳng tay từng trị. Những hình phạt nặng nề tới tấp giáng xuống trên những ai phản đối. Một số đông bị đuổi ra khỏi dòng, đành phải lang thang đây đó, tìm chổ nương náu, chờ ngày trở về của vị sáng lập dòng thân yêu. Anh em chắc rằng ngày trở về, ngài sẽ không tha thứ cho những kẻ lạm quyền lúc ngài vắng mặt và họ vẫn hy vọng ngày ngài trở về vì họ đã phái thầy Stêphanô là một trong những nạn nhân của cơn bách hại dữ dằn ấy sang Syria cầu cứu. Stêphanô đưa trình cho Phanxicô một bản Hiến Chương mới ấy, lại đúng một ngày kiêng thịt theo bản Hiến Chương nầy. Đến bữa ăn, trên bàn có thịt, Phanxicô quay sang hỏi Phêrô Catanê :

 - «Theo Hiến Chương mới thì hôm nay phải kiêng thịt, anh nghĩ sao?»

      Phêrô chẳng ngần ngại trả lời :

 - «Xin cha tự quyết định lấy vì cha mới thật là người có quyền định đoạt và điều khiển lãnh đạo gia đình Hèn Mọn».

     Phanxicô tuyên bố :

 - «Vậy chúng ta cứ việc dùng những món ăn mà người ta dọn, theo đúng lời Phúc Âm dạy. (Luca 10/7 và 8).

 

Ngày Hồi Hương.

      Đáp thuyền trở về nước Ý, Phanxicô đặc biệt đem theo mấy anh em là : Phêrô Catanê, Cêsairiô, Léonardô và Elia, cả ba đều là những người giới luật khoa và có tài tổ chức, điều khiển. Phanxicô mong rằng các anh em nầy đều là tài ba lỗi lạc sẽ giúp Phanxicô đắc lực trong việc chỉnh đốn lại Hội Dòng đã phải lâm vào tình trạng rối ren trong thời gian Phanxicô vắng mặt lâu ngày.

      Thuyền cặp bến tại Venise, mấy thầy trò cùng nhau lên bộ. Để anh em về trước, Phanxicô tạm ngừng tại thành phố nầy để lấy lại sức khỏe đã dốc ra gần hết trong cuộc truyền giáo xa xuôi vất vả vừa qua.

      Sử dòng có ghi rằng : Lúc Phanxicô về đến quê hương, chim trời cá nước đều đón mừng. Có một đàn chim sơn ca, đông vô số, bay lượng và hát líu lo, đón chào Phanxicô. Thấy chim, Phanxicô bảo các bạn đồng hành : Anh chị em sơn ca ngợi khen Chúa hay qúa. Anh em ta nên dừng lại đây, hợp với chim, ngợi khen Chúa. Nhưng chim hót rộn ràng qúa, thầy trò không nghe được tiếng của nhau xướng họa nữa nên Phanxicô liền bảo chim :

 - «Anh chị em sơn ca! Xin vui lòng nghĩ cho một lát»

      Chim vâng lời, tạm ngừng khúc hợp xướng cho đến lúc thầy trò Phanxicô đọc xong mấy giờ kinh nhật tụng.

      Truyện cũng có chép rằng : Trên đường đi Bôlôgna, Phanxicô đuối sức, không đi bộ nổi, phải cởi lừa. Thầy Lêonardô đi trước dắt lừa. Thầy nầy nguyên là nhà qúy tộc, lại cũng ở Syria về với Phanxicô. Đi bộ mệt, thầy nghĩ thầm : «ễ đời có nhiều chuyện thiệt là oái oăm trái cẳng ngổng! Chẳng hạn, trước đây, ở Assisiô, gia đình mình, cha mẹ mình, có bao giờ tự hạ mình giao thiệp với gia đình ông Bernardônê. Thế mà bây giờ mình lại phải chạy bộ, dắt lừa cho con ông Bernardônê cưỡi».

      Phanxicô liền tuột xuống khỏi lừa vừa nói : «Anh con nhà sang trọng, anh phải cưỡi lừa mới hợp với địa vị con nhà qúy tộc. Còn tôi, tôi nên đi bộ thì hơn».

      Thấy Phanxicô đọc rỏ ý nghĩ thầm kín trong trí mình, thầy Lêônardô hổ thẹn qùy gối xin lỗi. Thầy trò cảm thông nhau rồi tiếp tục cuộc hành trình như không có gì xảy ra.

      Vừa đến Bôlôgna, Phanxicô được biết rằng tại đây, anh em đã xây một học viện đồ sộ, chẳng thua kém gì những viện đại học khác. Phanxicô vô cùng tức giận trước một công trình mà Phanxicô cho là phản bội với lý tưởng khó nghèo. Đêm ấy Phanxicô nhất quyết không đến ở đó mà đã xin trú tại dòng anh em Thuyết giáo gần đấy. Sáng hôm sau, vị Tỉnh vụ là Gioan Stacchia được gọi đến để nhận những lời quở trách khá nghiêm khắc :

 - «Có phải anh muốn phá hoại Dòng Hèn Mọn của tôi phải không? Anh không nhớ rằng tôi chỉ muốn anh em chuyên tâm cầu nguyện hơn là chăm chú học hành chữ nghĩa hay sao?».

      Ngày hôm ấy, Phanxicô ra lệnh cho anh em phải ra khỏi học viện tức khắc, không được trì hoản, dầu các anh em đang bệnh cũng phải khiêng đi. Phanxicô còn chúc dữ cho Tỉnh vụ Gioan Stacchia, rồi lên đường đi ngay, nhưng đã chậm. Sử còn chép rằng : Sau đó ít lâu thì Gioan Stacchia ngã bệnh, thân thể tan rả thối tha thảm thiết.

      Tin Phanxicô hồi hương được loan truyền nhanh chóng. Các anh em bị bách hại, từ những nơi ẩn náu lục đục kéo ra, đưa nhau đi đón ngài. Dọc đường về Portioncula, anh em tường thuật cho Phanxicô rỏ những việc đã xảy ra trong năm vừa qua. Anh em xin Phanxicô đưa Hội Dòng trở lại những ngày đầu.

      Phanxicô đã liệu lời an ủi anh em và không tuyên bố gì về những biện pháp đối phó để ổn định tình trạng. Phanxicô giận các anh em đã đi qúa xa trên đường cải cách, nhưng đàng khác, cũng nghỉ rằng muốn trở lại những ngày đầu sơ khai là một chuyện hảo huyền, nên buồn phiền lo nghĩ lắm, vì thế nào cũng phải nhân nhượng ít nhiều. Phanxicô tự thấy bất lực và lo cho tương lai. Phanxicô còn sống, mới rời xa có một năm mà đã như thế, nói gì đến mai hậu tương lai khi mình khuất núi. Phanxicô thừa biết lực lượng của nhóm cấp tiến, nếu bị dồn vào thế bí, anh em sẽ không ngại dựa vào thế lực của giáo quyền và chính quyền. Vả chăng, những việc của nhóm anh em cấp tiến làm cũng không phải hoàn toàn không có lý do xác đáng.

      Trong cơn sầu muộn khắc khoải âu lo ấy. Phanxicô chỉ biết chạy đến cùng Chúa là Đấng đã cứu giúp mình qua những giai đoạn cam go nhất lúc mới bắt đầu bước chân vào con đường sám hối đền tội.

      Một đêm, thao thức mãi vì trăm nghìn nổi ưu tư, Phanxicô thiếp ngũ đi lúc nào không biết và mộng thấy một con gà mái đen, hình thù bé nhỏ như con bồ câu, đang cố gắng thu hết đàn con dưới đôi cánh ngắn, nhưng cố gắng bao nhiêu cũng không được vì đàn gà con qúa đông. Sực tỉnh, Phanxicô được ơn trên soi cho biết đó là điềm mộng chỉ về mình. Con gà mái nhỏ là Phanxicô. Đàn gà con là tất cả anh em dòng Hèn Mọn.

      Chúa cho Phanxicô biết, nếu chỉ dựa vào sức một mình thì Phanxicô không thể nào giải quyết được những khó khăn đang đè nặng trên vai.

       Tự biết là mình bất lực và đúng theo tinh thần khiêm nhượng hèn mọn, Phanxicô nghĩ ngay đến việc cậy nhờ những người có tài năng hơn. Nhưng biết cậy nhờ ai nếu không phải là người Mẹ hiền đã từng đùm bọc che chở Phanxicô và anh em hội dòng từ những thuở ban đầu. Người Mẹ hiền ấy là Hội Thánh Rôma. Phanxicô sẽ tìm đến xin ơn chỉ dẫn của Giáo Hội, vì với kinh nghiệm đã hơn một ngàn năm lịch sử, Giáo Hội sẽ bù đắp những thiếu sót của Phanxicô, giúp Phanxicô hoàn thành công việc khó khăn là thỏa hiệp những nhu cầu thực tế của một hội dòng rộng lớn với lý tưởng khó nghèo tuyệt đối.

 

Đức Hồng Y Hugôlinô.

      Sáng hôm sau, Phanxicô vội vã lên đường đi Rôma lòng đầy tin tưởng vào Giáo Hội như đứa con thơ chạy đến với Mẹ hiền, chắc chắn sẽ được lời an ủi, chỉ giáo và khuyến khích để xử trí cho phải lẽ.

      Đến nơi, Phanxicô đứng chờ chực ở ngoài cửa điện Đức Giáo Hoàng, không dám xin vào bệ kiến, thì cũng vừa lúc Đức Thánh Cha đi ra phủ phục xuống, Phanxicô dâng lời bái yết :

 - «Nguyện xin Thiên Chúa ban bằng an của Ngài cho Đức Thánh Cha».

      Đức Giáo Hoàng Honoriô III không dấu nổi vui vẻ mừng trước lời chào của đứa con, đầy tớ Thiên Chúa, mà ngài vẫn có lòng yêu mến. Ngài hiền từ đáp lại :

 - «Và cho con nữa! Con vào đây có việc gì không?»

 - «Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ngự tòa cao cả, thánh vụ lại nặng nề bận rộn. Chúng con nhiều lúc muốn chạy đến xin chỉ giáo, nhưng thân phận hèn mọn, không dám làm bận phiền Đức Thánh Cha»

 - «Thì đã có các vị Hồng Y của Cha đó. Có việc gì, có cứ đến với các ngài»

 - «Nhưng các ngài đông qúa, con chẳng biết phải chạy đến vị nào. Dám xin Đức Thánh Cha, chỉ định cho con một vị, thay mặt Đức Thánh Cha để sữa dạy che chở chúng con, để chúng con được luôn luôn nấp dưới áo Mẹ hiền là Giáo Hội»

 - «Thế là có gì hay bằng! Cha rất khen ngợi lòng hiếu thảo của chúng con với Tòa Thánh. Vậy chúng con muốn Cha chỉ định vị nào bây giờ»

 - «Tâu, nếu đẹp lòng Đức Thánh Cha, chúng con xin chọn Đức Hồng Y Hugôlinô, giáo chủ giáo phận Ostia»

 - «Cha tưởng không còn ai hơn nữa. Cha vui lòng ban cho con được như ý sở nguyện»

      Từ đó, Đức Hồng Y Hugôlinô trở thành đấng bảo hộ dòng anh em Hèn Mọn. Tài đức và uy danh của ngài sẽ giúp Phanxicô vượt qua những bước khó khăn trong việc giải quyết cơn khủng hoảng của Hội Dòng.

      Sự hợp tác giữa Phanxicô, con người lý tưởng và Đức Hồng Y Hugôlinô, vị giáo sĩ cao cấp lão luyện chính trị, không phải là một sự ngẫu nhiên. Hai nhân vật ấy, Thiên Chúa đã an bài cho gặp gỡ nhau, bổ khuyết cho nhau, lập nên một kỳ công là đóng khung lý tưởng khó nghèo trong một hình thức pháp lý dung hòa những nhu cầu của thực tế với những đòi hỏi của lý tưởng. Phanxicô là kẻ đã phát kiến và nêu cao lý tưởng nghèo khó Phúc Âm, còn Đức Hồng Y Hugôlinô là người đã giúp Phanxicô đem lại lý tưởng ấy những điều kiện thiết thực để có thể áp dụng vào nhiều hoàn cảnh, cho nhiều cá nhân, dưới hình thức phong phú và uyển chuyển. Mạch sống thiêng liêng do Phanxicô khơi nguồn tuy dồi dào nhưng có thể chảy tràn phung phí mà tiêu hao mất. Sở dỉ điều hòa được để chảy mãi khắp vườn nho Giáo Hội, một phần lớn là nhờ Đức Hồng Y Hugôlinô biết điều hòa một cách thần diệu những yếu tố mâu thuẩn nhau với những nguyên tắc vững chắc và mềm dẻo.

      Vừa lãnh trách nhiệm bảo hộ dòng Hèn Mọn, Đức Hồng Y Hugôlinô thi hành ngay một vài biện pháp cấp tốc nhưng dung hòa để chấm dứt tình trạng hổn loạn. Phêrô Catanê được đặt làm phó Tổng vụ ở Portioncula. Gioan Nón phải giải tán đoàn phung hủi hổn tạp hổn hợp lưu động và trở về ở một tu viện nhất định. Các vị Phục Vụ đã quá khích phải nhường chổ cho những anh em ôn hòa chính chắn. Nhờ vậy mức sống bình thường trở lại. Để làm yên lòng mọi người, một cuộc Đại Tu Nghị sẽ được triệu tập vào năm 1221. Các vấn đề khó khăn sẽ được đem ra giải quyết một cách dứt khoát và ổn thỏa cho cả đôi bên. Một bản Luật đầy đủ và rỏ ràng hơn bản Luật cũ sẽ do Phanxicô chép và sẽ được đưa ra cho toàn thể anh em chấp thuận rồi đệ trình lên Đức Giáo Hoàng phê chuẩn.

      Tin nầy là làm dịu bớt căng thẳng giữa đôi bên và ai nấy đều chờ ngày Tu Nghị, trong các công tác nầy, thầy Phêrô Catanê, con người tài cao đức độ và có tài điều khiển đã giúp Phanxicô dàn xếp, chờ ngày Đại Tu Nghị.

 

Gãy Cánh Tay Phải.

      Công việc đang tiến hành thì Phanxicô phải chịu mất cái tay rất đau đớn : Thầy Phêrô Catanê lâm bệnh và qua đời ngày 10 tháng 3 năm 1221. Thật là một thử thách nặng nề cho Phanxicô. Không lúc nào Phanxicô cần đến Catanê bằng giai đoạn nầy thì Chúa lại cất đi Catanê và Bernadô là hai người con đầu lòng của Phanxicô, đã cùng Phanxicô đặt nền tảng cho dòng Hèn Mọn. Ai ngờ! Mất Phêrô, Phanxicô đã gãy cánh tay phải trong lúc chèo chóng giữa sóng gió đang dâng lên cuồng cuộn.

      Sử có chép rằng : Sau ngày tạ thế, Phêrô Catanê làm nhiều phép lạ đến nổi dân chúng tuôn đến dâng cúng kêu cầu nơi mồ đông đảo ồn ào, làm mất cả vẻ yên tỉnh của tu viện Portioncula. Phanxicô phải đến tận mộ ra lệnh : «Anh Phêrô Catanê ơi! Khi còn sống anh đã tỏ ra ngoan ngoản vâng lời, nay anh về với Chúa, anh cũng nên tỏ ra vâng lời tôi như trước. Thiên hạ đến làm rộn ràng chúng tôi qúa. Vậy tôi lấy đức vâng lời, truyền cho anh không được làm phép lạ nữa, để cho trong nhà được yên tỉnh đôi chút». Từ đó Phêrô Catanê thôi không làm phép lạ nữa.

 

Thầy Elia.

       Phanxicô chọn Elia Tỉnh Vụ Tỉnh Dòng Syria để thay thế Phêrô Elia, vị Tổng vụ mới nầy là một nhân vật phi thường và rất quan trọng trong dòng anh em Hèn Mọn. Elia đã theo ban luật học tại viện Đại Học Bôlôgna, đã nhập dòng một lúc với Guy nhà ẩn tu thành Cortôna. Elia có tài điều khiển. Sự thành đạt của Tỉnh dòng Syria chứng tỏ điều ấy.

      Với một đời sống đứng đắn, nghiêm nhặt và một thái độ quảng giao, Elia được mọi người kính nể. Tất cả những khả năng ấy lại phụng sự cho một ý chí cương quyết, biết muốn và biết thực hiện điều mình muốn bất chấp mọi trở ngại. Trong hơn 15 năm cầm đầu dòng Hèn Mọn, Elia đã thi thố hết tài năng để thực hiện nhiều chương trình vĩ đại. Dưới quyền lãnh đạo của Elia, việc học hành được nâng cao, nhiều thánh đường được xây cất, nhiều phái đoàn thừa sai được tổ chức hoàn bị để sang các nước ngoại giáo.

      Elia cũng không ngại tham dự vào việc cai trị của Giáo Triều và chính sự các nước Âu Châu. Vua nước Hung Gia Lợi đã tặng Elia một chiếc bát bằng vàng để gây tình thân hữu. Elia được Đức Giáo Hoàng và Hoàng Đế Frédéric II tín nhiệm và đặt làm trung gian giữa Tòa Thánh và Đế Quốc Nhật Nhĩ Man trong nhiều cuộc đàm phán, nhất là sau khi Phanxicô đã qua đời, mức sống của thầy Elia cũng xứng hợp với trường hoạt động cao rộng của Elia. Hễ đi đâu là thắng ngựa, yên cương lộng lẫy, kẻ hầu người hạ, chẳng kém những vị giáo sĩ cao cấp đương thời. Ăn uống toàn là cao lương mỹ vị do đầu bếp chuyên môn phụ trách. Hễ ai lên tiếng phê bình thì bị Elia thẳng tay trừng trị, chẳng kiên nễ ai, kể luôn cả những anh em tiên khởi đã cùng với Phanxicô đặt nền tảng cho dòng Hèn Mọn. Chính Lêô đã bị phạt đòn vì dám chỉ trích Elia xây dựng đại thánh đường Assisiô. Sự áp chế và thái độ kiêu căng hách dịch của Elia đã làm cho các anh em trung thành với lý tưởng phải chịu nhiều đau khổ.

       Đến năm 1239, sức phản đối của các anh em lên đến cực độ. Đức Hồng Y Hugôlinô, lúc nầy lên ngôi Giáo Hoàng dưới thánh hiệu là Grégoriô IX phải can thiệp, cách chức Tổng vụ. Sau đó ít lâu, Elia bị dứt phép thông công vì đã ngã hẳn về phe Hoàng Đế Nhật Nhĩ Man trong đường lối chính trị chống chống Đức Giáo Hoàng. Trốn sang nước Đức, Elia được Hoàng đế dung nạp và mời làm quân sư. Được vài năm, Elia trở về nước Ý sống ẩn viện Cellô gần thành Cortora. Năm 1253, Elia qua đời sau khi đã trở lại làm hòa với Hội Dòng và Hội Thánh. Sở dĩ được ơn cuối cùng ấy, chắc chắn Elia đã nhờ sự cầu bàu của thánh Phanxicô. Thực ra, đối với Phanxicô, dầu có phản bội lý tưởng của Phanxicô phần nào, Elia vẫn một lòng kính mến. Lúc Phanxicô còn sống, không bao giờ Elia dám làm phiền Phanxicô và những năm cuối đời của ngài, Elia đã hết sức phụng dưỡng hiếu thảo.

 

Bản Luật năm 1221.

      Như đã dự định cùng Đức Hồng Y Hugôlinô, sau khi giao việc lãnh đạo dòng cho thầy Elia, Phanxicô chuyên chú vào việc chép luật để trình với Đại Tu Nghị. Phanxicô nhờ thầy Césairiô là một nhà thông thạo Thánh Kinh giúp mình một tay.

      Dưới một hình thức khác, bản luật năm 1221 nầy cũng chỉ là bản Luật năm 1210 giải nghĩa rộng ra thêm mà thôi, trừ một vài khoản mới như đặt thêm một năm tập tu trước khi khấn hứa, hạn chế việc đi ra ngoài, bản luật nầy vẩn giữ nguyên tinh thần bản luật cũ.

      Trong 23 chương đầy những đoạn trích nguyên văn ở Tân Ước toàn bộ bản luật vẫn chỉ là những lời khuyến khích. Kêu gọi, không có tính cách pháp lý quy định rỏ ràng sinh hoạt của một dòng tu.

      Đa số anh em đều đồng quan điễm, còn thiểu số không chịu chấp thuận. Buộc Phanxicô nhân nhượng, anh em đã đòi hỏi ở ngài một hy sinh to lớn nhất đời là tự tay mình phải cắt xén lý tưởng của đời mình. Theo lời khuyên của Đức Hồng Y Hugôlinô, Phanxicô phải nghèo đến cả hy sinh cái lý tưởng khó nghèo yêu dấu của riêng mình để đi đến một bản Luật rộng rải vững vàng hơn bản cũ.

      Đến đây, Phanxicô nghĩ đến việc mỡ rộng dòng Hèn Mọn đến các tầng lớp dân chúng. Đó là việc mở dòng tu tại gia, thường gọi là Dòng Ba Phanxicô.

 

Chương XVI : Một Dòng Tu Tại Gia

Giữa chợ đời.

     Ngay từ những bước đầu tiên trên lộ trình đi giãng. Phanxicô đã có một sức hấp dẫn mãnh liệt trong quần chúng. Qua Phanxicô, Thiên Chúa đã thành gần gủi hơn, thế giới siêu nhiên trở nên thực tế hơn. Số người tự nguyện đoạn tuyệt với trần thế, sống đời đền tội ngày một thêm đông đảo. Phanxicô không thể thâu nạp tất cả, nhất là những kẻ còn phải chu toàn nhiệm vụ, làm chồng, làm cha hay làm vợ, làm mẹ, thực hiện ý Chúa trong hoàn cảnh, địa vị mình ở đời nầy. Phanxicô cũng không nỡ để cho những thành tâm thiện chí ấy mai một đi giữa chợ đời huyên náo, Phanxicô vẫn nghĩ cách đem lại cho họ phương thế tu thân lập đức thích hợp với hoàn cảnh và môi trường của họ.

     Năm 1216, tại Cannara, sau lúc Phanxicô giảng xong, dân chúng muốn bỏ hết mọi sự để theo ngài. Phanxicô khuyên : «Anh chị em không nên vội vàng như thế, tôi hứa sẽ giải quyết cho anh chị em».

     Trong lúc chờ đợi, bất cứ ở nơi nào, hể có bóng một tu viện dòng Hèn Mọn, Dòng nhất cũng như Dòng Nhì, là ở đó có một số anh chị em giáo hữu thường liên lạc mật thiết và chịu ảnh hưởng sâu rộng. Các chị em nầy, tuy ở giữa thế gian, nhưng vẫn cố noi theo cuộc đời đền tội và lý tưởng khó nghèo, từ bỏ cuộc đời xa hoa, dành thời giờ và tiền của thăm viếng giúp đỡ người nghèo, góp phần vào sanh hoạt tông đồ của dòng Hèn Mọn.

      Thế là chung quan những tu viện chính thức, giáo hữu đã thành một nhóm chiến sĩ ưu tú có ảnh hưởng tốt. Họ cũng thực hiện những hoạt động từ thiện, mỡ những ngày tỉnh tâm cầu nguyện, len lõi vào mọi tầng lớp người khô khan nguội lạnh hay sống sa đà trụy lạc, khuyến khích họ trở về với Chúa. Tuy chưa có gì là chính thức, song đương nhiên, họ đã thành những tu sĩ sống giữa chợ đời, theo dỏi một lý tưởng rỏ rệt, thực hiện lý tưởng ấy bằng cách sống đời sống nhặt nhiệm và bằng những sanh hoạt tông đồ và bác ái, và dân chúng gọi họ là Dòng Đền Tội hay Dòng Ba Hèn Mọn.

 

Anh Jacquelinô.

     Trong số anh em tu sĩ tại gia nầy, đáng chú ý nhất là hai ông bà Lukêsiô và Bona Donna, được chính Phanxicô mặc áo dòng Ba và nhận lời khấn hứa. Thứ đến là bà Praxêđa, một nữ ẩn tu ở Rôma. Phanxicô đã gửi biếu bà ấy một áo dòng và một sợi dây thắt lưng. Thứ ba là hầu tước Rôlandô, ta đã có dịp nói đến ở phần III, Chương XII. và sẽ có dịp nói đến sau nầy. Còn người thứ tư là chị Jacquelina, qủa phụ ông Gratien Frangipani, một nhà đại qúy tộc thành Rôma.

     Góa bụa từ thuở hai mươi hai tuổi, đáng lẽ chị ấy được sống đời dâng hiến trong một nữ tu viện, song vì còn phải nuôi dạy hai con thơ và giữ phần hương hỏa cho một đại gia đình qúy tộc nên đành phải ở lại giữa thế gian. Trong lúc chờ đợi hai con đến tuổi trưởng thành, chị sống cuộc đời tu hành ngay ở thế gian. Nhà chị Jacquelina là quán trọ cho tất cả những người nghèo khó bệnh hoạn.

     Jacquelina được biết Phanxicô từ những ngày ngài cùng mấy anh em tiên khởi đến Roma xin Đức Giáo Hoàng ban phép thực hành và rao giảng đời sống đền tội. Jacquelina đã đến xin Phanxicô làm cha hướng đức và xin được nhận vào hàng ân nhân các anh em Hèn Mọn, mỗi lần anh em có việc phải đến giáo đô. Mỗi khi áo dòng của Phanxicô cũ rách thì chị lo may sắm cho ngài. Thánh Bonaventura chép lại rằng : «Lúc ở Rôma, Phanxicô có nuôi một con chiên nhỏ để kính nhớ Con Chiên Thiên Chúa. Khi phải rời Giáo Đô đi nơi khác, Phanxicô giao con chiên cho chị Jacquelina nuôi thay. Con chiên hình như cũng được thánh nhân huấn luyện cho, nên đạo đức lắm. Nó không rời bà Jacquelina nữa bước. Bà đi nhà thờ, nó đi theo qùy bên bà, bà về nó về theo. Sáng sớm, nếu bà lười biếng dậy chậm, nó đứng bên giường kêu be be, lấy đầu đánh thức bà giậy rồi nhảy nhót như giục bà mau đi dự thánh lễ. Vì thế, Jacquelina thương mến và chăm sóc con chiên lạ lùng ấy và thương mến nó xem nó như là môn đệ của thánh nhân, một môn đệ đã trở thành một người đáng bậc thầy khuyến khích bà trong việc hành đạo».

     Mỗi lần Phanxicô đến Rôma và ngụ tại nhà Jacquelina, đều được chị Jacquelina dọn cho món bánh ngọt đặc biệt do chính tay chị ấy làm. Phanxicô rất thích món bánh ấy, đến nỗi trước lúc từ trần, Phanxicô tỏ ý muốn nếm lại mùi vị bánh ấy! Mà người ta đặt cho nó cái tên là bánh Framgipanê để nhớ dòng họ Framgipani.

     Đối với các phụ nữ, Phanxicô rất thận trọng và dè dặt. Nhưng với Jacquelina, Phanxicô rất tự nhiên và gọi anh Jacquelina. Tình bằng hữu giữa Phanxicô và Jacquelina được xây dựng trên tình yêu Thiên Chúa và lý tưởng sống khó nghèo, không còn phân biệt nam nữ, chỉ còn là một mối thông cảm thuần túy trong sạch giữa hai tâm hồn sống siêu việt vượt khỏi mọi tình cảm phàm tục thông thường.

      Sau nầy ta sẽ thấy, bên giường chết của Phanxicô, chị Jacquelina là người đàn bà độc nhất đứng lẫn hàng cùng các anh em, thương khóc vị cha chung sau khi đã được cái vinh dự bố thí cho thánh nhân manh áo cuối cùng làm khăn liệm xác.

      Chị Jacquelina từ trần năm 1273 hưởng thọ chín mươi tuổi, sau khi được chứng kiến nhiều nổi thương tâm : Hai con trai đều chết trẻ, họ hàng gia tộc nổi lên chống với Giáo Triều, Elia xuyên tạc lý tưởng Phanxicô và bách hại các anh em trung thành. Xác chị Jacquelina được táng trong Đại Thánh Đường Assisiô, gần với người bạn, người anh, người thầy và người cha thiêng liêng của chị.

 

Luật Dòng Ba.

     Đối với anh em Dòng Ba, Phanxicô và các anh em Dòng Nhất là hướng đạo dẫn đường thiêng liêng. Những ngày còn sức khỏe đi đây đi đó dễ dàng, Phanxicô thường tới lui thăm viếng các hội đoàn Dòng Ba ở khắp nơi, an ủi khuyến khích chỉ giáo anh em. Nhưng từ năm 1220 trở đi, vì đau yếu và bận rộn việc chỉnh đốn Dòng Nhất, ít khi thân hành đến tận nơi thăm viếng được nên Phanxicô đã viết thơ chung đề là : «Thơ gởi toàn thể anh em Dòng Ba». Thư luân lưu nầy có thể xem như một tập sách thiêng liêng, tóm tắc những điều p đã viết thơ chung đề là : «Thơ gởi toàn thể anh em Dòng Ba». Thư luân lưu nầy có thể xem như một tập sách thiêng liêng, tóm tắc những điều Phanxicô thường khuyên anh chị em Dòng Ba. Trong hơn mười trang, Phanxicô đã phác họa những nét chính cuộc đời của một tín hữu chân chính của Chúa Kitô.

      Bắt đầu là lời kêu gọi tất cả mọi người hãy trở về với Chúa Kitô, là Con Thật của Thiên Chúa, đã xuống thế gian dạy dỗ và cứu chuộc các linh hồn. Tiếp đến là những lời khuyến khích noi giữ những điều Chúa dạy : Ăn năn phạt tạ, cải thiện đời sống, ăn ở nhẫn nhục, khiêm nhượng bác ái, phục tùng giáo hội, kính trọng giáo sĩ, năng tìm đến các Bí Tích nhất là Bí Tích hòa giải và Bí Tích Thánh Thể. Được nêu cao tinh thần nghèo khó : Sống ở đời như khách qua đường, không cần danh lợi để có thể nhẹ bước nhanh chân về quê thật đời đời là thiên đàng. Bức thư nầy là một văn kiện gồm những nguyên tắc căn bản và chính yếu cho đời sống thiêng liêng của một giáo hữu muốn thực hiện tinh thần Phanxicô ngay trong hoàn cảnh trần thế.

Vào khoảng năm 1221, gia đình Dòng Ba đã phát triển và hoạt động mạnh. Dân chúng cũng như giáo quyền đều mặc nhiên công nhận đoàn thể tôn giáo ấy.

     Sau khi được cử làm đấng bảo hộ dòng Hèn Mọn, Đức Hồng Y Hugôlinô nghĩ ngay đến bản Luật Dòng Ba. Bản Luật được đệ trình lên Đức Giáo Hoàng và được phê chuẩn. Như vậy là Dòng Ba Phanxicô thành một dòng tu chính thức được Tòa Thánh công nhận và dân chúng mộ mến tín nhiệm. Thật là một vinh dự lớn lao cho những kẽ muốn tu mà vì bổn phận phải sống giữa thế gian.

     Mấy năm sau, Dòng Ba phát triển nhanh chóng khắp nước Ý, tạo thành một lực lượng tinh thần hùng hậu, làm hậu thuẩn cho giáo triều chống lại những cuộc phản loạn của các Đế vương và qúy tộc.

     Luật Dòng Ba Phanxicô gồm có mười ba chương, quy định sanh hoạt cá nhân và xã hội của các đoàn viên, cách tổ chức của đoàn cùng sự liên hệ của đoàn với Dòng Nhất.

 

Sanh hoạt cá nhân.

     Sanh hoạt và thánh hóa cá nhân có những khoản đại khái như sau : Tu sĩ Dòng Ba phải ăn mặc đơn sơ kín đáo, không nên dùng hàng lụa qúy giá, màu sắc lòe loẹt, may cắt lố lăng không xứng với người đền tội. Những hội hè đình đám có tính cách xa hoa dật lạc đều phải tránh xa. Hằng ngày, nếu biết chữ, phải đọc Kinh nhật tụng, nếu không biết chữ, phải đọc 50 Kinh Lạy Cha và 50 Kinh Sáng Danh, phải đọc sách thiêng liêng, xét mình suy gẫm. Hằng tháng phải hội nhau xem lễ, nghe giảng và đọc Kinh chung với nhau. Hằng năm, ngoài những ngày ăn chay kiên thịt do Giáo Hội chủ định, còn phải giữ thêm ít ngày nữa, phải rước Mình Thánh Chúa ít nhất là ba lần.

 

Sanh hoạt xã hội.

     Anh chị em phải đóng thuế, phải trả nợ đã vay, trả lại của đã lấy phi nghĩa trái lẽ công bằng, phải khuyến khích người trong gia đình thờ phụng Chúa sốt sắng, khuyên người đau ốm làm việc đền tội, có ai trong đoàn làm gương xấu phải trình cha Phục Vụ hoặc vị Kinh Lược biết, phải tham dự tang lễ và đọc Kinh nguyện cho anh chị em trong đoàn qua đời, tham dự những buổi họp đoàn hằng tháng, góp tiền giúp người đói khổ bệnh hoạn.

     Ba thánh một lần phải làm lại chúc thư. Xích mích với ai điều gì phải làm hòa không được gây lại nữa.

     Cuối cùng, không được mang khí giới, tham dự các cuộc chiến tranh, không được long trọng tuyên thệ trung thành với các vương hầu bá tử khi không được sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng.

 

Liên lạc với Dòng Nhất.

     Gia đình Dòng Ba được đặt dưới sự hướng dẫn của một vị Kinh Lược, hai vị Phục vụ và nhiều cố vấn giúp sức. Những vị nầy đều được tuyển lựa trong các anh em Dòng Nhất có tài đức. Các vị nầy có nhiệm vụ thăm viếng các hội đoàn ở khắp nơi để giảng dạy, kiễm soát hoạt động và bổ túc những khuyết điểm nếu cần.

 

Trong trường học Dòng Ba.

     Dòng ba Phanxicô đã góp phần rất quan trọng vào công việc phục hưng đạo lý đương thời. Dòng Ba đã khôi phục lại những thuần phong mỹ tục trong dân chúng. Đời sống gương mẫu của anh chị em đã chấn hưng lại tinh thần đạo đức.

     Nhờ việc cấm mang khí giới, Dòng Ba đã làm tê liệt sức mạnh do các vương hầu nắm giữ. Chính Hoàng Đế Frédéricô II đã gặp một cản trở lớn lao trong việc động binh gây hấn với Giáo Triều Rôma vì rằng nhân dân thuộc Dòng Ba không chịu giúp binh mã. Nhờ vậy mà cán cân giáo quyền và chính quyền giữ được thế quân bình.

     Dòng Ba trở nên những lò lửa Bác Ái. Khắp Âu Châu nhiều bệnh xá, nhiều dưỡng đường và cô nhi viện được dựng lên do tu sĩ Dòng Ba góp công của.

     Tuy sống giữa một xã hội mà kim tiền ngự trị, tu sĩ Dòng Ba đã mặc khải hạnh phúc của đời sống nghèo và đề cao giá trị thiêng liêng của tình yêu Thiên Chúa. Trong một xã hội mà qúy tộc và phú thương đồng lỏa bóp chẹt dân đen, lợi dụng dẫn họ vào những cuộc chém giết tương tàn để tranh dành quyền lợi. Dòng Ba đã nhắc lại giá trị đồng đảng giữa các linh hồn là con cái Thiên Chúa, gây tình huynh đệ giữa các tu sĩ thuộc nhiều giai cấp cách biệt và đối lập nhau. Trong trường học Dòng Ba, những nhà qúy tộc, trí thức, phú thương, biết nhìn nhận ở lớp bần nông, thợ thuyền, quê mùa lam lũ đều là những anh em cùng chung với mình được hưởng nhờ ơn cứu chuộc, cùng với mình có chung một sứ mệnh siêu nhiên.

     Danh vọng, bạc vàng được thế gian cho là qúy trọng, tu sĩ Dòng Ba phải khinh thường, trái lại, đói nghèo đau khổ, bị thế gian khinh dễ, thì tu sĩ Dòng Ba phải cho là trọng.

     Không chủ trương một cuộc cách mạng xã hội nào, Dòng Ba Phanxicô chỉ nêu cao lời Chúa, nhắc nhủ thế gian nhận biết đâu là giá trị của con người đã được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa và cùng được cứu chuộc bằng giá máu của Con Một Thiên Chúa.

 

Trên Bậc Thanh Thánh Thiện.

     Chi đoàn Dòng Ba đầu tiên đã được thành lập do Phanxicô và Đức Hồng Y Hugôlinô, tại Florence năm 1221. Qua các thế kỷ. Dòng Ba Hèn Mọn đã như một cây mầu nhiệm cùng với Dòng Nhất và Dòng Nhì phát triển, thâu nhận đủ hạng người đưa lên hàng thánh thiện. Từ những bậc Giáo Hoàng quyền cao chức trọng cho đến những vị linh mục nghèo âm thầm coi giáo xứ nhỏ lẻ loi như Cha sở họ Ars (Jean Marie Vianey). Từ những vương hầu như Louis IX, vua nước Pháp (1214-1274) Ferdinando III vua nước Castille (1199-1252) cho đến kẻ bán hàng rong như Phêrô thành Sienna. Từ những tâm hồn tội lỗi như Magarita thành Cortona, Angêla thành Folignô, cho đến những trinh nữ băng tuyết như Rosa thành Veterbiô. Từ những văn nhân, nghệ sĩ, bác học, hàng hải như Pétrasque, Raphael, Michel, Ange, Murillo, Galvani, Volta, Christophe Colomb, Lizzt, Palestrina v.v... cho đến đám đông không tên không tuổi. Đủ giai cấp, đủ địa vị, dân tộc, giàu nghèo, già trẻ, nam phụ. Qua các thế hệ, anh chị em Dòng Ba lên tận cùng đỉnh thánh thiện rất nhiều.

     Trong hạnh các thánh thuộc Dòng Phanxicô, tính ra có đến một trăm vị thánh Dòng Ba đã được Giáo Hội nhắc lên bàn thờ và trên hai trăm năm mươi vị đã được phong Á Thánh.

     Sau đây, xin giới thiệu với đọc giả hai vị điển hình.

      Hoàng Hậu Elizabeth, nước Hung Gia Lợi (1207-1231).

     Bà thánh Elizabeth (Y-sa-ve) nước Hung Gia Lợi được kể là người tu sĩ điển hình Dòng Ba Phanxicô.

     Elizabeth là ái nữ của André II, vua Hung Gia Lợi và bà Gertrud (quốc tịch Đức). Vừa lên bốn tuổi, bố mẹ đã hứa hôn cho ông hoàng sau nầy là Louis IV, vua Hung Gia Lợi.

     Là hoàng hậu một nước, Elizabeth không ngại ngày ngày len lỏi vào tận những túp lều tranh xiêu vẹo trong chốn lùm lầy nước đọng, phân phát cơm áo thuốc men cho người bệnh hoạn đói nghèo. Những người bệnh nặng, Elizabeth cho đem về hoàng cung, tự tay chuyên chữa như một người chị săn sóc em, như một người con săn sóc bố mẹ.

      Mùa đông năm 1226, Elizabeth phụ chánh của Hoàng triều vì Louis IV mãi miết lo chinh chiến, Elizabeth cho xuất công khố để trợ giúp kẻ nghèo khó, nuôi dưỡng kẻ góa bụa và trẻ mồ côi. Khi Louis IV hồi trào, quần thần tâu vua là hoàng hậu đã phung phí của công và tự bán hết nữ trang v.v... Louis IV cấm hoàng hậu không được làm như thế nữa. Bình tỉnh, Elizabeth nói : «Thưa hoàng quân, của Thiên Chúa thì em trả lại cho Thiên Chúa, nhờ vậy Chúa đã ban cho hoàng quân bình an hồi trào và vợ chồng ta còn được sống bên nhau».

      Tuy Louis IV đã cấm vợ không được tiếp tục làm phúc bố thí của cải song Elizabeth thường mang thức ăn, lén lút ra khỏi hoàng cung, mang bánh dấu kín trong vạt áo, phân phát cho kẻ nghèo. Sự việc đến tai Louis IV. Một buổi sáng kia, Elizabeth giấu bánh vào áo đem ra phân phát thì bị Louis chận lại hỏi : Hoàng hậu dấu gì trong áo? Elizabeth thưa «Thưa hoàng quân, hoa hường em vừa hái», Elizabeth trình cho Louis xem, toàn là hoa hường đang tươi hương thơm ngát.

     Elizabeth vừa được hai mươi tuổi thì Louis IV băng hà vì bị thời khí tại miền nam Ý trong dịp tham gia Thánh Chính (Croisade).

Sống cảnh góa bụa, Elizabeth từ chối tất cả các mối lái đến cầu hôn và cũng không muốn vào tu viện nào.

      Rời hoàng cung, Elizabeth về ở một ngôi nhà nhỏ, phục sức đơn giản, tự làm việc nuôi thân như một kẻ bạch đinh.

      Ngày 17 tháng 11 năm 1231m Elizabeth qua đời. Bốn năm sau, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô IX phong bà lên Hiển Thánh.

 

Đôi vợ chồng gương mẫu.

     Nhà khách thương Lukêsiô ngày nay được suy tôn là Quan thầy của anh chị em Dòng Ba Phanxicô, nguyên là một người bạn buổi thiếu thời của Phanxicô. Hai vợ chồng Lukêsiô được mặt áo Dòng Ba vào mùa xuân 1221.

      Lukêsiô bỏ thương trường, di cư về ở gần Florencia. Thỏa thuận với vợ là Bona Donna, Lukêsiô bán hết gia nghiệp, đem phân phát cho người nghèo, chỉ giữ lại bốn sào đất vườn. Hai vợ chồng dựng một ngôi nhà nhỏ để ở và cũng để làm nơi trú ngụ cho những kẻ vô gia cư. Hai vợ chồng lao động suốt ngày, hoa lợi mảnh vườn đều dùng để cấp dưỡng kẻ nghèo. Nếu còn thiếu thì hai vợ chồng đi xin những người giàu có để có thêm tiền thuốc thang cho người đau ốm. Bệnh nhân nào qúa ốm yếu không tới lãnh thuốc được thì hai vợ chồng thay nhau đến tận nhà chạy chữa săn sóc. Có một lần, bạn láng giềng thấy ông Lukêsiô chở một bệnh nhân trên con lừa, còn cõng thêm một bệnh nhân khác trên lưng nữa, đem về nhà nuôi nấng.

     Cùng nhau lập công đức ở thế gian, đôi bạn đời ấy đã được Chúa ban cho cùng nhau qua đời cùng một lúc. Giữa mùa xuân 1250, cả hai đều ốm nặng. Bà Donna cầu nguyện cho chồng được ở cạnh mình giờ lâm chung. Giờ lâm chung đến, Lukêsiô bỗng như khỏe lại, rời khỏi giường, đến cạnh vợ, an ủi khuyến khích vợ vui vẻ dọn mình để ra trước tôn nhan Thiên Chúa. Cảm động, Lukêsiô cầm tay vợ, nói giọng run run : «Người bạn đời của tôi ơi! Chúng ta đã yêu mến nhau nơi trần thế, tại sao chúng ta không được trở về quê thật cùng một lúc với nhau?».

Nói xong, Lukêsiô trở về giường của mình, cho mời vị linh mục đến ban các bí tích lên đường. Lúc nhìn sang giường vợ, thấy vợ vừa tắt hơi, Lukêsiô vội làm dấu Thánh Giá trên mình, kêu tên Đức Mẹ Maria và tên thánh Phanxicô, rồi thở hơi cuối cùng.

     Hai vợ chồng cùng nhau về hưởng nhan thánh Chúa.

 

Chương XVII : Học Vấn với Đức Nghèo Khó.

Người không hay chữ nghĩa.

     Năm 1210, lúc cùng mấy anh em tiên khởi đến bệ kiến Đức Giáo Hoàng. Phanxicô chỉ xin thực hiện và truyền bá đời sống khó nghèo và đền tội. Tòa Thánh cũng chỉ cho phép anh em giảng dạy những vấn đề luân lý như ăn năn đền tội, tập tành đức hạnh, sửa đổi tánh hư nết xấu. Còn những vấn đề tín lý, anh em không nên đả động đến.

     Giảng về tín lý đòi hỏi một nền học vấn uyên thâm về Thánh Kinh và thần học, một tài hùng biện sắc bén, mới khỏi bị những tay rối đạo bẻ gảy. Tất nhiên với cuộc sống ngày ngày lao công hành khất, ở lẻ tẻ từng người dưới những túp lều dãi dầu mưa nắng, anh em Hèn Mọn không thể có thì giờ và phương tiện để học hành cho thành những nhà thông thái và hùng biện được.

     Phanxicô lại nói rỏ lập trường của mình về học vấn là không muốn dòng Hèn Mọn đi vào con đường chữ nghĩa không phải là Phanxicô không biết đến công dụng và giá trị của học vấn. Trong di chúc, Phanxicô đã dặn anh em phải tôn trọng những nhà thần học giảng dạy Thánh Kinh, vì các vị ấy đem lại nguồn sống siêu nhiên cho nhân thế. Trong dòng, những anh em có học thức vẫn được giao giữ các trọng trách. Những thầy như Elia, Cêsairiô, Phêrô Catanê đã giúp đỡ Phanxicô một cách đắc lực, cũng là nhờ có học thức.

     Xem thế đủ biết Phanxicô không phải là người có óc cố chấp hẹp hòi, phủ nhận những giá trị tự nhiên của học vấn, nhưng Phanxicô chỉ muốn răng dòng của mình là một dòng Hèn Mọn. Dầu sao, học vấn cũng là một thứ của cải vốn liếng, thường khi lại qúy báu hơn vàng bạc. Học vấn là một giá trị thượng lưu làm cho người có học thức có thể dựa cậy vào nó làm một bảo đảm cho đời sống và cho hiệu lực tông đồ. Nhưng học vấn lại cũng có thể làm cho con người có học thức uyên thâm quên rằng chỉ có một Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành tự nhiên cũng như siêu nhiên.

     Phanxicô muốn rằng, đối với nền học vấn, anh em cũng phải có thái độ nghèo, nghĩa là phải hoàn toàn trông cậy vào ơn Chúa nhiều hơn là cậy vào tài năng của mình. Học vấn còn có cái tệ lấy từ chương làm chân lý, lấy lý thuyết suông làm sự sống, quên hẳn phương diện thực hành. Điều Phanxicô sợ nhất là học vấn có thể làm cho kẻ tông đồ quên mất tánh cách siêu nhiên của Tin Mừng cứu chuộc.

     Về lối giảng của Phanxicô, thánh Bonaventura có kể câu chuyện rất lý thú sau đây : «Một hôm, Phanxicô phải giảng trước giáo triều có Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y. Phanxicô đã theo lời dặn của Đức Hồng Y Hugôlinô soạn bài giảng rất kỷ lưỡng và cố học thuộc lòng. Nhưng đến lúc đứng trước cử tọa, sắp cất lời thì con người vốn không quen học thuộc lòng những bài dọn sẳn, bổng quên hết sạch, một câu mở đầu cũng không nhớ. Phanxicô khiêm nhượng thú thật thế bí của mình rồi lẳng lặng một phút xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng. Một phút qua, Phanxicô bắt đầu nói và lời của Phanxicô bổng tung ra thao thao bất tuyệt với một thần lực dồi dào, đánh mạnh vào tâm trí mọi người, làm cho các vị giáo sĩ cao cấp cũng mũi lòng thống hối. Như vậy, không phải Phanxicô nói mà chính là Đức Thánh Linh đã dùng miệng Phanxicô mà phán dạy.»

 

Học viện đầu tiên.

      Lý tưởng sống đời tu sĩ khó nghèo hèn mọn là thế, nhưng thực tế của thời gian tình thế, hoàn cảnh lại đòi hỏi cách khác. Không phải bất cứ ai cũng có thể được như Phanxicô là thay thế học vấn bằng một đời sống đạo đức cao siêu và đầy ơn soi sáng mỗi lần cất tiếng giảng. Mặt khác, dòng Hèn Mọn ngày một phát triển, giáo quyền còn ủy thác cho anh em nhiều nhiệm vụ quan trọng trong công việc giảng dạy. Trước những thính giả gồm đủ các tầng lớp, nếu chưa đến trình độ thánh thiện như Phanxicô và nếu không có học thức mà cất tiếng giảng thì thế nào cũng mua cười cho thiên hạ. Vì thế, đối với anh em có bổn phận giảng dạy, việc nghiên cứu Thánh Kinh và tín lý là điều kiện cần thiết. Chủ trương bỏ liều mặc ơn thần ứng là thử thách Thiên Chúa chứ không phải là trông cậy vào Chúa. Hơn nữa, trong hàng ngũ anh em, lớp trí thức gia nhập mỗi ngày một đông, không thể không khai thác những khả năng trí tuệ của những thành phần ấy để dùng vào việc Chúa.

        Đó là quan điểm mà cũng là lập trường của đa số anh em đương thời và cũng là ý kiến Đức Hồng Y Hugôlinô. Kết qủa cuối cùng Phanxicô đã cho phép mở lại trường Thần học ở Bologna, ngôi trường mà trước đây, lúc ở Thánh Địa về, Phanxicô đã bắt đóng cửa.

        Thật là một sự thay đổi rất quan trọng. Cho phép mở trường Thần học tức là công nhận rằng : học thức tự nó không phải nhất thiết trái với tinh thần khó nghèo hèn mọn. Nhưng theo đuổi học vấn mà vẫn giữ được hoàn toàn lý tưởng khó nghèo hèn mọn qủa thật cũng không phải là một điều dễ thực hiện. Phanxicô không khỏi phải lo sợ rồi đây anh em sẽ xa dần cuộc sống đơn giản bình dị của buổi đầu. Tâm trạng ấy được biểu lộ trong mấy chữ Phanxicô gởi cho Antôn (Antoine) giảng viên thần học tiên khởi của Dòng Hèn Mọn : «Được anh giảng dạy Thánh Kinh cho anh em, tôi rất hài lòng, nhưng tôi muốn rằng lúc theo đuổi học hành anh em đừng để tắt mất tinh thần cầu nguyện và lòng sốt mến như Luật Dòng đã minh định».

       Vậy, Antôn là ai? Mời bạn đọc theo dõi.

 

Thánh Antôn đề Padoua (1195-1231).

      Antôn là ai mà Phanxicô ủy thác cho nhiệm vụ khó khăn là dạy tín lý và Thánh Kinh trong khuôn khổ Đức Nghèo?

      Sinh năm 1195 tại Lisbonna, nước Bồ Đào Nha, Antôn tục danh là Fernando. «đẹp như một đóa hoa» thuộc dòng họ quan trọng, sớm theo đường nhơn đức, nhập dòng thánh Augustinô, học vấn uyên thâm. Năm 25 tuổi đã giữ chức kinh sĩ (Chanoine) tại thánh đường Sainte Croix ở Coimbre. Năm 1220, hài cốt của năm thầy dòng Phanxicô, được phúc tử đạo tại Marốc, được an táng tại thánh đường Sainte Croix, Antôn quyết định nhập Dòng anh em Hèn Mọn mặc dầu không được sự chấp thuận của Dòng Augustinô. Antôn lên đường sang Phi Châu truyền giáo. Vừa xuống thuyền, Antôn đã ngã bệnh, một trận bảo lại dạt người anh em Hèn Mọn vào bờ bể nước Ý. Nhờ vậy Antôn theo anh em đến dự Tu Nghị ngày 30 tháng 5 năm 1221, họp ở Portioncula. Nhưng con người khiêm tốn ấy đã lẫn trong đám đông, không làm gì để lộ tài năng trước đoàn thể Hội Dòng.

     Tu Nghị bế mạc, Antôn theo Tỉnh Vụ Tỉnh Dòng Rôma về ẩn viện Thánh Phaolồ ở gầnb Forli. Ở đó, Antôn mai danh ẩn tích ở trong một động đá, ngày ngày mấy lượt về dòng dự các giờ Kinh chung, quét nhà, rửa bát và làm các việc tầm thường giúp anh em.

      Nhưng ý Thiên Chúa cao sâu mầu nhiệm nên Ngài bắt Antôn phải ra mặt hầu thi thố tài năng trong một dịp thật là bất ngờ. Nhân ngày đại lễ truyền chức ở Forli, vị linh mục được chỉ định giảng lễ hôm ấy, bất đắc dĩ phải vắng mặt, các tu sĩ hiện diện không ai chịu giảng thế vì không biết trước để dọn bài giảng. Vâng lời bề trên, Antôn phải ra thay thế, lên tòa, Antôn ứng khẩu giảng trước sự ngạc nhiên của mọi người. Antôn đã làm cho thính giả phải khâm phục tài hùng biện, học thức uyên bác và nhất là lòng đạo đức sốt sắng biểu lộ lúc nói lời Chúa.

      Từ đó, nhà ẩn tu, vì đức vâng lời, phải chấm dứt chuổi ngày âm thầm lặng lẽ chìm sâu trong tỉnh nguyện, để lên đường đi phi bác bè rối Cathares đang tung hoành ở các miền lân cận. Antôn đến đâu, tà thuyết tan rã đến đó, như sương mù tan biến trước ánh sáng mặt trời.

Sử sách kể lại chuyện Antôn giảng cho cá như sau : Một lần kia, Antôn đến giảng ở Rimini, sau mấy ngày tranh luận ráo riết về đức tin chánh đáng (chính thống) với người lạc đạo, Antôn vẫn không thuyết phục được họ vì một số đông cố chấp không muốn nghe nữa. Thấy vậy, Antôn ra bờ bể, đứng trên một mỏm đá cao cất tiếng gọi cá : «Cá sông, cá biển, mau mau vào nghe lời Chúa, vì người rối đạo không muốn nghe nữa». Nói vừa dứt lời, mặt biển xao động, cá lớn cá bé, đủ loại, bơi vào. Cá nổi lên mặt nước, xếp chỗ có thứ tự, cá nhỏ sát bờ, cá vừa ở chỗ lưng chừng, còn ngoài sâu dành cho cá lớn.

        Antôn cất tiếng giảng : «Anh chị em cá ơi! Anh chị em cũng có nhiệm vụ cám ơn Chúa tạo dựng trời đất. Ngài ban cho anh chị em giòng nước chỗ mặn chỗ ngọt, muốn ở đâu tùy ý anh chị em. Ngài ban cho anh chị em hốc đá dưới vực sâu, bão táp phong ba tha hồ tung hoành, anh chị em đã có chổ ẩn núp. Đã ban giòng nước, Chúa còn ban đủ mọi thứ nuôi dưỡng anh chị em. Thiên Chúa nhơn lành hay thương, đã chúc phước lành cho nòi giống anh chị em, cho anh chị em sinh sản thật nhiều thành đàn thành lũ, không thể đếm hết được. Lụt Đại Hồng Thủy, muôn vàn chết đuối hết, chỉ trừ có anh chị em. Chúa ban cho anh chị em có vây như mái chèo, đi đây đi đó tùy thích. Xưa Chúa đã ban giao tiên tri Giona cho anh chị em giữ ba ngày trong bụng rồi thả trả Giona trên bải cát bình an. Xưa Chúa Giêsu nghèo, không có tiền nạp thuế, anh chị em đã cho Ngài một đồng bạc. Xưa Chúa Giêsu, trước và sau khi sống lại, anh chị em đã làm của ăn cho Ngài. Thật là vô cùng nhiệm mầu cao cả! Anh chị em phải cảm ơn Thiên Chúa hơn muôn loài».

       Antôn vừa dứt lời, cá há miệng gật đầu, cố hết sức cám ơn Chúa. Tin phép lạ nầy đồn vào thành, nhân dân cả những người lạc đạo cố chấp cũng tuôn đến xem. Thấy phép lạ nhãn tiền, tất cả đều cảm động, xúm quanh Antôn, xin ngài giảng lời Chúa và những người lạc đạo đồng thanh xin trở về với đức tin công giáo. Giảng cho dân chúng xong, Antôn quay lại ban phép lành cho cá. Cá vui mừng, đập đuôi, lặn xuống nước, phân tán bơi đi có trật tự.

Phép lạ nầy chỉ là hiệu lực của một đức tin mãnh liệt và chính đức tin ấy là sức mạnh đã giúp Antôn thuyết phục được nhiều người rối đạo trở về với Giáo Hội.

      Tục truyền rằng : Antôn còn nói được nhiều thứ ngôn ngữ. Một hôm, Antôn được vinh dự giảng trước hội đồng có Đức Giáo Hoàng, các vị Hồng Y và nhiều giáo sĩ cao cấp thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Được Chúa Thánh Thần soi sáng, Antôn diễn giải đề tài hôm ấy hùng hồn gọn gàng, thâm thúy cao sâu. Toàn thể cử tọa, ngôn ngữ khác nhau, đều nghe như diễn giả trực tiếp nói tiếng nước mình. Bở ngỡ vì thấy phép lạ các Tông Đồ là trong ngày lễ Hiện xuống tái diễn, các vị thì thầm hỏi nhau : «Tu sĩ nầy là người Bồ Đào Nha, sao lại nghe nói tiếng nước tôi?». Chính Đức Giáo Hoàng cũng thán phục những tư tưởng thâm thúy cao siêu của Antôn, ngài nói : «Người nầy là Hòm Bia chứa đựng Kinh Thánh».

       Học vấn đã uyên thâm và nhân đức lại cao trổi của Antôn từ đó vang dội khắp nơi, giao ghế giảng viên Thần học, cho một người như thế, mà Phanxicô còn phải dặn dò nhắn nhũ như đã nói trên, dù biết rằng Phanxicô lo ngại biết bao, khi mở đường cho anh em Hèn Mọn chính thức bước vào «thế giới chữ nghĩa».

      Riêng phần Antôn, sau nầy còn mỡ rộng nhiều cuộc thuyết giáo chống bè rối tại Bắc Ý, Nam Pháp, và Tây Ban Nha. Ở đâu, đối phương cũng thất bại nặng nề và dân chúng hâm mộ trước những phép lạ thần kỳ nhiều không kể xiết. Antôn được Chúa gọi về rất trẻ. Năm 36 tuổi, Antôn từ trần tại Padoua. Không đầy một năm sau, Đức Giáo Hoàng Grégoriô phong ngài lên hiển thánh và gần đây Antôn còn được truy phong Tiến Sĩ Hội Thánh.

      Từ lúc còn sinh thời cho mãi đến ngày nay, Antôn vẫn không thôi làm phép lạ, Ngài đã trở thành một vị thánh của mọi người, không một công giáo nào mà không biết đến ngài.

 

Phát triển học vấn.

     Học viện Bologna do Antôn điều khiển khai giảng vào mùa đông năm 1223. Tiếp theo đó, các tỉnh dòng đua nhau mở lớp thần học. Nổi tiếng nhất là các học viện : Oxford ở Anh, Paris ở Pháp và Cologne ở Đức.

Năm 1230, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô IX, nguyên là Hồng Y Hugôlinô, ra chỉ dụ thủ tiêu khoản cấm anh em Hèn Mọn không được giảng dạy tín lý.

      Sau nầy trên giảng đường đại học sẽ có những anh em Hèn Mọn lừng danh, đua chen với anh em Thuyết Giáo (Ordre des Prêcheurs) đem lại cho Giáo Hội một truyền thống tư tưởng dồi dào đặc sắc, trong đó, ánh sáng lý trí được thấm nhuần tình yêu nồng nhiệt của vị thánh lập dòng :

- Cái dịu dàng hòa nhã của vị thánh Bonaventura.

- Cái tinh vi tế nhị và khoáng đạt của Duns Seot.

- Cái ngang tàn táo bạo của Raymond Lulle.

      Không phải là không bắt nguồn ở cái tinh thần phong phú của Phanxicô, con người đã tự xưng mình là không biết chữ nghĩa.

      Qua các thế hệ, giới thần học vẫn còn nghiên cứu các học thuyết của con cái thánh Phanxicô như Alexandre de Halès là vị thầy đã được mệnh danh là : «Vị tiến sĩ đáng kính phục». Occam là : «Vị tiến sĩ không thể thắng nổi». Chân phước Duns Scot là : «Vị tiến sĩ tinh tế», đối phương bất khuất của thánh Thomas d'Aquin. Chính Duns Scot đã đưa tín điều Đức Mẹ Trinh Thai không vướng tội truyền, đến toàn thắng trong khoa thần học (théologie)

      Bên cạnh những ngôi sao trí tuệ ấy, một nhóm anh em khác vẫn giữ vững truyền thống nghèo hèn bình dân đã có từ sơ khai, họ cho những thành công trên đường học vấn là những phản đối chói chang với tinh thần Khó Nghèo Hèn Mọn của thánh tổ lập Dòng.

       Vì nhiệm vụ tông đồ, một số anh em phải theo đồi học vấn, có kẻ đã lên rất cao, đi rất xa, nhưng dù đi xa đến đâu, anh em cũng vẫn nhó rằng vị thánh tổ lập Dòng đã chép vào bản Luật : «Những anh em không biết chữ thì đừng lo lắng học hành làm chi. Nguyện vọng duy nhất của anh em là làm thế nào cho có tinh thần Chúa và theo ơn Ngài tác động, nghĩa là được tâm hồn trong sạch, cầu nguyện không ngừng, giữ đức khiêm nhường trong cơn bách hại gian lao, yêu mến kẻ làm hại mình hoặc nhục mạ phản đối mình».

 

     Phanxicô còn ân cần dặn dò : «Nếu có người thông minh xuất chúng, biết hết tất cả các khoa học, hiểu hết tất cả các thứ ngôn ngữ, thấy rỏ những điều mầu nhiệm trên trời dưới đất từ xưa đến nay hơn bất cứ một người nào, dù người ấy được Chúa ban riêng trí tuệ sâu sắc thông minh đến độ nào thì cũng đừng vì thế mà kiêu hãnh».

 

Chương XVIII : Hoàn thành Sứ mệnh.

Cơn thử thách.

     Trước những đồi hỏi của thực tế, Phanxicô đã chấp thuận một vài cải cách, nhưng riêng lòng vẫn ôm ấp một nguyện vọng là giữ sao cho được nguyên vẹn lý tưởng Nghèo. Nguyện vọng ấy đã gần như tiêu tan trước sự phản đối của một số anh em giữ trọng trách tại Tu Nghị năm 1221. Những điều mà Phanxicô tha thiết thì đã bị anh em từ chối.

      Còn gì đau đớn cho Phanxicô hơn! Gia đình Hèn Mọn sở dĩ mà có là do kết qủa của cuộc tình duyên giữa Phanxicô và Bà Chúa Nghèo. Ngày nay đến lúc gia đình thịnh đạt thì chính những đứa con của cuộc tình duyên ấy lại đem lòng lạnh nhạt khinh chê. Nỗi thương tâm nầy dày vò Phanxicô suốt hai năm dằng dặc. Tâm hồn Phanxicô như chìm tận đái biển sâu, chất chứa bao nhiêu lo âu chán nản. Lòng tin tưởng vui tươi trước kia hằng chiếu sáng trên người Phanxicô ngày nay mất hẳn, nhường chỗ cho những đám mây đen tối.

      Thuở mới bước chân vào con đường đền tội, Phanxicô cũng đã qua những bước gay go, nhưng thuở ấy viển ảnh huy hoàng của ngày mai sáng rực đã giúp Phanxicô chiến đấu anh dũng. Những viển ảnh ấy ngày nay đã thành sự thật. Bấm đốt ngón tay, từ ngày cởi áo giày hoàn lại cho thân phụ trước tòa Giám mục đến nay, mới hơn mười lăm năm mà chàng Hiệp Sĩ của Chúa Kitô đã lập nên bao nhiêu chiến công hiển hách, khai sinh và nuôi dưỡng một gia đình thiêng liêng vĩ đại, đem lại cho Giáo Hội những chiến sĩ can trường, những đứa con hiếu thảo, gây nên một phong trào sống theo Phúc Âm một cách sâu xa. Phanxicô đã thành tựu đời mình một cách huy hoàng rực rở, trước Giáo Hội cũng như trước dân chúng. Phanxicô chỉ còn đợi ngày được Chúa gọi về ban thưởng. Thế mà trái lại, trước ngày vinh phước ấy, con người đã được nghe tiếng Chúa gọi dưới chân Thánh Giá trong nhà nguyện thánh Damianô, lại phải hoàn thành sứ mệnh bằng hai năm đầy Thánh Giá.

      Đã không phải là người sức vóc khỏe mạnh, lại sau gần hai mươi năm trời sống đời khắc khổ, Phanxicô đã mang trên tấm thân ốm o gầy mòn bao nhiêu là thứ bệnh. Cặp mắt tinh anh của ông Hoàng Tuổi Trẻ năm xưa nay đã mờ hẳn vì những đêm trường năm canh thao thức, vì những lần khóc thương Chúa Tử Nạn. Toàn thân Phanxicô chỉ còn da bọc xương, toàn thân đau đớn ê ẩm.

      Nhưng so với những bệnh tật ấy, nỗi cay đắng trong tâm hồn còn nặng nề gấp bội. Hình như Thiên Chúa và mọi người bỏ mặc Phanxicô dò dẩm trong bóng tối hoài nghi. Trừ số anh em trung thành còn lại là số anh em phủ nhận lý tưởng tuyệt đối của Phanxicô. Đức Hồng Y Hugôlinô, tuy không ra mặt phản đối, nhưng vẫn luôn luôn khuyên Phanxicô nên nhân nhượng để thảo một bản Luật dung hòa thế nào cho anh em thỏa thuận.

      Bản tính vui vẻ và thái độ niềm nở của Phanxicô như mất hẳn. Việc gì cũng làm cho Phanxicô rụt rè, dè dặt, ngại ngùng. Ngay đến sứ mệnh của mình, Phanxicô cũng hoài nghi và chỉ thấy thất bại chán ngán. Tương lai Hội Dòng bấp bênh, lý tưởng nghèo khó, tinh thần khiêm hạ. Phải chăng là ảo tưởng để lòe mắt thế gian! Phần rỗi của chính bản thân mình đã chắc chưa mà bôn chôn lo cho kẻ khác??? Bao nhiêu tội lỗi thời trẻ trung thiếu niên, không biết rằng mười lăm năm đền tạ đã cân xứng hay chưa? mà nói đến xây dựng kẻ khác???

       Tâm trạng Phanxicô biến đổi thất thường, có lúc vùng dậy như mãnh hổ bị thương, có lúc ngã qụy xuống như người chiến bại thảm thê, có lúc bừng bừng phẩn nộ muốn hô hào những anh em trung thành ly khai với bọn phản bội, mong bắt tay cùng nhau xây dựng lại công cuộc thuở ban đầu. Nhưng cũng có lúc Phanxicô khuyên số anh em trung tín nên nhẫn nhục, chịu đựng để giữ vững đức vâng lời và duy trì hòa khí trong gia đình.

       Càng ngày, Phanxicô càng lẩn tránh, không muốn tiếp xúc với ai nữa, chỉ muốn tìm đến những hang sâu cô tịch để chịu đựng những tư tưởng rối ren đen tối.

       Đối với Clara và chị em Dòng Nhì ở Damianô, tuy không có điều gì đáng phiền trách nhưng sự liên lạc cũng thưa dần. Bẳng đi một thời gian, Phanxicô không tới lui thăm viếng nữa. Clara không khỏi buồn tủi và lo ngại trước thái độ lạnh nhạt của người cha qúy mến. Clara tỏ ý phàn nàn. Anh em đã có người đã thưa lại cho Phanxicô biết. Phanxicô trả lời : «Không phải là tôi không thương. Nếu rằng săn sóc chị em là một lỗi, thì tôi đã phạm một lỗi rất lớn là đã hướng dẫn chị em đến với Chúa. Giá như tôi không hướng dẫn chị em đến với Chúa thì không ai phàn nàn gì tôi được. Nhưng, đã hướng dẫn chị em đến Chúa, khuyến khích chị em, mà bây giờ lãnh đạm, thờ ơ rồi bỏ rơi, thì là qúa hèn. Song, sở dỉ có như vậy là tôi lại muốn làm gương cho anh em. Tôi không muốn ai tự đứng ra lãnh nhiệm vụ thăm viếng dạy dỗ chị em Dòng Nhì song tôi chỉ muốn giao phó công việc tế nhị và quan trọng ấy cho những ai không ưa thích nhưng vì đức vâng lời mà phải nhận lãnh một cách bất đắc dĩ»

      Cũng vào giai đoạn tinh thần bị khủng hoảng nầy, Phanxicô đã nhận lời đến giảng cho chị em tại Damianô. Đúng giờ, chị em tập họp đông đủ, Phanxicô đến, im lặng hồi lâu, rồi bảo lấy cho ngài một ít tro. Lẵng lặng, Phanxicô lấy tro rắc quanh mình và tung tro lên đầy đầu rồi cất tiếng hát với giọng thảm thiết bài ca vịnh : «Lạy Chúa, xin thương xót con cùng». Bài ca vịnh vừa dứt, Phanxicô lẳng lặng ra về cũng như đã lẳng lặng đến, để lại cho chị em bao nhiêu là ngỡ ngàng lo sợ. Sau khi hiểu được thâm ý của Phanxicô, ai nấy đều nức nở động lòng thống hối ăn năn.

      Tuy vậy, dung nhan tiều tụy và nét mặt sầu tư của Phanxicô không thoát khỏi cặp mắt nhận xét tinh vi của Clara. Clara đâu có lạ lùng gì cơn thử thách nặng nề ấy nhưng không ngờ Phanxicô đã tang thương đến độ ấy. Để tỏ lòng con hiếu thảo, Clara tìm cách đem lại cho Phanxicô đôi chút khuây khỏa bằng cách tiếp xúc với kẻ khác để quên đi những ám ảnh đen tối gây nên do sự trầm mặc tư tưởng qúa độ. Clara nghĩ ra một kế hoạch là cho người đến xin Phanxicô cho chị đến tận Portioncula thăm Phanxicô và nhân tiện cho Clara được cùng ăn chung với anh em bữa cơm bố thí vì đã bao lần Clara tha thiết mời Phanxicô đến Dòng Nhì ăn một bữa cơm, nhưng hễ ngõ ý là Phanxicô từ chối ngay. Thương tình chị em thân mến, anh em ai cũng giúp lời xin :

- «Thưa cha, Clara là một nữ tu thánh thiện, đẹp lòng Chúa. Chị xin mãi với cha cho một điều kể cũng chẳng quan trọng gì là đường đồng bàn với cha và anh em, ăn một bữa cơm, vậy mà từ chối mãi. Anh em chúng con nên nghĩ lại, vì nghe lời cha khuyên, nên Clara đã đoạn tuyệt với đời giàu sang phú qúy. Giá như chị ấy xin một ơn gì đặc biệt, gấp trăm gấp nghìn, cha cũng phải cho, huống chi là xin được ăn một bữa cơm gia đình».

- Thế theo ý anh thì tôi nên nhận lời ư?

- Vâng, nên nhận lời. An ủi người con thiêng liêng một chút là hợp với lẽ phải.

- Anh em đã cho là nên thì được, tôi cũng đồng ý. Vậy chúng ta dọn bửa tiệc ngay ở Portioncula nầy là nơi đã làm lễ cắt tóc cho Clara, chắc sẽ vui hơn và có nhiều ý nghĩa hơn. Anh em mình, nhân danh Thiên Chúa, sẽ ăn chung.

        Đúng ngày hẹn, Phanxicô cho vài anh em sang Damianô đón Clara và một người chị em nữa... Đến giờ ăn, thực phẩm được bày lên mặt cỏ. Phanxicô, Clara và mấy anh chị em theo thứ tự ngồi xếp bằng xung quanh bàn tiệc.

       Vừa bắt đầu món ăn thứ nhất, Phanxicô bỗng mở lời nói về tình yêu Chúa. Lời Phanxicô dâng cao, tâm hồn anh chị em cũng theo lời ngài nói bay bổng lên cao, mọi người ngây ngất biến chìm vào Thiên Chúa. Từ xa nhìn về, dân thành Assisiô và các miền lân cận thấy nhà dòng Đức Bà Thiên Thần và cả vùng núi rừng chung quanh bốc cháy, ngọn lửa ngất trời. Họ vội vàng kêu nhau chạy đến chữa cháy. Nhưng lúc đến nơi, không ai thấy qua một ngọn khói. Họ kéo nhau vào nhà dòng, bốn bề im lặng như tờ Nhìn lại trên đám cỏ, Phanxicô, Clara và anh chị em ngồi im lìm như tượng gỗ, xung quanh một mâm cơm đơn sơ đạm bạc. Thì ra ngọn lửa rực trời kia chỉ là ngọn lửa thiêng bốc cháy từ những tâm hồn nóng bừng tình yêu Chúa. Họ lặng lẽ ra về. Anh chị em cũng hồi tỉnh lại, không ai còn thiết gì ăn uống nữa. Clara được anh em tiễn về Damianô.

       Nhiều lúc Phanxicô muốn quên hết, để mặc cho những anh em có quyền và Đức Hồng Y Hugôlinô muốn làm sao vậy, còn riêng mình, sẽ lui vào cuộc đời tỉnh nguyện để khóc lóc tội lỗi mình, dọn mình sẳn sàng ra trước mặt Chúa. Tuy nghĩ thế, nhưng Phanxicô vẫn biết rằng mình không thể bỏ rơi một công cuộc do chính tay mình đã xây dựng dòng Hèn Mọn vẫn là do Phanxicô sinh và dưỡng, dù hay dù dỡ, anh em vẫn là con cái sẽ mang tên p sinh và dưỡng, dù hay dù dỡ, anh em vẫn là con cái sẽ mang tên Phanxicô (Franciscain). Trách nhiệm của người sáng lập là phải để lại cho môn sinh một bản Luật qui định sanh hoạt, Phanxicô không thể từ chối được. Lẽ đương nhiên, cũng không thể diễn lại tấn tuồng năm 1221 được nữa, phải làm khác hẳn công việc mà anh em và Đức Hồng Y Hugôlinô đang đòi hỏi Phanxicô phải làm bây giờ là cả một cực hình. Phanxicô bị xấu xé giữa hai bên : một bên là yêu sách của anh em và một bên là đòi hỏi của lý tưởng. Lại còn một nỗi khổ tâm nữa là phải cầm lòng cầm trí để chịu gò bó vào những danh từ pháp lý khô khan và nặc mùi văn chương chữ nghĩa.

 

Bản Luật Chép Bằng Nước Mắt.

      Trì hoản mãi rồi cũng có lúc Phanxicô phải bắt tay vào cái công việc khó khăn chua cay đắng xót nhất đời là : tự tay mình phải cắt xén cái lý tưởng của lòng mình đã trọn đời tha thiết theo đuổi.

      Như Abraham xưa đem con lên núi làm lể toàn thiêu thì Phanxicô cùng với Leô và Bonizzô lên núi Fontê Colombô chép Luật.

      Sau nhiều ngày lao tâm khổ trí, Phanxicô đã làm xong bản Luật, xuống núi, giao cho Êlia cất giữ chờ ngày đem trình Tu Nghị quyết định. Chẳng rỏ nội dung bản luật ấy như thế nào, chỉ biết là vài hôm sau, Êlia đến thưa với Phanxicô rằng đã lở làm mất, xin Phanxicô chép lại bản khác.

      Chẳng biết là vô tình hay cố ý, sự lơ đểnh của Êlia thật là qúa sức tàn nhẫn. Bao nhiêu đau đớn khổ tâm dồn dập để thảo bản Luật, hóa ra công dã tràng, Phanxicô nhẫn nhục không một lời quở trách, một lần nữa, cùng với Lêô lên núi Fontê Colombô. Đỉnh núi nầy, lại chứng kiến những ưu tư khắc khoải phiền nảo của Phanxicô.

      Một đêm kia, sau nhiều giờ thao thức, nguyện cầu, xin ơn soi sáng, Phanxicô mệt lã và ngũ thiếp đi lúc nào không biết Phanxicô nhìn xuống chân, thấy những mảnh bánh vụn rải rác khắp mặt đất. Phanxicô cuối xuống nhặt những mẫu bánh vụn trao cho anh em ăn đỡ đói, nhưng nhặt không được. Nhặt lên, những mẫu bánh ấy lại cứ lọt tay, rung tung tóe xuống đất như trước. Đang lúng túng thì có tiếng vọng từ cao phán xuống : ị Phanxicô, con hãy vơ những mẫu bánh ấy lại, vắt thành một chiếc bánh rồi trao cho anh em.». Phanxicô làm theo rồi trao bánh lại cho anh em chia nhau ăn ngon lành. Có vài anh em không chịu ăn đều bị phung cùi nổi lên khắp thân thể.

       Bừng tỉnh dậy Phanxicô được ơn thần ứng cho biết ý nghĩa của giấc mộng như sau : Những vụn bánh là lời chọn lọc trong sách Phúc Âm. Chiếc bánh là bản Luật dòng do Phanxicô thảo ra. Phung cùi là án phạt những anh em không chịu chấp thuận Luật dòng. Giấc mộng đem lại cho Phanxicô một nguồn an ủi lớn lao. Phanxicô can đảm chép lại bản khác, tin tưởng chắc chắn vào sự phù trợ của ơn thiêng. Như một đấng tiên tri được ơn soi sáng, Phanxicô đọc cho Lêô chép từng khoản một theo ơn thần ứng.

Trình Bày Nguyện Vọng.

Được tin Phanxicô lên núi chép Luật, anh em bàn tán xôn xao vì họ sợ cảnh 1221 tái diễn. Họ nhất định lập một mặt trận duy nhất đễ thuyết phục ôn hòa đến cưởng bách Phanxicô, nếu cần bắt buộc Phanxicô nhượng bộ. Anh em đồng thanh cử Êlia thay mặt toàn thể anh em lên núi trình bày nguyện vọng cho Phanxicô rõ và thỉnh cầu ngài giảm bớt khoản qủa nghiêm nhặt khắc khe. Anh em còn hăm dọa, nếu không theo ý kiến anh em thì Luật dòng chép ra, Phanxicô giữ lấy một mình. Êlia không dám nhận lời. Cuối cùng tất cả đem nhau lên núi Fontê Colombô, dưới sự hướng dẫn của Êlia.

       Tới nơi, một mình Êlia đến trước cửa hang, nơi Phanxicô ở và chép Luật. Êlia cất tiếng mời Phanxicô ra cho đoàn đại biểu hầu chuyện. Vừa ra khỏi hang Phanxicô liền hỏi :

- «Những anh em nầy lên đây làm gì?»

- Thưa Cha, anh em nhờ con đến thưa với cha, nếu cha không chịu nới rộng phần nào về điểm khó nghèo trần trụi, thì Luật chép ra, nhất định không ai chịu giữ, xin cha giữ lấy một mình, đừng đưa ra trình Tu Nghị làm chi vô ích.

Phanxicô lẳng lặng qùy xuống, ngữa mặt lên trời, nước mắt ràn rụa :

- «Lạy Chúa, con đã biết mà, qủa như con đã thưa với Chúa, anh em còn ai tín nhiệm con nữa đâu? Xin Chúa tha cho con khỏi bước nầy».

Bổng từ trên cao có tiếng đáp lại, mọi người đều nghe được :

- «Phanxicô, tất cả các khoản trong bản Luật, con đã theo ý Cha mà chép ra, không có một chữ nào là theo ý riêng con. Cha muốn rằng toàn thể anh em phải tuân giữ Luật ấy, đúng từng nét đúng từng chữ, đúng từng câu, không chú thích, không giảng giải, không thêm bớt. Cha thừa biết đâu là giới hạng loài người yếu đuối, nhưng ơn Cha sẽ bồi đắp cho. Ai không muốn tuân giữ, cứ việc bước ra khỏi Dòng».

      Phanxicô vùng dậy, mắt sáng ngời, quay lại bảo Êlia và đoàn đại biểu :

- «Các anh em đã nghe rỏ chưa? Hay là còn muốn lời trên trời phán một lần nữa.»

Cả đoàn khiếp sợ, cuối đầu, im lặng xuống núi, không ai dám rỉ hơi to nhỏ nữa.

Câu chuyện tiếng phán từ trời vọng xuống, thực hư ta không bàn đến, ta chỉ nên biết một điều là người chép truyện muốn nói rằng bản Luật do Phanxicô chép ra, không phải là tự ý riêng một mình ngài, nhưng là do Thiên Chúa đã ban ơn soi sáng để Phanxicô chép ra.

 

Bản Luật Chính Thức.

      Thế là qua hai lần chép trong nước mắt, bản Luật chính thức của dòng đã được đem trình Tu Nghị vào dịp lễ Hiện Xuống năm 1223. Xem bản Luật, sau khi được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn, ta có thể qủa quyết rằng bản chính tự tay Phanxicô chép ra đã bị Tu Nghị sữa đổi rất nhiều hoặc là do anh em yêu cầu hoặc do Đức Hồng Y Hugôlinô góp ý kiến.

Dầu sao, ngày 29 tháng 11 năm 1223, Đức Giáo Hoàng Honôriô IV đã ban sắc chỉ chính thức phê chuẩn bản Luật dòng Anh Em Hèn Mọn đo Đức Hồng Y Hugôlinô thay mặt Phanxicô và toàn thể anh em đệ trình, bản Luật nầy vẫn áp dụng cho đến ngày nay và mãi mãi về sau cho con cái vị thánh Nghèo.

      Bản Luật chính thức gồm có 12 chương vẫn được giữ nguyên cái lý tưởng nghèo thuần túy và cái tinh thần Hèn Mọn đặt biệt mà Phanxicô cố giữ làm gia nghiệp cho con cái mình.

Mặc dầu đã rút ngắn lại, Luật dòng Hèn Mọn vẫn là một bản Luật khó áp dụng một cách triệt để, nhất là về khoản cấm nhận tiền bạc. Qua các thời đại, với bước tiến của xã hội, với các biến chuyển của tổ chức kinh tế xã hội, các triều Giáo Hoàng vẫn phải luôn luôn ban những sắc chỉ hoặc để giải thích theo nghĩa rộng, hoặc để chuyển hẵn một điều khoản xét không thể áp dụng nguyên vẹn được nữa.

      Dầu sao, đây đó, qua không gian và thời gian, bản Luật năm 1223 cũng là khuôn vàng thước ngọc đã vun đúc lên biết bao nhiêu Đấng Thánh và Á Thánh chiếu sáng trên bàn thờ Hội Thánh. Tính cả ba Dòng, tính cả mấy chi nhánh, theo sách hạnh các Thánh Dòng Phanxicô khó khăn, có đến sáu ngàn vị.

 

Trời Lại Sáng.

      Luật dòng đã được phê chuẩn, có thể nói rằng sứ mệnh của Phanxicô ở trần gian đã hoàn tất rồi. Bao nhiêu bản băn khoăn lo lắng đã dày vò tâm hồn Phanxicô ngót hai năm vừa qua, nay cũng dần dần tan biến. Phanxicô đã làm xong những gì ngài có thể làm được, còn như mai hậu, anh em có trung thành với lý tưởng hay không là nhờ ơn Trên và tùy ở thành tâm thiện chí của mỗi người cũng như của mọi người.

        Tuy nhiên, như một cơn giông bao giờ cũng còn sót lại vài đám mây u ám, thỉnh thoảng những lo ngại vẫn còn ám ảnh tâm trí ngài. Một hôm, đang cơn phiền muộn, Phanxicô bổng nghe có tiếng phán trong lòng :

- «ớ con người khó nghèo hèn mọn! Sao còn thắc mắc lo âu làm chi? Con đã quên rằng chính Ta là Đấng đã gìn giữ hội dòng Ta giao cho con thành lập. Ta chọn con là một kẻ tầm thường để làm công việc ấy là vì Ta muốn dùng con để làm gương cho kẻ khác mà thôi. Còn các anh em của con là chính Ta gọi họ, Ta sẽ gìn giữ nuôi dưỡng họ. Có ai hư đi Ta sẽ chọn người khác thay thế, nếu cần, Ta sẽ dựng nên người mới. Từ nay đừng lo lắng gì đến tương lai Giáo Hội nữa mà hãy nghĩ đến phần rỗi của chính thân con. Ta vẫn giữ nguyên lòng ưu ái của Ta đối với nó và nó sẽ tồn tại muôn đời về sau».

       Từ đó hể ai nhắc đến khoản nào trong bản Luật hoặc phàn nàn về tư cách của một anh em thì Phanxicô bình tỉnh trả lời;

- «Anh em đã có Luật dòng. Anh em đã tuyên thệ giữ Luật. Anh em đã biết rỏ điều gì phải làm, điều gì phải tránh. Phần tôi, từ nay, chỉ còn biết cố gắng dạy dỗ anh em bằng gương sáng mà thôi».

 

Chương XIX : Những Ngày Cuối Đời.

 Từ Giã Kinh Thành Muôn Thuở.

     Trong thời gian vận động và chờ đợi phê chuẩn. Luật dòng Phanxicô phải nấng ná lâu ngày ở Rôma.

     Một hôm, Phanxicô về dinh Đức Hồng Y Hugôlinô đúng bữa cơm trưa. Bữa ấy, Đức Ông đãi tiệc, thượng khách đã đầy đủ trong phòng ăn. Phanxicô vào, khiêm tốn ngồi nghế vào bàn tiệc, rút trong tay áo một mẫu bánh khô vừa đi ăn xin về. Phanxicô bẻ bánh ra biếu quan khách mỗi người một miếng. Đức Hồng Y ngượng ngùng bực bội nhưng không lẽ ngăn cản. Quan khách ai nấy vui vẽ nhận miếng bánh bố thí vị thánh Nghèo xin về, có người cất làm kỷ niệm, không ăn.

       Tiệc tan, chủ nhân dắt tay con người kỳ cục ấy ra ngoài, nói nhỏ : « Thầy làm tôi ngượng mặt với khách qúa! Thầy trú ngụ trong dinh tôi, tôi không nuôi thầy được hay sao mà thầy phải đi ăn mày? ».

 - Thưa Đức Ông, không gì đẹp lòng Chúa hơn là khó nghèo. Ngày xưa Chúa cũng nghèo. Con hành động như thế là làm vẽ vang Chúa trong dinh Đức Ông, đồng thời cũng làm vẽ vang Đức Ông nữa có gì mà Đức Ông phải ngượng ngùng. Vả lại, con cũng phải làm gương cho các anh em con hiện tại và mai sau nữa, đừng lấy việc ăn mày làm hổ thẹn. Nếu hạ mình xuống mà hổ thẹn, thì lúc ra trước mặt Chúa phải thưa với ngài như thế nào?

      Đức Hồng Y cảm động, ôm lấy Phanxicô vừa nói : « Từ nầy về sau, thầy muốn làm thế nào tùy ý thầy, vì tôi biết rỏ Chúa ở cùng thầy và ban ơn soi sáng cho thầy ».

       Mùa đông năm ấy, Phanxicô và Angelô Tancre đi từ giả giáo đô lên đường về Ombria. Nhưng tuyết đã bắt đầu rơi, đường sá lầy lội. Đức Hồng Y Brancalêonê khuyên hai cha con nên ở lại, nói với Phanxicô :

 - «Thầy cứ đến dinh tôi, tôi cho dọn một chỗ thật thanh vắng để thầy ở. Thầy muốn ăn cơm với những người nghèo tôi nuôi trong dinh cũng được, tùy ý thầy».

      Phanxicô vâng lời Đức Hồng Y, đến ở một phòng nhỏ trên cái tháp cao bỏ hoang phía cuối vườn. Đêm ấy, một đoàn qủy tự đâu kéo đến, đánh Phanxicô một trận rất đau, xây xát khắp người. Phanxicô gọi Angelô đến bàn :

 - Angelô ạ! Qủy dữ là hiến binh, là lý hình của Chúa cao cả, chuyên việc tinh luyện những tâm hồn Chúa thương cho sạch tội cũ, hoặc nhắc nhở các tu sĩ phải xét lương tâm cẩn thận. Phần tôi, tôi nghĩ tội nào trong đời tôi, tôi cũng đã xưng, cũng làm việc đền tội rồi, nay bị qủy đánh, chắc là có việc gì đây. Có lẽ Chúa không muốn anh em ta nương náu trong dinh Đức Hồng Ynữa. Mà thật vậy, nếu các anh em ở nhà nghe hai anh em ta ở đây, thế nào cũng có người phân bì. Thôi! anh em ta phải đi khỏi đây anh Angelô ạ».

       Sáng ngày, xuống khỏi tháp, Phanxicô kể lại chuyện bị qủy đánh cho Đức Hồng Y nghe, rồi hai cha con xin từ giả ngài :

 - «Thưa Đức Ông, người mà Đức Ông lầm tưởng là vị thánh sống, không ngờ lại có hành động để qủy dữ phải đuổi ra khỏi dinh Đức Ông. Như vậy thật là đáng tội nó».

       Thưa rồi, cha con chào Đức Ông rồi ra đi. Từ giả giáo đồ lần nầy, Phanxicô không bao giờ còn trở lại nữa.

 

Lễ Giáng Sinh ở Grecciô.

      Mặc cho tuyết rơi. Mặc cho đường đi lầy lội, hai cha con Phanxicô từ giả giáo đô, lên đường về Riêti, đến ở Fontê Colombô, đỉnh núi đã chứng kiến những ngày chép Luật thê thảm và tha thiết nhất đời Phanxicô.

       Lễ Giáng Sinh năm 1223 sắp đến. Đối với tâm hồn chí aí và phong phú cảm tình của Phanxicô, ngày ấy là tất cả mầu nhiệm tình thương lan tràn giữa cảnh khó nghèo thiếu thốn. Nghĩ đến Đức Mẹ Maria, phải lê bước dọc đường trước giờ sinh nỡ, nghĩ đến thánh cả Giuse chạy chỗ nầy chỗ nọ tìm quán trọ giữa đêm khuya, nghĩ đến Chúa Hài Đồng bé bỏng nằm giữa đống rơm trong hang đá trống trải lạnh lùng, Phanxicô mủi lòng rơi nước mắt.

       Nhưng đối với Phanxicô, lễ Giáng Sinh cũng là ngày vui cứu chuộc, ngày lễ long trọng vui vẻ nhất trong năm. Trước đây, có năm lễ Giáng Sinh đúng ngày thứ sáu, anh em hỏi Phanxicô có phải kiên thịt không thì không ngần ngại, Phanxicô đáp : ị Ai lại kiên cử một ngày vui. Chẳng riêng gì người, đến vách tường cũng nên cho ăn thịt, vách tường không biết ăn thì lấy mỡ quét lên để vách tường cũng được chia phần vui vẻ. Bò lừa thì nên cho ăn gấp đôi khẩu phần thường nhật vì khi xưa có công thở hơi sưởi ấm Chúa. Nếu có việc vào yết kiến các nhà vua, tôi sẽ xin các ngài hạ lệnh cho thần dân, ngày lễ Giáng Sinh, đem thóc lúa rải khắp các nẻo đường cho các anh chị em chim trời, nhất là cho các anh chị em sơn ca, cũng được vui vẻ đón ngày cứu chuộc».

      Hai tuần lễ trước Giáng Sinh, Phanxicô mời ông Gioan Vêlita, một nhà qúy tộc Dòng Ba ở Grecciô, đến ngỏ ý giúp Phanxicô tổ chức mừng ngày đại lễ.

      Nguyên trong thái ấp của nhà qúy tộc, đối diện với Grecciô, có một ngọn núi cao, có cây rậm và nhiều hang hốc. Phanxicô thấy có thể thực hành dự định mới lạ mà Phanxicô tưởng tượng ra, là diễn lại cảnh Chúa Giáng Sinh trong máng cỏ nên đề nghị với Gioan Vêlita :

 -«Ông bạn ạ! Tôi muốn diễn lại cảnh Bethlêem như sự thực năm xưa, để thông cảm hết những nỗi rét lạnh thiếu thốn của Chúa. Ông cố gắng giúp tôi một tay. Ông hãy chọn một hang đá rộng rải mà trống trải trên sườn núi của ông, rồi chuẩn bị cho tôi một máng cỏ và cho dắt vào đó một con bò và một con lừa».

       Nhà qúy tộc vui vẻ nhận lời, sắm đủ vật liệu và cho quét dọn hang đá. Đêm lễ Giáng Sinh năm 1223, ở Grecciô không khác gì hang Bethlêem xưa. Mầu nhiệm Thiên Chúa ra đời đã diễn lại một cách thần kỳ. Giữa đêm khuya tăm tối, hàng ngàn ánh đuốc chập chờn của nhân dân kéo nhau theo con đường dốc giác ngòng ngoèo đi lên hang đá. ễ đó Gioan Vêlita đạ cho dọn sẳn. Có máng cỏ, có bò lừa, như hồi hộp chờ đợi giây phút thiêng liêng Con Thiên Chúa ra đời. Rừng cây hang đá lấp lánh sáng ngời và vang dội các điệu hát bình dân hòa với giọng bình ca thánh vịnh của anh em. Phanxicô im lìm bên máng cỏ, bùi ngùi, cám cảnh nhưng mặt mày hân hoan.

      Lễ nữa đêm được cử hành ngay trong hang đá, trên một phiến đá bằng phẳng và cao. Phanxicô trong bộ lễ phục thầy sáu, cất cao giọng hát bài Phúc Âm và cho dân chúng Phanxicô đã đưa tâm hồn người dự lễ lên tận trời cao. Những lời ca ngợi vua nghèo sinh ra khiêm nhượng chảy trên môi Phanxicô như giòng mật ngọt ngào.

      Về sau Chúa đã làm nhiều phép lạ tại hang đá Grecciô, nhiều người bệnh đến viếng được lành, nhiều gia súc bò lừa bị bệnh đến đó lấy vài nắm cỏ về cho ăn cũng được lành. Riêng ông Gioan Vêlita cũng được Chúa thưởng. Ông qủa quyết rằng chính mắt ông đã thấy Chúa Hài Đồng ngự xuống nằm thiu thiu ngũ trong máng cỏ. Thỉnh thoảng Chúa mỡ mắt âu yếm nhìn Phanxicô rồi mỉm cười. Từ đó, tục lệ làm máng cỏ mừng lễ Giáng Sinh được Đức Giáo Hoàng cho phép phổ biến khắp nước Ý.

 

Lên Đỉnh Núi Alverna.

      Phanxicô lưu lại ẩn viện Grecciô suốt mùa đông và hết mùa xuân năm ấy, thỉnh thoảng ra giảng trong các làng lân cận hoặc ở nhà dạy dỗ anh em. Đầu tháng 6 năm 1224, Phanxicô lại bỏ Portioncula dự Tu Nghị. Vài tuần sau ngày Tu Nghị bế mạc, Phanxicô lại bỏ Portioncula lên núi Alverna. Lần nầy, Phanxicô cho một số anh em thân thiết tháp tùng : Các thầy Lêô, Angelô, Rufinô, Sylvestre, Illuminé, Massêô và Bonnizô.

       Hạ tuần tháng sáu, cả mấy cha con ra đi dưới sự hướng dẫn của người anh em có tướng mạo phương phi hấp dẫn là Massêô. Trên quảng đường dài mười lăm dặm, Phanxicô ra lệnh : «Anh Massêô sẽ là Thủ Viện của đoàn bộ hành ta. Tối đến, anh ấy bảo nghĩ lại đâu, ta nghĩ lại đó. Đến bữa ăn, chúng ta chia nhau đi hành khất. Còn các giờ khác, mọi người sẽ vừa đi vừa đọc các giờ Kinh nhật tụng, hoặc đàm đạo về Chúa, hoặc im lặng suy gẫm».

      Ngày đường thứ hai, đỉnh Alverna đã hiện ra trước mắt, nhưng đường còn xa, trời lại xấu, cha con đành trú lại trong một nhà nguyện nhỏ giữa rừng hoang. Đêm ấy, khi Phanxicô còn thức qùy cầu nguyện, thì lũ lượt từng đoàn qủy kéo nhau đến rầm rộ. Đứa lôi tay, đứa kéo chân, đứa chửi mắng đánh đập. Phanxicô vẫn bình tỉnh nói : «Kẻ thù số một của tôi chính là thân thể tôi, đánh đập nó như thế, các anh đã giúp ích cho tôi. Cứ đánh nữa đi. Tôi cám ơn các anh nhiều». Qủy bị thua, lũ lượt kéo nhau đi. Phanxicô cũng vui mừng đi lẫn vào đám lùm cây bên cạnh nhà nguyện mà tạ ơn Chúa.

       Sáng ngày, thấy Phanxicô mệt qúa, anh em ghé vào một nông trại gần đó, mượn con lừa cho Phanxicô cỡi. Biết tiếng thánh nhân lâu rồi, chủ trại nhận lời và tự tay dắt lừa. Thấy Phanxicô, người sơn dã chất phác hỏi : «Ông có phải là Phanxicô người thành Assisiô đây không?»

 - Vâng chính tôi đây.

 - Thế thì tôi có lời nầy khuyên ông là ông phải ở làm sao cho xứng với tiếng thiên hạ đồn. Ai cũng nói ông là ông thánh đấy.

      Cảm động, Phanxicô qùy xuống trước mặt người sơn dã, hôn chân con người chất phác đã cho mình một bài học rất qúy và hứa sẽ nhớ mãi lời chỉ giáo ấy.

      Bác sơn dã vui lòng dắt lừa dẫn đạo cho mọi người. Đến lưng chừng núi, nắng như thiêu đốt, người sơn dã khát nước không chịu được. Vẫn chất phác, bác ta bụng bảo dạ, mình đã làm ơn cho đấng thánh, thì đấng thánh cũng phải trả ơn cho mình chứ. Nghĩ thế, bác la to : «Kiếm nước cho tôi uống với, không thể đi được nữa! Chết khác mất thôi»

      Phanxicô xuống lừa, cầu nguyện trong chốc lát, rồi chỉ một tảng đá và bảo rằng : «Mời anh lại tảng đá kia, tha hồ uống».

       Người sơn dã làm theo lời, lại nơi tảng đá, thấy có giòng nước trong veo, liền uống cho đỡ khát. Trước đây và từ đó về sau, chỗ nầy, không ai thấy có giòng nước chảy.

       Lên gần đỉnh núi, chỉ còn một đoạn, đoàn người đứng lại dưới gốc một cây hạt dẽ, để lấy sức vượt chặng cuối cùng. Có người bảo cây hạt dẽ ấy sống mãi cho đến năm 1602. Sau khi cây hạt dẽ chết, người ta xây một nhà nguyện nho nhỏ vào chổ ấy.

       Ngồi nghỉ, Phanxicô đưa mắt ngắm cảnh đẹp dàn trải dưới chân, bổng hàng trăm con chim từ đâu sà xuống quanh Phanxicô, đập cánh hót líu lo. Chốc lát, trên đầu, trên vai, trên tay, trên chân Phanxicô chỗ nào cũng có chim đậu. Phanxicô tươi cười bảo anh em :

 - «Anh em ạ! Tôi nghĩ ta nên dừng ở chỗ nầy, đừng đi lên nữa, chắc là đẹp lòng Chúa lắm. Kìa, các anh chị chim tiếp đón ta niềm nỡ biết bao».

      Chổ nầy qủa là đẹp thật. Trên đỉnh Alverna, chỗ nầy bằng phẳng, nằm ngang trên những dãy đá khổng lồ, chen bóng cây tùng, cây bá. Bốn mùa, hàng ngàn cánh chim về hạp đàn đón gió, ríu rít véo von. Gần đây đã có sẳn ẩn viện do bá tước Rolandô cất bảy năm về trước. Ngôi nhà nguyện nhỏ bé cũng Kính dâng Đức Bà Thiên Chúa như ở Portioncula. Trước cửa nhà nguyện nhìn ra là cả một toàn cảnh bao la. Gặp buổi trời quang mây tạnh, có thể thấy toàn bộ bán đảo Ý Đại Lợi dàn trải dưới chân, từ quận Romagna đến quận Ombria, từ biển Adriatique đến Địa Trung Hải.

      Nghe tin Phanxicô và anh em lên núi, bá tước Rolandô cũng lên thăm và cho người nhà chở lương thực lên tiếp tế. Phanxicô chỉ cho bá tước một chỗ dưới gốc cây tùng, từ ẩn viện đến đó khoảng cách chừng ném một hòn đá, và nhờ bá tước cất cho một túp lều cây. Cất lều xong bá tước nói : «Cha và các anh em cứ ở đây an tâm. Tuy ở mãi trên đỉnh núi cao, tôi cũng không để cho cha và anh em thiếu một thứ gì. Khi thiếu thức nầy hay thức nọ, người ta hay mất bình tỉnh khó đọc Kinh suy ngẫm. Tôi dặn cha và anh em điều nầy, thiếu cái gì xin cứ xuống dưới nhà tôi mà lấy. Nếu đi kiếm nơi khác, tôi không bằng lòng đâu». Nói rồi bá tước từ giả mấy cha con rồi xuống núi.

      Ngày cũng đã ngã về chiều. Về chiều, đỉnh Alverna có một vẽ đẹp khó tả. Sau một ngày nắng hè gay gắt, bóng chiều về, làm dịu cảnh thiên nhiên. Hàng ngàn tiếng chim hót trong cành cây hốc đá dâng lên cả một khúc hợp tấu êm êm buồn buồn. Hằng giờ sau khi mặt trời đã lặn dưới chân trời, ánh sáng mơ hồ còn chiếu mãi lên đỉnh núi cao, màu sắc điều hòa như gợi lên trong lòng người ngắm cảnh một thứ cảm giác là lạ mà Dante đã gọi là «Niềm nhớ nhung những núi đồi muôn thuở»

      Trước cảnh chiều ta êm đẹp và nhiệm mầu ấy, Phanxicô bảo anh em ngồi xuống quanh mình, dặn dò anh em ăn ở làm sao cho đúng tư cách của nhà ẩn sĩ, đừng lạm dụng lòng tốt của bá tước Rolandô và luôn luôn trung thành với đức nghèo khó p bảo anh em ngồi xuống quanh mình, dặn dò anh em ăn ở làm sao cho đúng tư cách của nhà ẩn sĩ, đừng lạm dụng lòng tốt của bá tước Rolandô và luôn luôn trung thành với đức nghèo khó Phanxicô nói :

 - «Anh em ạ! Tôi cảm thấy ngày lâm chung không còn xa nữa. Tôi muốn ở một mình vắng vẻ nơi đây để than khóc tội lỗi của tôi. Nếu người đời có ai tìm đến tôi thì nhờ anh em tiếp thay tôi. Những ngày ẩn dật nơi đây, tôi chỉ nhờ anh Lêô thỉnh thoảng đến giúp tôi phần hồn phần xác. Còn các anh em khác, xin hãy để cho tôi yên tỉnh».

      Nói xong, Phanxicô ban phép lành cho anh em rồi tiến về phía gian lều chật hẹp dưới gốc cây tùng.

      Một hôm đứng trước cửa lều, dưới bóng cây tùng, Phanxicô ngắm vẽ hùng tráng nhưng khắc khổ của dãy núi đối diện. Mắt chăm chú nhìn những tảng đá khổng lồ như há miệng và nhô ra trên những hang sâu thăm thẳm. Phanxicô tự hỏi không biết tại sao những tảng đá ấy lại nứt nẻ ghê gốm như thế. Sau một phút cầu nguyện, Chúa cho ngài biết, những đường nứt sâu, chạy dọc trên núi đá, là những đường đã rạn nứt trong cơn động đất giờ Chúa tử nạn. Từ đó, Alverna đối với Phanxicô là một dẫn chứng, luôn luôn nhắc nhở mình nhớ đến cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Lòng cảm thương của Phanxicô đối với vị Thầy bị đóng đinh càng lên cao độ. Cũng từ đó, Phanxicô kết hợp với Chúa mật thiết hơn và Chúa còn ban cho Phanxicô nhiều ơn nhiệm mầu cao trọng.

       Những ngày ẩn dật nơi đây, chỉ một mình Lêô được biết rồi kể lại cho anh em nghe. Có lần Lêô bắt gặp Phanxicô than khóc về tương lai Hội Dòng Hèn Mọn nên hỏi : «Lạy Chúa, rồi đây, khi con nhắm mắt, gia đình Hèn Mọn Chúa giao cho con đó sẽ ra sao?». Thường khi những mẫu chuyện trò mật tha thiết, những lời nói siêu việt, Lêô bỡ ngỡ không còn hiểu biết gì nữa. Lêô đã từng được thấy Phanxicô được nhất lên cao hai ba sải trên mặt đất, có khi lên mãi trên ngọn cây tùng. Những lúc như vậy, Lêô im lặng tiếng lại gần, chờ khi Phanxicô hạ xuống ngang mặt, Lêô liềm ôm chân lấy, hôn kính và cầu xin với Chúa : «Lạy Chúa, xin tha thứ cho con là kẻ tội lỗi, và nhờ công đức của cha thánh con, xin Chúa cho con được ơn nghĩa với Chúa».

 

Mùa Chay Kính Tổng Lãnh Thiên Thần.

       Lễ Đức Mẹ lên trời sắp đến, Phanxicô dự định bắt đầu một mùa chay cho tới ngày 29 tháng 9, ngày lễ Kính Tổng lãnh Thiên thần Micae, bổn mạng các nhà hiệp sĩ. Muốn xa hẳn các người bạn thường vô tình hay hữu ý dòm ngó cử chỉ của mình, Phanxicô gọi Lêô đến bảo :

 - «Xin anh lại đứng trước cửa ẩn viện, khi nào nghe tôi kêu thì anh chạy lại phía tôi».

       Lêô vâng lời. Hai cha con đi ra hai ngã trái ngược nhau. Đi một quảng xa, Phanxicô lên tiếng gọi. Lêô vội vàng chạy lại. Phanxicô nói :

- «Xa như thế nầy chưa được. Phải xa hơn nữa, xa đến nỗi tôi gọi mà anh không nghe tiếng nữa mới thôi».

      Rồi Phanxicô lại đi, lại gọi. Lêô lại đến. Mấy lần như thế. Cuối cùng Lêo không nghe tiếng gọi nữa. Thế là Phanxicô đã tìm được khoảng cách vừa ý. Chỗ ấy là một khoảng đất bằng và rộng, ăn sâu vào sườn núi, đối diện với một tảng đá khổng lồ thẳng tắp và cao vời vợi. Muốn sang đó, phải qua một khe đá sâu thăm thẳm chừng bốn mươi thước, anh em giúp Phanxicô lấy ván ghép thành một nhịp cầu bắt qua vực thẳm rồi dựng cho ngài một túp lều. Lều dựng xong, Phanxicô bảo anh em lui hết về ẩn viện :

 - «Tôi định ẩn ở đây cho được thanh vắng hoàn toàn. Anh em đừng ai đến chỗ nầy hết. Tôi chỉ nhờ một mình anh Lêô, mỗi ngày hai bận, sáng sớm mang đến cho tôi một mẫu bánh và một ống nước, khuya đến thì đến đọc Kinh nữa đêm với tôi. Khi đến đầu cầu bên kia, anh Lêô nhớ đọc câu nầy : «Xin Chúa mỡ môi tôi ra» để báo tin. Nếu tôi đáp : «Để miệng tôi hát lời ngợi khen Chúa» thì Lêô mới được qua cầu. Bằng không phải lui về.

      Mùa chay bắt đầu. Giai đoạn chí ái nhất của Phanxicô cũng bắt đầu. Tâm đầu Phanxicô kết hợp mật thiết như hòa tan chìm lịm vào tâm hồn Chúa Giêsu.

       Phanxicô mến Chúa và khắc khổ với mình hơn bao giờ hết. Phanxicô chịu nhiều cơn đau đớn ghê gớm và ma qủy phá phách kinh hồn. Những thời gian tinh luyện thảm thê ấy, Chúa thường ủy lạo Phanxicô. Thỉnh thoảng, trong phút giây, Chúa cho Phanxicô thưởng thức trước thứ hạnh phúc vô thần trên nước trời muôn thuở. Có lần kia, Chúa cho một thiên thần nhạc sĩ hiện ra với chiếc vĩ cầm. Một đường tơ nhẹ lướt. Âm thanh kỳ dịu vẳng đưa. Phanxicô bổng thấy rạo rực ngây lịm đi ngay, không còn biết gì ở trần gian nầy nữa. Sau nầy, lúc nhắc lại ơn ấy cho anh em nghe, Phanxicô nói : «Nếu thiên thần còn kéo thêm một đường tơ nữa, thì tôi đã không còn sống đến ngày nay, vì hạnh phúc đầy tràn căng thẳng qúa, cứ muốn phá vỡ thân thể tôi, không thể chịu được».

        Suốt mùa chay ấy, lại có một con chim ưng đến làm bạn với Phanxicô, chim đóng tổ ngay trên lều, khi Phanxicô đọc Kinh, chim kêu lên chiêm chiếp như hòa giọng, đến giờ Kinh nữa đêm, chim thường dậy trước, vổ cánh vào lều đánh thức. Bữa nào Phanxicô ốm hay mệt qúa thì chim lại để cho Phanxicô ngủ thêm.

        Thầy Lêô cũng thế. Mỗi lần đọc Kinh khai mạc rồi, mà không nghe tiếng trả lời, thì Lêô không gọi thêm nữa, mà chỉ đứng bên nầy cầu chờ đợi. Có một lần, không thấy Phanxicô trả lời, Lêô đánh liều, theo ánh sáng mặt trăng đi sâu vào rừng tìm kiếm. Lêô thấy Phanxicô đang qùy, ngữa mặt lên trời, như đang tiếp chuyện với một nhân vật vô hình, miệng Phanxicô lắp bắp nói : «Lạy Chúa nhân lành, Chúa là ai, và con, đứa đầy tớ vô dụng khốn nạn của Chúa là ai?». Mãi nhìn Phanxicô, Lêo bổng thấy một bầu lửa tròn sáng chói tự trời xuống đậu trên đầu Phanxicô, và ba lần ngài đưa tay lên chạm vào bầu lửa ấy. Sau lần thứ ba, bầu lửa bay vụt lên trời. Lêô đâm hoảng. Cảnh linh diệu kia đã làm cho Lêô quáng mắt, lại sợ từ đây Phanxicô biết mình tò mò sẽ không cho phép mình giúp ngài nữa. Lêô quay lại, tìm đường chạy trốn. Lá khô xào xạc, Phanxicô nghe động, vội hỏi :

 - Ai đó?

 - Thưa cha, con, Lêô đây.

 - Ơ kìa, tôi đã cấm anh không được dòm hành việc tôi làm, anh quên rồi sao? Nhưng thôi, nhân danh đức vâng lời, anh thấy gì, anh cứ thành khẩn nói cho tôi hay.

        Lêo kể lại cảnh uy linh vừa rồi và xin Phanxicô giải thích ý nghĩa. Phanxicô nói cho Lêô biết là Phanxicô thú nhận mình nghèo qúa chẳng có gì để dâng lên Chúa Giêsu. Nhưng Chúa bảo phải dâng cho Chúa ba của lễ, và theo lời Chúa dạy, Phanxicô sờ vào ngực mình ba lần. Ba lần ấy, Phanxicô lấy được ba đồng vàng dâng lên Chúa, tượng trưng cho ba lời khẩn và ba nhân đức : nghèo, vâng lời và trinh khiết. Chúa Giêsu cũng báo trước cho Phanxicô biết trên đỉnh núi nầy sẽ thể hiện nhiều phép lạ phi thường vĩ đại. Nhưng phép lạ gì? Chính Phanxicô cũng chưa biết! Theo thói quen Phanxicô định hỏi ý Phúc Âm.

       Cha con đem nhau về nhà nguyện, nơi Lêô thường dâng Thánh Lễ. Phanxicô nhờ Lêô bói Phúc Âm ba lần. Cả ba lần đều gặp đoạn thương khó Chúa Giêsu. Phanxicô hiểu rằng, mãi đến bây giờ đã theo chân Chúa Giêsu, thì từ đây mình lại được hạnh phúc theo chân Chúa chịu những đau khổ mà Chúa đã chịu trước lúc từ trần. Và, mặc dầu sức khỏe đã hầu tàn vì bệnh hoạn, Phanxicô vẫn phấn khởi và sẳn sàng.

 

Năm dấu thánh (Les Stigmates).

       Sáng tinh sương ngày 14 tháng 9 năm 1224, tức là ngày lễ suy tôn Thánh Giá, trên đỉnh núi Alverna đã xảy ra một phép lạ tân kỳ. Lúc mặt trời gần giãi ánh sáng lên nền trời những tia sáng vàng tươi, Phanxicô qùy tựa lưng vào một tảng đá, hướng về phương đông, mắt tuôn đôi dòng lệ, than thở : «Lạy Chúa, trước lúc qua khỏi đời nầy, con chỉ xin Chúa ban cho con hai ơn : Một là xin Chúa cho tâm hồn cũng như thể xác con cảm thông hết nỗi đau đớn Chúa đã chịu trong giờ tử nạn, hai là, xưa kia khi Chúa tử nạn, Chúa yêu loài người tội lỗi chúng con đến độ nào, thì xin cho lòng con cũng được yêu Chúa đến độ ấy».

       Bỗng vụt sáng như làn chớp, một Thiên thần Chí Ái (Séraphin) từ trời bay xuống. Sáu cánh chói lòa. Hai cánh phủ đầu, hai cánh đương bay và hai cánh khép che toàn thân Thiên thần hiện xuống đứng trên phiến đá, rõ hình một người chịu đóng đinh vào thánh giá. Thiên Thần ấy chính là Chúa Giêsu tử nạn, mặt hình người hiện đến với Phanxicô. Ngài nhìn Phanxicô, đôi mắt như thiết tha, như thiêu cháy cả tâm hồn rồi vụt biến. Phanxicô qùy xuống, ngất đi. Khi bừng tỉnh dậy, Phanxicô thấy tay chân đã bị đinh đóng thâu qua. Đầu đinh tròn và đen nổi rỏ giữa lòng bàn tay và trên mặt bàn chân. Ngực bên phải, cạnh trái tim, dấu một lưỡi đồng đâm qua con nguyên nét, máu chảy rìn rịn thấm ướt đến tận lớp áo ngoài.

       Phép lạ xảy ra, không một ai chứng kiến. Phanxicô lê bước về túp lều chật hẹp, từng giọt máu đỏ đánh dấu chân đi trên mặt đá còn ướt dẫm sương mai. Phanxicô cố giấu giếm và tưởng rồi đây sẽ giữ mãi được bí mật riêng mình. Nhưng sau phân vân, Phanxicô đành dò hỏi ý kiến anh em, nói một cách lơ lửng xa xuôi rằng :

 - «Nếu có kẻ được một ơn phi thường Chúa ban riêng thì người ấy nên giấu kín hay phải tỏ ra cho người khác biết?».

      Thầy Illuminé nhận thấy lúc đặt câu hỏi ấy, Phanxicô như có điều gì do dự, nên vội thưa :

 - Thưa cha, những ơn huyền diệu Chúa mặc khải cho cha, con tưởng rằng không phải để cha riêng hưởng, nhưng là để cho nhiều người khác cùng chung hưởng. Nếu cha dấu kín biết đâu sau nầy cha lại không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm một mình.

       Thân mật nhưng vẫn e dè, Phanxicô kể lại chuyện đã xảy ra cho anh em nghe và thêm rằng : «Thiên Thần Chí Ái còn mặc khải nhiều điều bí mật nữa nhưng Phanxicô chưa được phép nói ra» Phanxicô vẫn không cho ai xem năm dấu thánh ngoài thầy Lêô là người băng bó vết thương. Từ đó Phanxicô mặc áo dài che thân và bao giờ cũng thu hai bàn tay đã băng bó vào ống tay áo rộng và dài.

        Riêng thầy Rufinô là người có khả năng chiêm ngưỡng tuyệt vời mới được Phanxicô cho biết dòng Hèn Mọn sẽ tồn tại cho đến tận thế, những kẻ chủ tâm phá hoại dòng sẽ chết yểu, tu sĩ nào không có lòng ngay lành sẽ không bền đỗ trong dòng, bất cứ ai có lòng yêu mến dòng thì lúc lâm chung sẽ được ơn nghĩa cùng Chúa, nếu là người tội lỗi chai đá cũng được ơn nghĩa lại với Chúa.

 

Vĩnh Biệt Núi Thánh.

       Mùa chay chấm dứt với ngày lễ Đức Thánh Micae. Tuyết đã bắt đầu rơi, mấy chặng đèo trên đường về Portioncula xem chừng đã khó vượt nên Phanxicô phải tính chuyện trở về.

      Thầy Massêô kể chuyện Phanxicô từ giả cảnh Alverna như sau :

      Sáng ngày 30 tháng 9 năm 1225, dự thánh lễ xong, Phanxicô tập trung anh em lại trong nhà nguyện rồi dặn chúng tôi phải luôn luôn thương mến nhau, sốt sắng kinh nguyện, chăm sóc nhà nguyện, truyền cho những anh em hiện diện và những anh em sẽ đến sau nầy phải trang trọng gìn giữ núi Alverna như một núi thánh rồi dặn riêng Massêô rằng «Tôi muốn từ nầy về sau, các vị Phục Vụ chỉ cho đến ở đây những tu sĩ thánh thiện nhất của dòng».

       Lúc bước ra cửa nhà nguyện, Phanxicô quay lại chúc các thầy, Angelô, Sylvestre và Illuminé ở lại bằng an và hứa rằng cách mặt chứ không cách lòng.

        Cảm động, Phanxicô nói to lời vĩnh biệt : «Vĩnh biệt! Vĩnh biệt núi các Thiên Thần! Vĩnh biệt dốc đá. Tôi không còn mong gặp lại anh nữa! Vĩnh biệt nhà nguyện Đức Mẹ Thiên Thần. Lạy Mẹ Chúa Ngôi Hai, con xin gởi gắm cho Mẹ những anh em của con đây».

       Thầy Massêô kể tiếp : Anh em chúng tôi tiễn ngài, nướt mắt chảy ròng ròng. Ngài lên lừa xuống núi về Portioncula với thầy Lêô. Đến Caslella, đứng trên thượng đỉnh, Phanxicô còn quay lại nhìn Alverna một lần cuối cùng và chào : «Núi thánh ơi, xin vĩnh biệt! Vĩnh biệt núi phước lộc. Nói đây Chúa đã khứng ngự xuống cùng tôi! Xin Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần chúc phước lành cho núi, hởi núi thân yêu! Đôi ta không bao giờ còn gặp lại nhau nữa».

 

Chương XX : Về Portioncula.

      Phanxicô và Lêô theo ngã Montê Casalê và Citta Castella. Câu chuyện năm dấu thánh ở Alverna đã đồn xa và nhanh chóng. Thật đúng là «Hữu xạ tự nhiên hương» hay là «Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường» mà Việt Nam ta ai cũng thường nói. Bởi vậy mà Phanxicô đi đến đâu nhân dân cũng ra hoan nghênh nhiệt liệt. Nhiều người tật bệnh được chữa lành, họ xem Phanxicô như một dấu thánh, có năng lực siêu nhiên, ai cũng muốn xem mặt ngài.

       Riêng Phanxicô thì vẫn khiêm nhường và siêu thoát. Tâm hồn như lặng chìm trong Chúa. Hai bên đường, dân chúng suy tôn, hoan hô, chúc tụng, ngài không nghe gì hế. Người người chen nhau hôn kính tay ngài nhưng ngài chỉ đưa ra mấy đầu ngón tay, còn bàn tay ngài đã được băng bó kỷ, giấu kín trong ống tay áo.

        Qua ẩn viện Casalê, Phanxicô chữa lành một người anh em bị chứng kinh phong. Hôm lưu lại tại thị trấn Castella, ngoài chữa lành một bà lão bị qủy ám, la hét om sòm, một thanh niên bị ung thư cũng được chữa lành.

        Trên đường về, tuyết đã bắt đầu rơi dọc triền núi. Một chiều nọ, bị giông tố, cha con phải dừng lại. Đêm đến, phải ngũ trong một cái hang lưng chừng sườn núi đá. Không có gì nhóm lửa để sưởi, người dắt lừa phát cáu và giận dỗi, anh nói : «Cũng chỉ vì Phanxicô mà anh phải ngồi suốt đêm giữa núi, tuyết rơi, chết rét mất thôi». Phanxicô đưa tay quàng lấy lưng anh ta ôm vào lòng. Cánh tay có dấu đinh ở tay đã chuyền hơi nóng sưởi ấm anh ta suốt đêm. Về sau anh ta cứ nhắc mãi : «Trong đời tôi, chưa bao giờ ngũ được một giấc ngon lành như đêm ấy».

        Về đến Portioncula, tâm hồn Phanxicô như trẻ lại, muốn lên đường đi giảng dạy như trước, nhưng chứng đau dạ dày ngày càng trầm trọng, năm dấu vẫn nhức nhói thường xuyên, bao nhiêu máu cũng mất dần dần. Tất cả những chứng ấy là mối lo sợ của anh em. Ai cũng xin mời thầy chạy thuốc, duy chỉ có Phanxicô là bình tỉnh và vui vẻ bảo mọi người cứ yên tâm. Người Hiệp Sĩ của Chúa Kitô đâu lại trốn tránh đau khổ?

       Dầu sao, năm dấu, nhất là hai dấu ở chân, thường làm cho Phanxicô đi lại rất khó khăn. Chị Clara phải khâu cho Phanxicô một đôi dép đặc biệt. Đi giảng ở đâu, Phanxicô cũng phải dùng lừa. Suốt mùa đông năm ấy và mùa xuân tiếp theo, Phanxicô đã đi khắp quận Ombria, mỗi ngày giảng tại ba bốn làng. Đã nhận chén đắng từ tay Thầy Chí Thánh, Phanxicô muốn uống đến giọt cuối cùng, vã lại ngài nghĩ đời mình cũng đã hầu tàn, săn sóc sức khỏe làm chi cho mất thời giờ.

       Ở Folignô, Elia kể cho Phanxicô nghe một giấc mộng. Êlia thấy một vị linh mục già, tướng mạo quắc thước, bận toàn phẩm phục màu trắng, đến báo cho Elia biết còn hai năm nữa Phanxicô sẽ qua đời. Nghe Elia nói, Phanxicô rất vui mầng, ngày ngày chỉ nao nức được về với Chúa. Trái lại, anh em càng tận lực săn sóc, mong kéo dài thời hạn ấy.

         Mắt Phanxicô lúc nầy gần như mù hẳn. Bệnh cũ đã không bớt lại thêm chứng nhức đầu. Vừa gặp Đức Giáo Hoàng Honoriô III chạy loạn, hiện đang ngụ tại Riêti, có viên ngự y người Hồi hồi, chữa bệnh rất hay. Elia trình bày bệnh trạng của Phanxicô với Đức Hồng Y Hugôlinô. Đức Hồng Y liền gởi một lá thư mời Phanxicô đến cho ngự y xem bệnh. Biết tính của Phanxicô rất sợ thầy thuốc, Đức Hồng Y phải viện đến đức vâng lời và câu Thánh Kinh : «Chúa Cao Cả đã dựng nên thuốc ở trần gian, người khôn ngoan không nên sợ thuốc», để bắt buộc Phanxicô phải đi chữa bệnh.

 

Bài Ca Mặt Trời.

       Vâng lời Đức Hồng Y, mùa hè năm 1225, Phanxicô sang Riêti. Theo ngài. có Massêô, Agelô Tacredi, Rufinô và Lêo. Phanxicô ghé qua Damianô thăm chị Clara, sợ rằng không còn gặp lại nữa. Đường từ Portioncula đến Damianô phi ngựa chỉ một giờ, mà mấy cha con lê bước suốt một ngày, mãi chiều mới tới, và đành phải ở lại đó trú đêm.

       Đêm ấy, bệnh tình Phanxicô bổng trở chứng, không ai còn tính chuyện đi xa hơn nữa. Clara và chị em lại cho đó là một hạnh phúc được Phanxicô dưỡng bệnh bên nhà nguyện chị em. Clara cất cho Phanxicô một túp lều tranh trong vườn, tương tự túp lều của ngài ở tại Portioncula.

       Sáu tuần lễ dưỡng bệnh ở Damianô, đối với Phanxicô là cả một cực hình. Đã không xuống được khỏi giường, mắt lại nhức hơn, đầu cũng nhức hơn và gân giật mạnh. Theo Celanô kể thì thêm vào đấy hình như ma qủy đã tập trung các đoàn chuột quanh vùng vào hết trong túp lều Phanxicô. Trên vách phên, dưới nền nhà, trên bàn ăn, đến cả giường nằm, chổ nào cũng có chuột. Chuột leo cả lên mặt Phanxicô từng đàn nối đuôi nhau kêu chi chít.

       Một đêm kia, thiếu kiên nhẫn và sắp ngã lòng, Phanxicô cố nài nẵng xin Chúa nhẹ tay. Bổng có tiếng phán :

 - Phanxicô, nếu đem những nỗi khổ cực của con đổi lấy một kho qúy như một khối vàng ròng to hơn qủa đất con có bằng lòng đổi không?

 - Lạy Chúa con bằng lòng.

 - Thế thì con hảy vui đi! Cha cam đoan rằng con sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng mà như con đã nắm chặt trong tay rồi.

      Lời Chúa phán như dội cả một niềm vui tràn vào linh hồn Phanxicô.

      Túp lều đầy cực hình bổng biến thành thiên đàng. Chuột bọ phá phách, bệnh tật trầm trọng hay ma qủy có bày ra trăm nghìn trò phá rối cũng bằng không.

      Giữa bóng tối dày đặc của đêm khuya, bổng hiện ra trước mắt Phanxicô một thế giới huy hoàng trong đó Tình Thương tràn lan trên vạn vật. Nhìn lại cuộc đời mình, Phanxicô thấy rỏ bàn tay dịu dàng âu yếm của Chúa đã dẫn dắt mình từng bước một trên quảng đường đầy chông gai. Chính ở Damianô đây, là nơi phát sinh lý tưởng tuyệt vời, là nơi Phanxicô xuống ngựa ôm lấy người phung. Hang đá kia là nơi Phanxicô núp trốn thân phụ. Phiến đá kia là nơi vị linh mục già giải nghĩa Phúc Âm cho mình hiểu. Thánh giá có tiếng phán vẫn còn treo trong gian nhà nguyện do mình trùng tu lại. Tiếng phán ấy nay đã có giọng đọc Kinh vui vui đều đều của đoàn chị em của mình ngân nga họa lại. Và, Clara, người trinh nữ băng tuyết đã thể hiện được hoàn toàn lý tưởng cao qúy của lòng Phanxicô. Đây, bên giường bệnh, bốn anh em trung thành tận tụy, ngày đêm săn sóc. Xa hơn nữa, bao nhiêu anh em khác đang theo Phanxicô thực hiện sống đời Phúc Âm trong những túp lều dãi dầu mưa nắng.

       Phanxicô như say sưa một niềm vui vô tận. Phanxicô chúa tụng đời cá nhân mình phong phú đẹp tươi. Phanxicô chúc tụng đời sống đại đồng đã chiến thắng sự dữ. Phanxicô chúc tụng mặt trời chiếu sáng trên vui buồn sướng khổ của trần gian, trên chiến đấu và toàn thắng của loài người. Cuối cùng, Phanxicô cảm tạ Thiên Chúa đã dựng nên mình.

      Bình minh vừa ló dạng, Phanxicô vội gọi bốn anh em đến báo tin vui :

- «Anh em ạ! Chúa đã cam đoan với tôi rằng không lâu nữa tôi sẽ được vào nước Trời. Để cảm tạ Chúa, tôi đã sáng tác một bài hát, nhan đề là «Bài ca Mặt Trời». Tôi xin hát cho anh em nghe. Phanxicô nhấp nháy đôi mắt đã gần mù, cất tiếng dịu dàng hát :

 * Lạy Chúa nhân từ, Muôn Cao và Phép Tắc,

 Riêng Chúa hưởng muôn Kinh,

 Ngợi khen, tôn vinh và tôn đức,

 Riêng Chúa xứng muôn Kinh,

 Ai dám gọi tên Chúa uy linh?.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng muôn loài,

 Vì Chúa dựng riêng Anh Mặt Trời,

 Anh phân ngày đêm, anh cho sáng,

 Anh đẹp và hào quang anh chiếu rạng,

 Anh tượng trưng uy quyền Chúa Cao Vời.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng các chị Trăng Sao,

 Đẹp, trong, lấp lánh giữa trời cao.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng nên anh gió trời,

 Anh Mây và Bát tiết Tứ thời,

 Anh Trời quang và Anh Không Khí,

 Chúa dùng các anh là vật qúy,

 Đễ giữ gìn nuôi dưỡng muôn loài.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng giòng Nước, chị chúng tôi,

 Nước cần, Nước qúy, Nước trong trắng đầy vơi.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì anh Lửa giữa đêm tối sáng soi,

 Anh hùng mạnh, anh đẹp, anh dễ coi.

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng Mẹ đất chúng tôi,

 Mẹ bồng bế, mẹ dưỡng nuôi,

 Mẹ sinh hoa đồng cỏ nội,

 Và bốn mùa sinh trái đẹp tươi.

 * Lạy Chúa, chúng tôi xin,

 Chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ,

 Tôn thờ Chúa, suốt đời khiêm hạ.

      Ghi chú : Bài ca nầy nguyên tác bằng tiếng Ý, Nhịp Cầu trích trong sách Thánh Phanxicô của tác giả Antôn, Trong 305 và 306

      Bài ca nầy còn được mệnh danh là bài «Ca thiên nhiên» hát lên mối tình giữa tạo vật và suy tôn liên hệ cha con giữa Thiên Chúa và muôn loài.

      Bản chính do Phanxicô đặt bằng tiếng Ý rồi phổ vào một điệu nhạc rồi tập cho anh em hát.

      Vào thời ấy, tác động bài ca như thế nào, câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy rỏ :

     Vì một chuyện bất hòa, Đức Giám Mục thành Assisiô ra vạ tuyệt thông quan thủ hiến. Vị thủ hiến cũng trả đòn lại bằng cách truyền một nghiêm lệnh tuyệt đối cấm dân thành giao dịch với Giám Mục. Trên giường bệnh, được tin ấy, Phanxicô đau lòng vì không thấy một ai đứng ra hòa giải đôi bên. Phanxicô liền thêm vào bài Ca Mặc Trời một tiểu khúc ca tụng kẻ hiếu hòa rồi cho anh em vận động một cuộc tập trung quần chúng tại dinh Đức Giám Mục để nghe nhạc. ễ đây, vào hạng ghế đầu có Đức Giám Mục và các bậc vị trong thành. Vị thủ hiến, nể lời Phanxicô cũng đến dự.

      Một số anh em, theo lệnh Phanxicô, đến ra mắt thính giả rồi nhà thi sĩ Pacificô mở lời :

 - Thưa qúy vị và toàn thể anh chị em, trong thời gian lâm bệnh nầy, cha Phanxicô chúng tôi có sáng tác một bài chúc tụng Thiên Chúa, nhan đề là «Bài Ca Mặt Trời», chủ đích là vinh danh Chúa và tu dưỡng lòng đạo đức của anh em chúng tôi. Hôm nay, cha chúng tôi xin anh chị em cho phép trình diễn bài ca ấy. Vậy trân trọng xin qúy vị và anh chị em vui lòng nghe cho. Nói xong. Pacifica cất tiếng hát phiên khúc còn anh em đồng ca điệp khúc.

     Chuyện kể rằng : Vị thủ hiến đứng dậy, chấp tay, nước mắt chảy vòng quanh, kính cẩn nghe anh em hát. Thính giả cũng bắt chước theo, cảm động vì điệu nhạc bình dân nhất là vì nghe người con yêu dấu của làng mạc quê hương đã mù hai mắt mà còn biết ca tụng vẻ huy hoàng của thiên nhiên vủ trụ.

      Đên phiên khúc cuối cùng, Phanxicô thêm vào một phiên khúc, như tiếng lòng gởi đến kẻ đồng hương, chủ đích là kêu gọi lòng hiếu hòa và lòng tha thứ :

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì bao người, một lòng mến Chúa,

 Đang sẳn sàng tha thứ cho nhau,

 Và bao người nhận cực khổ đớn đau,

 Vẫn một lòng vui chịu trước sau,

 Phúc cho người bình anh vững chí,

 Vì Chúa ơi! Chúa sẽ thưởng triều thiên.

       Tiếng hát vừa dứt, vị thủ hiến đứng ngay dậy, đến qùy trước Đức Giám Mục, giọng run run cảm động, ông tuyên bố :

 - Nhân danh Thiên Chúa, tôi xin thưa cho tất cả mọi người ở đây biết, vì lòng mến Chúa và lòng qúy trọng đầy tớ Chúa là Phanxicô, chẳng những tôi quên sự hiềm khích với Đức Giám Mục là đấng tôi phải tôn kính, mà nếu có ai giết đứa con trai độc nhất của tôi, tôi cũng tha thứ, hết lòng tha thứ.

      Đức Giám Mục Guiđô vội vã đỡ ông thủ hiến dậy, ôm ông vào lòng, giọng cũng run run cảm động, ngài nói :

 - Tôi cũng xin ngài bỏ lỗi cho tôi, cũng vì tôi không biết khiêm tốn thi hành chức vụ và đã hành động theo cơn nóng giận.

      Mọi người đều cảm động ra về, không ai bàn tán một lời vì ai nấy còn lo chiêm nghiệm lời ca tụng của kẻ hiếu hòa. Hình ảnh vị thủ hiến qùy dưới chân Đức Giám Mục Guiđô, dáng điệu vị Giám Mục cuối xuống ôm quan thủ hiến vào lòng vẫn phảng phất trong tâm trí nhân dân thành Assisiô mỗi buổi chiều tà, khi bài «Ca Mặt Trời» văng vẳng lên đây đó.

 

Những ngày dưỡng bệnh.

      Từ hôm sáng tác bài «Ca Mặt Trời» bệnh tình Phanxicô có phần thuyên giảm, Phanxicô đã có thể lên đường, anh em đặt ngài lên cáng để cáng đi. Nhịp sống ở Damianô như đứt quảng, Clara và chị em cảm thấy trống trải lạ thường. Từ nay không còn được chăm nom thuốc thang cơm cháo cho Phanxicô như mấy tuần vừa qua nữa. Đôi giép Clara khâu cho Phanxicô theo kiểu riêng, hiện nay còn tàng trử tại nữ tu viện Damianô, là di tích tấm lòng chân thành hiếu thảo của chị em. Còn Phanxicô ra đi, thân hình vẫn xanh xao tiều tụy, nhưng tâm hồn có phần phấn khởi hơn nhiều.

       Cách Riêti, chừng năm cây số, không biết vì bệnh tình biến đổi hay vì muốn tránh nghi lễ đón rước của nhân dân mà Phanxicô và anh em ngừng lại, xin vào tạm trú tại nhà vị linh mục coi xứ San Fabrianô.

      Vị linh mục đón tiếp cha con rất niềm nở. Nhà ngài bổng biến thành ngôi đền tàng trử dấu thánh cho khách thập phương đến kính viếng. Nhưng vó ngựa của các Đức Ông và các nhà qúy tộc chen chúc nhau dẫm nát nhiều góc nho của ngài. Khách thập phương khát nước cũng không trọng những chùm nho to nhất của ngài. Tất cả hoa lợi của vị linh mục nghèo chỉ trông vào vườn nho nay thiệt thòi hao hục. Cha sở tỏ ý phàn nàn. Phanxicô ân cần xin lỗi :

 - «Thưa cha, dù sao thì cũng đã trót xảy ra rồi. Muốn ngăn cũng không ngăn lại được. Xin cha bớt phiền. Cha cho con biết, những năm được mùa nhất, thì lượng thu hoạch vườn nho được bao nhiêu?».

 - Thưa, mười bốn chuyến chở lừa.

 - «Vậy xin cha yên tâm, đừng rầy la ai về chuyện nầy nữa. Con cam đoan với cha, năm nay, lượng thu hoạch sẽ đúng hai mươi chuyến. Nếu không đủ số, con xin bồi thường».

      Như lời cam đoan, năm ấy và từ đó về sau năm nào vườn nho của cha sở cũng thu hoạch đủ số hai mươi chuyến chở lừa.

      Phanxicô đến Riêti nhằm một ngày đại lễ. Nhân dân nô nức đón rước vị tu sĩ đã được in năm dấu thánh. Đức Hồng Y Hugôlinô mời Phanxicô tạm trú tại dinh giám mục. Nơi đây, thiên hạ lại đua nhau tuôn đến, không kể ngày đêm. Họ giành nhau từng manh áo, từng sợi tóc, sợi râu, thậm chí những vành móng tay móng chân cũng không chừa. Một bác nông dân có đàn bò bị bệnh, bác xin thứ nước Phanxicô rửa tay đem về rảy, đàn bò được lành bệnh.

       Phần Phanxicô, sức lực mỗi ngày một kiệt, bệnh tình ngày càng tăng. Dầu vẫn đau như búa bổ, mặt vẫn chói chang, tạng phủ hầu như tê liệt hết. Một buổi chiều kia, Phanxicô ước ao được nghe cử đôi bản nhạc cho dịu bớt cơn đau. Phanxicô gọi một người anh em, trước kia là một nhạc sĩ hát rong, đến bảo :

 - «Anh làm ơn đi mượn cây đàn về đánh cho tôi nghe một vài bản nhạc. Tôi nghĩ rằng nếu được nghe âm nhạc một chút, may ra anh xác tạm quên đau đớn phần nào đỡ khổ cho anh ấy.

      Người anh em nầy thầm nghĩ : Làm đấng thánh phải dè dặt đôi chút, đàn hát sợ người ta dị nghị. Tuy anh không dám nói ra, nhưng Phanxicô đã đoán biết nên tươi cười bảo :

 - «Nhưng mà thôi anh ạ, có lúc cũng phải hy sinh vì dư luận thiên hạ».

      Đêm ấy, bên cữa sổ phòng bệnh, một cung đàn huyền diệu, do một thiên thần từ trời xuống đánh, đã dìu dặt canh đài, thoa dịu cơn đau da diết của bệnh nhân. Sáng ngày, Phanxicô gọi người anh em hay lo xa kia đến nói :

 - «Anh ạ! Chúa đã thương an ủi người bệnh hoạn. Chiều hôm qua anh từ chối không muốn đánh đàn, thì hồi đêm, Chúa đã cho tôi được nghe một khúc nhạc thiên đàng hay gấp mấy các cung đàn hạ giới».

       Để tránh lời khen tặng của nhân dân và đỡ làm ồn ào dinh Giám Mục, Phanxicô rời khỏi Riêti, nhờ anh em cáng về ẩn viện Rainêriô gàn Fontê Côlombô. Nơi đây, Phanxicô để cho viện ngự y của Đức Giáo Hoàng chữa bệnh. Ngự y áp dụng phép nung thái dương. Tuy Phanxicô đã quyết vâng lời Đức Hồng Y và Tổng Vụ Elia, nhưng vẫn sợ không chịu nỗi đau đớn. Cuối cùng, lấy hết can đảm, nhìn thanh sắt nung đỏ trên ngọn lửa hồng, Phanxicô dịu dàng nói :

 - «Anh lửa ơi! Kể ra trong thiên nhiên, anh vốn cao qúy, và có ích hơn hết. Xưa nay tôi vẫn trọng anh và yêu anh trong tình yêu Đấng đã dựng nên anh nên tôi. Giờ đây, xin anh tử tế với tôi một chút. Bớt nóng và đố vừa chừng thôi!».

      Mấy anh em bỏ sang nơi khác, không dám chứng kiến cơn đau của Phanxicô khi áp sắt nung đỏ lên thái dương. Đến lúc anh em trở lại, Phanxicô tươi cười bảo :

 - «Anh em ít đức tin thật đấy! Sao lại bỏ chạy? Tôi có cảm thấy nóng nảy gì đâu? Nếu lần nầy chưa được kỷ, tôi đồng ý nhờ thầy thuốc nung lại!»

      Và thầy thuốc đã nung lại, nhưng vẫn vô hiệu qủa. Ợt lâu sau, viên ngự y áp dụng phép cắt gân thái dương, rồi một vị khác lại nung sắt đỏ qua lỗ tai. Hai danh sư nầy vẫn không làm cho bệnh tình thuyên giảm.

      Hơn bao giờ hết, lúc nầy Phanxicô thấy nóng nảy muốn lên đường hoạt động tông đồ nên miên man sắp đặt bao dự định và nóng nực bao nguyện vọng không còn thực hiện được nữa. Phanxicô thường bảo anh em :

 - «Anh em ơi! Chúng ta hãy bắt đầu lại việc làm tôi Chúa vì mãi đến bây giờ, chúng ta có làm nên trò trống gì đâu!».

      Trên giường bệnh, Phanxicô còn đọc cho anh em viết nhiều lá thơ, hai lá thơ dài còn truyền đến ngày nay, lá thứ nhất gởi toàn thể giáo hữu khắp toàn cầu, lá thứ hai gởi các vị Phục Vụ tại một cuộc Tu Nghị mà Phanxicô không tới dự được.

      Mùa đông năm 1225, thầy hay thuốc tốt không giữ lại được Phanxicô nữa. Bệnh ngày càng tăng, chút sức tàn ngày càng kiệt.

      Mùa xuân năm 1226 đến, Đức Hồng Y Hugôlinô và Tổng Vụ Elia vẫn chưa thúc thủ, quyết đưa Phanxicô về Sienna, một đô thị nổi tiếng có nhiều danh y, nhất là về khoa giải phẩu. Cùng theo Phanxicô, có cả một vị lương y đã hứa nhập dòng.

       Chuyện kể rằng : Dọc đường, trên một chặgn gần San Quiricô, có ba người đàn bà nghèo và rất đẹp, dung nhan giáng điệu giống nhau như đúc, ai cũng tưởng là mấy chị em sinh ba. Gặp Phanxicô, cả ba cúi đầu chào : «Kính chào Đức Ông Nghèo». Phanxicô ngỡ là ba người nghèo hành khất, nên xin với vị lương y bố thí chút đỉnh. Lương y xuống ngựa lấy bạc định biếu, nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, ba chị em đã vụt biến đi từ hồi nào rồi, không ai kịp thấy họ biến đi lối nào nữa. Cha con ngơ ngác nhìn nhau.

      Thánh Bonaventura cho đó là ba nhơn đức : nghèo, vâng lời và trinh khiết, hiện hình mừng Phanxicô đã suốt đời thủy chung với ba lời khấn. Tuy nhiên nghèo vẫn là huy hiệu đẹp đẻ nhất của Phanxicô, nên cả ba chị em đều dùng tiếng «Đức Ông Nghèo» để xưng tụng, kể ngài như người bạn đời của bà Chúa Nghèo.

       Ở Sienna, cuộc tiếp rước cũng không kém phần long trọng. Hâm mộ tài đức của vị tu sĩ đã được in năm dấu thánh, giáo sĩ cũng như giáo dân nô nức đến xem mặt và nghe Phanxicô nói. Có nhà hiệp sĩ biếu Phanxicô con chim trĩ. Từ đó con chim qúy không chịu rời Phanxicô, hễ xa ngài là chim bỏ ăn. Một anh em tu viện Brescia đã nhờ Pacificô lập mưu xem được năm dấu thánh. Phanxicô hay được, bảo Pacificô :

 - «Thôi tôi tha lỗi cho anh. Thật tình anh đã làm cho tôi rất phiền lòng».

      Các lương y thành Sienna, cũng bó tay trước bệnh tình ngày càng trầm trọng của Phanxicô, có đêm ngày thổ huyết nhiều qúa, anh em tưởng giờ lâm chung đã đến, hốt hoảng vây quanh giường khóc nức nỡ. Như để nuôi sống con cái, anh em xin Phanxicô để lại vài di chúc cuối cùng cho anh em ghi nhớ nguyện vọng sau hết của ngài. Phanxicô cho gọi thầy Bênêditô Piracrô và vị linh mục thường dâng lễ trong phòng bệnh đến đọc cho chép :

 - «Tôi chúc phước lành cho anh em hiện tại và tương lai. Tôi không nói được nhiều nữa. Đây là vài lời, nói lên nguyện vọng cuối cùng của tôi. Đễ nhớ nghĩa tôi, anh em hãy thương mến nhau như tôi đã thương mến anh em. Đừng bao giờ xao lãng lòng tôn trọng và tha thiết với Đức Nghèo. Hãy khiêm nhượng phục tùng các giáo sĩ của giáo hội Rôma, Mẹ chúng ta»

 

Về Quê Hương.

      Không mong gì kéo dài thêm những ngày tàn tạ của Phanxicô, anh em vội cho người đi báo với Êlia. Êlia vội vã tới và quyết định đưa Phanxicô về Assisiô. Phanxicô cũng muốn thở hơi cuối cùng ở Portioncula, nơi Phanxicô đã được nghĩa Phúc Âm. Dân thành Assisiô cũng mong người con yêu qúy của quê hương về gởi nắm xương tàn nơi chôn nhau cắt rốn của một kiếp người. Họ chuẩn bị hộ vệ rước thánh nhân về vì họ sợ rằng di hài của ngài có thể bị nhân dân thành khác cướp mất.

       Dưới quyền hướng dẩn của Tổng vụ Êlia, anh em đưa Phanxicô về Assisiô. Chặng nghỉ đầu tiên là Cellô, một ẩn viện gần thành Cortona. Có người nghèo kia vừa mới góa vợ, lại phải nuôi một đàn con dại, đến xin Phanxicô giúp. Phanxicô cởi áo choàng đang mặc trao cho và dặn : «Áo nầy qúy lắm, có bán lại cho ai thì anh phải đòi cho được giá thật đắt». Chiếc áo choàng nầy còn mới tinh, anh em vừa mới sắm, vì chiếc áo cũ, Phanxicô đã biếu cho một người nghèo khác gặp dọc đường. Vừa thấy Phanxicô trao áo cho người kia, anh em liền chạy tới đòi lại, vì không kịp sắm chiếc khác, sợ ngài cảm lạnh mà mệnh hệ gì chăng. Nhưng người ấy nhất thiết không chịu. Anh em phải đi xin tiền chuộc lại áo với giá rất cao.

       Từ Cêllô về Assisiô, Êlia cho cáng rẽ qua Goubiô và Nocera. Êlia muốn tránh Pérousia, sợ thành nầy cướp mất thánh nhân. Tới ẩn viện Bagnara, Phanxicô liệt qúa. Chân sưng phù lên, dạ dày ăn vào chút gì là thổ ra ngay. Vừa gặp đội lính của chính quyền Assisiô phái đến hộ tống, cáng Phanxicô lại vội vã lên đường, ai cũng lo Phanxicô tắt thở dọc đường.

        Qua làng Satrianô, giữa một khu rừng vắng, đoàn quân đi vội, đói khát mệt lã, phải dừng lại nghỉ và đem tiền vào làng mua thức ăn. Qua hết nhà nầy sang nhà khác, dân làng không ai chịu bán cho cả, đành trở về không. Phanxicô thấy thế mỉm cười bảo : «Không ai chịu bán, không lẽ chúng ta ngồi đây nhịn đói. Nhưng nầy các bạn, các bạn nên làm cách khác. Các bạn đã trông cậy vào tay Chúa Quan Phòng mà chỉ cậy vào tiền bạc là lũ ruồi nhặng vô ích. Từ ngày tổ tông phạm tội, tất cả các thứ ở trần gian thành của bố thí, Chúa rộng tay ban cho kẻ lành cũng như người dữ. Thôi, các bạn cứ nghe tôi, lại vào làng, cần gì thì ngữa tay xin bố thí vì lòng mến Chúa. Các bạn sẽ thấy kết qủa hơn». Làm theo lời Phanxicô, đội lính đã được no say.

        Cáng Phanxicô chưa về đến thành, dân Assisiô đã nô nức ra nghênh tiếp. Tiếng chuông nhà thờ ròn rã. Tiếng hoan hô vang dội khắp các ngã đường. Ai nấy đều cảm tạ Chúa đã đưa thánh nhân trỡ lại thành nhà làm nơi nghỉ giấc ngàn năm. Nhưng Portioncula ở ngoài tường thành, giữa cảnh rừng xa xôi hẻo lánh, không có gì bảo đảm. Đồng ý với chính quyền, Êlia cho cáng Phanxicô vào ngụ tại dinh Giám Mục trong thành. Hộ vệ Phanxicô có cả một đội quân thường trực.

 

Chương XXI : Trước Ngày Vĩnh Biệt.

 Những bài Gia Huấn.

      Chiều một ngày đẹp, mặt trời trước lúc lặn khuất sau đỉnh núi, thường giải lên cảnh vật tất cả ánh sáng huy hoàng. Người ta cũng thường nói, cho chim sắp chết tiếng hót hay, con người sắp chết lời nói lành. Phanxicô trước lúc từ giả cõi đời, cũng đã để lại cho đàn con những giòng tâm sự nặng tình mến thương và đầy ý xây dựng.

       Nằm liệt trên giường, Phanxicô đưa tầm mắt nhìn về những tu viện xa gần, nhìn những anh em tận tụy với mình quanh giường bệnh cũng như những anh em chưa từng quen mặt biết tên đang mai danh ẩn tích nơi lều tranh hốc đá xa xôi. Phanxicô nghĩ mà thương anh em đêm ngày tấp nập vào ra hỏi han thăm viếng. Đến như Êlia, vị Tổng Vụ vẫn làm cho nhóm anh em trung thành nơm nớp lo ngại cũng vẫn tận tình lo lắng thuốc men.

        Một hôm, có người anh em đạo đức, nghĩ đến tương lai. Hội dòng, sợ sau khi Phanxicô mệnh chung rồi, Êlia sẽ tự do thay đổi Luật dòng nên ngỏ ý xin đặt một thầy khác làm Tổng Vụ. Phanxicô trả lời : «Tôi không thấy có ai đủ khả năng điều khiển cả đàn chiên vô số nầy. Tôi chỉ muốn nói với anh em nghe những đức tính cần thiết người ấy phải có.

       Đứng đầu Hội Dòng phải có một người khắc khổ và đạo đức cao, giàu lòng và giàu cả trí, thương mến hết tất cả anh em.

       Nếu người ấy thuộc phái trí thức thì đừng cậy học lực của mình, phải khiêm nhượng, đơn giản. Người ấy phải biết an ủi người phiền muộn, đem hy vọng cho người ngã lòng, tự hạ mình, đừng tin kẻ ba hoa, mách lẽo, đừng qúa dễ dãi, biết thi ân, thi uy, áp dụng kỷ luật công minh, phải kể chức vụ mình là một gánh nặng chứ không phải là một vinh dự.

       Đối với vị Tổng Vụ, anh em phải suy tôn, phải thật tình cộng tác, v.v... Hiểu rỏ giá trị tương lai những lời Phanxicô trối trăn từ giường bệnh, nhiều anh em hiện diện đua nhau ghi chép.

        Lễ Hiện Xuống năm 1226 đã tới. Tiếp theo là Tu Nghị mở rộng gồm các Tỉnh Vụ các Tỉnh Dòng và anh em toàn nước Ý. Không còn sức để đến họp, Phanxicô gởi đại hội và toàn thể anh em một lá thơ dài, nhắc lại vế đề tôn triều Thánh Thể, suy tôn Mình Thánh Máu Thánh cực trọng Chúa Giêsu, khuyên các linh mục dòng sống thánh thiện.

         Cuối thư, Phanxicô xin lỗi Chúa và xin lỗi anh em vì đã sơ xuất hoặc đã vì chất phác đơn sơ, đôi khi đã lỗi Luật Dòng, rồi còn khuyên anh em giữ luật dòng một cách điều hòa.

 

Tờ Di Chúc.

      Biết không còn sống được bao lâu nữa cho nên một hôm nọ. Phanxicô đọc chúc thư cho anh em ghi chép.

      Mỡ đầu, Phanxicô kể lại biến cố đã xảy ra khi được ơn Chúa gọi là giúp đỡ người phung, rồi nói đến Thiên Chúa là Đấng mà Phanxicô suốt đời yêu mến, phụng sự... Phanxicô nhìn về dĩ vãng, kể lại vài mẫu sinh hoạt của mình với vài ba anh em buổi đầu.

      Phanxicô phản đối một lần cuối cùng những hành động xuyên tạc công cuộc của mình, cấm anh em không được nhận nhà thờ, nhà ở, ruộng vườn và xin đặc ân của Tòa Thánh nhưng trái lại phải phục tùng giáo hội Rôma.

      Phanxicô khuyên anh em đừng nghĩ rằng tờ di chúc nầy là một bản Luật mới mà chỉ là những lời nhắn nhủ, nhắc nhở, cảnh tỉnh, khuyến khích mà «Anh Phanxicô để lại cho các em yêu dấu hầu giữ Luật Dòng một cách công giáo hơn».

       Phanxicô còn kèm theo tờ di chúc nầy một lời chúc phước «Ai giữ những điều nầy, thì trên trời xin Đức Chúa Cha, dưới đất thì xin Con yêu dấu của ngài và Đức Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi, xin các vị thần thánh trên trời chúc phước lành cho. Lời chúc phước nầy, tôi là tu sĩ Phanxicô, đầy tớ rốt hèn của anh em, có thể được chừng nào, thì âm thầm hay công khai, tôi xin hết lòng bảo đảm».

       Trước ngày mệnh chung, Phanxicô đã theo cử chỉ truyền thống của các Hiệp Sĩ, của các thánh Tử Đạo tuyên bố đức tin một lần cuối cùng hoặc đọc lại bản Kinh Tinh Kính. Giờ đây, Phanxicô đã sẳn sàng đợi ngày về chầu Chúa.

 

Chào Chị Chết.

      Một lương y, bạn cũ của Phanxicô đến thăm. Phanxicô hỏi :

 - Nầy anh, bệnh thủng của tôi bớt hay tăng?

 - Xin cha đừng lo. Tôi tưởng nhờ ơn Chúa thì rồi thế nào cũng bớt.

 - Thôi, xin anh cứ cho tôi biết sự thật. Tôi đã muốn làm tròn thánh ý Chúa, thì sống hay chết, tôi có quản ngại gì.

 - Vâng, cha đã muốn thế, tôi xin nói để cha biết. Cứ theo lối coi bệnh của tôi, thì cuối tháng chín hay đầu tháng mười thôi.

 Nghe nói, bệnh nhân vội vàng đưa hai tay lên trời, vui vẻ nói :

 - Chị Chết! Chị Chết! Chào chị! Kính mời chị đến!

 Phanxicô quay lại bảo người anh em bên giường bệnh :

 - Anh đi gọi Angêlô và Lêô đến đây để hát.

      Angêlô và Lêô đến, cảm động, nước mắt chảy quanh, nhưng vẫn cố trấn tỉnh, hát cho Phanxicô nghe bài Ca Mặt Trời. Đến phiên khúc cuối cùng, Phanxicô bảo dừng lại rồi ngài thêm vào một phiên khúc mới :

 * Lạy Chúa tôi, tôi ngợi khen Chúa,

 Vì Chúa dựng nên Chị Chết chúng tôi,

 Ai mong thoát tay chị trên đời?

 Vô phước người chết còn tội lỗi!

 Hạnh phúc thay người lúc hấp hối,

 Biết tuân theo thánh ý Chúa tôi,

 Vì người ấy không chết đời đời.

      Từ đây, anh em bên giường bệnh cứ hát mãi bài Ca Mặt Trời. Ban ngày, anh em hát đi hát lại để nâng đỡ tinh thần Phanxicô. Ban đêm anh em cũng hát nhiều lần để thêm lòng đạo đức và mua vui cho đội lính canh.

 Rồi thì bệnh tình Phanxicô trở chứng. Anh em đều vây quanh giường xin ban phép lành sau hết. Mắt không còn trông thấy gì nữa. Phanxicô đặt tay lên đầu thầy Êlia qùy sát giường, Phanxicô hỏi :

 - Đây có phải là Tổng Vụ Hội Dòng không?

 Anh em thưa :

 - Thưa cha, phải.

 - Phanxicô nói :

 - Anh hãy nhận lời tôi chúc phước, và qua anh, tôi chúc phước cho tất cả anh em con yêu dấu của tôi. Hỡi anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa luôn vì những cơn cám dỗ nặng nề đang hăm dọa và thời gian thử thách đã gần rồi. Phần tôi, tôi vội về với Chúa. Ra đi, tôi hoàn toàn tín nhiệm vào Thiên Chúa là Đấng tôi đã muốn phụng sự hết lòng.

      Bữa ấy là mới báo động tạm. Vị tu sĩ nghèo không muốn chết trong tòa lâu đài sang trọng nên tha thiết muốn được về nhắm mắt chính nơi ngài đã gặp gỡ Bà Chúa Nghèo.

 

Vĩnh Biệt.

       Thầy Elia đã làm toại nguyện Phanxicô vì chính quyền đồng ý cho cáng ngài về Portioncula, với điều kiện tuyệt đối là có một đội binh theo bảo vệ Phanxicô luôn.

       Cáng Phanxicô lên đường vào một chiều cuối hạ. Qua nhà thờ Chúa Cứu Thế ở ngoại ô, gần nhà thương cùi Des Croisiers, ngài xin hạ cáng xuống, quay mặt nhìn về Assisiô. Nơi đây có thể nhình bao quát đượcl toàn cảnh : Mấy dãi tường thành kiên cố, mấy ngọn tháp rải rác đó đây, những con đường dóc quanh co, những dãy nhà vắt vẻo trên sườn núi, cao hơn hết là đồi Rossô với pháo đài đổ nát, và xa xa là dãy Soubasiô làm bối cảnh, trên đó thoáng điểm một vàichấm đen tức là mấy hốc đá của ẩn viện Carceri.

       Phanxicô nhờ anh em đỡ ngài ngồi dậy. Đôi mắt đã mù nhưng chăm chú mãi thành nhà, rồi gắng gượng giơ cao bàn tay gầy guộc vẽ hình Thánh Giá, Phanxicô nói : «Hỡi châu thành yêu mến, ta chúc phước lành cho ngươi. Xưa kia ngươi đã là sào huyệt của các anh cướp. Nay Chúa đã chọn ngươi làm nơi ở cho những người biết Chúa và tỏa hương thơm của một cuộc đời thanh khiết. Lạy Chúa Giêsu là Cha nhơn từ, xin cha nhớ lại lượng khoan nhân hãi hà Cha đã thương thành Assisiô. Chúa cho Assisiô luôn luôn là chỗ ở của những người làm vẽ vang Danh Chúa đời đời. Amen».

       Cáng đến nhà nguyện Đức Bà Thiên Thần, anh em vực Phanxicô vào trong một túp lều tranh gần đấy. Cảnh núi vắng lặng sắp chứng kiến phút cuối cùng của nhà hiệp sĩ suốt đời theo ngọn cờ Thánh Giá của Chúa. Chàng Hiệp sĩ đã qua biết bao nhiêu là đoạn đường vui buồn sướng khổ. Nhưng giờ đây, Hiệp Sĩ chỉ thấy tất cả đều là ơn lành Chúa đã ban. Tính lại cuộc đời, Phanxicô cảm tạ trần gian đã khéo đưa đẩy ngài gặp gỡ Bà Chúa Nghèo và đoàn anh em Hèn Mọn. Cuộc hiến tế đời mình từ đoạn đường Thống hối ăn năn đến chặng đường Tin Kính ngợi khen. Những bài học Thánh Kinh và Phúc Âm đã thể hiện. Phút tế lễ tối hậu và trang trọng nhất của một đời người sắp khai mạc. Phanxicô từ giả cuộc đời mình cũng đơn giản và lịch sự như bất cứ khi ngài làm một việc gì.

        Giờ phút tối hậu nầy, Phanxicô không bỏ sót một việc gì, ngài không quên một ai, anh em ngài, chị em ngài, cả đến những con loài vật, những địa điểm ngài yêu mến, ngài cũng chúc phước lành vĩnh biệt.

        Phanxicô tha thiết và khẩn khoản dặn Tổng Vụ và anh em giữ gình Portioncula. Ngài bảo : «Đây là nơi thánh. Anh em hãy cố tôn trọng và đừng bao giờ bỏ nơi nầy mà đi. Có ai đuổi anh em ra cửa nầy thì anh em hãy vào lại cửa khác, vì chính đây là nơi Chúa đã tăng thêm số anh em chúng ta, Chúa đã soi sáng chúng ta, và ban cho ta lòng Kính mến Chúa.

       Nơi đây ai thành tâm cầu nguyện sẽ được mọi ơn ích. Ai buông mình theo tội lỗi sẽ bị nghiêm phạt. Nơi đây, anh em hãy vui vẽ, mến yêu và xưng uy quyền Chúa. Tôi ước mong rằng những anh em giữ nơi thánh nầy phải là những người thánh thiện, tuyển lựa trong số anh em giáo tu (Clercs) cũng như các anh em thiện tu (Frères Convers)

        Để suy tôn Bà Chúa Nghèo, Phanxicô bảo anh em cởi áo cho ngài rồi đặt ngài nằm trần giữa đất. Lúc cởi áo cho ngài, cử chỉ trước hết của Phanxicô là đưa tay che dấu thánh bên sườn. Nằm xuống đất rồi, ngài bảo anh em : «Nhiệm vụ của tôi thế là xong, xin Chúa Kitô dạy anh em làm nhiệm vụ của anh em».

       Thâm ý của Phanxicô là muốn nói : Anh em hãy cho ngài mượn cái áo như là của bố thí cuối cùng. Vị Thủ Viện đưa áo tới vừa nói : «Đây, con cho cha mượn đôi giép nầy, cái áo nầy, cái lúp đầu nầy. Cha không được nghĩ rằng cha là chủ của cái ấy. Nhân danh đức vâng lời, cấm cha không được tự tiện cho bất cứ ai».

      Nhận áo mặc rồi, Phanxicô sung sướng qúa, cất tiếng tán tụng Chúa đã cho mình thủy chung với Bà Chúa Nghèo đến phút cuối cùng. Anh em lại vực ngài lên giường.

       Thầy Bernađô, vừa là niên trưởng, vừa là người Phanxicô kính yêu, đại diện anh em xin ngài nhớ đến đàn con mồ côi, tha lỗi cho mọi người, ban lời an ủi và chúc phước lành cho toàn thể anh em xa gần. Phanxicô đặt tay lên đầu từng người, nói rằng : «Chúa gọi tôi về thì bây giờ tôi bỏ lỗi cho các anh em và chúc phước lành cho tất cả. Xin anh em cũng mang lời tôi tha lỗi và chúc phước lành cho tất cả anh em vắng mặt».

       Lo cho anh em người bạn đường tiên khởi, là thầy Bernadô, Phanxicô nói tiếp : «Tôi truyền cho tất cả anh em trong dòng phải luôn luôn đặc biệt mến thương và kính trọng anh Bernadô vì anh là người đầu tiên tình nguyện phát hết gia tài cho người nghèo, rồi cùng tôi, hai người bước vào con đường Phúc Âm».

        Đến đây, Phanxicô lại nghĩ đến người con thiêng liêng yêu dấu của ngài là Clara. Biết Clara cũng đang lâm trọng bệnh và đang than khóc cho số phận sắp mồ côi cha, ngài liền đọc một lá thơ gởi cho Clara. Thư rất ngắn, nói rằng : «Clara là tu sĩ Phanxicô, cha muốn theo cho đến cùng nẽo đường nghèo, là nẽo đường Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã đi. Cha tha thiết và khẩn khoản khuyên chị em con yêu dấu của cha, đừng bao giờ đi lệch con đường nầy. Ai khuyến dự, ai bắt buộc cũng đừng nghe». Phanxicô còn dặn thêm thầy mang thơ rằng : «Anh nhớ dặn Clara rằng chị em còn được thấy mặt cha».

       Nghĩ đến một người chị em nữa ở Rôma là bà Jacquelina, Phanxicô nói : «Tôi chết mà không từ biệt chị, chắc chị buồn lắm». Nói rồi, ngài bảo biên thơ rằng : «Tu sĩ Phanxicô, con người nghèo hèn nhỏ mọn của Chúa Giêsu, kính gởi chị Jacquelina là đầy tớ Chúa Giêsu. Hởi chị bạn thân, tôi báo tin để chị biết ngày cuối đời của tôi đã đến như Chúa đã dũ lòng thương cho tôi biết. Nếu chị muốn gặp tôi một lần cuối cùng thì xin đến ngay. Chị nhớ đem theo một tấm vải nhặm và các thức phụ tùng để liệm xác tôi. Chị nhớ mang cho tôi món bánh ngọt chị thường cho tôi ăn những ngày tôi ốm ở Rôma».

      Thư biên tới đây thì bên ngoài có tiếng xe ngựa rộn ràng. Bà Jacquelina và hai đứa con của bà từ Rôma đến. Một anh em báo tin :

 - Xin báo cho cha một tin mừng.

 Phanxicô vội nói tiếp ngay :

 - Cám ơn Chúa! Xin anh mỡ cửa cho các người ấy vào. Chỉ cấm người phụ nữ vào đây chứ ai cấm anh Jacquelina.

      Như được Chúa soi lòng, bà Jacquelina bữa ấy mang đến đủ các thứ như ý muốn của Phanxicô. Thứ gì cũng dùng vào việc, duy có «món bánh ngọt» thì Phanxicô chỉ còn nếm được một chút mà thôi rồi ngài mời thầy Bernadô ăn thay cho mình. Cuộc tái ngộ hôm nay bỗng làm cho Phanxicô khỏe lại đôi chút. Bà Jacquelina tính trở về Rôma nhưng ngài lưu bà lại cho tới Chúa Nhật vì Phanxicô quyết rằng không sống đến ngày Chúa Nhật nữa.

      Đến giờ hấp hối lâm chung, anh em phải làm đúng như lời Phanxicô đã dặn trước : «Khi tôi hấp hối, anh em phải đặt xác trần của tôi xuống đất như ba ngày trước đây. Khi tôi đã thở hơi cuối cùng, anh em hãy để tôi nằm yên như vậy trong khoản thời gian đi được một dặm đường thong thả».

       Mấy hôm nay, từ túp lều tranh, bài ca Mặt Trời lại được hát lên nhiều lần hơn. Tu Sĩ Nghèo Hèn đợi chờ Chị Chết thật là hân hoan trang trọng.

       Chiều thứ sáu mồng 2 tháng 10. Phanxicô bảo đưa bánh tới. Ngài làm phép rồi bẻ ra trao cho anh em mỗi người một miếng đễ nhắc lại bữa tiệc ly và theo đúng gương Chúa, Phanxicô lại dạy anh em một bài học về tình tương thân tương ái, rồi cả mấy cha con cùng nhau tán tụng Tình thương vô cùng của Chúa.

       Ngày thứ bảy, ngày cuối cùng của Phanxicô, anh em đọc cho ngài nghe đoạn thương khó Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo thánh Gioan. Nắng chiều đã tắt. Thấy giờ chết đã đến, Hiệp Sĩ Phanxicô vui vẻ nói lời chào lịch sự : «Chị Chết, Kính mời chị đến!» Rồi quay lại vị lương y ngồi bên giường bệnh, nhờ ông đóng vai sứ giả báo tin rằng :

 - Nữ thượng khách đã tới.

 Lương y làm y như lời Phanxicô nói thêm :

 - Và chính bà sẽ hướng dẫn tôi vào cuộc sống đời đời.

      Theo lời dặn, anh em hạ Phanxicô xuống đất, rắc tro và bụi lên toàn thân rồi lấy toàn lực xướng lời ca vịnh 142 : «Tôi cất tiếng kêu lên Chúa». Anh em hát tiếp : «Tôi đã cất tiếng kêu lên Chúa, Chúa tôi ơi! Chúa là hy vọng và phần gia nghiệp tôi, nơi người hằng sống ở...

       Đêm xuống dần. Trong gian lều im lặng như tờ, Phanxicô không cử động nữa, Vị tu sĩ nghèo đã từ trần. Chung quanh ngài, anh em kẻ qùy người đứng, lặng lẽ, cuối đầu, đau đớn.

       Từ đâu bay đến một bầy chim sơn ca sà xuống trên mái lều hót líu lo một hồi rồi bay đi, như để mừng hạnh phúc của người bạn qúy.

       Thân thể Phanxicô bây giờ thay đổi hẳn. Tứ chi co rúm vì bệnh bây giờ trở lại mềm mại. Da thịt, trước đây xám đen bây giờ trở lại màu trắng hồng. Đôi mắt đục ngầu bây giờ tinh anh, Số đông anh em được xem thấy lần đầu tiên năm dấu thánh, máu đỏ còn tươi.

      Suốt đêm nay, cảnh rừng Portioncula trầm bổng lời anh em hát ca vịnh và rộn rịp bước chân dân chúng kính viếng di hài Phanxicô.

       Sáng tinh sương ngày Chúa Nhật mồng 4 tháng 10, một đám rước được tổ chức cách long trọng, kiệu xác Phanxicô vào thành. Trang nghiêm nhưng đám rước ấy phải lanh chân, sợ người Pérousia xông vào cướp mất. Trước lúc vào Assisiô, đễ giữ lời Phanxicô đã hứa, đám rước ghé lại Damianô. Quan tài mở nấp được kiệu vào nhà nguyện kín. Clara và chị em nhìn mặt cha chung một lần cuối cùng, hôn kính năm dấu thánh, nước mắt ràn rụa. Giờ vĩnh biệt nầy, Clara và chị em hiểu rõ nỗi mất mát của đàn con.

       Từ Damianô, đám rước tiến về nhà thờ thánh Georgiô. Dân thành tạm thời táng xác vị tu sĩ nghèo nơi đây.

 

Chương XXII : Lên Đài Vinh Quang.

     Phanxicô đã về trời. Từ đây các nẻo đường nước Ý vắng bóng con người khiêm nhượng, khó nghèo hèn mọn đã được Chúa in năm dấu thánh như ấn tín chứng nhận cuộc đời hoàn toàn giống hình ảnh Chúa Cứu Thế. Lòng thương tiếc của đàn con cũng như của toàn dân khó mà nguôi được.

     Đã về nơi vinh hiển, thoát giới hạn của thể chất, sức tác động của Phanxicô càng có hiệu lực phong phú dồi dào. Những ân huệ hồn xác cứ như mưa từ trời đổ xuống những nơi ngài đã in vết chân xưa kia. Đây là một trong những phép lạ mà Phanxicô đã làm trong khoảng hai mươi mốt tháng kể từ ngài khuất núi.

       Ở Pievê, có người thanh niên, từ lọt lòng mẹ, đã nghèo lại vừa câm vừa điếc. Anh ta câm không những vì điếc mà vì lưỡi bị trụt vào cuống họng như bị ai cắt cụt. Một hôm, anh ta vào thành, đến một nhà giàu có, ra dấu xin trọ qua một đêm. Chủ nhà, tên là Marcô, bằng lòng cho trọ. Sáng ngày, phần thì thương hại người tàn tật đói khổ, phần thì thấy anh ta lanh lợi, cẩn thận, có thể giúp được việc trong nhà, hai vợ chồng chủ nhân định nuôi hẳn anh ta. Sau đó chẳng bao lâu, trong bữa cơm tối, bỗng Marcô ngỏ ý với vợ : «Nếu thầy Phanxicô cho anh nầy nghe được nói được, mới là một phép lạ vĩ đại». Trầm ngâm một lát, ông lại nói : «Nếu ngài dũ lòng thương, thì để cảm ơn ngài và vì lòng mộ mến ngài, vợ chồng chúng ta xin nuôi anh nầy làm con».

        Marcô vừa nói xong, anh câm bổng kêu to : «Hoan hô thánh Phanxicô». Anh vừa đưa mắt nhìn lên trời vừa đưa tay chỉ : «Kia kìa! Thánh Phanxicô, ngài vừa đến cứu tôi». Lưỡi anh ta đã được kéo dài ra như lưỡi người thường. Anh mừng quýnh, hỏi dồn ông bà chủ : «Bây giờ biết làm thế nào để báo cho mọi ngưòi biết phép lạ nầy?». Ông bà Marcô cảm động bảo : «Con cứ ngợi khen Chúa đi. Chúa sẽ dùng con làm cho nhiều linh hồn được ơn Chúa». Nói rồi, cả hai vợ chồng vội vã chạy khắp thành kể chuyện lạ cho mọi người nghe. Bà con xóm giềng kéo nhau đến chia vui và cảm tạ Chúa với người đã được hạnh phúc hưởng phép lạ của Phanxicô.

       Sau khi chép lại bốn mươi phép lạ để ủy ban Hồng Y điều tra đích xác, đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Grêgoriô IX, thầy Cêlanô đã kết luận : «Đây là những phép lạ mà cha thánh chúng tôi, nhờ ơn Chúa, đã làm. Chúng tôi chỉ chép lại một ít để làm bằng. Nguyện xin thánh nhân xưa đã dùng lời giảng dạy và gương lành hoán cải thế gian tội lỗi, nay hãy rộng tay ban xuống nhiều ơn lành hồn xác cho những người mến Chúa».

       Vài tháng sau khi Phanxicô qua đời thì Đức Giáo Hoàng Honoriô III cũng được về nơi an nghĩ. Đức Hồng Y Hugôliô được bầu lên kế vị, lấy thánh hiệu là Grêgoriô IX. Lúc nầy ngài đã hơn tám mươi lăm tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh tinh anh. Ngài ở ngôi Giáo Hoàng được mười bốn năm nữa.

       Vừa tức vị, Đức Tân Giáo Hoàng, trước kia là người thầy, người bạn của Phanxicô, đã nghĩ đến việc thay mặt Chúa tuyên dương công trạng và ghi tên Phanxicô vào sổ các Hiễn Thánh đặt lên bàn thờ Giáo Hội. Ngài truyền thu thập và ghi chép những phép lạ Phanxicô đã làm sau khi từ trần. Ngài giao cho Hội Đồng Hồng Y điều tra lại kỷ lưỡng. Thánh Bonaventura không quên chép về cuộc điều tra nầy rằng : «Đức Giáo Hoàng đã lựa chọn những vị Hồng Y ít có thiện cảm nhất với dòng Hèn Mọn, để lời xét đoán và minh chứng của các vị ấy được thêm phần vô tư và đích xác».

        Năm 1228, một cuộc nổi loạn ở Rôma, buộc giáo triều phải dời đô về Pérousia. Việc phong thánh cho Phanxicô nhờ thế mà xúc tiếng mau chóng. Sau khi hỏi ý kiến toàn thể các vị Hồng Y, Đức Giáo Hoàng quyết định : ngày Chúa Nhật 16 tháng 7 năm ấy sẽ cử hành lễ phong thánh cho Phanxicô tại nhà thờ thánh Georgiô.

Ngày đại lễ ấy đến. Nhà thờ thánh Georgiô được trang hoàng lộng lẫy. Dân chúng khắp nơi tuôn về chặt cả trong ngoài : đủ các giai cấp, từ qúy tộc sang trọng cho đến những người hành khất đói nghèo, ai ai cũng hân hoan, nhất là những người đã được Phanxicô thương giúp đỡ phần hồn phần xác.

        Giờ khai mạc, Đức Giáo Hoàng đi giữa các vị Hồng Y, uy nghiêm trang trọng, bước vào thánh đường, tiến lên ngai vàng trên cung thánh. Tiếng hoan hô «Vạn Tuế» nổi lên như sấm, đón chào vị đại diện Thiên Chúa ở trần gian. Khi im lặng và trật tự đã vãn hồi, Đức Giáo Hoàng cảm động, ban lời huấn dụ. Ngài mỡ đầu bằng câu : «Như sao mai giữa đám mây mù, như trăng tròn giữa đêm rằm, như mặt trời sáng chói, Ngài đã chiếu sáng đền thờ Thiên Chúa».

       Đến đoạn ca tụng đức độ và sự nghiệp của người con và người bạn cũ, vị Giáo Hoàng cao niên đã cảm động, nói chẳng nên lời, hai dòng lệ chảy ràn rụa trên bộ lễ phục nạm ngọc dát vàng.

        Khi Đức Hồng Y Ottavianô Conti tuyên bố bản điều tra bốn mươi phép lạ xong, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô đứng dậy, uy nghiêm, cất tiếng nhân danh Thiên Chúa và dưới sự chứng giám của Thiên Triều, tôn phong Phanxicô lên bậc Hiển Thánh cho thế giới tôn kính, noi gương và cầu khẩn. Bài hát tán tạ «TE DEUM» nổi tiếp theo, từ hàng trăm lồng ngực, hòa với tiếng chuông đưa, nhạc tấu, tưng bừng lâu lắm mới thôi.

       Rồi Đức Giáo Hoàng rời khỏi ngai vàng, tiến đến gần tảng đá đậy mồ vị Hiển Thánh mới của Giáo Hội, qùy gối hôn Kính và phủ phục cầu nguyện rất lâu. Thánh lễ hôm nay do ngài đứng chủ tế. Các anh em và chị em Hèn Mọn tay cầm đèn sáng, sắp thành vòng tròn chung quanh bàn thờ như hình triều thiên cha thánh của mình đội tiên thiêng đàng.

       Ngày hôm sau, thầy Êlia lại thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho ngôi Đại Thánh Đường Kính dâng vị thánh tổ trên đồi Hỏa Ngục, về phía tây thành Assisiô. Ngọn đồi nầy, có tên như vậy, vì là nơi xử tử tù. Từ đây, Đức Giáo Hoàng cho cải tên, gọi là đồi Thiên Đàng.

       Ngày 20 tháng 2 năm 1229, Đức Giáo Hoàng ban bố chỉ dụ chỉ định ngày mồng 4 tháng 10 sẽ là ngày lễ kính thánh Phanxicô thành Assisiô, của toàn thể Giáo Hội.

      Phần Êlia, thầy lo đôn đốc xúc tiến mạnh công việc xây cất Đại Thánh Đường. Thánh Đường nầy là một công trình kiến trúc vĩ đại, gồm hai lớp nhà thờ đồ sộ chồng lên nhau. Ngôi nhà thờ từng dưới, kiến trúc vạm vỡ vững chắc, tượng trưng cho đời chiến đấu anh dũng của thánh nhân ở trần thế. Ngôi nhà thờ từng trên, cao vút nhẹ nhàng, tượng trưng cho cuộc đời vinh hiển trên nước Trời.

         Tháng 4 năm 1230, ngôi Đại Thánh Đường hai lớp đã hoàn thành, sừng sững nổi lên giữa nền trời quận Ombria, tuyên dương công trạng đứa con yêu dấu của thành Assisiô. Ngày 22 tháng 4 năm 1230, khi được tin thánh đường đã hoàn thành, Đức Giáo Hoàng Grêgoriô lại ra chỉ dụ công nhận thánh đường nầy trực thuộc Tòa Thánh Rôma và là Nhà Thờ Mẹ của các nhà thờ do dòng Hèn Mọn coi giữ, ngài còn xuống chỉ truyền cho Thầy Êlia rước di hài thánh Phanxicô về vinh táng tại Đại Thánh Đường mới.

       Lễ cải táng, lẽ ra được cử hành cực kỳ long trọng theo ý muốn của Đức Giáo Hoàng và của Tổng vụ dòng bấy giờ là Gioan Parenti, nhưng để tránh những vụ trộm cướp di hài rất có thể xảy ra nên Êlia đã dàn xếp, một cách kín đáo, với chính quyền thành Assisiô, trù liệu phương thế giấu kín nơi chôn xác thánh nhân.

       Lễ cử táng được cử hành ba hôm trước ngày đã quy định như đã được loan báo. Sự thay đổi bất ngờ nầy đã giảm bớt rất nhiều số người đến tham dự, nhờ vậy mà thầy Êlia dễ dàng thi hành mưu kế.

       Đến ngày cải táng, lúc đám rước vừa đi được nữa đường thì một đội lính không biết từ đâu xong vào, làm toán loạn hàng ngũ. Giữa lúc mọi người đang ngơ ngác rối loạn thì Êlia và một số anh em đỡ lấy quan tài, chạy nhanh vào thánh đường, đóng kính cửa lại, đặt quan tài vào một nơi đã dọn sẳn, không cho một ai ở ngoài hay biết được.

        Sáu thế kỷ đã qua, khách thập phương đến kính viếng vị Thánh nghèo, vẫn không biết rỏ di hài ngài đích thực ở chỗ nào trong ngôi Đại Thánh Đường đồ sộ ấy.

        Đến năm 1818, Đức Giáo Hoàng Piô VII ban phép cho vị Tổng Vụ Dòng Hèn Mọn nhóm Tu Viện (Les Conventuels) đào tìm dưới bàn thờ chính. Công việc phải làm bí mật và sau năm mươi hai đêm đào sâu vào đá, anh em đã thấy hài cốt thánh nhân nằm trong chiếc quan tài bằng đá sau một tấm lưới sắt. Hầm nầy về sau được mở rộng thêm và bây giờ làm nơi tàng trử di hài và các di tích của thánh Phanxicô, cho khách thập phương đến kính viếng để tỏ lòng ngưởng mộ.

        Ngày nay khách hành hương đến Assisiô tìm lại dấu vết người xưa, sẽ không khỏi phân vân trước ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ in rõ lên nền trời. Khách có thể khâm phục bao nghệ sĩ tài hoa đã dụng công tô điểm nơi tạm nghĩ của vị đại thánh cho xứng đáng. Khách cũng có thể không khỏi bực mình, xem đó là một hình ảnh trái ngược với tinh thần của con người khiêm hạ nghèo hèn mà di hài còn tạm trú dưới mấy tần khối kiến trúc đồ sộ và nghệ thuật nguy nga.

        Dầu sao, đó cũng là ý Chúa. Nghèo là Giàu. Nghèo là đường đưa đến vinh quang. Thánh Phanxicô, từ ngày thống hối ăn năn, đã thực hiện đứng mức lời Phúc Âm : « Phúc cho người nghèo vì Nước Trời là của họ ».

Gioan Baotixita Hồ Đắc Hóa

Bài viết khác

Cách dùng nồi cơm điện

Cách dùng nồi cơm điện

16/01/2025

Thay vì mua sắm nhiều đồ, tôi nhận ra tận dụng triệt để 1 thiết bị gia dụng vẫn rất hữu ích mà lại tiết kiệm. Mặc dù nồi cơm điện thông minh đã tích hợp nhiều chức năng như nấu cơm, cháo, hầm canh... nhưng hầu như chúng ta chỉ dùng để nấu cơm..

Art