Thứ Ba, 31 Tháng Bảy, 2012

120 năm thăng trầm của tháp Eiffel

Tháp Eiffel hôm qua kỷ niệm sinh nhật thứ 120 với một lịch sử đầy thăng trầm, từ công trình cao nhất hành tinh bị nhiều người ghét bỏ rồi trở thành biểu tượng của nước Pháp và là tòa tháp được nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng nhất thế giới.

Cảnh tháp Eiffel đang được thi công tháng 2/1888 nhìn từ quảng trường Trocadero ở Paris. Công trình được xây dựng với chức năng là cổng vào cho Exposition Universelle 1889, cuộc đại triển lãm thế giới kỷ niệm 100 năm cách mạng Pháp. Ban đầu tháp dự kiến xây tại Barcelona cho cuộc đại triển lãm Universal Exposition 1888, nhưng người ta cho rằng nó không phù hợp với không gian của thành phố vùng Địa Trung Hải này.
Nhà thiết kế tháp, kỹ sư Gustave Eiffel, đang thử nghiệm cân bằng khí động lực để tìm hiểu áp lực chính xác mà ngọn tháp của ông tác động lên 4 trụ cột khổng lồ. Eiffel và các cộng sự nhận thức rõ tầm quan trọng của sức gió và biết rằng, nếu họ muốn tạo ra một công trình cao nhất thế giới họ phải đảm bảo nó trụ vững trước những cơn gió mạnh.
Ban đầu tháp Eiffel chỉ có kế hoạch tồn tài trong 20 năm, nhưng với giá trị sử dụng về mặt viễn thông, công trình được phép tồn tại sau thời hạn này. Liên quân Pháp-Anh từng sử dụng tháp Eiffel trong Thế chiến I để chống lại quân Đức.
Kỹ sư Eiffel (trái) tự hào trên tầng cao nhất của ngọn tháp mang tên mình sau khi khánh thành. Kết cấu thép này nặng tổng cộng 7.300 tấn, còn tính cả những bộ phận không phải kim loại công trình này nặng 10.000 tấn. Để bảo trì tháp, cứ 7 năm người ta phải tốn từ 50 đến 60 tấn sơn để chống gỉ và bám bụi.
Khi tháp Eiffel khánh thành năm 1889 nó lập tức trở thành công trình cao nhất thế giới với chiều cao 230 mét. Kỷ lục này được giữ tới tận năm 1930 khi tòa nhà Chrysler ra đời tại thành phố New York cao 319 mét. Hiện công trình cao nhất thế giới là tháp Burj Dubai đang xây dựng ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Tháp Eiffel từng bị nhiều người Paris ghẻ lạnh và coi là cái gai trong mắt họ. Báo chí Pháp thời đó thường đăng những bức thư phản ánh thái độ phẫn nộ của cộng đồng nghệ thuật Paris đối với ngọn tháp. Tiểu thuyết gia Guy de Maupassant là một trong những người nổi tiếng ghét công trình này. Ông thường tới ăn trưa tại nhà hàng ngay bên trong tháp vì cho rằng đây là nơi duy nhất ở Paris giúp ông không phải nhìn thấy tháp Eiffel.
Ngày 10/9/1889, nhà phát minh bóng đèn Thomas Edison tới thăm tháp Eiffel và viết vào sổ lưu niệm, trong đó bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với kỹ sư Gustav Eiffel vì sự dũng cảm của ông đã tạo ra một công trình kỳ vĩ.
Thang máy để lên tầng một và tầng hai của tháp Eiffel thực sự là một thách thức cho các nhà sản xuất phương tiện này, vì đường đi nghiêng với các góc thay đổi phức tạp. Chiếc thang máy đặc biệt thửa riêng cho tháp do nhà sản xuất Roux-Combaluzier & Lepape chế tạo và cung cấp.
Sét đánh trúng tháp Eiffel ngày 3/6/1902 và đây là một trong những bức ảnh sớm nhất thế giới chụp được cảnh sét đánh.
Khách đi dạo ngắm cảnh Paris từ tầng một của tháp Eiffel. Kể từ khi công trình này khánh thành năm 1889 đến nay đã có hơn 200 triệu lượt người tới thăm tháp Eiffel, khiến nó trở thành công trình được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới.
Tháp Eiffel được chiếu sáng trong đêm nhân Triển lãm Paris năm 1890 và nó luôn rực sáng trong suốt 120 năm tồn tại vừa qua.
Tháp Eiffel tắt đèn chiếu sáng trong một tiếng đồng hồ tối 28/3 nhằm hưởng ứng chiến dịch toàn cầu Giờ Trái đất 2009, thể hiện sự ủng hộ đối với các nỗ lực chống lai sự biến đổi khí hậu.

Đình Chính (theo Time)

Bài viết khác

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

Bốn chất thay thế đường lành mạnh

22/01/2024

Một số chất làm ngọt tự nhiên và ít gây hại cho cơ thể như đường cỏ ngọt, đường la hán, mật ong và đường nâu. Trong một bài báo tổng quan bao gồm 46 nghiên cứu về đường không ly tâm, tác dụng được báo cáo nhiều nhất là [tăng khả năng] miễn dịch (26%)...

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art