Thứ Hai, 02 Tháng Chín, 2024

10 Nữ Tu Ba Lan Tử Đạo

10 Nữ Tu Ba Lan Tử Đạo

Lúc 11 giờ sáng ngày thứ bẩy 11-6-2022, Đức Hồng Y Marcello Semerero, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã đại diện ĐTC chủ sự lẻ phong chân phước cho 10 nữ tu Ba Lan, thuộc dòng thánh Elisabeth, bị hồng quân Liên xô sát hại hồi cuối thế chiến thứ 2 trong bầu khí thù nghịch với đức tin Công Giáo và vì các chị quyết liệt trung thành với Chúa kitô. Nhà thờ chính tòa giáo phận Wroclaw không đủ chỗ, nên nhiều tín hữu đã tham dự thánh lễ từ bên ngoài thánh đường.

Bối Cảnh Lịch sử

Dòng thánh Elzabeth được thành lập ở miền Silesia bên Ba Lan, giáp giới với nước Đức, để săn sóc các nạn nhân dịch tả và thương hàn.

Trong vụ Hồng quân Liên Xô chiến thắng Đức Quốc Xã và tràn vào Ba Lan hồi năm 1944-45, các chị trở thành nạn nhân của sự tàn bạo do quân đội Liên Xô gây ra cho Ba Lan. Bấy giờ nước này đã bị mất một 1/5 dân số, trong 6 năm do Đức Quốc xã chiếm đóng. Nay quân Nga tiến vào mang theo oán ghét đốì với tôn giáo: các thánh đường và nhà nguyện Công giáo bị xúc phạm, các linh mục bị tra tán và sát hại tàn nhẫn, các nữ tu bị hãm hiếp và bị giết tàn bạo. Sự hãm hiếp trở thành một võ khí hạ nhục và càng tàn ác ơn nếu nạn nhân là một nữ tu đã thánh hiến cho Chúa.

Trong thư mục vụ công bố hôm 29-5-2022, Đức Cha Jozef Kupny, GM giáo phận Wroclaw, Ba Lan, nơi sẽ diễn ra lễ phong chân phước, nhắc lại rằng sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo được ĐTC phê chuẩn hồi tháng 6 năm 2021. Việc phong chân phước cho các chị thực là một dấu chỉ ngôn sứ cho Ba Lan, Ucraina và cả thế giới. ”Nơi khuôn mặt của các chị, chúng ta thấy những khuôn mặt của các phụ nữ và trẻ em nay là nạn nhân của những cuộc tấn công của binh sĩ Nga. Nhiều người nghĩ rằng những biến cố như các chị đã chịu sẽ không xảy ra nữa. Không ai tiên đoán rằng những anh chị em chúng ta ở Ucraina phải trải qua cùng số phận như vậy. Ngày nay, chúng ta phải đau lòng nhìn nhận chúng ta đã nghĩ sai. Sự ác vẫn còn và gây ra những hậu quả thê thảm. Thế giới dường như đã không học được bài học từ lịch sử”. Đức Cha Kupny cũng nói rằng tiểu sử các nữ tu kể lại những hành vi tàn ác kinh khủng và để lại những vết thương không thể xóa bỏ hoặc quên lãng.

Ngoài ra, trong một sứ điệp gửi hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ CNS ngày 1-6-2022, Nữ tu Miriam Zajac, thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho 10 nữ tu, cho biết trong tổng số 4.500 nữ tu của dòng thánh Elizabeth thời cuối thế chiến thứ 2, có ít nhất 100 nữ tu bị Hồng quân Liên Xô giết chết, một số chị khác bị mất tích. Chị cũng nói rằng hồ sơ về án phong cho nữtu được tường thuật và chứa đựng những chứng tích do các chứng nhân tận mắt. Chị Miriam cho biết không có binh sĩ Nga nào bị trừng phạt vì tội bạo hành hoặc hãm hiếp, các hành động đồi bại này được sử dụng như một yếu tố trong chiến lược quân sự (CNS, Ucan 5-6-2022)

THÂN THẾ VÀI NỮ TU

1. Nữ tu cao niên nhất trong số 10 nừtu được phong chân phước là chị Sapientia Heumann, 70 tuổi, trong thời chiến tranh đã săn sóc các nữ tu già ở Nysa, Ba Lan. Chị bị người lính Nga say rượu bắn chết trong lúc chị tìm cách bảo vệ các chị em n ữtu chống lại toan tính hãm hiếp của quân Nga.

Chị sinh năm 1875 trong một gia đình nông dân có 8 người con và mồ côi mẹ năm lên 10 tuổi. Chị gia nhập dòng thánh EIizabeth năm 1894 khi được 19 tuổi và trong nhiều năm trời, chị làm y tá ở Hamburg bên Đức, rồi năm 1927 được chuyển tới Nysa, nơi chị chăm sóc các bệnh nhân và người già tại nhà của các nữ tu. Chị trải qua thế chiến thứ 2 tại đó và mặc dù gần mặt trận, chị vẫn ở lại với những người cần giúp đỡ.

Hồng quân Liên Xô tiến vào Nysa trong đêm 23-24 tháng 3 năm 1945. Một trong nNhững chứng nhân về biến cô đó là nữ tu Arcadia Kroll, bề trên nhà dòng Elizabeth ở địa phương, kể lại: ”Quân Nga hung dữ như ác thú. Tôi không thể mô tả những gì xảy ra cho chúng tôi”.

ít lâu sau khi chiếm được thành Nysa, một nhóm lính Nga say rượu đột nhập nhà các nữ tu và chúng hãm hiếp các nữ tu già tuổi từ 70 đến 80 còn ở đó. Những nữ tu già và  bị bệnh cũng bị lạm dụng như vậy. Ngày 24-3, thứ bẩy trước Lễ Lá, tất cả các nữ tu đều được lệnh tập họp tại nhà ăn. Lính Nga chọn những chị trẻ, bắn vỡ các đèn, và bắt đi. Một người trong bọn họ tấn công một nữ tu trẻ và chị hết sức kháng cự kêu cứu. Nữ tu Sapienta đứng gần liền bảo vệ chị trẻ và yêu cầu tên lính rời bỏ nạn nhân. Như một câu trả lời, chị bị tên lính bắn chết ngay, nhưng cái chết của chị đã cứu được chị nữ tu trẻ ấy.

2. Chị trẻ nhất và được xếp đứng đầu danh sách 10 nữ tu được tôn phong là chị Paschalis Jahn, gia nhập dòng thánh Elizabeth năm 1937.

Khi quân Liên xô tiến vào thành Nysa miền Hạ Slesia, chị Paschalis và một nữ tu trẻ nhất trong số các chị được sai bề trên gửi đi nơi khác, trong khi các chị khác ở lại cạnh những người già và người bệnh không thế di chuyển. Sau bao những ngày hành trình, chị Paschalis và chị đồng hành đến Soboti, thuộc Tiệp Khắc, và can đảm phục vụ giáo xứ.

Tại đây, ngày 11-5 năm 1945, chị Paschalis bị một binh sĩ Nga dùng súng đe dọa chị và buộc chị phải đi theo hắn. Chị trả lời là không làm theo vì chị mang áo thánh vì thế chỉ thế chị chỉ thuộc về một mình Chúa Giêsu. Bây giờ người lính tìm cách làm cho chị sợ hãi để buộc chị chiều theo ý hắn. Như câu trả lời, chị Paschalis quì xuống và cầu nguyện: ”Con xin vâng ý Cha mọi đàng”. Người lính bắn vào chị, phát thứ hai trúng tim của chị”. Lúc đó chị được 29 tuổi, và thế chiến thứ 2 chính thức chấm dứt được 4 ngày. Chị Paschalis đã dâng hiến con tim không chia sẻ cho Thiên Chúa và tha nhân, và sự dâng hiến ấy được thể hiện tối đa trong tình trạng này.

3. Nữ tu Edelburgis Kubitzki, 40 tuổi, bị sát hại ngày 20-2-1945 tại Zary Chị sinh ngày 9-2-1905 tại Dabrovvka Dolna ở vùng giữa miền Thượng và Hạ Silesia, trong gia đình nông dân nghèo có 8 người con, mồ côi mẹ sớm và cha tái giá. Em út của chị là một đan sĩ chết trong chiến tranh.

Chị gia nhập dòng các nữ tu Elizabeth năm 1929 khi được 24 tuổi. Học khóa điều dưỡng trong tu viện và chị cảm thấy có ơn gọi đặc biệt yêu mến người bệnh. Chị là người tốt lành, nhạy cảm và có lòng thương người. Năm 1932, chị làm việc tại một bệnh xá do các nữ tu của dòng đảm trách ở Zary.

Hồng quân Liên xô tiến vào thành này ngày 13-2 năm 1945. Ngày hôm sau, thứ tư lễ tro, các nữ tu dòng Elizabeth trục xuất khỏi tu viện và nhà dòng các chị bị biến thành nhà kho chứa đồ. Cùng với hàng chục người khác, phần lớn là các thiếu nữ và phụ nữ, các chị bị đưa tới nhà trọ Lufft ở quảng trường Muehplatz, nhưng các chị không thể nào ngủ được. Lính Nga tiếp tục kéo các phụ nữ ra ngoài để hãm hiếp. Các nữ tu tìm cách bảo vệ các nạn nhân và an ủi họ những người trở về.

Các chị chỉ được rời nơi trú ngụ vào ban sáng. Cùng với hàng chục người khác, các chị trốn vào một nhà xứ còn lại, hy vọng sẽ không bị để ý. Nhưng rất tiếc quân Nga sớm khám phá nơi các thường dân ẩn nấp và các nữ tu càng bị họ chú ý. Các nữ tu đổi sang thường phục nhưng điều này cũng không giúp ích cho các chị. Những ngày sau đó, lính Nga tấn công các phụ nữ ẩn nấp trong nhà xứ. Nữ tu Edelburgis Kubitzky bị hãm hiếp nhiều lẫn. Chị nói với cha Max Schubert: ”Con không thể chịu đựng được nữa, dù điều này có thể làm cho con bị giết”.

Ngày 20-2-1945, một nhóm Hồng quân say rượu vào nhà xứ. Cảnh tượng bi thảm diễn ra: họ bắn phá nhà xứ. Chị Edelburgis bị một người lính tấn công. Chị tự vệ chống bị hãm hiếp, mặc dù bị đánh đập và dọa giết. Chị nhấn mạnh rằng mình thuộc về Thiên Chúa. Trước sự kháng cự đó, người lính Nga bắn hằng chục phát vào chị và những kẻ sát nhân tẩu thoát. Chị xin cha xức dầu và Cha Schubert chứng kiến cái chết của chị.

4. Nữ tu Adcla Schramm. 59 tuổi, bị sát hại ngày 25-2-1945

Chị sinh năm 1885 tai Laczna trong một gia đình công nhân 4 trai, 6 gái. Chị gia nhập dòng thánh Elizabeth năm 1912 khi được 27 tuổi. Phần lớn cuộc đời tu chị sống tại nhà dòng ở Ramultovvice, gần Wroclaw. Trong thời chiến tranh chị thường di chuyển từ cơ sở này đến cơ sở kia của dòng vì nhu cầu.

Giữa năm 1944, chị được bổ nhiệm làm bề trên nhà Thánh Augustino của dòng ở Godzieszow gần Luban, nơi chị giúp đỡ các bệnh nhân ngoại trú, nâng đỡ người nghèo và cho những người già tá túc. Chị cũng săn sóc các binh sĩ bị thương. Khi mặt trận đến gần, chị yêu cầu chị em di tản tìm một nơi an toàn và còn chị ở lại một mình với những người già yếu không thể đi trốn được.

Sau khi quân Nga tiến vào thành Godzieszow, ngày 20-2 năm 1945, chị Adela tìm được nơi trú ẩn với những người trong nhà mà chị dấu họ ở trên gác mái cùng với một nhóm người khác. Ngày 25-2-1945, chúa nhật thứ hai mùa chay, Quân Nga tiến vào tòa nhà tìm thấy nơi họ ẩn nấp. Hầu hết đều chết. Nữ tu Adela bị giết sau một cuộc chiến đấu dài để bảo vệ trinh Khiết. Không có chứng nhân tận mắt biến cố này. Người ta chỉ nghe những tiếng động thê thảm, những phát đạn bắn rồi một sự im lặng kinh khủng bao trùm, và người ta cũng chỉ nghe tiếng một phụ nữ sống sót trong nơi ẩn náu.

5. Nữ tu Sabina Thienel 35 tuổi bị giết ngày 1-3-1045

Chị sinh năm 1909 tại Rudziczka trong một gia đình công nhân và gia nhập dòng năm 1933 ít lâu sau khi Hitler lên nắm quyền tại Đức.

Chị là một nữ y tá có đăng ký và làm việc tại một nhà dưỡng lão ỡ Wroclaw, săn sóc người già và người nghèo. Chị cũng tham gia việc mục vụ nhưdạy giáo lý, chuẩn bị trẻ em rước lễ lần đầu, làm bánh lế, v.v.

Khi mặt trận đến gần, các nữ tu tại Wroclaw di tản vào cuối năm 1944 và chuyển tới Lubania có vẻ an toàn hơn. Nữ tu Sabina cũng có thể rời nhiệm sở nhưng chị quyết định ở lại với những người già mà chị săn sóc.

Quân Nga tiến vào thành Wroclaw ngay 28-2 năm 1945. Khoảng giữa trưa một 100 quân lính tràn vào tu viện và quyết định lập tổng hành dinh tại đó. Họ cướp bóc nhà dònệ và hãm hiếp nữ tu ngay ngày đầu tiên. Họ cũng tấn công nữ tu Sabina nhưng chị tự vệ được. Chị cầu xin Đức Mẹ đế chị được chết trong trinh tiết. Các nữ tu khác cho biết chị đã cầu xin ơn ây. Hôm sau, 1-3, có thêm 3 nữ tu trở thành nạn nhân của lính Nga. Chị Sabina cùng với một nhóm nữ tu khác cầu nguyện trong một phòng riêng. Tiếng súng ngoài nhà tăng thêm và bất chợt một viên đạn bắn vào phòng nơi các nữ tu đang ở và bắn trúng tim chị Sabina.

ĐỨC HỒNG Y SEMERARO

Trong bài giảng, ĐHY Semerarođã ví 10 nữ tu chân phước với 10 trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn Phúc Am, đi gặp Chúa, với đèn sáng trong tay, và ĐHY nói: ”Đối lại lòng trung thành và kiên trì của các chị đến độ đổ máu đào, Thiên Chúa đã ban cho các chị một triều thiên vinh hiển và ngày hôm nay, chúng ta vui mừng và cử hành đại lễ. Thực vậy, linh hồn các chị ở trong tay Chúa”.

ĐHY cũng giải thích rằng trong dụ ngôn Phúc Âm, 5 trinh nữ khôn ngoan có mang theo dầu cần thiết, trong khi 5 trinh nữ khờ dại thì không mang dầu. Khi giải thích về dụ ngôn ngày, thánh Basilio Cả nói rằng dầu tượng trưng sự sẵn sàng hằng ngày và hằng giờ trong thái độ hoàn toàn chu toàn thánh ý Chúa. Khác với các trinh nữ trong Phúc Âm, 10 trinh nữ Ba Lan, mỗi người với tính tình và đặc tính khác nhau, đều đón nhận những đau khố khốc liệt, sựtủi nhục và đến gặp cái chết. Giờ đây sự thánh thiện của các chị được Giáo Hội nhìnnhận và được ban cho chúng ta nhưnhững phương thể chuyển cầu trước tòa Chúa”.

Khi đọc tiểu sự chị Paschalis và các nữ tu cùng dòng, ta hiểu ngay rằng sự dâng hiến của các nữ tu này không hệ tại sự hy sinh tột cùng ểê bảo vệ sự thánh hiến cho Chúa Kitô, nhưng đã bắt đầu trước đó trong việc phục vụ: người thì trong nhà bếp, chị khác nhưy tá săn sóc bệnh nhân, hoặc trong việc chăm sóc các trẻ em, giúp đỡ các chị già. ĐHY Semeraro nói: ”Đó là một đức bác ái vô vị lợi và anh hùng, giữ các chị ở lại cả khi việc đi trốn có thể tránh cho các chị nguy cơ lớn hơn, lúc Hồng quân Liên xô sắp tràn vào thành Wroclaw. Các nữ tu Elizabeth đã quyết định ở lại tại những nơi bị quân Nga chiếm đóng.”

ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh nói thêm rằng ”Sự phong phú tinh thần của các nữ chân phước mới kích thích và nêu gương cho chúng ta. Cuộc tử dạo cửa các chị làm cho chúng ta nghĩ đốn hoàn cảnh chúng ta dang sống ỏthếkỷ 21 này. Đó lù những tình ciinh trong đó. đứng trước những bạo lực, tàn ác khủng khiếp, oán ghét vô lối, chúng ta cảm thấy cần phải nuỏi dưỡng ước muốn hòa bình và xây dựng sự hòa hợp bằng những hành động bác ái, cởi mở, đón tiếp và hiếu khách.. Chúng ta không thể không nghĩ đến Ucraina và nhu cầu hòa bình của thế giới, một nền hòa bình được xây dựng bằng những cử chỉ bác ái cụ thể, vô vị lơi, phục vụ với lòng tận tụy và trung thành khi săn sóc tha nhân. Đó chính là câu trả lời cụ thể mà, cùng với lời cầu nguyện, mỗi người chúng ta có thể dâng lên trước bao nhiêu những hành động dã mãn và bất công mà chúng ta đang chứng kiến”.

ĐỨC THÁNH CHA

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 12-6-2022 với các tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước cho 10 nữ tu Ba Lan bị sát hại trong bầu không khí thù nghịch chống đức tin Kitô và ngài nói: ”10 nữ tu ấy, tuy biết về nguy hiểm gặp phải, nhưng vẫn ở lại cạnh những người già và các bệnh nhân họ đang chăm sóc. Ước gì tấm gương trung thành của các chị với Chúa Kitô giúp tất cả chúng ta, đặc biệt là các Kitô hữu bị bách hại tại nhiều nơi trên thế giới, can đấm làm chứng cho Tin Mừng!”

Trang Đức ( Báo Mục vụ Thụy Sĩ)

Bài viết khác

Kinh Lạy Nữ Vương

Kinh Lạy Nữ Vương

02/09/2024

Thưa cha, tại sao trong kinh Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành... mà lúc thì gọi Mẹ Maria là Mẹ, lúc thì gọi là Bà? Có ý nghĩa gì và tại sao?

Cá mắm xứ Huế

Cá mắm xứ Huế

09/02/2024

Viết về Cá và Mắm xứ Huế, tôi dựa vào ít ỏi vài tài liệu trong tay tuy không đầy đủ nhưng tôi hy vọng nêu lên phần nào một trong những nét đặc trưng ẩm thực của người dân Huế.

Art