Giáo Hội và Kinh Thánh
Hỏi : Mới đèy một Linh mục quen biết đã nói vài điều mà chúng con muốn tìm hiểu rõ hơn. Ngài nói Giáo Hội có trước Kinh thánh, ít nhất là có truơc Tân Ước. Con nghĩ rằng điều nàỵ đúng. Nhưng hôm nay vị này nói thêm : chúng ta có thể hành động mà không cần Kinh thánh, nhưng chúng ta không thể hành động ngoài Giáo hội. Điều này vượt quá tầm mức hiểu biết của chúng con, liên quan đến vấn đề đức tin. Cha có thể cho chúng con biết thêm những gì vị Linh mục này muốn nói ?
Đáp : Như bạn nói, Giáo Hội chắn chắn có trước khi Tân ước hoàn thành. Nhiều Kitô hữu đã sinh ra, lớn lên và chết trước khi cuốn sách cuối cùng của Kinh thánh được viết ra, ít nhất là khoảng những năm 60,70 sau khi Đức Giêsu chịu chết. Bộ Kinh thánh chúng ta có hiện nay đã được củng cố và hoàn thiện hàng mấy thế kỷ sau.
Khẳng định Giáo Hội có thể hành động không cần Kinh thánh là điều theo tôi nghĩ hơi hàm hồ. Ở một khía cạnh nào đó, lẽ dĩ nhiên, vị linh mục này có lý. Trên lý thuyết Giáo hội có thể hành động không cần các bí tích như Thanh tẩy, Xá giải, Truyền chức Thánh, và ngay cả bí tích Thánh Thể. Chúng ta là ai mà dám nói rằng Giáo Hội đã có thể được hình thành bắng nhiều cách kiểu khác với cách Đức Kitô đã dùng hiện nay ?
Tuy nhiên, mợt Giáo hội thực sự hiện hữu mà không có các yếu tố này là điều không thể nghĩ nổi, cũng như không thể nghĩ tới một Giáo hội chân thức mà có Kinh thánh, chắc chắn là cộng đoàn đức tin vói các vị lãnh đạo (đặc biệt Đức Giáo Hoàng và các Giám mục) sẽ là sứ gỉa sống động mang sứ điệp và đời sống của Đức Kitô đến cho thế giới, cho đến ngày tận thế. Vậy gia đình sống đông này của Đức Kitô luôn là người chú giải cuối cùng Lời của Chúa trong bộ Kinh thánh. Tuy nhiên điều này sau đây cũng đúng không kém : Kinh thánh cất giữ các Lời dạy của Chúa và của các Tông đồ với tính trong sáng và phổ quát đặc biệt, đến độ Kinh thánh sẽ mãi là qui luật, điểm chuẩn, dựa vào đó Giáo hội lượng định các hành động và đức tin của mình.
Mặc dù chúng tôi dùng cụm từ « có thể đã… » nhưng Giáo hội đích thức sẽ bị hư mất nếu không có Kinh thánh. Vì thế Giáo hội luôn tôn kính Kinh thánh như tôn kính Mình Thánh Chúa « qua bàn tiệc Lời Chúa và Mình Thánh Đức Kitô, Giáo hội không ngừng lãnh nhận và ban phát cho tín hữu bánh sự sống, đặc biệt trong Phụng vụ Thánh (HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA) ». Tài liệu công đồng nói tiếp : « Tất cả Giáo huấn của Giáo hội phải được nuôi dưỡng và rút ra từ Kinh Thánh »
Với cái nhìn về Kinh thánh như thế, người ta không thể hiểu được Giáo hội làm sao có thể tiến triển mà không cần Kinh thánh, như là lời Hiến chế mạc khải Vativanô II khắng định : « Thánh Truyền và Thánh Kinh làm thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất lưu trữ Lời Chúa, đã được ký thác cho Giáo Hội. Khi gắn bó với kho tàng ấy, toàn thể dân thánh, quy tụ quanh các vị chủ chăn, chuyên cần với giáo huấn của các Tông đồ, với tình hiệp thông, với việc bẻ bánh và kinh nguyện (x. Cv 2,42, bản hy-lạp), nên giữa các thủ lãnh và các tín hữu có sự nhất trí lạ lùng trong việc nắm giữ, thực hành và tuyên xưng đức tin đã được truyền lại.
Còn nhiệm vụ chính thức giải thích lời Thiên Chúa đã được ghi chép hay truyền lại, nhiệm vụ này đã được uỷ thác cho một mình Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, quyền này được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, Huấn Quyền này không ở trên Lời Chúa, nhưng phục vụ Lời Chúa vì chỉ giảng dạy những điều đã được truyền lại; bởi vì do mệnh lệnh của Thiên Chúa và nhờ ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Huấn Quyền kính mến lắng nghe, thành kính gìn giữ và trung thành trình bày Lời đó, đồng thời từ kho tàng đức tin duy nhất ấy, Huấn Quyền kín múc ra tất cả mọi điều mà đề nghị cho giáo dân tin như là những điều đã được Thiên Chúa mạc khải.
Như thế, đã rõ là do ý định hết sức khôn ngoan của Thiên Chúa, Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn Quyền của Giáo Hội được nối kết và liên đới với nhau đến nỗi không một cái nào có thể đứng vững một mình không cần hai cái kia; và dưới tác động của một Chúa Thánh Thần duy nhất, cả ba cùng góp phần hữu hiệu vào việc cứu độ các linh hồn, mỗi bên theo phương cách riêng (MK 10).